Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp Văn học Việt Nam vào dạy học Sinh học THPT

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ

 I. Lí do chọn đề tài

Trong Luật Giáo dục (2015), điều 28.2 ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

 

doc33 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 2515 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp Văn học Việt Nam vào dạy học Sinh học THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hể sinh vật (Sinh học 12-Ban cơ bản).
Liên hệ hai câu tục ngữ với nội dung: Tăng trưởng của quần thể người.
- Quan niệm của hai câu tục ngữ trên có còn đúng trong thời đại ngày nay nữa hay không?
Tục ngữ: 
“Mùa thu chim ngói, mùa hè chim cu”
“Tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mồng năm”
Bài 39. Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật (Sinh học 12-Ban cơ bản).
Liên hệ hai câu tục ngữ với nội dung: Biến động theo chu kì.
- Tìm những câu tục ngữ phản ánh biến động theo chu kì của quần thể sinh vật?
- Hai câu tục ngữ trên phản ánh biến động theo: chu kì ngày đêm, 
chu kì mùa hay chu kì nhiều năm?
Tục ngữ: “Cá lớn nuốt cá bé”
Ca dao:
“ Tò vò mày nuôi con nhện, 
Đến khi nó lớn nó quyện nhau đi. 
Tò vò ngồi khóc tỉ tê
Nhện ơi, nhện hỡi! Mày đi đằng nào?
Hay
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Bài 40. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã (Sinh học 12-Ban cơ bản).
Liên hệ các câu tục ngữ, ca dao với nội dung: Các mối quan hệ sinh thái (Quan hệ đối kháng).
- Quan hệ giữa Bầu và Bí thuộc quan hệ sinh thái nào?
- Quan hệ giữa Tò vò và Nhện; Cá lớn và cá bé thuộc quan hệ sinh thái nào?
Điển tích: “ Bãi biển nương dâu”
Nguyễn Du: “Truyện Kiều” 
“ Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
Bài 41. Diễn thế sinh thái (Sinh học 12-Ban cơ bản).
Liên hệ Điển tích và hai câu Truyện Kiều với nội dung: Khái niệm Diễn thế sinh thái.
Thơ Tản Đà: “ Thề non nước”
...
“ Non xanh đã biết hay chưa
Nước đi ra biển lại mưa về nguồn”
Ca dao: 
“ Tạnh trời, mây cuốn về non.
Hẹn cùng cây cỏ chớ còn mong mưa”
Bài 44. Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển (Sinh học 12-Ban cơ bản).
Liên hệ hai câu thơ của Tản Đà, hai câu ca dao với nội dung: Chu trình nước.
Thành ngữ: “ Rừng vàng, biển bạc”
Bài 46. Thực hành: Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên (Sinh học 12-Ban cơ bản)
Liên hệ câu thành ngữ với nội dung: Khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
- Tại sao người ta lại gọi là: Rừng là vàng, biển là bạc?
Liên hệ với quan niệm giáo dục học sinh của Nhật Bản về tài nguyên thiên nhiên để từ đó nâng cao ý thức cho học sinh trong việc sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên rừng và biển.
3. Những chú ý khi tích hợp nội dung Văn học vào quá trình dạy học Sinh học THPT
Trong thực tiễn tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT, cá nhân tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn nhất định, xin được đưa ra để cùng các đồng nghiệp chia sẽ.
- Tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT phải hướng tới mục tiêu: làm rõ hơn mối quan hệ giữa Văn học và Sinh học và học sinh được hình thành khái niệm mới, chung hơn cho cả Văn học và Sinh học. Đồng thời với quá trình giảng dạy tích hợp là quá trình phát triển các năng lực cần thiết của học sinh. Tránh trường hợp tích hợp một cách khiên cưỡng, gò ép, là sự cộng đơn giản của hai bộ môn.
- Tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT có thể áp dụng vào tất cả các khâu của quá trình dạy học nên đòi hỏi người giáo viên phải có sự linh hoạt, uyển chuyển về phương pháp dạy học để đạt được hiệu quả dạy học cao nhất.
- Khi tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT thì thấy trong nhiều trường hợp rất khó khăn trong phân biệt thể loại tục ngữ và thành ngữ, thể loại truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn. Muốn có độ chính xác cao, giáo viên cần phải nắm vững khái niệm, đặc điểm của tục ngữ và thành ngữ, truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn; tìm hiểu và đối chiếu với những nguồn tài liệu tin cậy khác hoặc trao đổi với giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn.
 - Việc tích hợp tục ngữ, thành ngữ vào dạy học Sinh học THPT: ngoài tìm hiểu về mặt nghĩa đen (kiến thức Sinh học) thì cần kết hợp với việc giải thích cả nghĩa bóng để nâng cao cả hiệu quả giảng dạy và giáo dục. Thành ngữ, tục ngữ thể hiện một phần quan trọng của tư liệu khoa học dân gian và triết lý dân gian, gắn với lao động, với tự nhiên và những thăng trầm của lịch sử, xã hội gần như được cộng đồng chấp nhận như một qui luật, một chân lí. Xã hội hiện đại với trình độ khoa học kỹ thuật phát triển cao, nhận thức, quan điểm xã hội đã có sự thay đổi rất lớn nên cần chỉ ra cho học sinh biết một số câu thành ngữ, tục ngữ sẽ không còn đúng hoặc đúng không hoàn toàn. 
- Trong một nội dung Sinh học có thể được tích hợp với nhiều nội dung Văn học có thể loại khác nhau; ngược lại một nội dung Văn học cũng có thể được tích hợp ở nhiều nội dung Sinh học khác nhau. Do đó, để tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT thật đa dạng, hiệu quả thì người giáo viên cần thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao “vốn Văn học” và rèn luyện khả năng “nhảy cảm” mới nhận ra mối liên hệ giữa nội dung Văn học với nội dung, bài học Sinh học. Vì nhiều lí do khác nhau, “văn hóa đọc” và “văn học truyền miệng” đang có nguy cơ suy giảm, mai một nên việc bồi dưỡng, nâng cao “vốn Văn học” cho cả người dạy và người học đang gặp nhiều khó khăn.
- Khi đặt một câu hỏi ở mức độ nhận biết: nêu những nội dung Văn học có liên quan đến nội dung Sinh học thì ở các lớp có nhiều học sinh chuyên văn sẽ đưa ra câu trả lời hết sức dễ dàng. Cùng một câu hỏi đó nhưng ở các lớp có ít học sinh chuyên văn thì việc đưa ra câu trả lời lại trở nên khó khăn, do đó người giáo viên cần có sự gợi mở, hướng dẫn nhất định.
IV. Kết quả nghiên cứu
Thực tiễn dạy học Sinh học THPT, tôi nhận thấy những bài học có tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học thì bài dạy trở nên sinh động hơn, không khí lớp học trở nên sôi nổi và đa số học sinh được lôi cuốn vào nội dung bài học. Học sinh không chỉ nhớ, hiểu kiến thức sâu hơn mà còn phát triển được các năng lực và có được cái nhìn đa chiều, sâu sắc hơn về thực tế cuộc sống. 
- Năm học 2014-2015, kết quả thực nghiệm cho thấy ở những lớp áp dụng tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học thì có kết quả điểm trung bình môn/năm học cao hơn so với các lớp (cùng khối) không áp dụng tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học. Kết quả cụ thể như sau:
Khối,
Lớp
Số lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10
A
1
39
7
17,95
14
35,90
17
43,59
1
2,59
B
2
82
3
3,65
25
30,49
48
58,54
6
7,32
11
A
3
129
32
24,81
58
44,96
38
29,46
1
0,77
B
2
86
4
4,65
31
36,05
46
53,49
5
5,81
12
A
2
84
25
29,76
40
47,62
19
22,62
0
0,00
B
2
84
4
4,76
33
39,29
44
52,38
3
3,57
Kí hiệu: 
A: lớp thử nghiệm (áp dụng tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học). 
B: lớp đối chứng (không áp dụng tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học). 
