Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục chủ quyền biển, đảo trong dạy học Địa lí Lớp 12

Chương trình SGK Địa lí 12 gồm 45 bài, chia làm 4 phần với ba phần kiến thức chính là Địa lí tự nhiên, địa lý dân cư và Địa lí kinh tế - xã hội.

Nội dung bài học Địa lí 12 cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, khái quát nhất về đặc điểm tự nhiên, dân cư cũng như các hiện tượng kinh tế - xã hội của nước ta. Vì vậy đòi hỏi học sinh phải có sự tư duy cao mới nắm bắt được các biểu tượng địa lí.

Những năm học trở lại đây, vấn đề giáo dục chủ quyền biển, đảo đã được quan tâm nhiều hơn. Trong bối cảnh chính trị có nhiều diễn biến phức tạp, cần thiết phải giáo dục cho thế hệ thanh niên có lập trường kiên định, không để cho kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng. Hãy thể hiện tình yêu với biển đảo thông qua các hoạt động ý nghĩa mà nhà trường và chính quyền địa phương phát động, tổ chức.

Những khó khăn khi sử dụng giải pháp cũ:

* Giáo viên:

- Không chủ động phân chia thời gian giảng dạy, ngại tích hợp những kiến thức về chủ quyền, vao trò biển đảo

- Khó khăn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá phát huy năng lực vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Hạn chế khả năng tìm tòi, sáng tạo, bồi dưỡng chuyên môn, vận dụng nhiều môn học gắn liền với thực tiễn.

- Hạn chế sử dụng truyền thông, công nghệ thông tin, phân tích giảng giải các vấn đề thời sự liên quan đến biển, đảo.

* Học sinh:

- Học sinh chép bài thụ động, thái độ học chán nản, thờ ơ, nhàm chán.

- Khả năng tư duy phát hiện kiến thức bị hạn chế.

- Hạn chế phát triển năng lực người học.

 

