Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn ngoại khóa trong giảng dạy môn Ngữ văn

- Văn hóa gắn liền với đời sống con người. Con người trưởng thành nhờ văn hóa, hướng tới tương lai cũng là nhờ văn hóa. Nghiên cứu đời sống văn hóa của một dân tộc là tìm hiểu sự sáng tạo phát minh của dân tộc đó trong lịch sử phát triển của đất nước. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa sẽ đem lại những hiệu quả thiết thực cho phát triển kinh tế, xã hội. Đây là việc quan trọng không thể thiếu, có ý nghĩa chiến lược của mỗi quốc gia. Ninh Bình nói chung là vùng quê còn lưu giữ đuợc nhiều nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc việt Nam như : nét đặc sắc của văn hóa Mường ở Nho Quan , hát sẩm ở Yên Mô Gìn giữ, làm cho những giá trị tinh thần ấy trở nên sống động, thấm sâu trong tâm hồn các thế hệ là nghĩa vụ, trách nhiệm của tất cả mọi người đặc biệt là những người làm công tác giáo dục.

- Dạy học theo hướng tích hợp di sản văn hóa địa phương trong giảng dạy các môn khoa học xã hội trong trường THPT đã và đang được thực hiện khá hiệu quả trong những năm gần đây gắn với công cuộc đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại: phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh.

- Tích hợp di sản văn hóa địa phương trong giảng dạy các môn khoa học xã hội đã được thực hiện, tuy nhiên mới chỉ trong một phạm vi nhỏ gắn với kế hoạch dạy học của các môn học.

 - Qua khảo sát cho thấy 90% học sinh đặc biệt hứng thú với việc tìm hiểu di sản văn hóa quê hương thông qua các hoạt động học tập có gắn với trải nghiệm thực tế.

- Đối với giáo viên: Dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn theo chủ đề: Bảo tồn , phát triển , giữ gìn di sản văn hóa địa phương trong giảng dạy là cơ hội tốt để giáo viên đưa kiến thức từ sách vở đến gần đời sống, thấm sâu trong tâm hồn học trò.

 - Trường THPT Nho Quan B thuộc huyện Nho Quan, một huyện miền núi nơi có nhiều đồng bào dân tộc Mường sinh sống. Văn hóa của người Mường có nhiều nét đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, rất cần được bảo tồn và phát huy. Chính vì vậy việc giữ gìn bảo tồn văn hóa dân tộc -Văn hóa Mường là trách nhiệm, là tình cảm đối với quê hương đất nước của thầy cô giáo và toàn thể học sinh nhà trường.

 - Dạy học Tích hợp liên môn ngoại khóa theo chủ đề: Bảo tồn, phát huy, gìn giữ di sản văn hóa địa phương trong nhà trường phổ thông là thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường trong đó chú trọng đến đổi mới phương pháp hình thức dạy học, chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh từ đó bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.

 

doc26 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn ngoại khóa trong giảng dạy môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn tích hợp. Sử dụng kiến thức, kĩ năng của các môn: Ngữ văn, lịch sử, địa lí, GDCD, tiếng Anh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong việc lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng sống.
+ Đa dạng hóa hình thức giáo dục phổ thông.
- Chủ đề dạy học: Vẻ đẹp văn hóa Mường trên quê hương Nho Quan
BƯỚC 2: XÂY DỰNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC.
- Tìm hiểu lịch sử địa lí, văn hóa địa phương.
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm
- Quảng bá giới thiệu về hình ảnh quê hương, từ đó giáo dục cho Hs niềm đam mê các môn học, tình yêu quê hương đất nước, ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.
- Liên môn tích hợp kết hợp với hoạt động ngoài giờ lên lớp để thực hiện chủ đề: Văn hóa mường trong ngày xuân quê hương.
+ Kiến thức địa lí:
Địa lí 12 - Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (cung cấp kiến thức, kỹ năng, thái độ trong vấn đề sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đặc biệt gắn với vườn Quốc Gia Cúc Phương – Nho Quan- Ninh Bình).