- Năm học 2015-2016, tôi đã tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp 12 A1 và 12A2. Hai lớp này có số lượng học sinh và trình độ học sinh tương đương nhau. Cả hai lớp đều được dạy Bài 13. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen (Sinh học 12-Ban cơ bản). Lớp 12 A1 được dạy theo giáo án thử nghiệm (áp dụng tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học) còn lớp 12A2 được dạy theo giáo án bình thường (không áp dụng tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học). Cuối đợt thử nghiệm, tôi đã cho học sinh ở cả 2 lớp làm một bài thi trắc nghiệm khách quan (TNKQ) gồm 25 câu hỏi TNKQ (0,4 điểm/1câu) trong thời gian 45 phút. Kết quả như sau:
Lớp
Sĩ
số
Điểm dưới 5
Điểm từ 5 - 7
Điểm từ 8 - 10
Số lượng
Tỉ lệ%
Số lượng
Tỉ lệ%
Số lượng
Tỉ lệ%
12 A1
42
1
2,38
23
54,76
18
42,86
12A2
43
9
20,93
29
67,44
5
11,63
 Như vậy, cả hai phương án thử nghiệm (trong một năm học và trong một tiết học) đều cho thấy ở những lớp được áp dụng tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học thì đều có kết quả định lượng hiệu quả hơn. Không những thế, về mặt định tính tôi nhận thấy ở những lớp được áp dụng tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học thì học sinh tham gia hoạt động học tập hứng thú hơn, tích cực hơn, đồng thời phát triển các năng lực cũng toàn diện hơn.
Phần III: KẾT LUẬN và KIẾN NGHỊ
I. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
 - Tích hợp Văn học Việt nam với nhiều thể loại khác nhau, áp dụng vào tất cả các khâu của quá trình dạy học đã làm tăng phổ tích hợp, tăng tính đa dạng và linh hoạt trong phương pháp dạy học Sinh học; làm cho bài học trở nên sinh động, khơi gợi được sự hứng thú, say mê học tập bộ môn Sinh học. Đồng thời với quá trình giảng dạy tích hợp là quá trình phát triển các năng lực cho học sinh, đem đến cho học sinh những nhìn nhận mới về thực tế muôn màu, muôn vẻ.
- Tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT đã làm cho học sinh thấy rõ hơn mối quan hệ đầy lí thú của hai bộ môn, xóa mờ ranh giới giữa bộ môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Những khái niệm, nội dung kiến thức sẽ được xem xét ở cả góc độ Văn học và Sinh học giúp học sinh không chỉ hiểu sâu hơn mà còn có thể hình thành nên những khái niệm mới hơn, toàn diện hơn. 
 - Vận dụng quan niệm tích hợp, tôi đã xây dựng được một hệ thống nội dung Văn học có thể tích hợp vào quá trình dạy học Sinh học THPT và thiết kế được một số giáo án thực nghiệm.
II. Bài học kinh nghiệm
- Cần thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao “vốn Văn học” và rèn luyện khả năng “nhảy cảm” mới phát hiện ra “tình huống” tích hợp giữa nội dung Văn học với nội dung, bài học Sinh học. 
- Tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT cần bám vào định hướng làm sáng tỏ vấn đề mà mục tiêu của chủ đề dạy học cần đạt, nhằm cho học sinh phát triển năng lực vận dụng tri thức giải quyết tình huống thực tiễn hay liên hệ với những hiện tượng, sự việc trong thực tiễn . Từ đó học sinh được phát triển khả năng sáng tạo, trải nghiệm trong cuộc sống. Tránh trường hợp tích hợp một cách khiên cưỡng, gò ép, là sự “trộn lẫn” của hai bộ môn dẫn đến sự “quá tải” và nhàm chán.
 III. Kiến nghị
- Kiến nghị với Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục thực hiện chủ trương đưa dân ca vào trường học.
- Kiến nghị với Sở giáo dục và đào tạo, Sở văn hóa thông tin tiếp tục đẩy mạnh chương trình đưa ví dặm vào trường học trong toàn tỉnh.
 - Kiến nghị với các đồng nghiệp ngoài bộ môn nghiên cứu để tích hợp Văn học vào dạy học bộ môn của mình.
 - Kiến nghị với các đồng nghiệp trong cùng bộ môn bổ sung, hoàn thiện Sáng kiến kinh nghiệm này và áp dụng vào thực tiễn dạy học Sinh học THPT ở Ban cơ bản, đồng thời nghiên cứu để tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT ở Ban nâng cao. 
 - Kiến nghị với các đồng nghiệp trong cùng bộ môn mở rộng nghiên cứu tích hợp thêm Âm nhạc hoặc Văn học nước ngoài vào dạy học Sinh học THPT.
 Cuối cùng, chúc các bạn đồng nghiệp sức khỏe, có những giờ dạy lí thú và đạt được nhiều thành công trong bước đường công tác!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội nước CHXHCN Việt nam: Luật giáo dục. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - H2007.
1. Vũ Thị Mai Anh- Hoàng thanh Hồng- Ngô Văn Hưng- Phan Thị Lạc- Trần Thị Nhung : Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học Trung học phổ thông. Nhà xuất bản giáo dục- H2008.
2. Phan Trọng Luận (Tổng Chủ biên): Ngữ văn 10; Tập một. Nhà xuất bản giáo dục Việt nam- H2014.
3. Phó giáo sư, tiến sĩ.Vũ Nho; Phó giáo sư, tiến sĩ. Nguyễn Quang Ninh; Phó giáo sư, tiến sĩ. Nguyễn Trọng Hoàng; Tiến sĩ. Lê Hữu Tình: Để học tốt Ngữ văn 7; Tập một. Nhà xuất bản giáo dục Việt nam- H2014.
4. Phó giáo sư, tiến sĩ.Vũ Nho; Phó giáo sư, tiến sĩ. Nguyễn Quang Ninh; Phó giáo sư, tiến sĩ. Nguyễn Trọng Hoàng; Tiến sĩ. Lê Hữu Tình: Để học tốt Ngữ văn 7; Tập hai. Nhà xuất bản giáo dục Việt nam- H2015.
5. Nguyễn Thành Đạt (Tổng Chủ biên): Sinh học 12 cơ bản. Nhà xuất bản giáo dục- H2008.
6. Nguyễn Thành Đạt (Tổng Chủ biên): Sinh học 12 cơ bản- Sách giáo viên. Nhà xuất bản giáo dục- H2008.
7. Nguyễn Thành Đạt (Tổng Chủ biên): Sinh học 11 cơ bản. Nhà xuất bản giáo dục- H2007.
8. Nguyễn Thành Đạt (Tổng Chủ biên): Sinh học 11 cơ bản-Sách giáo viên. Nhà xuất bản giáo dục- H2007.
9. Nguyễn Thành Đạt (Tổng Chủ biên): Sinh học 10 cơ bản. Nhà xuất bản giáo dục- H2008.
10. Nguyễn Thành Đạt (Tổng Chủ biên): Sinh học 10 cơ bản-Sách giáo viên. Nhà xuất bản giáo dục- H2006.
11. Vũ Ngọc Phan: Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt nam. Nhà xuất bản văn hóa-H2013.
12. Một số nguồn tư liệu của các bạn đồng nghiệp trên internet.
13. Bộ giáo dục và đào tạo: tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11. Môn Sinh học. Nhà xuất bản giáo dục- H2007.
14. Ngô Văn Hưng (Chủ biên): Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12. Môn Sinh học. Nhà xuất bản giáo dục- H2008.
PHỤ LỤC 
Giáo án thực nghiệm: 
Tiết:13 Ngày: 18/10/2015
BÀI 13 : ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức 
 Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Nêu được những ảnh hưởng của môi trường trong và ngoài đến sự biểu hiện của gen, mối qua hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình thông qua một số ví dụ.
- Nêu khái niệm về mức phản ứng, sự mềm dẻo về kiểu hình và ý nghĩa của chúng.
 2. Kĩ năng
- Hình thành năng lực quan sát, so sánh, khái quát hoá. 
 3. Thái độ
- Giúp học sinh liên hệ được mối quan hệ tổng hoà giữa kiểu gen với môi trường trong sự biểu hiện kiểu hình vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp và giáo dục.
II. Thiết bị dạy học
- H13 - SGK phóng to, 1 cây mía.
III. Phương pháp tổ chức dạy học
- Sơ đồ hóa, hỏi đáp gợi mở, nêu vấn đề.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
- Trả lời câu hỏi 1 (trang 45-SGK).
Câu hỏi 1. Hãy giải thích các mối quan hệ giữa gen và tính trạng sau đây và cho biết kiểu quan hệ nào là chính xác hơn:
- Một gen quy định một tính trạng.
- Một gen quy định một enzim/protêin.
- Một gen quy định một chuỗi polipetit.
Đáp án: một gen quy định một chuỗi polipeptit.
 3. Bài mới
Giáo viên vào bài mới như sau: 
- Giáo viên cho biết, qua thực tiễn trồng lúa nước hàng ngàn năm, nhân dân ta đã đúc kết thành câu tục ngữ “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. 
Giáo viên viết câu tục ngữ lên bảng rồi hỏi:
Câu hỏi 1. Trong các yếu tố: nước, phân, cần, giống thì những yếu tố nào thuộc yếu tố môi trường bên ngoài?
Học sinh. Yếu tố: nước, phân, cần.
Câu hỏi 2. Trong các yếu tố: nước, phân, cần, giống thì những yếu tố nào thuộc yếu tố gen hay kiểu gen bên trong?
Học sinh. Yếu tố: giống
Giáo viên đặt vấn đề: Vậy, mối quan hệ giữa môi trường và gen (hay kiểu gen) như thế nào?
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
GV yêu cầu 1 HS: Viết sơ đồ cơ chế biểu hiện tính trạng trong đời sống cá thể?
HS: 
ADN PM m ARN DM Pr MT tt
GV: Có phải gen bao giờ cũng quy định một phân tử protein? Giải thích.
HS: (Dựa vào đáp án câu hỏi 1 (trang 45-SGK) trả lời không phải. Nó chỉ đúng trong trường hợp là phân tử protein có cấu trúc 1 chuỗi polipeptit.
GV yêu cầu 1 HS viết lại sơ đồ cơ chế biểu hiện tính trạng trong đời sống cá thể chính xác nhất.
GV nêu vấn đề: Qúa trình biểu hiện của gen qua nhiều bước như vậy, liệu có chịu sự chi phối của yếu tố môi trường?
HS: rút ra kết luận
 GV cũng cần lưu ý cho HS biết rằng, sơ đồ bạn HS viết ban đầu là không sai mà protein được viết trong sơ đồ là protein đã hoàn thiện về cấu trúc và chức năng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường 
GV: Tại sao cùng 1KG (1con thỏ) lại có những tính trạng khác nhau ở những bộ phận khác nhau ?
GV: Biểu hiện màu lông thỏ ở các vị trí khác nhau trên cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào?
HS: Gen, nhiệt độ.
GV: Hãy phân tích các VD khác ?
GV: Rút ra KL về vai trò của KG và ảnh hưởng của MTđến sự hình thành t.trạng ?
GV : KG hay MT có vai trò quan trọng hơn trong sự biểu hiện KH?
GV: Nếu biểu diễn KG là một lực thành phần, MT là một lực thành phần thì kiểu hình (KH) được biểu diễn như thế nào?
HS: 
GV: Liệt kê các câu tục ngữ nêu cao vai trò của kiểu gen?
HS: “Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa”, “Cố công không bằng giống tốt”
 GV: Kể ra các câu thành ngữ nêu cao vai trò của môi trường?
HS: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
GV: Giải thích câu tục ngữ “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” theo kiến thức Sinh học. Chứng minh trong thời đại ngày nay thì yếu tố giống phải đặt lên hàng đầu? 
GV: Sơ đồ hóa mqh giữa KG, MT và KH trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp?
Hoạt động 3: Tìm hiểu về mức phản ứng của kiểu gen
GV: Thầy chặt cây mía này thành 7 khúc. 7 khúc mía này có cùng 1 KG hay khác KG?
HS: Cùng một KG.
GV: 7 khúc mía này, thầy đem trồng ở 7 điều kiện MT khác nhau (Đất cát, đất phù sa ) thì sẽ cho năng suất giống hay khác nhau?
HS:Khác nhau. 
GV: 7 khúc mía của 1 cây mía (1KG) đem trồng ở 7 đkMT khác nhau được 7 KH khác nhau. ∑7KH khác nhau của cây mía chính là mức phản ứng của cây mía.
-Vậy mức phản ứng là gì ?
Mức phản ứng được chia làm mấy loại
VD1: Sản lượng sữa, Tỉ lệ bơ trong sữa 
VD2: Ở gà
Nuôi bình thường: 2kg, lông vàng
Nuôi tốt : 2.5kg, lông vàng
Nuôi rất tôt : 3kg, lông vàng
Nuôi không tốt: 1kg, lông vàng
→ chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến KL nhưng ít ảnh hưởng đến màu lông 
- Hãy đề xuất phương pháp để xác định 
 mức phản ứng của một KG ?
GV: Từ 2 ví dụ , rút ra khái niệm sự mềm dẻo kiểu hình ?
- Sự mềm dẻo kiểu hình có ý nghĩa gì đối
với đời sống của SV ? 
- Tìm các hiện tượng thực tế trong tự nhiên để minh hoạ ?
- H13 - SGK thể hiện điều gì?
