Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn Ngữ văn, Địa lí, Văn hóa, Sinh thái học trong bài đọc hiểu văn bản Người lái đò Sông Đà (Trích) của Nguyễn Tuân
2.1.Giáo án dạy học tích hợp đối với một bài học cụ thể là một thử nghiệm nhằm đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng lí luận dạy học hiện đại vào thực tiễn dạy học bộ môn Ngữ văn, điều này xuất phát từ yêu cầu và mục tiêu giáo dục, đào tạo của bộ môn: Hình thành và phát triển năng lực cho HS một cách có hiệu quả hơn; kích thích hứng thú học tập, rèn luyện tư duy sáng tạo.
Sự hợp nhất, liên kết giữa các phân môn, giữa các môn có liên quan tạo thành một thể thống nhất là một xu hướng dạy học đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại, hình thành cho HS thói quen tư duy tổng hợp, tư duy liên kết, thói quen nghiên cứu khoa học trong liên kết đó, vận dụng vào thực tiễn ở những mức độ, bình diện khác nhau, rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp. Giáo án dạy học góp phần gắn lí thuyết với thực hành, kiến thức với thực tế cuộc sống, tư duy với hành động.
2.2. Ở đây, với khuôn khổ có hạn của một tiểu luận, người viết chỉ xin đề xuất một hướng dạy học có sự tích hợp kiến thức liên môn đối với trích đoạn tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân. Theo phân phối chương trình, việc đọc- hiểu văn bản Người lái đò Sông Đà( trích) được tiến hành trong hai tiết. Tiểu luận này đề xuất hướng tiếp cận văn bản ở tiết 1.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản, kết hợp phát vấn với giải thích, diễn giảng, trình chiếu. Giáo viên tổ chức giờ dạy theo sự kết hợp giữa các phương pháp: đọc tái hiện, nêu vấn đề, gợi tìm, đàm thoại, trao đổi thảo luận nhón, kết hợp với diễn giảng thuyết trình.
Qua bài học, cần giúp HS nắm được những nội dung cơ bản sau:
- Vài nét về tác giả Nguyễn Tuân và tùy bút Người lái đò Sông Đà
- Vận dụng kiến thức đa ngành, bằng câu chữ điêu luyện, nghệ thuật nhân hóa, so sánh, mạch liên tưởng đa chiều tài hoa, uyên bác , Nguyễn Tuân đã làm hiện hình Sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình; có lúc tưởng như mang diện mạo, tâm địa của một thứ kẻ thù số một với con người nhưng thực ra lại luôn hòa hợp trong mối quan hệ với con người. Đồng thời nhà văn bộc lộ tình yêu tha thiết với thiên nhiên, quê hương, đất nước.
- Từ đó học sinh thấy được nét đặc sắc chủ yếu trong nghệ thuật tùy bút của Nguyễn Tuân.
au đó, con người thấy mình trong tự nhiên, bắt đầu từ thân thể. Người ta vẽ mắt vào đằng mũi thuyền để tránh đá ngầm, nước xoáy; hoa sen tượng trưng cho đức Phật; hay, cổ tay em trắng như ngà, con mắt em sắc như là dao cau, miệng cười như thể hoa ngâu, chiếc khăn đội đầu như thể hoa sen. Người ta nhìn thấy một phẩm chất nhất định và tốt đẹp ở sự vật và bản thân mình cũng có phẩm chất ấy nên gán luôn cho cảnh vật: phẩm chất kiên cường, bất chấp gian nan, thử thách ở cây tùng cây bách tuế hàn nhi tri rùng bách chi hậu điêu. Trong quá trình tiến hóa của xã hội tự nhiên thì việc xuất hiện của con người được xem là một kết quả của quá trình phát triển vượt bậc. Con người là một động vật bậc cao với sự phát triển hoàn chỉnh của bộ não và đôi tay được xem là một thành tựu. Cùng với sự phát triển đó của con người thì rất nhiều quan niệm khác về con người ra đời. Trong lao