Địa lí 12 - Bài 16. Đặc điểm dân số, phân bố dân cư nước ta. (Trong đó đề cập đến 54 dân tộc Việt nam, và người mường là dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ khá cao).
Địa lí 12 - Bài 31: Vấn đề phát triển Ngành Thương Mại và Du Lịch. (Lồng ghép nội dung giới thiệu tiềm năng du lịch Ninh Bình nói chung và vườn Quốc Gia Cúc Phương – Nho Quan- Ninh Bình nói riêng).
Địa lí 12 - Bài 44. Địa lí địa phương. (Tìm hiểu khái quát địa lí Ninh Bình, trong đó gắn với Huyện Nho Quan).
+ Kiến thức lịch sử:
 Lịch sử 10 - tiết 35 (Ninh Bình - Thiên nhiên và con người)
 Lịch sử 12 - tiết 49 (Vài nét về đời sống văn hóa vật chất và tinh thần ở Ninh Bình), - tiết 50 (Ninh Bình - Từ sau khi tái lập tỉnh đến nay)
+ Kiến thức văn học:
 Ngữ văn 10 - tiết 4 (Khái quát văn học dân gian Việt Nam) tiết 55, 56, 59, 62 (văn thuyết minh) 
 Ngữ văn 11- tiết 53,54,55,56,57,58 (Chủ đề báo chí), tiết 109,110 (Một số thể loại văn học: Kịch)
+ Kiến thức GDCD:
 GDCD 11: Tiết 29 - Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ văn hóa.
 GDCD 12: Tiết 12 - Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
+ Kiến thức tiếng anh: 
 Tiếng Anh 10 - Tiết 67 (Unit 10: National Parks - Listening) 
 Tiếng Anh 11- Tiết 61-64( Unit 10-Nature in danger- Reading)
 Tiếng Anh 12- Tiết 9 và 11 ( Unit 2- Cultural diversity-Reading and Listening)
BƯỚC 3: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ.
Giúp HS :
1. Về kiến thức
- Giúp HS có được những hiểu biết về những nét đặc sắc của văn hóa Mường trên quê hương Nho Quan từ đó nâng cao hiểu biết về lịch sử, địa lí văn hóa quê hương.
- Sử dụng có hiệu quả kiến thức liên môn: Văn, sử, GDCD, tiếng Anh, địa lí kết hợp với hoạt động ngoài giờ lên lớp trong việc xây dựng chủ đề dạy học. 
2. Về kĩ năng
- Rèn cho HS kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, Kĩ năng trải nghiệm, kĩ năng sống, kĩ năng phỏng vấn, làm báo 
- Kĩ năng huy động tri thức liên môn để giải quyết tình huống trong cuộc sống.
3. Thái độ
- Thái độ yêu thích môn học, tình cảm gắn bó với bạn bè, trường lớp.
- Hình thành tình cảm yêu mến, tự hào, trân trọng những giá trị văn hóa Mường trên quê hương từ đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt.
- Có ý thức trách nhiệm đối với quê hương
4. Các năng lực hình thành và phát triển ở học sinh
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp (Nghe, nói, đọc, viết).
- Năng lực thẩm mĩ.
- Năng lực công nghệ thông tin.
- Năng lực ngoại ngữ: Sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, Mường trong giao tiếp.
BƯỚC 4: XÁC ĐỊNH VÀ MÔ TẢ MỨC ĐỘ, YÊU CẦU CỦA MỖI LOẠI CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CỦA HỌC SINH TRONG CHUYÊN ĐỀ.
Chủ đề
Nội dung cụ thể
Mức độ
Nhận biết
Mức độ
Thông hiểu
Mức độ
Vận dụng
Tìm hiểu văn hóa Mường
Nguồn gốc, không gian sống
- Nhận biết về không gian sống. Nguồn gốc của người mường trong thực tế.
- Hiểu sâu sắc về sự ra đời của cộng đồng người Mường từ sử thi “Đẻ đất đẻ nước”.
- Hiểu được những đặc điểm trong không gian sống của người Mường trên địa bàn Nho Quan.
