Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu về vấn đề câu hỏi cảm thụ tác phẩm văn chương

 Trong nhà trường phổ thông , bộ môn văn học được coi là một trong những bộ môn chính – quan trọng của chương trình học . Thực tế đã chứng minh rằng đối với bất cứ bộ môn học nào để học tốt và học giỏi cũng đều đòi hỏi học sinh phải có sự phấn đấu cao độ với những phương pháp học tập, nghiên cứu không chỉ mang tính khoa học mà còn phải thể hiện sự say mê , sáng tạo của mỗi người .

 Hiện nay theo su thế đổi mới phương pháp dạy và học nói chung , cũng như bộ môn văn nói riêng theo hướng tích hợp đã có rất nhiều những ý kiến đóng góp , thảo luận : làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học văn ?Làm thế nào để học sinh tiếp cận giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó ? Làm thế nào để học sinh hứng thú học bộ môn văn này ?.Những câu hỏi này cũng làm trăn trở bao thế hệ thầy cô . Vì sao vậy ? Bởi đối với bộ môn văn việc dạy và học không phải là dễ và đơn giản chút nào , cho dù nó nằm trong khối khoa học xã hội . Và cũng chính vì lẽ đó nó còn gắn với những vấn đề xã hội khác nên việc khó dạy nay lại càng khó dạy hơn .

 Văn học được coi “ trò diễn bằng ngôn từ” . Ngôn từ trong văn học được coi là một thứ ngôn từ đặc biệt , được chưng cất từ hiện thực ngôn ngữ của toàn dân , không phải đọc là hiểu được nội dung người viết muốn nói gì .Tuy nhiên bằng ngôn ngữ, mỗi thể loại lại xây dựng hình tượng theo đặc trưng riêng .Đặc trưng – thường là hình tượng cảm xúc trong thơ ca và hình tượng nhân vật trong văn xuôi .

 

doc22 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2174 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu về vấn đề câu hỏi cảm thụ tác phẩm văn chương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cảm đến hiểu có hình thức thích hợp , linh hoạt rất hiếm .Vì nó thường lạc lõng , không được hệ thống và trệch ra ngoài quan điểm của việc khai thác nội dung ý nghĩa .
c. Những biện pháp tiến hành .
 Từ những nguyên nhân tồn tại như vậy nhất thiết phải có một số yêu cầu có tính cấp thiết của việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy – học tác phẩm văn chương. Những yêu cầu đó là : 
 - Một là : Câu hỏi phải đạt mục đích kích thích sự cảm thụ của người đọc với tác phẩm .Để thực sự đưa học sinh về vị trí chủ thể phải tạo điều kiện để học sinh trực tiếp xác định được , thể hiện được quá trình nhận thức thẩm mĩ của mình trong quá trình tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật , người thầy tham gia chủ đạo được quá trình ấy , tác động, kích thích phải xác định rõ mục đích của việc đặt câu hỏi : mục đích này khác hẳn với mục tiêu của dạy học theo lối miêu tả tái hiện là cho học trò nhận biết những “ý nghĩa” đã được nhà văn hoặc thầy cô đưa ra . Còn ở đây , tạo ra sự cảm thụ phát huy hết cá tính thẩm mĩ nhưng không tuỳ tiện tản mạn mà theo một sự tiếp nhận thưởng thức mở .
- Hai là :Câu hỏi phải xác định được cảm xúc và rung động thẩm mĩ có tính
chất trực giác của người đọc .Đay là yêu cầu để kiểm tra ấn tượng nghệ thuật . Xác định sự cảm nhận nội dung và nghệ thuật ban đầu của bản thân để tìm ra sự nhạy cảm của nghệ thuật .
Ba là :Việc đưa ra câu hỏi phải xác định được bức tranh nghệ thuật toàn
cảnh có diện và có điểm để giờ dạy học văn có trọng tâm , những điểm sáng thẩm mĩ phải được khai thác sâu sắc hơn, khắc phục được giờ văn bàng bạc , nhạt nhẽo .Xác định được bức tranh toàn cảnh và trọng tâm là xác định được cái lô gíc vận động của hình tượng nghệ thuật từ lúc nảy sinh , vận động cho đến cao trào và kết thúc .