động sản xuất, con người không nắm bắt được những quy luật của hiện tượng tự nhiên mà chỉ có thể dự báo dựa trên những kinh nghiệm của mình là chủ yếu trăng quầng trời hạn trăng tán trời mưa, ráng mỡ gà có nhà thì giữ hay tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đôngLúc bấy giờ, thiên nhiên với con người vẫn là điều bí ẩn. Trước những hiện tượng thiên nhiên mà họ không thể chống chọi hoặc lí giải được thì họ lại thần thánh hóa nó lên và gắn cho nó một sự tích hay một hình tượng nào đó để thờ cúng như Sơn Tinh Thủy Tinh gắn với hiện tượng lũ lụt hằng năm; thủy triều lên xuống với họ là thần biển đang hít thở; sấm chớp mây mưa đều do các thần tạo ra. Như vậy, thiên nhiên là nguồn cung cấp, nuôi dưỡng sự sống cho họ nhưng đồng thời cũng là kẻ thù mà họ chưa thể chống chọi lại được. Nghề nông nghiệp lúa nướcdiễn tiến theo từng giai đoạn nhỏ nhưng phải hội tụ thành làng là một tất yếu tự nhiên xã hội, bởi nông nghiệp lúa nước phải gắn liền với trị thủy. Mà vấn đề trị thủy phải đòi hỏi sức mạnh của cộng đồng mới có thể xây dựng hệ thống mương, đập chống hạn, đắp đê ngăn lụt. Như vậy, trong mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên thì đã bắt đầu xuất hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và bước đầu họ đã tiến hành thực hiện nó. Kinh tế nông nghiệp Việt Nam không chỉ đơn thuần có cây lúa mà còn có rất nhiều loại cây hoa màu khác cho củ, quả, hạtcây lâu năm ăn trái và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nền tảng kinh tế ấy dĩ nhiên phụ thuộc nặng nề vào tự nhiên. Nghề nông gắn liền với trị thủy. Vấn đề trị thủy không giới hạn trong mỗi làng mà còn yêu cầu sức mạnh liên kết giữa các làng, vùng, miền. Và cứ thế, con người tất yếu phải cư trú thành làng. Thế nhưng làng không thể mở rộng không gian cư trú vô hạn định, bởi nó chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như phạm vi đất canh tác, điều kiện địa lí tự nhiên . . . Có thể nói, văn hóa nông nghiệp lúa nước là nền văn hóa nhào nặn giữa Đất và Nước. Trường tồn trong lịch sử văn hóa Việt Nam đã diễn ra như thế. Mở đầu từ châu thổ sông Hồng, sông Mã khi nước biển bắt đầu rút dần thì con người tràn xuống trung du, đồng bằng tụ cư, khai phá đất đai, phát triển nghề lúa nước. Con người lúc này phải thường xuyên đối mặt với sự tấn công của thú dữ, lũ lụt, hạn hán và các thế lực ngoại xâm. Và trong quá trình chống chọi lại những thế lực đó tính cách con người hình thành. Có thể thấy rằng, văn hóa của con người trồng cấy Việt Nam là cái bản lĩnh biết nhu- cương, biết công biết thủ, biết trông trời trông đất trông mây, Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm rồi tùy thời mà làm ăn theo chuẩn mực nhất thì nhì thục ấy là khả năng ứng biến của con người Việt Nam, của lối sống Việt Nam, văn hóa Việt Nam. Trong quan hệ với tự nhiên, con người tận dụng triệt để môi trường tự nhiên để duy trì sự sống, để chống lại các thế lực ngoại xâm. Nếu như nhiều dân tộc coi ăn uống là chuyện tầm thường không đáng nói thì người Việt coi rất thiết thực, thậm chí công khai cho rằng có thực mới vực được đạo, nó quan trọng đến mức trời đánh còn tránh bữa ăn. Ngay cả khi tính thời gian cũng lấy ăn uống và cây trồng làm đơn vị: làm gì nhanh thì trong khoảng giập bã trầu lâu hơn thì chín nồi cơm, còn kéo dài lâu nữa