- Vận dụng kiến thức liên môn để giới thiệu trình bày một vấn đề.
- Lí giải được những đặc điểm về không gian sống.
Văn hóa
 ẩm thực
Nhận biết về Các món ẩm thực độc đáo của người Mường.
- Hiểu cách chế biến một số món ăn đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của người Mường Cúc Phương như: Rau đồ, xôi đồ, bánh sừng bò...
- Qua các món ăn độc đáo, HS cảm nhận được sự thú vị của văn hóa ẩm thực Mường.
Văn hóa lễ hội
- Nhận biết các lễ hội của người Mường. Các hình thức sinh hoạt văn hóa trong lễ hội như: lễ hạ cây nêu, hát múa, cồng chiêng, các trò chơi dân gian.
- Hiểu được sự khác biệt giữa cồng chiêng Tây Nguyên và cồng chiêng của người Mường
- Hiểu về các bài hát múa của người Mường.
- Hiểu cách thức thực hiện một số trò chơi dân gian của người Mường.
- Tự dàn dựng và biểu diễn các tiết mục đặc sắc của văn hóa Mường như: Hát múa, cồng chiêng, múa sạp..
- Tự tổ chức và thực hiện một số trò chơi của người Mường như: Đố lá, đẩy gậy, ném còn...
- Cảm nhận được sự thú vị của các trò chơi dân gian của người Mường.
Trang phục
- Nhận biết những đặc điểm nổi bật trong trang phục của người Mường.
- Hiểu được ý nghĩa của trang phục người Mường. 
- Cảm nhận được những điểm độc đáo trên trang phục của người Mường.
Giao lưu
phỏng vấn
- Gặp gỡ những nhân vật thành đạt là học sinh cũ của trường THPT Nho Quan B.
- Hiểu được học sống, lao động, học tập, công tác như thế nào.
- Hiểu thêm về con người trên quê hương Nho Quan.
- Rút ra bài học cuộc sống: Lí tưởng sống, niềm đam mê công việc, khát vọng cống hiến.
- Tư vấn về con đường lập nghiệp cho thế hệ trẻ.
 BƯỚC 5: BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI/ BÀI TẬP CỤ THỂ THEO CÁC MỨC ĐỘ, YÊU CẦU ĐÃ MÔ TẢ.
Chủ đề
Nội dung cụ thể
Mức độ
Nhận biết
Mức độ
Thông hiểu
Mức độ
vận dụng
Tìm hiểu văn hóa Mường
Nguồn gốc,
 không gian sống
- Ở địa bàn huyện Nho Quan nơi nào trước đây có nhiều người Mường sinh sống nhất?
- Người Mường chiếm bao nhiêu % dân số huyện Nho Quan? 
- Trong văn học VN, bộ sử thi nào nói về sự ra đời của người Mường?
- Không gian sống của người Mường có gì khác biệt không gian sống của người Kinh?
- Nhận xét về không gian sống ?
- Ý nghĩa của không gian sống đối với cuộc sống sinh hoạt của người Mường?
Văn hóa ẩm thực
- Kể tên các món ẩm thực quen thuộc của người Mường? 
- Trình bày đặc điểm của một số món ẩm thực của người Mường ở Cúc Phương (Rau đồ, bánh sừng bò, chả quấn lá lốt, nem chua....)
- Những món ẩm thực có ý nghĩa như thế nào trong đời sống người Mường ở Cúc Phương?
- Trong các món ăn độc đáo của người Mường e thích nhất món ăn nào? Vì sao?
Trang phục
- Hãy miêu tả về trang của người Mường?
(Trang phục của Nam, nữ)
- Ý nghĩa của những đặc điểm, họa tiết trên trang phục?
- Cảm nhận về trang phục của người Mường?
- Phân biệt sự khác nhau trong trang phục người Mường và người Kinh? 
Cồng chiêng
- Giới thiệu về đặc điểm về hình dáng, âm thanh của cồng chiêng?
- Sự ra đời của cồng chiêng như thế nào
-Cồng chiêng được sử dụng trong những dịp nào. 