Câu hỏi phải khích thích để học sinh hình dung, tái hiện ra điều đó . Và chính sự tưởng tượng sinh động đó gây được sự thú vị và là điểm đến để kết hợp hoạt động liên môn trong dạy học văn , hướng sự cảm thụ của các em vào trọng tâm tác phẩm nghệ thuật .
Bốn là :Câu hỏi xác định sự hiểu biết của người đọc theo mức độ từ dễ đến
khó. Mức thấp nhất của sự hiểu biết tác phẩm là kể chuyện, thuộc được thơ , mức cao nữa là lí giải được các sự kiện , biến cố và mức cao hơn nữa là có thái độ , quan điểm chân thực trước hình tượng nghệ thuật . Việc phát triển được thái độ cá nhân trong nhận thức thẩm mĩ là điều hết sức cần thiết .Chỉ có như vậy thì học sinh mới cảm tháy tư cách chủ thể của mình được tôn trọng và có hứng thú , có khát vọng chiếm lĩnh nghệ thuật . Dựa vào câu trả lời của học sinh , Gv biết được để điều chỉnh và định hướng quá trình giảng dạy của mình .
Năm là: Câu hỏi phải giúp HS phát hiện được hết chi tiết nghệ thuật có giá
trị và toàn bộ cấu trúc tác phẩm . ở đây phải xét trên dạng tổng thể và cá biệt kế thừa ở phương pháp dạy học văn truyền thống , khai thác cạn kiệt những chi tiết đặc sắc để khắc phục tình trạng võ đoán chung chung . Bên cạnh những chi tiết vụn vặt tản mạn lại có một cái nhìn hệ thống toàn diện 
Sáu là :Mã hoá lượng thông tin một cách đơn giản phù hợp sát thực với thể
loại nội dung cụ thể và tâm lí lứa tuổi . Khi đặt câu hỏi chúng ta nên tìm một cách thức thích hợp nhất để tránh tình trạng quá dài hoặc tối nghĩa không thích hợp với lứa tuổi của học sinh . Có thể cùng một nội dung thể hiện dưới nhiều hình thức cho thầy hoặc trò ...
Từ sáu yêu cầu có tính nguyên tắc trên đây sẽ có một hệ thống câu hỏi được xây dựng trên cơ sở đó, tôi đã mạnh dạn vận dụng nó vào một số những nội dung và những mục, phần trong một số bài như sau :
1. Hệ thống câu hỏi cảm xúc .
 Là hệ thống câu hỏi tìm ra phản ứng trực quan của HS bị tác động bởi nội 
dung và hình hức của tác phẩm ở mức độ ấn tượng ban đầu .Nó đi sâu vào cảm xúc thẩm mĩ . Trả lời hệ thống câu hỏi này , học sinh xác định được cảm xúc của mình khi đọc xong tác phẩm , thể hiện được ấn tượng ban đầu của mình trước hình tượng nghệ thuật hay nội dung trực tiếp có tính chất vật chất của tác phẩm ..ngay trong hệ thống nhỏ thứ nhất của loại câu hỏi cảm xúc đó cũng luôn xét đến sự chi phối của thể loại và lứa tuổi để có những câu hỏi vừa sức và không bị “nhàm sáo” , luôn luôn bám sát văn bản .Và rõ ràng , để có được câu hỏi thoả mãn yêu cầu đó của người dạy cũng như người học không thể hời hợt với tác phẩm ngay từ phút đầu .
1a .Câu hỏi cảm xúc vật chất .
Loại câu hỏi này thiên về những rung động vật chất của người đọc trước sự tác
động của số phận trong văn xuôi , mâu thuẫn có tính xã hội trong xung đột của số phận cá nhân và xã hội trong kịch và gây ấn cấn tâm trạng của nhân vật trữ tình trong thơ . Loại câu hỏi này tồn tại ở nhiều dạng khác nhau nhưng HS trả lời phải bộc lộ được trạng thái , cảm xúc , vui, buồn, đau khổ, yêu , thích, căm ghét, sợ hãi ..ở dạng trực giác .
