Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn khi dạy bài: “Phú sông Bạch Đằng” (Trương Hán Siêu)

Mô tả bản chất của sáng kiến:

* Về nội dung của sáng kiến:

Từ năm học 2012 - 2013, bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Tuy nhiên dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong bài học “Phú sông Bạch Đằng” (Trương Hán Siêu) chưa từng được soạn giảng cụ thể trong bất cứ tài liệu nào.

Để thực hiện sáng kiến này, trước hết tôi xin mô tả về các bước thực hiện bài học trong sáng kiến:

 1. Khâu chuẩn bị

Bước 1: Xây dựng ý tưởng dự án, quyết định chủ đề cho dự án.

(Thực hiện vào phần củng cố- dặn dò của tiết học trước )

- Lựa chọn chủ đề:

Tiết đọc văn: Phú sông Bạch Đằng

(Bạch Đằng giang phú - Trương Hán Siêu)

- Để bài học đạt kết quả cao, tôi hướng dẫn HS thực hiện tốt khâu chuẩn bị ở nhà.

• Trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài trong SGK Ngữ văn 10 tập 2- cơ bản/ trang 7.

• Tìm kiếm, khai thác thêm những thông tin:

 Tác giả Trương Hán Siêu, thời đại nhà Trần.

 Vị trí địa lý của sông Bạch Đằng.

 Dấu tích còn lại trên sông Bạch Đằng và tiềm năng du lịch trên sông Bạch Đằng ngày nay.

 Các trận thủy chiến trong lịch sử trên dòng sông Bạch Đằng.

 Một số bài thơ viết về dòng sông Bạch Đằng.

 Một số nhân vật lịch sử được nói tới trong bài học: Trần Minh Tông, Trần Thánh Tông, Trần Quốc Tuấn.

Bước 2: Thực hiện dự án và xây dựng sản phẩm

(Thực hiện vào thời gian ngoài giờ lên lớp và các giờ sinh hoạt )

- Tiến hành thu thập tài liệu, tìm kiếm thông tin (hình ảnh ,văn bản ).

- Tổng hợp thông tin và hoàn thành sản phẩm của các nhóm.

Bước 3. Chuẩn bị báo cáo sản phẩm trước lớp

- Các nhóm hoàn thành sản phẩm, tập dượt chuẩn bị cho báo cáo sản phẩm trước lớp.

- GV thu thập, phân loại tài liệu, soạn bài giảng trên giáo án Word và giáo án powerpoint.

 