- Cồng chiêng có ý nghĩa như thế nào trong đời sống của dân tộc Mường?
- Cồng chiêng người Mường có gì khác biệt với cồng chiêng ở Tây Nguyên?
- Cảm xúc khi nghe tiếng cồng chiêng ?
Hát, múa
- Kể tên một số hình thức hát múa của người Mường.
- Nguồn gốc, ý nghĩa của một số làn điệu dân ca, hát ru, múa đặc sắc của người Mường?
- Cảm xúc sau khi thưởng thức những điệu hát múa của người Mường?
Trò chơi 
dân gian
- Những trò chơi dân gian thường được tổ chức ở phần nào của lễ hội?
- Kể tên một số trò chơi dân gian của người Mường?
- Giới thiệu cách chơi?
- Ý nghĩa của các trò chơi dân gian của người Mường Nho Quan?
Giao lưu
phỏng vấn
- Giới thiệu về các nhân vật vật phỏng vấn?
- Cảm xúc khi trở lại trường xưa?
- Lời khuyên đối với tuổi trẻ Nho Quan B về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp?
- Những phẩm chất cần có để gặt hái được những thành công trong cuộc sống?
BƯỚC 6: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH CỦA CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
I. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Xây dựng kế hoạch dạy học, các chương trình hoạt động cụ thể.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho GV và HS.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Sưu tầm tư liệu, hình ảnh liên quan đến văn hóa Mường.
- Tìm hiểu văn hóa Mường trên sách vở, tư liệu nghiên cứu, các trang mạng xã hội. 
- Chuẩn bị các điều kiện cho hành trình trải nghiệm.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Mục đích yêu cầu: 
- Giúp HS huy động vốn kiến thức, kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới.
- Tạo tâm thế hứng thú, tích cực để HS bước vào nội dung chính của chuyên đề.
* Nội dung, hình thức thực hiện
- Hát, múa, thổi sáo về chủ đề văn hóa dân tộc và văn hóa Mường.
- Tiết học ngoài giờ lên lớp, giao lưu học hỏi. Liên môn tích hợp.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
HS: Luyện tập và thực hiện theo nhóm các tiết mục văn nghệ (Hát múa, múa Mường Thàng, thổi sáo)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: Luyện tập, giáo viên giám sát việc thực hiện nhiệm vụ. 
Bước 3: HS biểu diễn tiết mục tập luyện. GV góp ý, nhận xét.
Bước 4: GV đánh giá, các tiết mục và hướng dẫn học sinh dẫn dắt đến chủ đề dạy học: Tìm hiểu về văn hóa Mường trên quê hương Nho Quan.
- Tiết mục đảm bảo về nội dung, hình thức, có tính nghệ thuật, phù hợp với chuyên đề.
- Hát múa: Cô đôi Thượng ngàn.
- Thổi sáo: 
- Múa: Mường Thàng.
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Mục đích yêu cầu: 
- Giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức mới: Tìm hiểu văn hóa Mường thông qua hệ thống bài tập và các nhiệm vụ được giao.
* Nội dung, hình thức thực hiện
- Tìm hiểu về văn hóa Mường trên quê hương Nho Quan.
- Làm việc cá nhân, làm việc nhóm, tích hợp kiến thức liên môn. 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ cho HS các lớp: 
- HS sưu tầm tư liệu về văn hóa Mường nói chung và văn hóa Mường trên quê hương Nho Quan nói riêng.
- Thời gian nộp sản phẩm: Tháng 1/2018
 (Tư liệu có sử dụng kiến thức địa lí, lịch sử, văn học) 
Nhóm lớp 10 D: Tư liệu liên quan đến nguồn gốc, không gian sống của người Mường Cúc Phương.
Nhóm lớp 10 A: Tư liệu liên quan đến văn hóa ẩm thực.
Nhóm lớp 11A: Tư liệu liên quan đến lễ hội cồng chiêng
Nhóm lớp 11D, 12D: Tư liệu về văn hóa lễ hội- hát múa, phong tục
Nhóm lớp 12A: Tư liệu về trang phục, phong tục.
Bước 2: Các nhóm lớp nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn kiểm tra của GV.
 Bước 3: Các nhóm nộp sản phẩm sưu tầm. 
 Bước 4: GV phụ trách các nhóm lớp thuộc các môn: văn, sử, GDCD, tiếng anh, địa lí thẩm định sản phẩm, chấm điểm cho HS, bổ sung cho HS những thông tin quan trọng liên quan đến chủ đề dạy học.
- Thông qua việc trình bày của các nhóm HS phải có được những tri thức cơ bản về văn hóa Mường:
- Nguồn gốc, không gian sống trước đây và hiện tại.
- Nét độc đáo trong việc chế biến, trang trí một số món ăn tiêu biểu của người Mường nói chung, người Mường ở Ninh Bình nói riêng.
- Nét độc đáo trong lễ hội đầu xuân của người Mường Ninh Bình: Lễ hội cồng chiêng, lễ hạ cây nêu, hát múa dân gian Mường.
- Nét độc lạ trong trang phục của người Mường trong cuộc sống và trong dịp lễ hội mùa xuân.
Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Mục đích yêu cầu: 
- Tìm hiểu nét đặc sắc của văn hóa Mường trên quê hương Nho Quan.
- Sử dụng kiến thức liên môn tích hợp: Văn, sử, GDCD, địa lí,tiếng Anh.
 * Nội dung, hình thức thực hiện:
- Tìm hiểu về văn hóa Mường
- Học sinh học tập nghiên cứu dưới hình thức trải nghiệm sáng tạo.
- Quay clip ghi lại hành trình trải nghiệm và những kiến thức đã thu nhận được trên hành trình trải nghiệm. (Thời gian 5-7 phút ) 
- Chia nhóm trải nghiệm thực tế, thuyết trình.
- Sử dụng phương pháp tạo tình huống, đặt câu hỏi, làm việc nhóm, dựng clip, tập làm các phóng sự.
- Trên hành trình trải nghiệm có được những hiểu biết cụ thể về văn hóa Mường trên quê hương Nho Quan.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Nhóm 1 
- Nghiên cứu về không gian sinh sống của người Mường trên quê hương Ninh Bình. Thuyết trình bằng tiếng việt, tiếng Anh, tiếng Mường
Nhóm 1  
- Tìm hiểu được những thông tin cơ bản về không gian sinh sống, sự ra đời của cộng đồng người Mường .
- Tích hợp kiến thức liên môn : Địa lí, lịch sử, Tiếng anh, Văn học 
Nhóm 2
- Nghiên cứu về văn hóa ẩm thực của người Mường. 
- Thuyết trình bằng tiếng việt, Tiếng Mường. Thời gian hoàn thành: Tháng 1/2018
 Nhóm 2  
- Trực tiếp tìm hiểu về văn hóa ẩm thực của người mường. Cách chế biến một số món ăn đặc sắc như : Rau đồ, xôi đồ, chả cuốn lá bưởi, thịt trâu nấu lá nồm...
- Trực tiếp được hướng dẫn và thực hiện tại địa điểm trải nghiệm một số món ăn cơ bản, đơn giản.
(Tích hợp kiến thức liên môn : Ngữ văn, GDCD, Địa lí)
Nhóm 3
- Nghiên cứu về văn hóa cồng chiêng.
- Thời gian hoàn thành: tháng 2/ 2018 tại thôn Nga 3 xã Cúc Phương
- Dựng phóng sự: Vang mãi tiếng cồng chiêng.
 Nhóm 3  
- Tìm hiểu được những nét đặc sắc trong văn hóa cồng chiêng của người Mường
- Được trực tiếp tham gia lớp học cồng chiêng của người Mường.
(Tích hợp kiến thức liên môn : Ngữ văn, GDCD, Địa lí, lịch sử)
Nhóm 4 
- Tìm hiểu về văn hóa lễ hội, hát múa của người Mường. 
- Thời gian hoàn thành: Sau tết nguyên đán 2018 tại thôn Nga 3 xã Cúc Phương.
 Nhóm 4  
- Tìm hiểu, có những thông tin cơ bản về lễ hội đầu xuân của người Mường trên đất Nho quan như : Hát hoa đất Mường, múa Mường Thàng, cúng lễ hạ cây nêu ngày tết.
(Tích hợp kiến thức liên môn : Ngữ văn, GDCD, lịch sử)
Nhóm 5 
- Tìm hiểu về trang phục của người Mường.
- Tìm hiểu trong thực tế và trên các trang mạng.
Bước 2: Các nhóm nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ.
Giáo viên giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của HS.
Thời gian hoàn thành nhiệm vụ: 1/3/2018
Bước 3: Các nhóm cử đại diện thuyết trình nội dung đã thu được sau chuyến trải nghiệm.
 Bước 4: GV thành lập ban giám khảo, nhận xét đánh giá thẩm định sản phẩm của các nhóm.
Nhóm 5 
 - Có những thông tin quan trọng về và trang phục độc đáo của người Mường.
- Nhận diện được sự khác nhau của trang phục Mường với các trang phục của một số dân tộc khác.
- Thực hiện nhiệm vụ nghiêm túc. Hoàn thành sản phẩm theo đúng quy định.
Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng/vận dụng
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Mục đích, yêu cầu
- Sử dụng kiến thức liên môn, kĩ năng để giải quyết các nhiệm vụ thực tế: Tập luyện và trình diễn.
* Nội dung và hình thức
- Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với trải nghiệm để xây dựng các video, biểu diễn các tiết mục đặc sắc trong văn hóa của người Mường trên quê hương Nho Quan.
- Hình thức thực hiện: Làm việc nhóm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Nhóm 1: 
- Dựng tiểu phẩm ngắn tái hiện sự ra đời của cộng đồng người Mường.
 (Sử dụng kiến thức liên môn)
- Luyện tập tiết mục múa sạp của người Mường.
Nhóm 1- Kịch ngắn, nội dung hấp dẫn, theo đúng chủ đề của chuyên đề, có ý nghĩa giáo dục
Nhóm 2: Học công thức, tự chế biến một số món ăn trong văn hóa ẩm thực của người Mường. 
Nhóm 2 - Món ăn chế biến độc đáo, hấp dẫn, có tính thẩm mĩ.
Nhóm 3: 
- Tập đánh cồng chiêng.
- Dàn dựng tiết mục cồng chiêng
Nhóm 3 - Tiết mục cồng chiêng đúng nhịp điệu, tái hiện không gian riêng của văn hóa Mường.
Nhóm 4: 
- Tập hát, múa theo giai điệu Mường
- Dàn dựng tiết mục hát, múa 
Nhóm 4 - Tái hiện nét đặc sắc trong hát múa của văn hóa Mường.
Nhóm 5: Dựng tiểu phẩm về phong tục cưới xin của người Mường
Nhóm 5 - Tiểu phẩm nội dung hấp dẫn, theo đúng chủ đề của chuyên đề, có ý nghĩa giáo dục.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ tại trường. Giáo viên giám sát, tư vấn cho các tiết mục.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ nghiêm túc.
Bước 3: HS trình bày, biểu diễn các tiết mục.
Học sinh trình bày sản phẩm.
Bước 4: GV thành lập ban giám khảo nhận xét, chấm điểm cho các sản phẩm của học trò.
Nhận xét, cho điểm chính xác, công bằng, khách quan.
Hoạt động 5: Hoạt động mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo
* Mục đích: 
- Giúp HS tổng kết tri thức, kĩ năng từ các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tìm hiểu cá nhân, nhóm, hoạt động thực hành, sáng tạo, tiếp tục mở rộng, khắc sâu kiến thức về văn hóa Mường trên quê hương Nho Quan
- Tạo cơ hội để giới thiệu, quảng bá, nhân rộng nét đẹp văn hóa Mường trong nhà trường và cộng đồng.
- Bồi dưỡng tình yêu và ý thức trân trọng, giữ gìn, bảo tồn, phát huy nét đẹp truyền thống văn hóa Mường
- Phát huy sự năng động, sáng tạo và các năng lực khác của học sinh.