Ví dụ sau khi học tác phẩm kịch “ Bắc Sơn”:
Tâm trạng em thế nào ?
Em thương nhất nhân vật nào ?
Sợ nhân vật nào nhất ?
Sự thay đổi hành động của nhân vật Thơm gợi ở các em ấn tượng gì ?
Em có thấy buồn không trước hành động của Ngọc?( có thể hỏi vì sao?)
ấn tượng của em về nhân vật Thơm ở đầu và cuối tác phẩm có giống nhau không ?
.
Tác phẩm “ Lão Hạc”
- Cái chết của lão Hạccó làm em ngạc nhiên không ?
- Cái chết đó gây ở em ấn tượng, cảm xúc gì ?
- Trong tác phẩm đó nhân vật nào gợi cảm xúc mạnh nhất ?
Thông qua câu trả lời , thầy có thể phát hiện ngay sự mẫn cảm, đĩnh nộ trong
cảm thụ của trò .ở những lớp lớn hơn có thể bổ sung ngay những câu hỏi phụ : Tại sao?( Câu hỏi này ở giai đoạn này thì không phải là cơ bản . Nhiều người lập luận rằng : không thể nào lại đưa câu hỏi “ cảm xúc” ngay được , mà phải hiểu rồi mới cảm) . ý kiến này không đúng .ở đây , thiên về cảm xúc ban đầu của người học mà còn đi sâu vào tình cảm sâu sắc ở giai đoạn sau . Các hệ thống câu hỏi không phải cố định trong thời gian tiết học mà hỏi vào lúc nào thì có ít nhiều thay đổi bổ sung trong tiết học , làm sao để có kết quả tốt nhất. 
1b . Câu hỏi cảm xúc nghệ thuật .
 Loại câu hỏi này hướng về những rung động ban đầu của HS bởi tác động
của những hình thức nghệ thuật của tác phẩm , ngữ điệu , nhạc tính trong thơ hoặc cấu trúc độc đáo trong văn xuôi .
Sự lặp lại một số khổ thơ , dòng thơ trong bài “ Tiếng gà trưa” hoặc bài 
“Ông đồ” hoặc bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” gợi cho em suy nghĩ gì ?
Bài thơ” Đồng chí” : 
- ấn tượng của em khi lượng âm tiết thay đổi đột ngột từ dòng thơ thứ 6 xuống dòng thơ thứ 7 ?
Nhạc điệu, vần điệu của bài thơ có để lại cho em cái cảm giác đặc biệt không ?
2.Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng 
 Sự tưởng tượng càng phong phú và mãnh liệt thì cảm xúc càng phát triển , khi nghiên cứu vấn đề này các nhà nghiên cứu cho rằng : “ Các hình ảnh tưởng tượng của các em khác với các biểu tượng của trí nhớ có tính chất cá biệt rõ rệt hoặc có dấu hiệu riêng biệt phong phú , hoặc ngược lại chỉ phản ánh cái chung mà không chỉ có chi tiết hoá một cách rõ ràng và xác định . Giai đoạn khó nhất của tưởng tượng là từ tái tạo đến tổng hợp các dấu hiệu khác nhau thành một hình ảnh toàn vẹn ;sự tổng hợp này sẽ dễ dàng hơn nếu nó dựa trên tính chất trực quan của tri giác , đặc biệt để nắm được hình tượng nghệ thuật , học sinh cần phải biết kết hợp việc sử dụng 1 cách hợp lí các tài liệu trực quan với việc độc lập dựa vào mô tả để tìm được hình tượng Tưởng tượng , tái tạo, tham gia vào tất cả các hình thức tái tạo của thanh niên .Hoạt động sáng tạo ở lứa tuổi này rất nhiều vẻ.Và nhất là “phản ứng”với cái đẹp là cái mà cuộc sống biểu tượng hay là cái làm cho ta nhớ lại về cuộc sống . Đây là thời điểm để đem lại cho người đọc khoái cảm thẩm mĩ xen lẫn xúc cảm của liên tưởng nhất là khi tác động đến cái đẹp đa dạng của hình tượng .
