Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân
Mỗi lần đọc Vợ nhặt tôi lại cảm thấy tâm đắc với câu nói của Banzăc “Nhà văn chân chính là thư ký trung thành của thời đại”. Đúng thế, viết Vợ nhặt, Kim Lân đã ghi lại khá chân thực không khí ngột ngạt của nạn đói lịch sử năm 1945 mà nhân dân ta phải trải qua trong nỗi kinh hoàng rùng rợn. Nhưng đâu phải ghi lại một cách dửng dưng, khách quan, Kim Lân đã viết về bối cảnh đó với tất cả tâm hồn rộn rạo bao nỗi ưu tư. Viết Vợ nhặt, ông đã thể hiện thật tự nhiên tình cảm của mình với người dân đất Việt trước cảnh lầm than, cơ cực. Bằng tình yêu và niềm tin của mình, Kim Lân muốn khẳng định: Dẫu phải đối diện với nạn đói, với khổ đau, người dân không những càng thương yêu nhau mà còn cùng nhau cất cao bài ca hy vọng tràn đầy niềm lạc quan yêu sống:
“Nơi ngưỡng cửa khốn khổ đó, họ sẽ chứng tỏ số phận và tính cách của mình, đồng thời ở nơi đó họ sẽ bắt đầu một niềm tin mới, một niềm hạnh phúc mới, dù là rất mong manh” (Kim Lân, Tác giả nói về tác phẩm).
Dẫu không cần nói ra thì tất cả chúng ta đều nhận thấy, Vợ nhặt có giá trị hiện thực, đặc biệt giàu giá trị nhân đạo. Cùng với vẻ đẹp của tư tưởng, tác phẩm còn hấp dẫn bạn đọc bởi nghệ thuật viết truyện khá tài hoa của nghệ sĩ. Nổi bật với nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.Với sự kết hợp hài hòa của giá tri tư tưởng và nghệ thuật, Vợ nhặt xứng đáng là một thiên truyện ngắn xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam.
Được tìm hiểu một tác phẩm “thật giá trị” như Vợ nhặt là niềm hạnh phúc của những người yêu văn. Nằm trong quỹ đạo ấy, là một giáo viên dạy văn, tôi rất yêu thích tác phẩm này. Tôi thấy thật hứng khởi mỗi khi được hướng dẫn học trò tìm hiểu vẻ đẹp của truyện ngắn Vợ nhặt. Với tình yêu dành cho truyện ngắn này, tôi chọn tác phẩm làm nội dung tìm hiểu của sáng kiến để có dịp trao đổi cùng đồng nghiệp những cảm nhận chủ quan của mình.
ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm để mà vui, mà hy vọng”. 3. Kết bài Tình huống truyện trong Vợ nhặt thật độc đáo. Là hạt nhân của cấu trúc thể loại, tình huống truyện trong Vợ nhặt đóng vai trò rất quan trọng. Qua tình huống truyện, nhà văn không chỉ dựng được chân dung các nhân vật, mà quan trọng hơn, thái độ của nhà văn được thể hiện thật tự nhiên và sâu sắc. II. Đề 2 Người vợ nhặt trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. Gợi ý 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm Vợ nhặt. - Giới thiệu nhân vật người vợ nhặt: Là người phụ nữ có cuộc đời vất vả nhưng giàu lòng ham sống, yêu sống. 2. Thân bài Trong trang viết của Kim Lân, người vợ nhặt là người phụ nữ không tên tuổi, không quê hương, không quá khứ. Từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật này chỉ được gọi là “cô ả”, “thị”, “người đàn bà”. Nhưng nhân vật này để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. 2.1. Ngoại hình: Kém hấp dẫn, nếu như không muốn nói là xấu. Ngay từ đầu tác phẩm, chân dung của thị được gợi tả với “những nét không dễ nhìn”. Đó là người phụ nữ gầy vêu vao, “áo quần tơi tả như tổ đỉa”, “khuôn mặt lưỡi cày” nổi bật với hai con mắt trũng hoáy. Có thể nói, cái đói đã khiến thị đã xấu lại càng xấu, càng nhếch nhác, tội nghiệp hơn. 2.2. Vẻ đẹp tính cách, tâm hồn của thị * Trước khi lấy Tràng, thị hiện ra trước mắt người đọc với điệu bộ, tính cách “táo tợn”, “chao chát”, “chỏng lỏn”, không hề dịu dàng. Thị “ton ton”, “sầm sập” chạy tới bắt chuyện làm quen với Tràng. Thị “cong cớn”, “sưng sỉa” khi giao tiếp, nói chuyện. Hàng loạt từ tượng thanh và từ tượng hình được nhà văn sử dụng để đặc tả tính cách khá mạnh mẽ của thị. Phải chăng, cái đói khiến thị “chân thành”, “mạnh mẽ” hơn trong giao tiếp. Cái đói khiến thị quên cả việc phải giữ ý tứ, lòng tự trọng của người con gái. Được cho ăn, thị sẵn sàng “sà xuống cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc”. * Ẩn sâu trong tâm hồn thị là những nét đẹp đáng quý của người lao động nghèo. - Chuyện theo Tràng, lấy Tràng của thị khởi đầu xuất phát từ những lời bông đùa của Tràng. Xưa nay, lấy vợ, lấy chồng là chuyện hệ trọng, thiêng liêng của đời người. Về điều nay, ông cha từng răn dạy: Trăm năm tính cuộc vuông tròn Phải dò cho rõ ngọn nguồn lạch sông ( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du ) Vậy mà người vợ nhặt nào có biết Tràng là ai, tốt xấu như thế nào? quê quán, gốc tích ra sao? Chỉ một câu hò bâng quơ và mấy bát bánh đúc riêu cua là thị có thể theo ngay Tràng. Thị dễ dàng, hời hợt thế ư? Thực ra hành động theo Tràng của thị xuất phát từ nhu cầu bám lấy sự sống, từ lòng khát sống. Cận kề bên cái chết, người đàn bà không hề buông xuôi sự sống. Trái lại, thị vẫn vượt lên trên cái thảm đạm để dựng xây mái ấm gia đình. Niềm lạc quan yêu sống của thị chẳng là một phẩm chất rất đáng quý hay sao? - Có chồng, tâm tính của người đàn bà thay đổi tích cực. Lấy Tràng, thị trở thành một nàng dâu hiền, hiếu thảo. Lấy Tràng, thị trở thành người vợ dịu dàng, rất nữ tính. Nhà văn đặc biệt chú ý khắc sâu vẻ đẹp này của nhân vật qua nhiều chi tiết giàu giá trị: + Trên đường về nhà chồng, trước cái nhìn “săm soi”, trước những lời bông đùa, chòng ghẹo của người dân ngụ cư, người đàn bà cảm thấy xấu hổ. Thị ngượng ngịu, thiếu tự tin “chân nọ bước díu cả vào chân kia”. Đây đúng là hình ảnh dâu hiền về nhà chồng. + Về đến trước cổng nhà, nhìn thấy“ngôi nhà vắng teo đứng dúm dó trên mảnh vườn lổn nhổn hững bụi cỏ dại”, thị “nén một tiếng thở dài”. Có lẽ đây không phải là tiếng thở dài ngao ngán, thất vọng của thị về gia cảnh nhà chồng mà nên hiểu ấy là tiếng thở dài của người phụ nữ đầy trách nhiệm đã ý thức được phận trách của mình đối với việc cùng chồng chung tay gây dựng gia đình. Tấm lòng của thị thật đáng quý biết bao. + Vào trong nhà, thị e thẹn, dè dặt ngồi mớm vào mép giường. Thị ý tứ, cung kính, lễ phép chào bà cụ Tứ. Đây là hình ảnh đẹp của người con dâu rất mực thước trong quan hệ với mẹ chồng. + Sáng hôm sau, thị dậy rất sớm cùng mẹ chồng dọn dẹp, thu vén nhà cửa. Đến đây, người đọc dễ nhận thấy: bao nhiêu vẻ “chỏng lỏn”, “táo tợn” của thị trước kia không còn nữa. Thay vào đó, chúng ta đã được cảm nhận vẻ đẹp rất nữ tính của thị. Hơn ai hết, Tràng cảm nhận đủ đầy sự thay đổi tuyệt vời ấy “Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu, đúng mực không còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn như những lần Tràng gặp ở ngoài tỉn”. Câu văn này đã ghi lại cảm xúc chân thật của Tràng trước sự đổi thay tích cực của vợ. Phải chăng tình yêu đích thực với sức nhiệm màu diệu kì đã có sức cảm hóa với thị . Viết về sự đổi thay trong tâm tính của thị, Kim Lân bày tỏ tình cảm trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người dân nghèo. Tình cảm nhân đạo của nhà văn thể hiện ở đây. - Thị có những hiểu biết về thời thế Cách mạng: Trong cuộc trò chuyyện với mẹ con Tràng, thị khảng định “Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa. Người ta còn phá kho thóc của Nhật chia cho người đói nữa đấy”. Sự hiểu biết này của thị như đã giúp Tràng giác ngộ về con đường phía trước mà anh sẽ lựa chọn . 3. Kết bài Thị là người phụ nữ có cuộc đời nhiều gian khó.Viết về thị, nhà văn bày tỏ tình cảm nhân đạo sâu sắc: Cảm thương với nỗi vất vả, gian truân và trân trọng ngợi ca những phẩm chất đáng quý của thị. III- Đề 3: Tâm trạng của bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Gợi ý 1. Mở bài Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân đã dựng lên một tình huống đặc biệt : vui mà tội nghiệp, mừng mà vừa tủi vừa lo. Tình huống ấy đã làm nổi bật tâm trạng của các nhân vật trong truyện, trong đó có tâm trạng bà cụ Tứ - một người mẹ nghèo, thương con, vui buồn với những gì diễn ra trong cuộc đời con. 2. Thân bài Được xây dựng trong tác phẩm, bà cụ Tứ là người mẹ nghèo, từng trải, có cuộc đời trải qua nhiều gian truân. Một buổi chiều khi đi chợ về, bà cụ biết tin con trai mình lấy vợ. Sự kiện này làm nảy sinh bao sắc thái, bao cung bậc tình cảm khó diễn tả trong cõi lòng bà: - Thoạt đầu, bà cụ rất đỗi ngạc nhiên. Cái “hấp háy” mắt trước thái độ độ đon đả khác thường của Tràng, cái phấp phỏng theo những bước chân vào nhà, thái độ “đứng sững lại” nhìn kĩ lần nữa, “quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu”, băn khoăn ngồi xuống giường, cùng một loạt câu hỏi như “Ai thế nhỉ”, “sao lại chào mình bằng u?”, “Ô hay, thế là thế nào nhỉ?”...lột tả thái độ rất đỗi ngạc nhiên, bất ngờ của bà cụ Tứ. - Sau đó, được Tràng giải thích cặn kẽ “Kìa nhà tôi nó chào u”, “Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ !”, bà cụ hiểu ra cơ sự. Lòng bà ngổn ngang trăm mối, chồng chất bao nỗi niềm suy tư. Bà vừa mừng vừa lo, vừa vui lại vừa tủi. + Bà hờn tủi cho mình, xót thương cho các con: Bà tủi thân vì cho rằng mình chưa làm tròn bổn phận người mẹ “chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì...Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... ”. Người mẹ này cũng rất xót thương cho con trai bà vì bà hiểu rằng “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được...”. Nghĩ như thế nhưng bà cụ không hề có ý xem thường, rẻ rúng người phụ nữ theo không con mình. Trái lại bà cảm thương cho tình cảnh khốn cùng của người con dâu “bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi”. Hơn thế, có lẽ bà cụ còn hàm ơn cô ta, vì bà hiểu con bà sẽ ế vợ nếu không gặp người phụ nữ đói khổ này. + Mừng vui: Vất vả nuôi con khôn lớn trưởng thành nên cụ Tứ cũng vui mừng lắm trước sự thực con trai bà lấy được vợ. Bà vui vì từ đây con bà đã yên bề gia thất, có vợ rồi có con như bao người đàn ông khác. Câu nói nhẹ nhàng sau bao nhiêu nỗi niềm được nén lại của bà mẹ “Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng” đã xua tan nỗi phấp phỏng lo âu cho Tràng, xóa đi nỗi bẽ bàng, lo sợ cho người con dâu. Gắng gượng vượt qua những ưu phiền, bà cụ khuyên nhủ, động viên con những điều chí tình, đôn hậu, tràn đầy niềm lạc quan yêu sống “Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may ông giời cho khá...Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.”, “Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi”. Lời khuyên ấy của người mẹ là món quà vô giá, gói trọn bao tình yêu thương vô bờ của bà dành cho các con. Tấm lòng người mẹ cao đẹp biết nhường nào ? + Lo lắng, băn khoăn: Đối diện với nạn đói thê thảm hiện tại, bà cụ Tứ cũng rất lo lắng cho cuộc sống phía trước của hai con “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”, “Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng nó lấy nhau, cuộc đời nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không ?”