* Nội dung, hình thức: 
- Tổ chức lớp học không gian mở dưới hình thức hoạt động ngoại khóa với chủ đề: Văn hóa Mường trong ngày xuân quê hương.
- Sân khấu hóa sự hiểu biết về văn hóa Mường
- Chương trình ngoại khóa gồm các nội dung:
+ Giới thiệu về văn hóa Mường.
+ Biểu diễn nghệ thuật về văn hóa Mường.
+ Giao lưu đối thoại.
+ Gian hàng quảng bá về văn hóa Mường.
PHỤ LỤC 2: Một số hình ảnh về hoạt động trải nghiệm của giáo viên và học sinh trường THPT Nho Quan B tại xã Cúc Phương – Nho Quan – Ninh Bình. 
PHỤ LỤC 3: Sức sống của văn hóa Mường dưới mái trường THPT Nho Quan B
PHỤ LỤC 4: Một số video trải nghiệm, thực hành của học sinh trường THPT Nho Quan B
Video: Tìm hiểu về không gian sống của người Mường ở Cúc Phương – Lớp 10D
Video: Phóng sự cồng chiêng – Lớp 11A
Video: Phóng sự ẩm thực – Lớp 10A
Video: Múa hoa bản Mường- Lớp 12D
 Video: Nhảy sạp - lớp 10A, 10B
Video: Kịch cưới hỏi của người Mường xưa và nay
PHỤ LỤC 5: Bài thuyết trình bằng tiếng Anh về không gian sống của người Mường ở Cúc Phương (Kèm theo Video lớp 10D)
 Ladies and gentlemen, dear all students! 
 Among the Vietnamese ethnic community, The Muong has the population of one million people. Muong people contribute mainly in 3 provinces: Hoa Binh, Ninh Binh and Thanh Hoa with the names of Muong Ngoai in Hoa Binh, Muong Trong in Thanh Hoa and Muong Giua in Ninh Binh. 
 Muong people in Ninh Binh has the population of 20 thousand people, both gathering and inserting into Kinh people over 8 communes, belonging to Nho Quan district: Thach Binh, Xich Tho, Yen Quang, Van Phuong, Phu Long, Ky Phu, Quang Lac, Cuc Phuong. On the beautiful spring days in the Home Town we had an interesting and helpful excursion to learn about the habitat of Muong people in Nho Quan.
Allow us to introduce it to all of you!
 The first destination is Cuc Phuong National Park.
 The reasons why we chose this place is that in Nho Quan Cuc Phuong is the commune where most Muong people living. Also, The nature here is so wonderful. 
 Our second destination is Mac Lake. Mac Lake is about one kilometer and half far from the park’s gate. It is possible to say that this is a peaceful, fresh, romantic and very poetic scenery. This used to be the settlement of Muong people. Mac is the first village and in turn Dang, Dong Con, Dan, Min village. And the farthest is Bong village, about 20km far from the center of the park. 
 Muong Ky Lao’s thirds destination is Muong people’s present accommodation and habitat. Beautiful Muong’s traditional stilt houses have original construction. 
 The Muong carefully choose an orientation for their house which suits the land and the surrounding scenery. A good orientation will generate prosperity and luck for the owners. They consider that the house needs to be placed back on a highland like hill side or mountain side to get fresh air and make living, hunting convenient. The whole stilt house is made from natural materials such as straw, bamboo, or wood.
 A Muong house has two stairs. The main stair and the auxiliary one and many windows which have names and special functions. The upper middle room is used as the living room, and kitchen. The lower room is used to contain farming tools. Among the green nature, the stilt house has been maintaining as the clearest demonstration of the lasting vitality of Muong culture for thousands years.
On the way of the experience, we come to visit a Muong family in Cuc Phuong. Here we had an interesting interview in Muong accent. We would like to introduce it to you!
–&–

File đính kèm:

  • doc7. NQB Tích hợp liên môn ngoại khóa trong giảng dạy môn ngữ văn Chủ đề Bảo tồn, phát huy, gìn giữ di.doc
Sáng Kiến Liên Quan