 Hệ thống câu hỏi này thiên về sự hình dung của người học . Những câu hỏi giúp HS xác nhận sự hình dung của mình dưới tác động của hình tượng văn học . Hệ thống này gồm hai loại : Tái tạo và tái hiện .
 2a.Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng tái hiện .
 Đòi hỏi thầy và trò tự xác định bức tranh nghệ thuật trong tâm hồn mình khi đọc tác phẩm hoặc khêu gợi trí tưởng tượng trong và sau khi học .Cũng như loại câu hỏi cảm xúc , loại câu hỏi này trong giảng văn trước đây hầu như không dùng hoặc có dùng thì cũng rất ít .
- Trong suốt cuộc đời nhân vật , giai đoạn nào gợi ở em ấn tượng mạnh nhất ? Hãy minh hoạ bằng lời .
- Em hình dung như thế nào về bóng dáng nhà thơ ở đầu và cuối bài / Hãy tả 
cho các bạn nghe ?
Nhà nghiên cứu N.D .Lêvitôp nói đúng “ Những hình tượng trong sáng có nội
dung phong phú , có màu sắc cảm xúc là chỗ dựa tốt nhất để nắm vững bài học Vai trò của giáo viên trong việc giáo dục năng lực tưởng tượng của học sinh là rất quan trọng , khéo léo dùng các biện pháp và phương pháp kích thích học sinh tạo nên các hình ảnh của những cái chưa bao giờ thấy “tránh chủ quan và bịa đặt”
2b .Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng tái tạo
“Những hình tượng của tưởng tượng tái tạo có ưu thế hơn những hình tượng
của kí ức vì học sinh hoạt động tích cực hơn , mặc dù có điều khiển các hình tượng này để cho chúng phản ánh đúng hơn hiện thực và đặc biệt trong văn học nghệ thuật , thậm chí phong phú hơn hiện thực cũng không phải là không có những tác dụng nhất định . Loại câu hỏi này đi ssâu vào những bức tranh nghệ thuật bộ phận, sắc sảo tinh tế , có tính chất phát hiện sáng tạo . có thể định hướng trong những chi tiết của cuộc đời nhân vật những thời điểm mang nhiều thông tin và dụng ý nghệ thuật “ Những dòng thơ đặc biệt , những cao trào gay cấn , cái nút trong mâu thuẫn kịch ”Trả lời được những gợi ý , những câu hỏi đó , minh hoạ được , tả lại được những cảnh tượng thể hiện sự rung động và sự mẫn cấn trong cảm thụ của người đọc và cũng phản ứng ngay cái yếu cái mạnh của trò , để có thể điều chỉnh hoặc để cho bạn nhận xét về nhau cũng có thể bồi dưỡng được .
Em hình dung như thế nào về cái chết của nhân vật lão Hạc ? Hãy tả lại !
Em hình dung như thế nào về 3 câu kết của bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu ? Hãy miêu tả lại cảnh đó ?
.....
3.Hệ thống câu hỏi hiểu biết nội dung và hình thức của tác phẩm .
 ở đây vẫn phải căn cứ theo một cách nhận thức tương đối về tác phẩm văn
học có nội dung và hình thức cấu trúc .Theo các nhà nghiên cứu thì cấu trúc tác phẩm có 3 lớp liên quan đến cảm thụ :
Lớp một là : Lớp của hình tượng vật chất của cảm thụ của tính hồn nhiênkhách quan .
Lớp thứ 2 : Lớp của sự hình dung cụ thể của sự tái tạo hình tượng .
Lớp thứ 3: lớp không hình dung cụ thể , lớp ý nghĩa nhgệ thuật .
Sự nghiên cứ này của lí luận văn học soi sáng khá rõ sự thích hợp của 3 hệ thống câu hỏi với quá trình đi tới sự phân tích tác phẩm .
 Trả lời hệ thống câu hỏi thứ 3 này thể hiện rõ mức độ hiểu tác phẩm của người học .
3a. Hệ thống câu hỏi hiểu biết nội dung tác phẩm văn học nghệ thuật .
Có 3 mức độ trong hệ thống nhỏ .