. Yêu thương con bao nhiêu, người mẹ từng trải này băn khoăn, lo lắng cho con bấy nhiêu. Hơn một lần, người mẹ nghèo này phải quay đi, lén giấu những giọt nước mắt lo lắng, tủi buồn của mình. Sự đan xen, hòa quyện của các cung bậc, sắc thái tình cảm tưởng như đối lập tròng lòng bà cụ Tứ đã làm nổi bật trái tim giàu tình thương yêu con bao la của bà. Thể hiện chân thực, tự nhiên vẻ đẹp này của nhân vật, nhà văn có dịp giúp bạn đọc cảm nhận được ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế cùng trái tim giàu tình yêu thương con người của mình. Sức hấp dẫn của trang văn chính là ở đó. - Sau khi anh cu Tràng có vợ, tâm tính của bà cụ Tứ đổi thay tích cực. Bà dậy sớm cùng con dâu thu dọn nhà cửa như để đón chào một cuộc sống mới tươi vui hơn “làm ăn có cơ khấm khá hơn” đang mở ra ở phía trước. Dáng vẻ, tâm thế của bà nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác hẳn ngày thường. Tràng nhận rõ sự biến chuyển khác thường đó “Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xăm thu dọn, quét tước nhà cửa”. Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Nhà văn miêu tả “Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo” nhưng tất cả đều ăn rất ngon, vui vẻ. Bà cụ Tứ vẫn tươi cười, chuyện trò rôm rả, thân mật với hai con. Bà lão nói “toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này: - Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...” Theo dõi không khí cuộc trò chuyện lúc này của bà cụ, chúng ta không hề thấy bóng dáng của nạn đói thê thảm mà mẹ con bà phải đối mặt. Nuốt miếng cháo cám nghẹn bứ, chát xít, bà cụ tươi tỉnh trù tính câu chuyện làm ăn, gắng hết sức để thắp lên cho hai con ngọn lửa của niềm tin, lạc quan yêu sống. Về điều này, Kim Lân khảng định “Khi đói người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống”. Tinh thần nhân bản của tác phẩm tỏa sáng ở đây. 3. Kết bài Với một nghệ thuật tinh tế, ngôn ngữ chọn lọc, chi tiết đặc sắc, Kim Lân đã diễn tả được tâm lí của bà cụ Tứ, một bà cụ nông thôn nghèo mà hiểu biết, yêu thương con và yêu thương cả những cảnh đời oái oăm, tội nghiệp bằng một tấm lòng nhân ái cảm động. Bà được nhà văn xây dựng như là biểu tượng cho người mẹ Việt Nam xưa và nay. IV. Đề 4: Giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. Gợi ý 1. Mở bài Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân và của văn học Việt Nam sau 1945. Thông qua tình huống “nhặt vợ” ngồ ngộ mà đầy thương tâm, nhà văn đã cho ta thấy được nhiều điều về cuộc sống tối tăm của những người lao động trong nạn đói năm 1945 cũng như khát vọng sống mãnh liệt và ý thức về nhân phẩm của họ. Truyện ngắn giàu giá tri hiện thực và nhân đạo. 2. Thân bài a. Giá trị hiện thực * Khái niệm “giá trị hiện thực” trong văn học. Phản ánh hiện thực một cách cụ thể, chân thực, được xem là một nguyên lí quan trọng của văn chương. Hiểu rõ quy luật đó, nhà thơ Tố Hữu khảng định “văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học”. Đúng thế, văn chương bao giờ cũng bắt rễ rất sâu vào hiện thực để tạo nên những trang viết có sức sống tươi xanh, giàu giá trị hiện thực. Văn học có giá trị hiện thực là khi tác phẩm phản ánh chân thực những gì là bản chất nhất của cuộc sống, giúp người đọc nhận thức vừa toàn diện vừa sâu sắc bức tranh hiện thực được phản ánh. * Giá trị hiện thực trong Vợ nhặt - Tác giả dựng lên khá chân thực bức tranh nạn đói ảm đạm, thê thảm năm 1945 mà nhân dân ta phải đối mặt. Cái đói đã hành hạ người dân quê thật khủng khiếp. Người dân phải dời bỏ quê hương, dắt díu nhau đi vật vờ như những bóng ma. Trong cách viết của nhà văn, cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư: “Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả dạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.” Chỉ một đoạn văn ngắn mà Kim Lân đã giúp chúng ta đã cảm nhận được không khí ghê sợ của nạn đói đã đi vào lịch sử. Nạn đói mà hơn hai triệu đồng bào ta chết đói. Đối diện với nạn đói này, người dân ngụ cư (âu cũng chính là đồng bào ta) luôn sống trong tâm trạng lo sợ “Biết rằng.... có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”. - Tác phẩm gián tiếp vạch trần tội ác của giặc ngoại xâm. Đánh chiếm nước ta, thực dân Pháp đã “đẻ” ra hàng trăm thứ thuế hết sức vô lí: Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt Rút chặt dần như thắt chỉ se Miền kẻ chợ, chốn đồng quê Của đi thì có, của về thì không Thơ Đông kinh nghĩa thục Thực dân Pháp ra sức bóc lột nhân dân ta, trong khi đó, Phát xít Nhật cũng ra sức thống trị đồng bào ta. Chúng bắt dân ta phải “nhổ lúa để trồng đay”...Hậu quả là giặc ngoại xâm đã đẩy dân ta rơi vào nạn đói năm 1945. - Nhà văn phản ánh xu thế Cách mạng mà nhân dân lao khổ hướng tới. Với hình ảnh lá cờ đỏ ở cuối tác phẩm, nhà văn như muốn khảng định: người dân nghèo như anh cu Tràng sau khi giác ngộ chắc chắn sẽ đến với Cách mạng. => Với ba phương diện như đã trình bày ở trên, ta thấy tác phẩm Vợ nhặt giàu giá trị hiện thực. b. Giá trị nhân đạo * Khái niệm “giá trị nhân đạo” Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn và lòng tin vào khả năng vươn dậy của con người. * Giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt của Kim Lân Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng:“Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người. Cái cốt lõi của nghệ thuật là tính nhân đạo”. Đồng cảm với quan niệm của Nguyên Ngọc, viết Vợ nhặt, Kim Lân đã có dịp thể hiện tình yêu con người tha thiết của mình. Tình cảm nhân đạo của ông gửi gắm trong tác phẩm thể hiện trên các phương diện sau: - Tác phẩm bộc lộ niềm xót xa, thương cảm đối với cuộc sống bi đát của người dân nghèo trong nạn đói. + Tác giả xót xa trước hình ảnh xóm ngụ cư chìm trong nạn đói: những xác người còng queo, tiếng quạ gào thê thiết, tiếng hờ khóc trong đêm, mùi xác chết gây gây, những khuôn mặt u ám, những dáng người ủ rũ, những nỗi lo âu...tất cả đều gợi lên trong trái tim nhà văn nỗi đau quặn thắt. + Kim Lân thương cảm sâu sắc với cảnh ngộ của mẹ con Tràng: Xót xa cho Tràng vì lấy được vợ nhờ nạn đói nên anh vừa vui lại vừa tủi; cảm thương với nỗi lòng trĩu nặng suy tư ngập đầy những lo lắng, băn khoăn của bà cụ Tứ; ái ngại cho thân phận bị rẻ rúng, xem thường của người vợ nhặt...tất cả đều gợi lên trong cõi lòng nhà văn tình cảm bùi ngùi, đầy xót xa. - Nhà văn lên án, tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân, phát xít đối với nhân dân ta: Thương người dân nghèo bao nhiêu, nhà văn căm phẫn bấy nhiêu với tội ác của giặc ngoại xâm. Bởi giặc ngoại xâm đã chà đạp lên quyền sống tự do, độc lập của nhân dân ta. Bởi giặc ngoại xâm đã đẩy người dân lành vào ngõ thẳm đường cùng của nạn đói ghê sợ. - Kim Lân khám phá, phát hiện, trân trọng và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân: + Họ là những con người giàu tình yêu thương, luôn cưu mang, đùm bọc giúp đỡ nhau trong cuộc sống.Vẻ đẹp này có lẽ được thể hiện rõ nhất qua hành cử của Tràng. Gặp người đàn bà đói, dẫu chẳng dư dật gì, Tràng sẵn sàng cho ăn. Khi người đàn bà theo mình, dù lo lắng cho những ngày sắp tới, Tràng cũng không từ chối, không hề đùa cợt, xem thường. Đây chẳng phải chính là tinh thần “Thương người như thể thương thân” vốn có tự ngàn đời của dân tộc đó sao ? Quả đúng như Tố Hữu khảng định: Còn gì đẹp trên đời hơn thế Người yêu người sống để yêu nhau + Họ là những con người giàu niềm tin, niềm lạc quan vào cuộc sống: Đối diện với cái chết cận kề, nhân vật của Kim Lân không bao giờ tuyệt vọng. Người vợ nhặt bỏ qua ý thức về danh dự, chấp nhận “theo không” chỉ vì muốn dựng xây một mái ấm gia đình. Tràng dẫu có phần lo lắng “thóc gạo này đến cái thân mình chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”, nhưng vẫn đầy hào hứng chào đón một cuộc sống mới “Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy... Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn thấy hắn nên người...”. Bà cụ Tứ dẫu lo lắng cho hai con nhưng vẫn không quên nhen lên ngọn lửa yêu sống “Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ?”...thế giới nhân vật của Kim Lân đều nhất quán hướng về sự sống. Đây chính là dụng ý nghệ thuật của nhà văn khi viết tác phẩm này: “Trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm để mà vui, mà hi vọng”. - Nhà văn hé mở con đường đổi đời tươi sáng, tích cực cho người dân khốn cùng. Bằng cách để cho Tràng bừng tỉnh khi được giác ngộ “lá cờ đỏ to lắm” là của Việt Minh và đoàn người đói ầm ầm đi trên đê Sộp chính là Việt Minh đi phá kho thóc của Nhật để chia cho dân nghèo, nhà văn tin tưởng rằng: những người dân nghèo khổ như Tràng sẽ đấu tranh dưới ngọn cờ của Đảng. Đó chính là con đường giúp họ đổi đời đúng đắn, tươi sáng nhất. 3. Kết bài Vợ nhặt là truyện ngắn giàu giá trị hiện thực và nhân đạo. Điểm đáng nói nhất về giả trị nhân đạo của tác phẩm này là niềm tin sâu sắc của nhà văn vào bản năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ của họ. Tình cảm nhân đạo ở đây có nét mới mẻ so với tình cảm nhân đạo được thể hiện trong nhiều tác phẩm của văn học hiện thực trước Cách mạng. KẾT LUẬN 1. Vợ nhặt là tác phẩm đặc sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam. Tác phẩm hấp dẫn bạn đọc bởi nhiều giá trị, trong đó phải kể đến nghệ thuật tạo tình huống truyện độc đáo. Tình huống ấy đã giúp nhà văn xây dựng được tính cách nhân vật, quan trọng hơn là giúp nhà văn thể hiện được ý tưởng sáng tạo của mình. 2. Bối cảnh nhà văn lựa chọn để dựng truyện là nạn đói khủng khiếp năm 1945. Nhưng mục đích chính mà nhà văn hướng tới không dừng lại ở việc gợi lại bóng đêm kinh hoàng của nạn đói ấy. Quan trọng hơn, qua tác phẩm, nhà văn muốn bày tỏ tình cảm trân trọng của mình với tấm lòng giàu tình yêu thương, đoàn kết của người dân nghèo. Nhà văn cho rằng “Đói. Nó vừa cay đắng, vừa đớn đau, đồng thời một mặt nào đó nó làm lóe lên những tia sáng về đạo đức, danh dự”. Đặc biệt là tác giả muốn ngợi ca niềm tin, niềm lạc quan, tinh thần ham sống của nhân dân ta: “Trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm để mà vui, mà hi vọng ”. Hiểu được ý nghĩa giàu giá trị nhân văn này, ta sẽ đồng tình khi ai đó khảng định rằng: Vợ nhặt là bài ca của lòng yêu sống. 3. Tác phẩm ghi dấu tài năng sáng tạo nghệ thuật của Kim Lân. Bởi cùng viết về cuộc sống của nhân dân ta trước Cách mạng nhưng những gì mà nhà văn đem tới cho bạn đọc thật mới mẻ, có dấu ấn riêng. Phải chăng Vợ nhặt rất xứng đáng để minh chứng cho quan niệm nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn Đình Thi: “Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta bởi cách nhìn mới, tình cảm mới về những điều, những việc mà ai cũng biết cả rồi ”.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ngu_van_12_rat_hay.doc