doc45 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn khi dạy bài: “Phú sông Bạch Đằng” (Trương Hán Siêu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng Ninh. Một bãi cọc phát hiện năm 2005 tại cánh đồng Vạn Muối (thuộc thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh), với hàng chục cây cọc trên một khu vực rộng 100 m, dài 300 m. Theo các nhà khoa học, người xưa đã dùng loại cọc đường kính 7 – 10 cm, to nhất là 20 – 22 cm, có cọc dài trên 2 m được cắm theo nhiều thế rất hiểm, thường xiên 45° theo một hướng.
- Tiềm năng du lịch của thị xã Quảng Yên- nơi sông Bạch Đằng chảy qua.
+ Du lịch về nơi tâm linh, tín ngưỡng: Quảng Yên có 10 điểm di tích thuộc Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng: bãi cọc Yên Giang, Đồng Vạn Muối, Đồng Má Ngựa, đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, bến Đò Rừng, đình Yên Giang.
Đền thờ Trần Hưng Đạo
+ Du lịch ẩm thực: Quảng Yên có nhiều loài hải sản biển ngon như Ngán, Hà cồn, Hà sú, tôm, cua, cá của vùng cửa sông nước lợ, nên có thể phát triển văn hóa ẩm thực độc đáo phục vụ khách du lịch.
+ Du lịch nghỉ dưỡng: Quảng Yên có hậu tốt nhất vùng ven biển, trong tương lai có thể phát triển các khu nghỉ dưỡng chất lượng cao.
+ Tour du lịch văn hoá tham quan thị xã Quảng Yên: Điểm mở đầu của tour du lịch này, du khách sẽ được tham quan làng nghề truyền thống đan ngư cụ Hưng Học ở phường Nam Hoà.
Khách du lịch tìm hiểu nghề đan lờ truyền thống.
 Đi thuyền trên sông ngắm phong cảnh đồng quê.
Các cô thôn nữ chèo đò đưa khách tham quan
Điểm kết thúc của tuyến tham quan này sẽ đưa du khách tới ngôi làng Phong Cốc để tìm hiểu về phong tục tập quán sinh hoạt văn hoá của người dân địa phương, xem biểu diễn văn nghệ truyền thống và thưởng thức những sản vật ẩm thực đặc trưng.
*Tích hợp với kiến thức lịch sử
- Bài phú được tác giả viết khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông thắng lợi.
- Đây là thời hậu Trần suy yếu. Các vua đời hậu Trần mải mê với chiến thắng của cha ông chỉ lo ăn chơi hưởng lạc mà quên đi trách nhiệm chấn hưng đất nước. Người mở đầu cho sự suy vi của nhà Trần là Vua Dụ Tông. Đây là ông vua ham chơi bời, mê đàn hát, thường sai các vương hầu và công chúa bày tiệc đóng trò hát tuồng cho vui, ai diễn hay thì được thưởng. Vua chiêu tập các nhà giàu vào cung đánh bạc cùng vua. Ông cũng nghiện rượu và thích rủ các quan cùng uống thi, ai uống thắng được ông thăng chức.
-Trần Dụ Tông còn sai phu xây cất nhiều cung điện, đào hồ ở vườn trong hậu cung, trong hồ xây đá làm núi, trồng nhiều cây cỏ lạ và nuôi chim thú quý; sau đó ông lại sai làm hồ con, lệnh cho dân ra biển chở nước mặn đổ vào hồ và thả cá biển, đồi mồi vào nuôi. Vua thích chơi bời và không nghe lời các trung thần, các quý tộc cũng hưởng ứng theo vua khiến triều đình càng rối nát.
-Do bỏ bê nông nghiệp nên trong nước xảy ra mất mùa nhiều năm. Bị sưu cao thuế nặng, dân trong nước oán thán, nổi lên làm loạn. Mặc dù các cuộc nổi dậy bị dẹp nhưng nhân tài vật lực trong nước bị hao tổn, kho tàng trống rỗng.
- Trong một dịp du ngoạn trên sông Bạch Đằng, Trương Hán Siêu nhớ về lịch sử hào hào của cha ông, vừa nhớ tiếc các bậc anh hùng xưa, vừa cảm khái, tự hào nên viết bài phú này.
*Tích hợp kiến thức địa lí
-Sông Nguyên (Nguyên Giang, Nguyên Thủy) là một trong 4 con sông lớn ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, một chi lưu của sông Dương Tử. Sông Nguyên dài 1.033 km, trong đó đoạn chảy qua Hồ Nam dài 568 km, bắt nguồn ở tỉnh Quý Châu, tại núi Miêu. Sông này đổ vào hồ Động Đình.
-Sông Tương: còn gọi là Tương Giang hay Tương Thuỷ hay sông Tương là một con sông, chi lưu chính của sông Trường Giang, chảy qua tỉnh Hồ Nam, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Sông này có diện tích lưu vực 94.600 km², tổng chiều dài 856 km, lưu lượng bình quân 72,2 tỷ m³ một năm. Tương Giang bắt nguồn từ huyện Lâm Quý của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc và chảy vào Hồ Nam.
-Hang Vũ Huyệt trên núi Cối Kê huyện Triệu Hưng tỉnh Chiết Giang. Đây là một thắng cảnh đẹp của Trung Quốc.
-Cửu Giang (chín con sông nhỏ hợp thành )Ngũ Hồ (5 hồ hợp thành , lấy hồ Động Đình làm trung tâm). Đây là con những con sông và hồ lớn, đẹp ở Trung Quốc. 
-Tam Ngô, Bách Việt- Vùng đất cũ của người Ngô xưa.
+Tam Ngô chỉ 3 vùng đất Ngô Châu, Thường Châu và Hồ Châu của người Ngô xưa.
+Bách Việt là một thuật ngữ bao hàm các dân tộc cổ không bị Hán hóa hoặc bị Hán hóa một phần đã từng sống ở vùng đất mà ngày nay thuộc lãnh thổ phía nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam giữa thiên kỷ I . Đây cũng là từ cổ chỉ vùng đất mà các dân tộc này đã sinh sống. Trong tiếng Trung Quốc cổ.
-Đầm Vân Mộng- đầm lầy lớn nằm ở phía bắc hồ Động Đình, ở tỉnh Hồ Bắc, lấy hồ Động Đình làm trung tâm.
+Hồ Động Đình là một hồ lớn, nông ở phía Đông Bắc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Đây là hồ điều hòa của sông Dương Tử (hay Trường Giang). Kích thước của hồ phụ thuộc vào mùa, nhưng về tổng thể nó là một trong số bốn hồ nước ngọt có diện tích bề mặt lớn nhất tại Trung Quốc.
*Tích hợp kiến thức lịch sử
Tử Trường là Tư Mã Thiên –một nhà sử kí rất nổi tiếng của Trung Quốc. Ông sinh khoảng những năm 145-135 TCN. Tử Trường đã đi rất nhiều nơi, tham quan rất nhiều thắng cảnh nổi tiếng của Trung Quốc làm tư liệu để viết cuốn sử kí nổi tiếng “ Sử kí Tư Mã Thiên”
*Tích hợp kiến thức lịch sử
* Chiến tích đầu tiên được các bô lão nhắc tới là kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên -Mông thời Nhà Trần- Thế kỉ XIII.
Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã. 
+Trùng Hưng ở đây là một trong hai niên hiệu của Trần Nhân Tông từ năm 1285-1293.
+Nhị Thánh được nhắc đến trong câu văn là Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông chỉ huy quân đội đánh thắng giặc Nguyên Mông. 
- Năm 1288, vua tôi nhà Trần đánh tan giặc Nguyên Mông bắt sống Ô Mã Nhi.
+Năm 1258 - 1288 quân Mông - Nguyên 3 lần xâm lược nước ta. Giặc rất mạnh và hung bạo.
+ Các vua Trần cùng nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân cả nước quyết tâm đánh giặc giữ nước.
+ Những thắng lợi tiêu biểu: Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.
 Lần 1: Đông Bộ Đầu (bên sông Hồng từ dốc Hàng Than đến dốc Hóc Mai Ba Đình - Hà Nội).
 Lần 2: Đẩy lùi quân xâm lược năm 1285.
Tiêu biểu nhất là trận Bạch Đằng năm 1288 đè bẹp ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
+   Nhà Trần có vua hiền, tướng tài, triều đình quyết tâm đoàn kết nội bộ và đoàn kết nhân dân chống xâm lược.
+    Nhà Trần vốn được lòng dân bởi những chính sách kinh tế của mình  nhân dân đoàn kết xung quanh triều đình vâng mệnh kháng chiến.
*Chiến tích thứ hai được các bô lão nhắc tới là Ngô Quyền và chiến thắng Bạch  Đằng năm 938: Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao 
+ Ngô chúa là Ngô Quyền còn gọi là Tiền Ngô Vương là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. 
 +Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh bại  quân Nam Hán  giữ quyền tự chủ .
+Năm 937 Ông bị Kiều Công tiễn giết hại để đoạt chức Tiết Độ sứ .
+Tháng 10-938 Ngô quyền đem quân đánh Kiều Công Tiễn, Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán .
+Năm 938 quân Nam Hán xâm lược nước ta, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân giết chết tên phản tặc Kiều Công Tiễn và tổ chức đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, đập tan âm mưu xâm lược của nhà Nam Hán.
 Ý nghĩa 
-   Bảo vệ vững chắc nền độc lập tự chủ của đất nước.
-    Mở ra một thời đại mới thời đại độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc.
-     Kết thúc vĩnh viễn 1 nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc
GV giảng thêm: (Tích hợp với kiến thức môn lịch sử )
+Đại thắng này là một chiến quả của kế cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Hưng Đạo Vương, mở đầu với việc quân sĩ của ông lừa được địch vào trận địa cọc nhân triều rút. Quân Nguyên vấp phải sự chiến đấu mãnh liệt của quân Thánh Dực dưới quyền Nguyễn Khoái (Bình chương Áo Lỗ Xích của Nguyên Mông bị bắt trong trận này), các vua Trần đem binh tới ác chiến, đập tan nát quân Nguyên. Tiếp theo đó, quân Trần mai phục hai bên cũng dũng vũ xông ra, tiếp tục diệt tan quân địch. Khi nước triều rút, quân Nguyên hoàn toàn lâm vào thảm họa. Với sự hoàn tất sứ mệnh phá hủy đoàn binh thuyền của Ô Mã Nhi, toàn thắng này dẫn đến thắng lợi hoàn toàn của Đại Việt trong cuộc Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 3 và hoàn toàn phá tan âm mưu xâm chiếm Đại Việt của nhà Nguyên.
+Tác giả chỉ rõ sức mạnh ghê gớm của quân Nguyên - một lực lượng vô cùng tinh nhuệ dưới sự chỉ huy của Hốt Tất Liệt, đồng thời cũng nhắc lại chuyện thời Ngô Quyền, Lưu Cung tức vua Nam Hán lập chước lừa dối để nhằm xâm lược nước Nam. Chuyện Bồ Kiên nước Tần khi dẫn quân vào đánh nước Tấn huênh hoang tuyên bố: “Cứ như số quân của ta thì chỉ ném roi ngựa xuống sông cũng ngăn dòng nước lại được”. Tác giả mượn ý này để nói những đạo quân xâm lược trước đây và hiện nay đều ỷ thế quân đông tướng mạnh, đều ngạo mạn tưởng rằng chỉ một trận đánh là dẹp được bốn cõi, thu phục nước Nam. Nhưng chúng đâu có ngờ sức mạnh “Sát Thát” của quân dân nhà Trần đã được đất trời ủng hộ.
*Tích hợp với môn Lịch sử, Địa lí.
HS phân tích rõ về ba nguyên nhân ta thắng được quân thù hùng mạnh: 
-Ta làm những việc hợp ý trời, hợp lòng dân. Đó là việc nhân nghĩa, việc vì dân vì nước mà đánh đuổi tham tàn bạo ngược. Giặc dù có hùng mạnh  nhưng là những kẻ độc ác, có dã tâm xâm lược nước ta, làm những việc khiến trời không dung đất không tha nên chúng thất bại là tất yếu. Vậy nguyên nhân thứ nhất tạo nên thắng lợi của vua tôi nhà Trần là do thiên thời.
-Nhờ địa thế của sông Bạch Đằng hiểm trở, nhờ những con thủy triều hung hãn nhấn chìm kẻ thù. Đó là nguyên nhân thứ hai tạo nên chiến thắng của ta.
-Ta có được thắng lợi không chỉ bởi hợp ý trời, hợp lòng dân mà quan trọng hơn cả là có nhiều nhân tài.
*Tích hợp lịch sử: 
Vương sư họ Lã (Lã Vọng) là một quân sư tài ba , người đã giúp Vũ Vương hồi quân ở bến Mạnh Tân đánh tan vua Trụ tàn ác. Không chỉ nhắc đến điển tích Lã Vọng, câu văn còn nhắc đến điển tích Hàn Tín (Quốc sĩ họ Hàn) - người đã giúp vua Lưu Bang đánh tan quan Tề ở bến sông Duy Thủy. Cả quân sư Lã Vọng và quốc sĩ Hàn Tín đều là những con người tài ba, mưu lược. 
*Tích hợp kiến thức lịch sử:
Nguồn cội tạo nên chiến thắng to lớn ở Bạch Đằng chính là do tài trí sáng suốt của người lãnh đạo. Sự thật là sau hai lần thất bại, năm 1287 giặc Nguyên lại kéo sang xâm lược nước ta. Vua Trần Nhân Tông hỏi Trần Quốc Tuấn: “Giặc đến làm thế nào?”. Hưng Đạo Đại Vương tâu: “Năm nay thế giặc nhàn ” Câu trả lời cho thấy cách nhìn nhận thế giặc dễ đánh không phải là thái độ chủ quan mà dựa trên tài thao lược và niềm tin vào sức mạnh toàn dân cùng kinh nghiệm trải qua hai cuộc kháng chiến trước đây của Trần Hưng Đạo. Đó là một câu nói, một chi tiết của hiện thực đã đi vào văn chương muôn đời, thể hiện được tinh thần, hào khí Đông A và tầm vóc của một dân tộc anh hùng.
*Tích hợp với môn lịch sử+ GDCD:
-Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của tổ quốc.
-Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam được phát triển từ xa xưa. Nó được phát huy và phát triển ở thời phong kiến. Nó càng phát triển mạnh mẽ hơn trong sự nghiệp chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ. Ở thời kì hiện tại, truyền thống yêu nước được thể hiện một cách rõ nét trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. 
*Tích hợp môn giáo dục công dân, giáo dục lí tưởng sống “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. 
Trong thời bình học tập lời dạy của Bác: học sinh phải thể hiện tình yêu quê hương đất nước bằng những việc làm thiết thực như chăm học, chăm làm, tu dưỡng rèn luyện mình để mai sau trở thành một người công dân tốt. Phải biết tự hào dân tộc, yêu quý gìn giữ của công, tham gia tích cực vào mọi hoạt động xã hội công ích do nhà trường và địa phương tổ chức. Cần cù sáng tạo trong học tập , lao động để sau này trở thành những công dân có ích góp phần xây dựng đất nước phồn vinh. Bên cạnh đó cũng cần đấu tranh chống lại những biểu hiện, hành động phá hoại đất nước. 
4. Củng cố, luyện tập
- HS làm bài tập trắc nghiệm: phát phiếu học tập theo nhóm:
Câu 1: Quê hương Trương Hán Siêu ở đâu? (Liên môn địa lí).
Câu 2: Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu được viết theo thể?
A.Luật phú C. Phú cổ thể
B. Bài phú D.Văn phú
Câu 3: Bố cục một bài phú thường gồm các phần:
A. Lung khởi- ai vãn- thích thực- kết
B. Mở bài- thân bài- phát triển- kết bài
C. Đề- thực-luận- kết
D. Đoạn mở- đoạn giải thích- bình luận- kết
Câu 4: Bài Bạch Đằng giang phú ra đời trong khoảng thời gian nào? (Liên môn lịch sử).
50 năm sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- mông
30 năm sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- mông
40 năm sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- mông
45 năm sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- mông
Câu 5: Trong bài phú những địa danh nào khách đã không đi qua(Liên môn địa lí):
A. Cửu Giang B.Ngũ hồ
C. Đầm Vân Mộng C. Duy Thủy
Câu 6: Bài phú có nhắc đến Tử Trường, đó là ai? (Liên môn lịch sử).
Gia Cát Lượng B. Đào Tiềm
Tư Mã Thiên C. Quan Vân Trường
Câu 7: Hai vị Thánh quân được nói đến trong bài phú là ai? (Liên môn lịch sử).
A.Trần Thánh Tông và Trần Quang Khải
B.Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn
C.Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông
D.Trần Quang Khải và Trần Quốc Tuấn
Câu 8: Lời của các bô lão và khách trong bài phú khẳng định nhận tố quyết định nhất tạo nên chiến thắng của ta là :
Thiên thời
Địa lợi
Thiên thời, địa lợi
Nhân hòa
Câu 9: Em rút ra bài học gì cho bản thân sau khi học xong tác phẩm?
(ý thức đối với lịch sử dân tộc, đối với danh nhân lịch sử, địa danh lịch) 
 ( Tích hợp GD “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
5. Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc lòng bài phú. 
Phân tích tư tưởng nhân văn, yêu nước thể hiện qua tác phẩm ?
Vẽ bản đồ tư duy tổng kết nội dung, nghệ thuật quan trọng của bài học.
Soạn: Đại cáo bình Ngô (Phần 1- Tác giả) -Dạy học liên môn: Địa lí, Lịch sử, Tin học, Giáo dục công dân: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Chuẩn bị cho bài: Đại cáo bình Ngô (Phần 1- Tác giả) 
 Yêu cầu HS: (Phát phiếu cho học sinh):
Tổ 1: Tư liệu về cuộc đời tác gia Nguyễn Trãi.
Tổ 2: Tư liệu về sự nghiệp của tác gia Nguyễn Trãi.
Tổ 3: Đánh giá về vị trí, vai trò của Nguyễn Trãi trong lịch sử.
Tổ 4: Rút ra bài học đạo đức từ tấm gương nhân cách của tác gia Nguyễn Trãi.
V. Rút kinh nghiệm
Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Việc vận dụng kiến thức liên môn trong một bài học cụ thể có thể áp dụng đối với tất cả các môn học trong chương trình THPT không chỉ riêng đối với môn Ngữ văn; Có thể áp dụng với hầu hết các bài học trong chương trình ngữ văn THPT từ lớp 10 đến lớp 12. Trong giới hạn của sáng kiến, tôi chỉ thực nghiệm thiết kế một bài học cụ thể có tích hợp kiến thức liên môn mà tôi đã dạy trực tiếp trên đối tượng là học sinh lớp 10A4, Trường THPT Nguyễn Viết Xuân- Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc và đã mang lại hiệu quả thiết thực đối với cả giáo viên và học sinh. 
7. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
Với giáo viên:
Việc vận dụng kiến thức liên môn tích hợp vào bài học đòi hỏi giáo viên phải liên tục tìm hiểu, nghiên cứu và trau dồi kiến thức các bộ môn khác, đồng thời phải dành nhiều thời gian và tâm sức để thiết kế bài giảng và tổ chức lớp học.
Phương pháp tích hợp kiến thức liên môn vào bài học đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao, tính lo-gic trong các mối liên hệ giữa các mảng kiến thức, vì thế những đề xuất, ý kiến đóng góp, bổ sung từ phía các giáo viên bộ môn, đặc biệt là các bộ môn được vận dụng vào bài học là vô cùng cần thiết.
Để thực hiện bài dạy tích hợp liên môn trong sáng kiến này, giáo viên cần đảm bảo đầy đủ các thiết bị dạy học, học liệu, sách giáo khoa.
Học sinh
Phương pháp học tập tích hợp kiến thức liên môn đòi hỏi rất nhiều ở tính tích cực và chủ động của học sinh trong việc ôn lại những kiến thức liên môn đã học, đồng thời tìm hiểu trước các kiến thức mới sẽ được vận dụng trong bài học.
Việc học vận dụng kiến thức liên môn đòi hỏi học sinh có tính hợp tác cao trong hoạt động nhóm, phân bổ thời gian và nhiệm vụ một cách hợp lí cho các thành viên trong nhóm.
9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến:
Lợi ích với nhà trường
Đổi mới không khí dạy Văn ở trường phổ thông.
Nâng cao chất lượng dạy học Văn ở trường phổ thông.
Đáp ứng nhu cầu đổi mới về dạy học Văn hiện nay.
Đề tài không dừng lại ở đây, nó khuyến khích sự tìm hiểu rộng và sâu hơn nữa để ngày càng có thêm những biện pháp hay giúp lôi cuốn học sinh vào bài học, tạo hứng thu và niềm say mê tiếp nhận kiến thức sâu rộng cho các em.
Lợi ích với giáo viên
Việc vận dụng các kiến thức liên môn trong giờ học đòi hỏi giáo viên phải liên tục tìm hiểu, nghiên cứu và trau dồi kiến thức các bộ môn khác một cách sâu rộng và sáng tạo, có như thế mới có thể kết nối và gắn các mảng kiến thức với nhau giúp cho bài học trở nên sinh động, hấp dẫn và bổ ích.
Việc vận dụng các kiến thức liên môn trong giờ học buộc giáo viên phải đào sâu hơn các vấn đề đặt ra trong bài học, có như thế mới có thể phát hiện để xen kẽ và lồng ghép các mảng kiến thức sao cho hợp lí, lo-gic mà vẫn đảm bảo tính sinh động, hấp dẫn của bài giảng.
Việc vận dụng các kiến thức liên môn trong giờ học cũng đòi hỏi ở giáo viên sự cung phu và tỉ mỉ hơn trong quá trình thiết kế bài giảng sao cho có thể truyền tải được tất cả các kiến thức trong mối liên hệ với nhau một cách hấp dẫn cho học sinh thông qua các hoạt động trong giờ học mà vẫn đảm bảo đáp ứng được thời lượng của tiết học.
Lợi ích với học sinh
Việc vận dụng kiến thức liên môn trong tiết học khiến bài học trở nên hấp dẫn và lôi cuốn hơn, từ đó tạo cho học sinh một tâm thế học tập tập trung, sáng tạo, say mê khám phá và tiếp nhận kiến thức theo nhiều chiều, nhiều khía cạnh khác nhau.
Việc vận dụng kiến thức liên môn đòi hỏi sự liên tưởng và hồi tưởng, từ đó kích thích tư duy sáng tạo, lo-gic, tính chủ động tích cực trong học tập của học sinh.
Việc vận dụng kiến thức liên môn trong bài học còn trang bị thêm cho học sinh vốn kiến thức đa dạng phong phú, đồng thời, việc hồi tưởng lại kiến thức ở các bộ môn khác khiến quá trình nạp kiến thức được lặp đi lặp lại giúp các em nhớ các bài học và kiến thức một cách sâu sắc hơn.
Thông qua quá trình làm việc nhóm, học sinh trau dồi thêm về kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, đàm phán
Vĩnh Tường, ngày 12 tháng 02 năm 2020
Thủ trưởng đơn vị/
Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)
Vĩnh Tường, ngày 14 tháng 02 năm 2020
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
Vĩnh Tường, ngày 10 tháng 02 năm 2020
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Hoàng Thị Hằng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ giáo dục và Đào tạo (2006), Ngữ văn 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Bộ giáo dục và Đào tạo (2006), Ngữ văn 10 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Bộ giáo dục và Đào tạo (2006), Lịch sử 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Bộ giáo dục và Đào tạo (2006), Địa lí 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Bộ giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo dục công dân 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Phan Trọng Luận (1983), Con đường nâng cao hiệu quả dạy văn, NXB Giáo dục, Hà Nội
Phan Trọng Luận (2003), Văn chương bạn đọc sáng tạo, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI (2005), Luật
Giáo dục, NXB Lao Động xã hội

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_khi_day_ba.doc
Sáng Kiến Liên Quan