Kể lại được : Mức độ này đòi hỏi phải nhớ đối với văn xuôi hoặc thơ có cốt
truyện , phải thuộc đối với thơ . đây là mức độ đơn giản , bước đầu của hiểu nội dung .Sự kiện nào đáng ghi nhớ trong cuộc đời nhân vật ? Hãy tả lại ?( ở đây , có thể sử dụng các phương pháp đọc diễn cảm , đọc khi tiến hành tìm hiểu )
- Câu thơ hay đoạn thơ nào trong bài thơ “ Bếp lửa” làm em xúc động nhất ? Hãy đọc lại diễn cảm câu thơ hay đoạn thơ đó .
Kể tóm tắt cuộc đời lão Hạc , Chị Dậu .
Có mấy sự kiện trong đời Kiều đáng ghi nhớ .
 - Phân tích lí giải : loại câu hỏi này ở mức độ cao hơn . Người cảm thụ tìm ra những mối tương quan của sự kiện , sự việc, những biến cố trong cuộc đời nhân vật của văn xuôi hay kịch hoặc những biến đổi tâm trạng trong nhân vật trữ tình trong thơ . Người cảm thụ đi tới những đôí chiếu, so sánh, quy nạp, phân tích được ít nhiều đã có sự suy diễn đối lập .
 Tại sao tác phẩm lại có tên như vậy ? ( Lặng lẽ Sa Pa ) – Những lôgíc của truyện về phương diện nội dung – nhân vật, em hãy lí giải 
 Cái chết của nhân vật lão Hạc có làm em ngạc nhiên không ? Tại sao? Hoặc đi sâu vào mâu thuẫn tư tưởng , những khát vọng mà tác phẩm nghệ thuật đã thể hiện ở mức độ cao hơn nữa là thái độ quan điểm )
 Cái tên “Bố của Xi Mông” của truyện có mấy nghĩa ? Tại sao ?
 Trong cuộc đối thoại giữa chị Dậu với tên Cai lệ , có mấy lần chị Dởu thay đổi cách xưng hô? Thay đổi cách xưng hô như vậy thể hiện điều gì ở người nông dân ? 
Phát biểu quan điểm : bước thứ 3 này thường tiến hành gợi câu hỏi ở những
học sinh lớp lớp . Những câu hỏi này khai thác được mức độ cao hơn ở học sinh – Trả lời câu hỏi này học sinh thể hiện được khiếu thẩm mĩ của mình :
Ai là người có lỗi trong đau khổ của Xi Mông ?
Em có tin nhân vật bác PhiLip có là người tốt không ?
Cái chết của nhân vật lão Hạc đáng thương hay đáng trách ?
3b.. Hệ thống câu hỏi hiểu biết hình thức tác phẩm văn học nghệ thuật .
Loại câu hỏi này gợi ý người đọc đi sâu vào khám phá các chi tiết nghệ thuật và cấu trúc của nó .
- Câu hỏi chi tiết hình thức .
Là hệ thống câu hỏi thiên về những chi tiết so sánh hình thức nghệ thuật tác
phẩm .Dựa vào đặc trưng thể loại , những nét đặc sắc trong hình thức nghệ thuật của tác phẩm mà đặt câu hỏi .trong giảng dạy văn ở nước ta , loại câu hỏi này đựoc quan tâm khá sâu sắc và nhiều tiết guảng khá thành công và bây giờ nó dược sử dụng trong hệ thống phương pháp mới ; Phát uy tính tích cự chủ động của học sinh.nó không chỉ dừng lại ở suy diễn ý chí từ những chi tiết nghệ thuật đặc biệt là tìm ra được trong mối tương quan hệ thống và thể hiện ra qua đọc , qua phân tích thể hiện thái độ cá nhân người đọc dù người ấy là học sinh . Vì vậy mà việc đọc diễn cảm hay đọc thể hiệncũng không thể tiến hành tràn lan suốt tác phẩm nghệ thuật hay với tất cả mọi nhân vật ; giá trị của điệp ngữ, điệp từ, hay ý nghĩa của câu hỏi, lời độc thoại ...
+ Trong những lời độc thoại của lão Hạc , câu nào đáng nhớ ?
 “ Thì ra tôi bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó , nó không ngờ
tôi nhẫn tâm lừa nó!”” Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó làm kiếp người may ra sung sướng hơn một chút . Kiếp người nư kiếp tôi chẳng hạn!”...