thì tới hai mùa lúa Trong cơ cấu bữa ăn của người Việt cũng in đậm bản sắc lúa nước của mình. Không thể thiếu là cơm, cà, dưa, rau rồi mới đến thịt. Cả trong phương thức ăn cũng thể hiện tính cộng đồng rất rõ-quây quần cả nhà bên nhau ăn uống vui vẻ. Trong việc ứng phó với môi trường tự nhiên, thể hiện rõ nhất qua việc mặc. Việc mặc giúp con người ứng phó với cái nóng, rét, mưa, gió. Nhân dân ta đã nói một cách đơn giản: “được bụng no, còn lo ấm cật”. Vì vậy, cũng như trong chuyện ăn, quan niệm về mặc của người Việt Nam cũng là một quan niệm rất thiết thực ăn chắc mặc bền . . . Nhưng mặc không chỉ để ứng phó với môi trường tự nhiên mà còn có ý nghĩa xã hội rất quan trọng quen sợ dạ, lạ sợ áo. Mặc trở thành mục đích để trang điểm, làm đẹp người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân, mặc giúp con người khắc phục những nhược điểm về tuổi tác cau già khéo bổ thì non, nạ dòng trang điểm lại giòn hơn xưa. Ở xã hội Việt Nam cổ truyền, bản chất của nông nghiệp là sống định cư nên con người ít di chuyển. Có đi thì cũng đi rất gần. Hoạt động chủ yếu của con người nông nghiệp Việt Nam là đi từ nhà ra ruộng, lên nương. Việt Nam là vùng sông nước, kênh mương chằng chịt và bờ biển dài. Bởi vậy, vấn đề đi lại từ ngàn xưa chủ yếu là đường thủy; và người Việt xưa giỏi bơi lặn, thạo thủy chiến, giỏi dùng thuyền. Sông ngòi phong phú thuận tiện cho giao thông đường thủy phát triển lại gây khó khăn cho giao thông đường bộ. Vì vậy Việt Nam hay có những cầu tre, cầu dừa, cầu dây . . . chính vì thế mà hình ảnh sông nước ăn sâu vào tâm thức của người Việt Nam chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo, ăn cỗ đi trước lội nước theo sau, thuyền theo lái gái theo chồng. Người Việt hay nói chìm đắm trong suy tư, thời gian trôi nhanh, ăn nói trôi chảy, thân bọt bèo. Ngay cả khi đi bộ cũng nói theo kiểu đi trên sông: lặn lội đến thăm nhau, quá giang. .. Những người sống bằng nghề sông nước thường lấy ngay thuyền, bè làm nhà ở. Nhiều gia đình quần tụ lập nên xóm chài, làng chài. Ấn tượng với thiên nhiên sông nước mạnh đến nỗi nhà của người Việt thường được làm với chiếc mái cong mô phỏng hình thuyền. Chiếc mái cong ngoài hình ảnh con thuyền không có tác dụng thực tế gì cho nên về sau người bình dân thường làm thẳng cho giản dị, chỉ có những công trình kiến trúc lớn mới làm mái cong cầu kì. Bên cạnh việc xây nhà thì chọn hướng nhà cũng là cách tận dụng tối đa thế mạnh của môi trường tự nhiên để ứng phó với nó. Hướng nhà tiêu biểu là hướng nam- vừa tránh được cái nóng từ phía tây, cái bão từ phía đông, gió từ phía bắc và tận dụng gió mát từ phía Nam: gió Nam chưa nằm đã ngáy hay cất nhà quay cửa vô Nam, quay lưng về chướng không làm cũng có ăn. Ngoài ra người Việt cũng rất quan tâm đến việc chọn hàng xóm láng giềng. Đến thời kinh tế hàng hóa phát triển, người Việt còn chú ý chọn vị trí giao thông thuận tiện nhất cận thị, nhị cận giang những đô thị có tốc độ phát triển nhanh đều là những đô thị gần biển, sông thuận tiện giao thông. Con người thời đại này quan niệm thiên, địa, nhân nhất thể “thiên thời địa lợi nhân hòa”. Con người, trời dất đều có cấu trúc âm-dương, có chung một cấu trúc vật chất. Nếu trời đất vận hành theo qui luật âm- dương hài hòa, ngũ hành biến hóa thì con người cũng vận hành theo qui luật đó. Sự biến chuyển của vật chất là một quá trình cuối cùng trở về lại cái ban đầu: thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc. Cứ như vậy vật chất biến hóa theo chu kì. Quan niệm đó dẫn đến lối giải thích duy tâm: mọi tài năng của con người đều do trời phú mà có. Nhìn chung, con người đặt trong mối quan hệ với thiên nhiên là một quan hệ gắn bó không thể tách rời. Thiên nhiên nuôi sống con người, giúp con người chống lại những thế lực ngoại xâm nhưng thiên nhiên cũng là thế lực mà con người phải chống đỡ. Trong giai đọan trung đại Việt Nam, đối với con người thiên nhiên là một lực lượng siêu nhiên, thần thánh và con người cũng đã có những lúc run sợ trước những thế lực đó. Nhưng dần dần họ đã tìm ra nhiều cách để chinh phục thiên nhiên để phục vụ cho đời sống của mình. Cũng như những loài linh trưởng khác, con người là một sinh vật xã hội, sống bầy đàn. Hơn thế nữa, con người cũng rất thành thạo việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, để biểu lộ những ý kiến riêng của mình và trao đổi thông tin. Con người tạo ra những xã hội phức tạp trong đó có những nhóm hỗ trợ nhau và đối nghịch nhau ở từng mức độ, có thể từ những cá nhân trong gia đình cho đến những quốc gia rộng lớn. Giao tiếp xã hội giữa con người và con người đã góp phần tạo nên những truyền thống, nghi thức, quy tắc đạo đức, giá trị, chuẩn mực xã hội và cả luật pháp. Tất cả cùng nhau tạo nên những nền tảng của xã hội loài người. Con người cũng rất chú ý đến cái đẹp và thẩm mỹ, cùng với nhu cầu muốn bày tỏ mình, đã tạo nên những sự đổi với về văn hóa như nghệ thuật văn chương và âm nhạc. Con người cũng được chú ý ở bản năng muốn tìm hiểu mọi thứ và điều khiển tự nhiên xung quanh, tìm hiểu những lời giải thích hợp lí cho những hiện tượng thiên nhiên qua khoa học, tôn giáo, tâm lý và thần thoại. Bản năng tò mò đó đã giúp con người tạo ra những công cụ và học được những kĩ năng mới. Trong giới tự nhiên, con người là loài duy nhất có thể tạo ra lửa, nấu thức ăn, tự may quần áo, và sử dụng các công nghệ kỹ thuật trong đời sống. Thực tế khoa học và đời sống đã chứng minh rằng con người hoàn toàn có khả năng ching phục thiên nhiên. Các công trình thủy điện của Việt Nam, nhất là công trình thủy điện Hòa Bình chính là thành công của con người trong việc chinh phục, chế ngự thiên nhiên. Công trình thủy điện Hòa Bình góp phần quan trọng vào việc phòng chống lũ lụt cho vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng trong đó có thủ đô Hà Nội. Nhà máy thủy điện Hòa Bình là nguồn cung cấp điện chủ lực của toàn bộ hệ thống điện Việt Nam. Năm 1994, cùng với việc khánh thành nhà máy và tiến hành xây dựng đường dây 500KV Bắc - Nam từ Hòa Bình tới trạm Phú Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh) hình thành một mạng lưới điện quốc gia. Công trình này góp phần đắc lực trong việc cung cấp nguồn điện cho miền Nam và miền trung Việt Nam. Hơn nữa, đập thủy điện Hòa Bình đóng vai trò quan trọng vào việc cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ở vùng hạ lưu trong đó có đồng bằng sông Hồng, nhất là trong mùa khô; điều tiết mực nước sông đồng thời đẩy nước mặn ra xa các cửa sông. Đồng thời, thủy điện sông Đà còn giúp chúng ta cải thiện việc đi lại bằng đường thủy ở cả thượng lưu và hạ lưu. Năm 2004 công trình tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được vận chuyển chủ yếu bằng con đường này. Tiến bộ khoa học cùng với việc phát minh các công nghệ mới trong thế kỷ XX đã cho ra đời nhiều ứng dụng hầu thỏa mãn nhu cầu mà con người cần đến hay nghĩ đến. Con người ngày càng chìm đắm trong những khám phá mới, tìm thêm nhu cầu mới, dù cần thiết hay không cần thiết cho cuộc sống. Cuộc chạy đua do chính con người đặt ra dường như không có điểm đến! Và hơn nữa, cuộc đua này càng kích thích thêm tham vọng ngự trị của con người. Với các khả năng khoa học hiện có, con người hầu như làm chủ thiên nhiên trong việc chế tạo các sản phẩm mới để tăng thêm nhu cầu và thị hiếu của nhân loại. Song đôi khi những nhu cầu đó có lẽ không cần thiết và vô ích, nếu không nói là làm thoái hóa thêm quá trình phát triển của con người cũng như huỷ hoại tài nguyên thiên nhiên và công sức con người một cách phí phạm. Sự cân bằng của vạn vật đã được sắp xếp theo một thứ tự nào đó của thiên nhiên. Từ ngàn năm trước nếu nhìn lại, khi khoa học chưa phát triển nhiều và con người có một hiểu biết rất hạn chế, thiên nhiên vẫn ưu đãi và tạo dựng ra một đời sống tương đối an lành cho con người. Số mầm bệnh không nhiều so với hiện tại, và sự xuất hiện những mầm bệnh mới chính là sản phẩm mặt trái của khoa học và con người. Con người đã lạm dụng khoa học, và với mặc cảm tự tôn, họ tin rằng sẽ chiến thắng được thiên nhiên, kiểm soát thiên nhiên, và luôn cố gắng thỏa mãn lòng kiêu hãnh của mình qua việc chinh phục thiên nhiên. Tuy nhiên, chúng ta thấy sau cùng, thiên nhiên đã đáp lại rằng, hãy còn quá nhiều ẩn số mà con người chưa thể giải đáp được! Thiên nhiên đã vận hành tuần hoàn, có chu kỳ thời tiết mưa, nắng, bão, lụt...cho từng khu vực trước kia; nhưng hôm nay, con người đã làm đão lộn các chu kỳ trên một cách không kiểm soát nổi, và hiện tượng hâm nóng toàn cầu và hiệu ứng nhà kính là hai hậu quả trước mắt mà con người phải gánh chịu qua suy nghĩ làm chủ thiên nhiên của mình. Hiện tựơng hạn hán, bão lụt xảy ra thường xuyên hơn không còn theo một chu kỳ tuần hoàn nào có thể tiên liệu như trước kia cách đây vài thập niên nữa. Bầu khí quyển tiếp tục nóng dần và có khuynh hướng tăng trưởng nhanh hơn theo thời gian. El Nino là hiện tượng nước biển bị hâm nóng theo chu kỳ tự nhiên khoảng tám đến mười năm vào các thập niên trước; nay chu kỳ trên đã bị thu ngắn lại còn khoảng 4- 5 năm và không có những dấu hiệu báo trước rõ ràng như xưa nữa. Tóm lại, con người càng thách thức thiên nhiên càng phải gánh thêm nhiều hậu quả không thể lường trước đựơc! Có thể nói, cuộc thách thức giữa con người và thiên nhiên ngày càng gay gắt, và nếu không kịp điều chỉnh đúng mức và như con đường chúng ta đang đi hiện nay, chúng ta có thể sẽ đi vào ngõ cụt. Vì thiên nhiên hay môi trường sống của con người tự nó đã được sắp xếp theo một hợp lý nào đó và còn quá nhiều ẩn số mà con người chưa đủ khả năng để lý giải thì làm sao có khả năng để hàng phục thiên nhiên được. Do đó, càng vận dụng khả năng và trí thông minh của mình để thách đố, khiêu khích thiên nhiên, con người càng không thể tìm lối ra trong an bình được. Đúng như Các-Mác nói: càng chinh phục thiên nhiên thì thiên nhiên càng trả thù, ngày nay, con người đang đi gần đến chỗ bế tắc hơn nữa khi tìm cách giải quyết những vấn nạn môi sinh trên thế giới do chính con người tạo ra như : bầu khí quyển bị ô nhiễm đến mức báo động; nguồn nước sinh hoạt bắt đầu cạn kiệt về lượng cũng như không còn trong lành về phẩm như xưa nữa; và vùng đất sinh sống của con người ngày ngày càng bị thu hẹp do ô nhiễm, sa mạc hóa, sự chai đất v.v.. Tuy nhiên, nếu chúng ta cùng nhìn vào một bước tích cực, chúng ta vẫn còn có lối ra hay một giải pháp nếu chúng ta biết suy nghĩ lại. Do đó, ngày nay , chúng ta nên hiểu cho đúng về vấn đề chinh phục thiên nhiên. Công việc này quả là một nan đề cho bất cứ nhà khoa học nào có lương tâm và có một tầm nhìn đúng đắn về dự phóng tương lai. Trong thiên niên kỷ thứ ba này, nhiệm vụ chính yếu của các nhà làm khoa học trên thế giới là: tập trung trí tuệ để bảo vệ và tái tạo sự tuần hoàn nguyên thủy của thiên nhiên, như hạn chế việc thiết lập thêm và phá huỷ các đập thuỷ điện hiện có để duy trì hệ sinh thái thiên nhiên trong vùng; nghiên cứu những công nghệ sạch để thay thế nguồn các năng lượng đang xử dụng hiện tại, như dùng năng lượng tái tạo hay năng lượng mặt trời, gió, hoặc biến cải năng lượng từ than nhiệt điện bằng phương pháp biến than đá thành khí và từ đó tạo ra năng lượng; truy tìm các giải pháp thiên nhiên để giải quyết vấn nạn ô nhiễm trên thế giới như dùng cây cỏ để hấp thụ hoá chất độc hại do con người thải ra trong đất và nước do phát triển kỹ nghệ. Nếu ý thức được những bổn phận và trách nhiệm trên mỗi người trong chúng ta sẽ biết gìn giữ và bảo vệ môi trường sống chung quanh mình, đó là một phương cách an toàn và nhân bản nhất để có một cuộc hành trình tốt đẹp và an bình nhất trong thiên kỷ thứ ba. Và hơn nữa, có làm được như thế, chúng ta mới hoàn trả lại một phần nào món nợ mà chúng ta đã vay mượn trước của các thế hệ sau do việc đã làm suy thoái môi trường và phí phạm tài nguyên trong quá trình phát triển kỹ nghệ để giải quyết nhu cầu của con người trong suốt thời gian qua Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên và công cuộc chinh phục thiên nhiên của loài người sẽ luôn là vấn đề để chúng ta quan tâm, suy ngẫm và tìm cách giải quyết hợp lí, hiệu quả. .. Sản phẩm của nhóm 4 Câu hỏi: Sưu tầm tranh ảnh về Sông Đà Trả lời: Cảnh bờ sông hùng vĩ, hiểm trở. Thác nước hung dữ. Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Liên Tổ Ngữ văn- Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy- Ninh Bình. BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2013-2014 Tên sáng kiến Tác giả Giải pháp cũ thường làm Giải pháp mới cải tiến Hiệu quả giảng dạy Khả năng áp dụng Tích hợp liên môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Văn hóa học, Sinh thái học trong bài đọc- hiểu văn bản Người lái đò Sông Đà ( trích) của Nguyễn Tuân. Nguyễn Thị Hồng Liên, Tổ Ngữ Văn , Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy, Ninh Bình. Trước đây, khi hướng dẫn HS tìm hiểu trích đoạn tùy bút này, vì chưa chú ý tới tính đặc trưng về thể loại; đồng thời chưa chú ý vận dụng kết hợp kiến thức của các môn học, ngành học khác nên hạn chế của bài học là chúng tôi chưa giúp HS: Biết vận dụng sáng tạo những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống, trong nhiều tình huống mà các em sẽ gặp sau này;có những nhận thức sâu sắc về hiện thực cuộc sống, biết yêu, bảo vệ và chung sống hòa bình với thiên nhiên; có thái độ thân thiện với tự nhiên, không khai thác cạn kiệt dẫn đến tàn phá tự nhiên. Bài dạy có sự tích hợp kiến thức liên môn. GV tổ chức giờ dạy theo sự kết hợp giữa các phương pháp: đọc tái hiện, nêu vấn đề, gợi tìm, đàm thoại, trao đổi thảo luận nhón, kết hợp với diễn giảng thuyết trình. Qua bài học, giúp HS nắm được: Vài nét về tác giả Nguyễn Tuân và tùy bút Người lái đò Sông Đà. Vận dụng kiến thức đa ngành, bằng câu chữ điêu luyện, nghệ thuật nhân hóa, so sánh, mạch liên tưởng đa chiều tài hoa, uyên bác, Nguyễn Tuân đã làm hiện hình Sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình; có lúc tưởng như mang diện mạo, tâm địa của một thứ kẻ thù số một với con người nhưng thực ra lại luôn hòa hợp trong mối quan hệ với con người. Từ đó HS thấy được nét đặc sắc chủ yếu trong nghệ thuật tùy bút của Nguyễn Tuân; biết vận dụng sáng tạo những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống, trong nhiều tình huống mà các em sẽ gặp sau này; có những nhận thức sâu sắc về hiện thực cuộc sống, biết yêu, bảo vệ và chung sống hòa bình với thiên nhiên; có thái độ thân thiện với tự nhiên, không khai thác cạn kiệt dẫn đến tàn phá tự nhiên; phát huy được năng lực vận dụng kiến thức liên môn để khám phá chiều sâu tư tưởng và vẻ đẹp của một tác phẩm văn chương, kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực nhằm giải quyết những vấn đề mang tính phức hợp. Qua bài học, HS sẽ hiểu về đặc trưng của thể, rèn luyện kĩ năng tìm hiểu một văn bản tùy bút; biết vận dụng sáng tạo những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống, trong nhiều tình huống mà các em sẽ gặp sau này;có những nhận thức sâu sắc về hiện thực cuộc sống, biết yêu, bảo vệ và chung sống hòa bình với thiên nhiên có thái độ thân thiện với tự nhiên, không khai thác cạn kiệt dẫn đến tàn phá tự nhiên; phát huy được năng lực vận dụng kiến thức liên môn, tích hợp kiến thức để khám phá chiều sâu tư tưởng và vẻ đẹp của một tác phẩm văn chương, kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết những vấn đề mang tính phức hợp. Trong tiết Tự chọn, GV tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.HS đã thực hiện tốtcác bài tập nhằm phát triển năng lực, định hướng năng lực xã hội, năng lực cá thể, các em đã được trang bị kĩ hơn nhiều kiến thức về văn học; có khả năng tiếp nhận những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa về cuộc sống, con người và nghệ thuật; có năng lực, kĩ năng đọc - hiểu các văn bản văn chương. Trong các bài kiểm tra, tôi ra đề về trích đoạn này, đa số các em đều đạt yêu cầu, có nhiều bài đạt điểm khá, giỏi, có những bài viết rất sáng tạo, giàu cảm xúc. Đối tượng áp dụng là HS THPT, lớp 12, lớp học có khoảng từ 30 đến 35 em Các em có niềm say mê, yêu thích học môn học, có hứng thú khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn chương . HS đã được trang bị vốn kiến thức phong phú, có hệ thống ở nhiều môn khoa học khác nhau, đủ khả năng để tiếp nhận dự án dạy học. Ngoài các tiết học theo Phân phối chương trình, HS có thêm tiết học Tự chọn, đó là một thuận lợi để GV và HS có thể thực hiện các bài tập nhằm phát triển năng lực, định hướng năng lực xã hội, năng lực cá thể.
File đính kèm:
- LVT Nguyen Hong Lien mon Van.doc
- LVT Nguyen Hong Lien mon Van GA điện tử NGUOI LAI DO SONG DA.ppt