(thể hiện mức phản ứng của 2 KG khác nhau trong cùng 1 điều kiện MT)
- Vậy mức độ mềm dẻo phụ thuộc vào 
 yếu tố nào? (KG)
GV: Liệt kê các câu thành ngữ, tục ngữ thể hiện bản chất sự mềm dẻo kiểu hình?
HS: 
- Tục ngữ: “ Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy” hay “Dị bất biến, ứng vạn biến”.
- Thành ngữ: “Gió chiều nào che chiều nấy”, “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. 
I. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
 Gen (ADN)→ mARN → pôlipeptit 
 → Prôtêin → tính trạng
- Qúa trình biểu hiện của gen qua nhiều bước nên có thể bị nhiều yếu tố môi trường bên trong cũng như bên ngoài chi phối.
II. Sự tương tác giữa kiểu gen (KG) và môi trường (MT)
 * Hiện tượng 1 : Thỏ Himalaya
 + Tại vị trí đầu mút cở thể ( tai, bàn 
 chân, đuôi, mõm) có lông màu đen.
 + Ở những vị trí khác lông M.trắng. 
 * Giải thích:
- Nhiệt độ thấp → có khả năng tổng hợp được sắc tố mêlanin → lông M.đen
- Nhiệt độ cao hơn → k0 tổng hợp mêlanin → lông màu trắng
Nếu làm giảm nhiệt độ thì vùng lông trắng sẽ chuyển sang màu đen.
 *Kết luận :
∑Gen = KG 
 ∑TT = KH
KG ( MT) KH
- KH là kết qủa sự tương tác giữa KG với MT.
- Bố mẹ không truyền đạt cho con tính trạng có sẵn mà truyền một KG
KG ( MT) KH
Giống Kĩ thuật Năng suất
II. Mức phản ứng của KG
 1. Khái niệm
- Tập hợp các KH của cùng 1 KG tương
 ứng với các MT khác nhau là mức phản 
 ứng của KG
- Di truyền được vì do KG quy định
 2. Phân loại mức phản ứng
+ mức phản ứng rộng: (tính trạng SL) 
+ mức phản ứng hẹp: (TT chất lượng) 
→ mức phản ứng càng rộng SV càng dễ thích nghi
3. PP xác định mức phản ứng
- Tạo ra các cá thể SV có cùng 1 KG, cho
 sống ở các MT khác nhau
 4. Sự mềm dẻo kiểu hình (Thường biến)
VD1: Thỏ Himalaya (1KG)
VD2: Con tắc kè hoa
 Trên lá cây: da có màu xanh của lá 
 Trên đá: có màu hoa rêu của đá
 Trên thân cây: có da màu hoa nâu
- Là hiện tượng một KG có thể thay đổi KH trước những điều kiện MT khác nhau 
→ giúp SV thích nghi với những thay đổi của MT
- Mức độ mềm dẻo về KH phụ thuộc vào
 KG 
- Mỗi KG chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình 
 của mình trong 1 phạm vi nhất định
 4. Củng cố
- Nêu khái niệm mức phản ứng?
- Nêu khái niệm sự mềm dẻo kiểu hình?
- Tại sao các nhà khoa học khuyên nông dân không nên trồng 1 giống lúa duy nhất trên một diện tích rộng trong 1 vụ (cho dù đó là giống có năng suất cao)?
- Tại sao cần đặc biệt quan tâm đến bà mẹ khi mang thai?
- Con người có thể lợi dụng khả năng mềm dẻo về KH của vật nuôi, cây trồng trong sản xuất chăn nuôi như thế nào ?
- Minh họa sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường trong công tác giáo dục?
 Bài tập 2- SGK : Nhân bản vô tính, cấy truyền phôi
 Bài tập 3- SGK : 
- Nói : cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng má lúm đồng tiền có chính xác không? Tại sao? Nếu cần thì phải sửa lại câu nói đó như thế nào?
+ Chưa chính xác ( vì truyền KG )
 Bài tập 4 - SGK : có thể do điều kiện thời tiết, khí hậu không thích hợp 
 5. Dặn dò
- Làm các bài tập, đọc mục “Em có biết” và chuẩn bị nội dung bài thực hành.
heheïfgfg

File đính kèm:

  • docSKKN_cap_Tinh_Tich_hop_van_hoc_Viet_nam_vao_day_hoc_Sinh_hoc_THPT.doc
Sáng Kiến Liên Quan