+ Trong những lời khuyên của Đôn Kihôtê và Xảntô Pan xa , câu nào đáng nhớ ? 
“ Con đừng xấu hổ về nguồn gốc nông dân nghèo nàn của con. Thà rằng 
nghèo nàn mà có đạo đức còn hơn quý tộc mà gian ác!” “ Dòng máu thì có di truyền , nhưng danh dự phải tự mình làm lấy”
+ Trong cuộc đối thoại giữa chị Dậu và tên cai lệ có câu nào đáng nhớ ? vì sao ?
Câu hỏi về cấu trúc hình thức của tác phẩm – khám phá cấu trúc của tác
phẩm ở giai đoạn này là đi tìm mối liên hệ giữa các chi tiết , các cấu trúc độc đáo mà nó có đóng góp thật sự trong việc hình thành ý nghĩa hay tư tưởng chủ đề của tác phẩm . Từ đó dựa vào đặc trưng thể loại của tác phẩm và lứa tuổi học sinh mà đặt những câu hỏi phù hợp , vừa sức có trí tuệ .
Sự xuất hiện hình ảnh ông đồ ở đầu và cuối bài thơ có giống nhau không?
... Chúng ta có thể hệ thống câu hỏi theo bảng sau :
Cảm xúc
Hình dung tưởng tượng
Hiểu
Vật chất ( nội dung)
Hình thức
Tái hiện
Tái tạo
Nội dung
hình thức
Kể chuyện .Thuộc với thơ 
Phân tích
Quan điểm 
Chi tiết
Cấu trúc 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm .
 - Đối tượng áp dụng .
 Học sinh các lớp 8,9 .Trường THCS Mường Bằng – năm học 2007-2008, 2008-2009.Có đủ các đối tượng học sinh : giỏi, khá, trung bình, yếu, kém .
Kết quả : 
 Theo kết quả khảo sát ban đầu :
STT
Khối lớp
Tổng số HS 
 Kết quả khảo sát 
Giỏi
Khá
TBình
Yếu 
Kém
1
8(8A,8B)
76
1
7
53
10
5
2
9( 9A,9C
72
1
7
48
9
7
Kết quả học kì I
STT
Khối lớp
Tổng số HS 
 Kết quả khảo sát 
Giỏi
Khá
TBình
Yếu 
Kém
1
8(8A,8B)
76
3
9
58
5
1
2
9( 9A,9C
72
3
10
53
6
0
 Kết quả đạt được cuối năm .
STT
Khối lớp
Tổng số HS 
 Kết quả cuối năm 
Giỏi
Khá
TBình
Yếu 
Kém
1
8(8A,8B)
76
5
10
61
3
0
2
9( 9A,9C)
72
4
12
55
1
0
 Từ kết quả cụ thể trên , tôi nhận thấy để có thể dạy học văn đạt được hiệu quả như mong muốn và tạo hứng thú cho học sinh trong các giờ học xuyên suốt, có rất nhiều phương pháp như thảo luận nhóm, mở rộng hướng tiếp nhận tác phẩm văn chươngthì một trong những biện pháp là xây dựng một hệ thống câu hỏi cảm thụ tác phẩm một cách khoa học và phù hợp với lứa tuổi, độ tuổi, vùng miền là một trong những yêu cầu quan trọngvà cũng là việc làm cần thiết, quan trọng của giáo viên trực tiếp đứng lớp .
 Công việc giảng dạy một tác phẩm văn chương thành công đòi hỏi có sự hợp thành của nhiều yếu tố tác đọng nhưng điều cốt lõi cơ bản là đòi hỏi người giáo viên ngoài việc trau dồi, tìm hiểu, đọc nhiều, quan sát nhiều cũng cần phải tìm phương pháp phù hợp với từng bài giảng, từng đối tượng học sinh, nhằm gây hứng thú, kích thích học sinh học tập, suy nghĩ độc lập trước những vấn đề của tác phẩm, phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, đảm bảo nguyên tắc “ Lấy học sinh làm trung tâm” .Với hệ thống câu hỏi được đưa ra một cách hợp lí và lựa chọn kĩ càng như vậy sẽ là một biện pháp kích thích việc học văn một cách say mê học ở các em .