doc22 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2995 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục chủ quyền biển, đảo trong dạy học Địa lí Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịa lý, qua đo rèn luyện các kỹ năng địa lý cho học sinh và tìm mối quan hệ nhân quả của các hiện tượng địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội.
II.4.4. Phương pháp đàm thoại gợi mở
	Đàm thoại gợi mở còn gọi là đàm thoại tìm tòi, phát hiện, trong đó giáo viên soạn ra câu hỏi lớn, thông báo cho học sinh, sau đó chia câu hỏi lớn ra thành một số câu hỏi nhỏ hơn, có quan hệ logic với nhau, tạo ra những cái mốc trên con đường thực hiện câu hỏi lớn.
II.4.5. Dạy học nhóm
	Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó học sinh của một lớp được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Thông qua học tập nhóm phát triển tính tự lục, sánh tạo, năng lục xã hội.
II.4.6. Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học:
Công nghệ thông tin là tất cả những phương tiện kỹ thuật dùng để khơi tạo, lưu trữ, truyền tải, chia sẻ, trao đổi thông tin. Đối với dạy tích hợp các phương tiện công nghệ thông chi phối: 
II.4.7. Dạy học theo dự án:
Là hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Trong quá trình thực hiện dự án, giáo viên có thể vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp học sinh định hướng tốt công tác học tập, hình thành, phát triển năng lực. 
II.4.8. Ngoài ra còn có các phương pháp khác hỗ trợ
- Động não, hỏi chuyên gia, viết báo cáo, đóng kịch.
III. ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ NỘI DUNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN. ĐẢO TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12.
Tên bài
Địa chỉ tích hợp
Nội dung tích hợp
Mức độ tích hợp
Địa lý 12
Bài 2: 
Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
* Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được các khái niệm như: Nội thuỷ, đường cơ sở, vùng lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo công ước quốc tế về luật biển năm 1982.
- Biển Đông là hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ tổ quốc.
* Kỹ năng:
- Xác định được trên bản đồ hành chính thế giới vị trí, lãnh thổ vùng biển nước ta nước ta.
* Thái độ:	
- Học sinh sẽ nhận thức được ý nghĩa to lớn về vai trò của Biển đảo.
Toàn bài
Bài 8: 
Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
*Kiến thức:
- Biết khái quát Biển Đông. 
- Phân tích ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam .
* Kỹ năng:
- Đọc bản đồ, nhận biết các đường đẳng sâu, phạm vi thềm lục địa, các dạng địa hình ven biển, mối quan hệ địa hình ven biển với đất liền.
- Liên hệ thực tế địa phương về ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Ninh Bình.
* Thái độ:
- Biết quý trọng và bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. 
Toàn bài
Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Mục 1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật
b. Tài nguyên rừng
*Kiến thức:
- Biết được tài nguyên sinh vật biển đông đa dạng, nhưng đang bị suy giảm do ô nhiễm môi trường biển. 
* Kỹ năng:
- Vẽ biểu đồ thể hiện sự đa dạng của tài nguyên sinh vật biển đông
- Liên hệ thực tế địa phương về ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Ninh Bình.
* Thái độ:
- Biết quý trọng và bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
 Liên hệ
Bài 15:
Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Mục 2. một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống: 
b. Bão
* Kiến thức:
- Biết được nguyên nhân, thời gian, hậu quả hoạt động của bão biển.
- Nắm được nội dung chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường (trong đó có môi trường biển).
* Kỹ năng:
- Tìm kiếm, thu thập, quan sát thực tế, sưu tầm tranh ảnh về ảnh hưởng của bão biển đến Ninh Bình và tại địa phương.
* Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ môi trường biển, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bộ phận
Bài 24: 
Vấn đề phát triển thủy sản, lâm nghiệp
Mục 1. Ngành thủy sản
* Kiến thức:
- Phân tích được các thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản ở vùng biển.
- Thấy được tài nguyên thủy hải sản biển phong phú,.
* Kỹ năng:
- Xác định trên átlat địa lý Việt Nam 4 ngư trường: Ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh, Ninh Thuận - Bình Thuận - Vũng Tàu, Cà Mau - Kiên Giang, Hoàng Sa - Trường Sa.
- sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về các hoạt động đánh bắt thủy sản ở vùng biển Kim Sơn (Ninh Bình).
* Thái độ:	
- Xác định cho mình trách nhiệm học tập, nâng cao nhận thức bảo vệ các loại tài nguyên biển bền vững.
Bộ phận
Bài 30: 
Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
Mục 1. Giao thông vận tải 
d. Ngành vận tải đường biển
* Kiến thức:
- Phân tích những điều kiện để phát triển ngành giao thông vận tải biển: Vùng biển rộng, bờ biển dài, có các vũng, vịnh nước sâu tạo thuận lợi xây dựng hệ thống cảng biển. 
* Kỹ năng:
- Đọc bản đồ, átlát địa lý Việt Nam một số tuyến vận tải biển trong nước, quốc tế và các cảng biển quốc tế.
* Thái độ:
- Nhận thức được vai trò của biển đảo trong phát triển nền kinh tế mở.
Bộ phận
Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch.
Mục 2: Du lịch
a. Tài nguyên du lịch
* Kiến thức:
- Bờ biển có nhiều bãi cát, bãi tắm, hang động tự nhiên đẹp, là tiềm năng du lịch lớn. 
- Xác định được tầm quan trọng của việc phát triển du lịch biển gắn với du lịch đảo.
* Kỹ năng:
- Đọc bản đồ, átlat địa lý Việt Nam những bãi tắm đẹp, nổi tiếng (Sần sơn, Cửa Lò, Đà Nẵng, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu)
- Tìm kiếm, thu thập, sưu tầm tranh ảnh về hoạt động của ngành du lịch biển ở Việt Nam.
* Thái độ:
- Nhận thức được vai trò của biển đảo trong phát triển kinh tế.
Liên hệ
Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung Du và Miền núi Phía Bắc
Mục 5. Kinh tế biển:
* Kiến thức:
- Chứng minh được vùng biển TDMNBB có khả năng phát triển tổng hợp kinh tế biển.
* Kỹ năng:
- Đọc átlat địa lý Việt Nam xác định bãi biển Đồ Sơn ,Vịnh Hạ Long; cảng nước sâu Cái Lân, đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ.
- Xác định ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh.
* Thái độ:
- Nhận thức được vai trò của biển đảo trong sự nghiệp phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Nâng cao trách nhiệm học tập tuyên truyền bảo vệ giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương.
Bộ phận
Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Bắc Trung Bộ
Mục 2: Hình thành cơ cấu Nông - lâm - ngư nghiệp
c. Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp
* Kiến thức:
- Thấy được các tỉnh Bắc Trung Bộ có khả năng phát triển nghề cá biển. 
- Việc phát triển ngành thủy sản đang làm thay đổi khá rõ nét cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển.
* Kỹ năng:
- Đọc bản đồ, átlat địa lý Việt Nam xác định bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Chân Mây, các cảng biển: Vũng Áng, Chân Mây, đảo Cồn Cỏ.
- Đọc bản đồ, átlat địa lý Việt Nam xác định các bãi tôm, bãi cá.
* Thái độ:
- Nhận thức được vai trò của biển đảo trong sự nghiệp phát triển kinh tế vùng Bắc Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. 
Bộ phận
Bài 36:
Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên Hải Nam Trung Bộ.
Mục 2:
Phát triển tổng hợp kinh tế biển
* Kiến thức:
- Phân tích vùng có nhiều thuận lợi nhất trong phát triển tổng hợp kinh tế biển. 
- Việc hình thành vùng kinh tế trọng điểm, xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai, Dung Quất, tạo bước đầu cho việc hình thành khu kinh tế cảng biển.
* Kỹ năng:
- Đọc bản đồ, átlat địa lý Việt Nam xác định bãi biển Mỹ Khê, Quy Nhơn, Nha Trang, Cà Ná, Mũi Né, các cảng biển: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Dung Quất, Vân Phong. 
- Xác định 2 ngư trường Ninh Thuận - Bình thuân - Vũng Tàu, ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa, 2 bãi muối lớn: Cà Ná, Sa Huỳnh
- Xác định bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), đảo Lí Sơn (Quảng Ngãi), 2 quần đảo xa bờ: Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hòa).
* Thái độ:
- Nhận thức được vai trò của biển đảo trong sự nghiệp phát triển kinh tế của Duyên Hải Nam Trung.
- Nâng cao trách nhiệm học tập tuyên truyền bảo vệ giữ vững chủ quyền biển đảo.
Bộ phận
Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
Mục 3: Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu
d. Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển
* Kiến thức:
- Việc khai thác dầu khí ở thềm lục địa với quy mô ngày càng lớn đã tác động mạnh mẽ đến sự phân hóa lãnh thổ của vùng.
- Vũng Tàu là nơi nghỉ mát lý tưởng, là cơ sở dịch vụ lớn về dầu khí.
- Cần chú ý giải quyết vấn đề môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.
 * Kỹ năng:
- Đọc bản đồ, átlat địa lý Việt Nam xác định bãi biển Vũng Tàu, cảng biển: Sài Gòn- Thị Vải, đảo Côn Đảo. 
+ Xác định ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Vũng Tàu.
+ Xác định các mỏ dầu Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Lan Đỏ, Lan Tây
* Thái độ:
- Nhận thức được vai trò của biển đảo trong sự nghiệp phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Miền Nam.
Bộ phận
Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
* Kiến thức:
- Hiểu được các vấn đề chủ yếu trong khai thác tổng hợp tài nguyên vùng biển và hải đảo
- Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với đảo và quần đảo là cơ sở khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa.
- Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề Biển Đông.
* Kỹ năng:
- Sử dụng bản đồ địa lý tự nhiên, átlat địa lý Việt Nam để xác định vị trí, phạm vi lãnh hải vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo.
- Điền lên bản đồ khung các đảo lớn và quần đảo của Việt Nam (Phú Quốc, Côn Đảo, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Cái Bầu, Phú Quý, Lí Sơn; Côn Sơn, Thổ Chu, Phú Quốc, các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa).
* Thái độ:
- Nhận thức được vai trò của biển đảo trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội đất nước.
- Hiểu tầm quan của toàn vẹn của lãnh thổ có ý nghĩa sống còn, thiêng liêng đối với mỗi người dân đất việt.
Toàn bài
Bài 44 và 45:
Tìm hiểu địa lý tỉnh và thành phố
* Kiến thức:
- Hiểu được đặc điểm về (vị trí, tiềm năng kinh tế trong phát triển kinh tế biển vùng biển Kim Sơn - Ninh Bình.
* Kỹ năng:
- Dựa vào lược đồ hành chính Ninh Bình, átlat địa lý Việt Nam xác vị trí, chiều dài bờ biển Kim Sơn.
- Nâng cao khả năng tiếp cận và giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Tìm kiếm, thu thập, sưu tầm tranh ảnh, viết và trình bày báo cáo về thực trạng phát triển kinh tế biển ở Ninh Bình.
* Thái độ:
- Xác định trách nhiệm học tập tuyên truyền bảo vệ giữ vững chủ quyền biển đảo.
Liên hệ
IV. CÁC VÍ DỤ MINH HỌA DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ 12 - THPT.
1. Thí dụ 1: Khi dạy mục 2, mục b ở bài 2 "Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ", giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng vẽ sơ đồ vùng biển nước ta. Học sinh lên bảng hoàn thành nhiệm vụ. (Bộ phận vùng biển nước ta gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa).
SƠ ĐỒ PHÂN ĐỊNH VÙNG BIỂN NƯỚC TA THEO CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982
Sau đó giáo viên đặt câu hỏi: Việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD - 981 vào vùng biển cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) 119 hải lý. Việc làm này có vi phạm chủ quyền nước ta hay không? Chúng ta cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo - Một bộ phận thiêng liêng không thể tách rời của lãnh thổ Tổ Quốc?
SƠ ĐỒ VỊ TRÍ GIÀN KHOAN HD - 981
Học sinh trả lời, giáo viên gọi các học sinh khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên kết luận: Việc đặt giàn khoan HD - 981 đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của nước ta "Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ kế hoạch khoan giếng và rút ngay giàn khoan HD - 981 ra khỏi khu vực này, không có thêm các hành động đơn phương làm phức tạp thêm tình hình và có những đóng góp thiết thực cho hòa bình, ổn định ở Biển Đông". Là học sinh các em cần học tập thật tốt, thực hiện các nghĩa vụ quân sự “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, bằng trái tim nhiệt huyết của tuổi trẻ hãy chung tay bảo vệ chủ quyền biển, đảo thân yêu.
2. Thí dụ 2: Khi dạy bài 42 “Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo”.
	Khi dạy mục 1 “Vùng biển và thềm lục địa của nước ta giàu tài nguyên”, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm:
Nhóm 1 và 2 (Tổ 1 và 2) dựa vào átlát địa lý Việt Nam, sách giáo khoa và kiến thức hãy nêu thế mạnh và thực trạng nghề khai thác thủy sản; khai thác khoáng sản biển và sản xuất muối
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Ngành
Thế mạnh
Thực trạng
Khai thác thủy sản
* Khai thác:
- Tổng sản lượng
- Thủy sản quý hiếm:...
- Các ngư trường trọng điểm:....
* Nuôi trồng: 
- Bờ biển:.............................
- Tổng sản lượng khai thác..
- Phân bố:
+ Khai thác...............
+ Nuôi trồng:
Khai thác khoáng sản
- Dầu khí:
- Sản xuất muối..
- Khai thác dầu khí
- Sản xuất muối:
 - Nhóm 3 và 4 (Tổ 3, 4) dựa vào átlát địa lý Việt Nam, sách giáo khoa và kiến thức hãy nêu thế mạnh và thực trạng về ngành giao thông vận tải biển và du lịch biển.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Ngành
Thế mạnh
Thực trạng
Giao thông vận tải biển
* Khai thác:
- Tổng sản lượng
- Thủy sản quý hiếm:.
- Các ngư trường trong điểm:
* Nuôi trồng: 
- Bờ biển:
- Tổng sản lượng khai thác
- Phân bố:
+ Khai thác
+ Nuôi trồng:
Du lịch biển
- Các bãi biển đẹp
- Đảo, quần đảo
- Các điều kiện khác
- Các trung tâm du lịch biển nổi tiếng..
- Loại hình du lịch
BẢN ĐỒ THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP
	Giáo viên cho học sinh các nhóm thảo luận, hoàn thành nhiệm vụ, sau đó gọi nhóm 1 lên bảng trình bày kết quả thảo luận, đại diện nhóm 1 trình bày. Giáo viên gọi nhóm 2 nhận xét bổ sung và đặt các câu hỏi cho nhóm 1.
	Giáo viên chuẩn kiến thức và nêu câu hỏi khắc sâu kiến thức.
Câu 1: Nhận xét và so sánh về sự phân bố ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản ở nước ta? 
Câu 2: Tại sao vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản có ý nghĩa cấp bách?
(Giáo viên: Tránh khai thác các nguồn lợi ven bờ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn các nguồn lợi, mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp bảo vệ chủ quyền biển, đảo.).
	Giáo viên tiếp tục gọi nhóm 4 lên trình bày, nhóm 3 nhận xét, bổ sung và đặt câu hỏi cho nhóm 4.
	Giáo viên chuẩn kiến thức và đặt câu hỏi: Tại sao phát triển du lịch biển, đảo là một hướng đi quan trọng vừa góp phần phát triển ngành du lịch vừa có ý nghĩa khẳng định chủ quyền vùng biển, vùng đảo nước ta? (Du lịch biển, đảo làm đa dạng các hoạt động du lịch, thu hút khách trong nước và quốc tế, góp phần làm tăng thêm doanh thu. Các tuyến du lịch hình thành trên vùng biển, có ý nghĩa khẳng định chủ quyền, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng biên giới, hải đảo).
	Cuối phần 1 giáo viên đặt câu hỏi cho các nhóm, các nhóm về nhà trả lời, tiết học sau các nhóm sẽ thảo luận
Câu hỏi: Em hãy chọn và phân tích một khía cạnh của việc khai thác tổng hợp tài nguyên biển mà em cho là tiêu biểu? 
Giáo viên: Hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo gồm rất nhiều nội dung, tiêu biểu đó là hoạt động khai thác tài nguyên sinh vật. Để đẩy mạnh khai thác loại tài nguyên này, cần tập trung một số khía cạnh sau:
- Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ
- Ngăn chặn các cách đánh bắt làm tổn hại đến nguồn lợi
- Đấu tranh chống tàu nước ngoài vi phạm vùng biển
- Khai thác hợp lý các nguồn lợi yến sào 
	Khi dạy mục 2 và 3, giáo viên cần làm rõ vai trò của đảo và quần đảo đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ nước ta. Giáo viên hỏi:
	Dựa vào át lát địa lý Việt Nam và kiến thức, hãy:
Câu 1: Kể tên 5 huyện đảo nước ta? Vì sao việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa lớn?
	Giáo viên: 
	+ Đảo và quần đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.
	+ Là căn cứ để nước ta tiến ra biển, đại dương trong thời đại mới
	+ Khai thác hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo, thềm lục địa
+ Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa
Câu 2: Tại sao chúng ta cần tăng cường hợp tác với các nước lánh giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa?
Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, là nhân tố quan trọng bảo đảm cho dân tộc ta phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN”(2). Đó là ý chí sắt đá, quyết tâm không gì lay chuyển được của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
V. HIỆU QUẢ GIÁO DỤC VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ. 
1. Hiệu quả giáo dục
- Sau khi ứng dụng sáng kiến tôi cảm thấy học sinh có phần hứng thú học tập, góp phần hình thành thế giới quan cho học sinh
- Nâng cao nhận thức của học sinh về chủ quyền biển, đảo, vai trò của biển đảo
- Có ý thức bảo chủ quyền biển, đảo trong thời đại mới.
- Thêm tình yêu quê hương đất nước.
- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành và phát triển năng lực, nhất là năng lực vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn 
* Bảng số liệu các kết quả thực nghiệm 
 Bảng số liệu:
Kết quả thực nghiệm hiểu nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo
 Lớp
Số HS
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Nắm hiểu nội dung 
Hiểu chưa kỹ
Chưa hiểu rõ
SL
%
SL
%
SL
%
12A
25
18
72
07
28
0
0
12B
20
15
75
03
15
02
10
2. Hiệu quả kinh tế:
- Sáng kiến tích hợp kiến thức giáo dục chủ quyền biển, đảo vào giảng dạy địa lí 12 sẽ là tài liệu súc tích, ngắn gọn, khá đầy đủ về biển, đảo giúp tiết kiệm được nhiều chi phí, giảm thiểu thời gian tìm tòi, nâng cao kiến thức cho giáo viên và học sinh.
VI. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Điều kiện áp dụng
Sáng kiến là nguồn tư liệu hữu ích, dễ dàng sử dụng. Những kiến thức biển, đảo đã được tích hợp vào nội dung bài học Địa lí 12 nên thuận lợi cho giáo viên và học sinh tham khảo, tra cứu; góp phần thiết thực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo năng lực.
2. Khả năng áp dụng:
- Nguồn tư liệu sáng kiến để bổ sung kiến thức.
- Đối với học sinh sau khi tôi dạy tích hợp giáo dục chủ quyền biển, đảo mang lại nhiều khả quan, giúp các em sống có trách nhiệm hoàn thiện nhân cách học sinh.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Tích hợp giáo dục chủ quyền biển, đảo là rất cần thiết và quan trọng trong việc dạy và học môn Địa Lí 12. Nó sẽ mang tính thuyết phục và thu hút sự chú ý của học sinh, làm thay đổi cả nhận thức, thái độ, hành vi về vấn đề biển, đảo.
Trước yêu cầu bức thiết của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Đảng ta nhận thức sâu sắc và thể hiện rõ quan điểm về phát triển kinh tế độc lập tự chủ, kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế
Trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, dạy học tích hợp là một xu thế được các nước thế giới và Việt Nam triển khai thực hiện, nhất là trong bối cảnh nước ta đang đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo. Do đó đòi hỏi giáo viên phải luôn luôn cải tiến các phương pháp giảng dạy so với các phương pháp trước đây, để tăng tính hấp dẫn với học sinh thúc hình thành năng lực người học, đẩy tính độc lập sáng tạo của trò tăng tính hiệu quả bài dạy.
Trên đây là một số việc làm, những suy nghĩ về cách tích hợp giáo dục chủ quyền biển, đảo bước đầu đã có hiệu quả, xin trình bày để đồng nghiệp tham khảo, có thể còn những khiếm khuyết không thể tránh khỏi, rất mong các bạn góp ý để cùng nhau tìm ra giải pháp dạy tích hợp mang lại hiệu quả cao hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng, phương pháp dạy học địa lý theo hướng tích cực, NXB ĐHSP, 2003.
2. Nguyễn Hải Âu. 2002, Địa lý tự nhiên Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
3. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, ( 2008), Sách giáo khoa địa lý 12, Nxb, Giáo Dục
4. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, giáo dục bảo vệ di sản, tài liệu tập huấn dạy tích hợp ở trường THPT.
5. Vũ Tự Lập, 2002, Địa lý tự nhiên Việt Nam, NXB, Giáo dục
6. Các cổng thông tin điện tử, các trang website địa phương, Bách khoa toàn thư mở (wikipedia), du lịchliên quan đến giáo dục chủ quyền biển, đảo trong dạy học.
7. Átlát Đại lý Việt Nam 2010, nxb Giáo Dục
8. Sáng kiến kinh nghiệm của những giáo viên bộ môn khác.

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem Dia li. TH bien, dao - ĐL12.doc
  • docBia SKKN.doc
  • docMỤC LỤC.doc
Sáng Kiến Liên Quan