3. Kết luận
Nhận định chung: 
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn văn trong nhà trường THCS Mường Bằng, đối tượng học sinh của trường phần lớn là người dân tọcc, khả năng tiếp thu kiến thức còn nhiều hạn chế, thêm vào đó hoàn cảnh thực tế của nhà trường lạ còn rất nhiều khó khăn .Bản thân tôi đã trăn trở và tìm những phương pháp dạy học làm sao để đạt hiệu quả tốt nhất, cần phải có những biện pháp tích cự và phù hợp hơn nữa để truyền thụ đến cho học sinh những kiến thức bổ ích từ việc học văn .Và qua quá trình dạy học tôi đã cố gắng tự học hỏi tích luỹ vốn kinh nghiệm cho mình, mạnh dạn đưa những ý tưởng của mình vào thực tế giảng dạy 
Và thấy nó thực sự có kết quả mặc dù đấy chưa phải là phương pháp duy nhất .Việc tìm và đưa vào từng tác phẩm một hệ thống câu hỏi cảm thụ một cách phù hợp cũng là việc làm cần thiết và quan trọng .Bên cạnh đó cần tìm yòi và lựa chọn các phương pháp khác làm sao cho phù hợp với đối tượng học sinh và nhà trường cũng là một yêu cầu cần thiết mà mỗi giáo viên phải tự ý thức để tìm yòi và ứng dụng . Người giáo viên phải có sự đầu tư thích đáng về thời gian tìm tòi những kiến thức cho bài giảng, cần có sự chuyên sâu, thực hành rút kinh nghiệm, có sử dụng đồ dùng trực quan sinh động phục vụ thiết thực cho bài giảng .Bên cạnh đó, giáo viên phải kết hợp song song đổi mới phương pháp dạy thì cần có sự kiểm tra đánh giá học sinh để thấy được hướng phát triển của học sinh . Từ đó, một mặt khích lệ động viên kịp thời đối với học sinh, một mặt giáo viên sẽ biết và điều chỉnh phương pháp dạy của mình cho thật phù hợp .
Bài học kinh nghiệm :
Trong quá trình thực hiện , bản thân tối đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho quá trình giảng dạy môn Ngữ văn .
Bản thân tôi luôn trau dồi kiến thức chuyên môn cho mình để bắt kịp với xu thế phát triển chung của xã hội Kết hợp tốt các phương pháp, lựa chọn cách tìm hiểu khai thác kiến thức , những ý tưởng sâu xa trong bài .
Thường xuyên kiểm tra đánh giá khả năng tiếp thu bài học của học sinh trong các giờ học trưc tiếp trên lớp hoặc thông qua các buổi ngoại khoá.
Một số kiến nghị .
 Mục đích cuối cùng của một giờ dạy học nói chung và một giờ giảng văn nói riêng là học sinh hiểu bài, cảm thụ được tác phẩm văn học, say mê hứng thú với việc học môn văn.Tuy nhiên điều kiện nhà trường cũng như gia đình còn khó khăn, thiếu thốn cũng phần nào ảnh hhưởng đến kết quả của quá trình dạy và học.
 Vậy đề nghị Nhà trường, phòng Giáo Dục và Đào Tạo quan tâm hơn nữa, giúp đỡ giáo viên tiếp xúc tác phẩm văn học, tài liệu nâng cao. Đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi kinh nghiệm bằng dự giừo giảng mẫu, chuẩn để chúng tôi có dịp giao lưu trao đổi học tập phương pháp, nâng cao chuyên môn của mình .
 Trên đây là một vài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân ttoi tích luỹ được trong quá trình giảng dạy . Nó chỉ là của riêng cá nhân nhưng tôi thấy nó cần thiết trong việc nâng cao hiệu quả học tập đối với học sinh. Chắc chắn nó còn nhiều thiếu sót , rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để tôi ngày càng trau dồi và nâng cao được trình độ chuyên môn của mình . 
Mường Bằng, Ngày 20 tháng 5 năm 2009
Người viết
Phạm Thị Hằng

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan