Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Hóa học Lớp 12 Trung học Phổ thông
1.3.5. Xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp liên môn
1.3.5.1. Nguyên tắc lựa chọn chủ đề tích hợp
Dạy học tích hợp nhằm mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực người học, đặc biệt là năng lực giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn cuộc sống. Khi lựa chọn chủ đề cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Đảm bảo mục tiêu giáo dục hình thành và phát triển năng lực cần thiết cho người học.
Nguyên tắc 2: Đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, mang tính thiết thực và có ý nghĩa với người học.
Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính khoa học và tiếp cận những thành tựu của khoa học hiện đại nhưng vừa sức với học sinh.
Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính giáo dục và giáo dục vì sự phát triển bền vững.
Nguyên tắc 5: Tăng tính thực hành, thực tiễn, ứng dụng và quan tâm tới các vấn đề xã hội mang tính địa phương.
Nguyên tắc 6: lựa chọn nội dung tích hợp đảm bảo tính đặc trưng bộ môn, vừa sức với học sinh và có tính chọn lọc cao.
1.3.5.2. Quy trình xây dựng chủ đề/bài dạy học tích hợp
Để thiết kế chủ đề tích hợp, cần thực hiện các hoạt động qua các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn chủ đề/bài học tích hợp
Vận dụng 6 nguyên tắc nêu trên trong việc lựa chọn chủ đề tích hợp.
Giáo viên cần phải trả lời các câu hỏi:
1. Tại sao lại phải dạy học tích hợp? Mục tiêu tích hợp là gì?
2. Tích hợp nội dung nào là hợp lí? Các nội dung cụ thể đó là gì? Thuộc các môn học, bài học nào trong chương trình?
3. Logic và mạch phát triển các nội dung đó như thế nào?
4. Thời lượng cho bài học tích hợp là bao nhiêu?
Từ đó, xác định (đặt tên) cho chủ đề/bài học. Tên chủ đề/bài học làm sao phải phản ánh được nội dung của chủ đề/bài học.
Bước 2: Xácđịnh mục tiêu của bài học tích hợp, bao gồm: kiến thức, kĩ năng, thái độ, định hướng các năng lực cần hình thành ở người học.
Bước 3: Xác định nội dung dạy học tích hợp:
Bước 4: Xác định PPDH chủ yếu sẽ tiến hành
Bước 5: Thiết kế các hoạt động dạy học
Bước 6: Xây dựng công cụ đánh giá mục tiêu
1.3.5.3. Trình bày nội dung một chủ đề tích hợp liên môn
a)Tên chủ đề
b) Mục tiêu của chủ đề
c) Nội dung trong chương trình các môn học được tích hợp trong chủ đề
d) Sản phẩm cuối cùng của chủ đề
1.3.6. Quy trình tổ chức dạy học tích hợp
Quá trình tổ chức DHTH tiến hành qua 7 bước:
Bước 1. Lựa chọn chủ đề
Bước 2. Xác định các vấn đề cần giải quyết trong chủ đề
Bước 3: Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết các vấn đề
Bước 4: Xây dựng mục tiêu dạy học của chủ đề
Bước 5: Xây dựng nội dung các hoạt động dạy học của chủ đề
Bước 6: Lập kế hoạch dạy học chủ đề
Bước 7: Tổ chức dạy học và đánh giá chủ đề
ung cần nghiên cứu của chủ đề 1 2 3 4 5 6 Hoạt động 2: Các khái niệm về chất dẻo, vật liệu compozit, tơ, cao su. Phân loại tơ, cao su. Góc “trải nghiệm” - GV cho học sinh quan sát một số vật dụng/vật liệu sau: vỏ bút bi (1), thước nhựa (2), túi nilon (3); bông (4), len tổng hợp (5), săm xe đạp (6), lốp xe (7), dây chun (8)yêu cầu học sinh thảo luận và cho biết vật liệu làm ra các vật dụng đó. Làm từ chất dẻo Tơ sợi Làm từ cao su Vật dụng/vật liệu - HS thảo luận và điền vào bảng trên. - Tiếp theo GV hướng dẫn các nhóm học sinh thực hiện một số thí nghiệm đơn giản sau: (1). Đốt nóng vỏ bút bi rồi bẻ cong, thả ra quan sát hiện tượng. (2). Kéo dãn sợi dây săm xe đạp rồi thả ra, quan sát hiện tượng và nhận xét. (3). Kéo nhẹ sợi len, quan sát. Những hiện tượng quan sát được ở mỗi thí nghiệm là biểu hiện của tính chất gì? Điền vào bảng sau TN0 Hiện tượng Là biểu hiện của tính chất 1 2 3 Từ đó kết hợp nghiên cứu sgk hãy làm rõ các khái niệm sau: - Tính dẻo: - Tính đàn hồi: - Chất dẻo: . . - Vật liệu compozit: . - Tơ: . - Cao su: * Ở “góc phân tích”, gv cho học sinh thảo luận các câu hỏi sau: 1. Hãy cho biết các đặc điểm của những polime dùng làm tơ sợi. 2. Cho các polime/tơ sau: sợi bông (1); nilon-6 (2); nilon-7 (3); tơ visco (4); tơ xenlulozơ axetat (5); len (6); tơ tằm (7). Hãy xếp chúng vào loại thích hợp theo bảng cho sau đây, từ đó vẽ sơ đồ phân loại tơ. Tơ thiên nhiên Tơ nhân tạo (bán TH) Tơ tổng hợp Tơ hóa học . .. .. 3. Cao su có mấy loại? - Góc “áp dụng”: Cho học sinh áp dụng để làm một số bài tập trắc nghiệm Phiếu học tập 1: Câu 1: Cách phân loại nào sau đây đúng? A. Các loại vải sợi, sợi len đều là tơ thiên nhiên B. Tơ capron là tơ nhân tạo C. Tơ visco là tơ tổng hợp D. Tơ xenlulozơaxetat là tơ hóa học Câu 2: Trong các loại tơ: tơ tằm, tơ visco, tơ xenlulozơaxetat, tơ capron, tơ nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là A.1 B.2 C.3 D.4 Câu 3: Trong số các polime: tơ tằm, sợi bông, len, tơ enang, tơ visco, nilon-6,6, tơ axetat, loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là A. Tơ tằm, sợi bông, nilon-6,6 B. Sợi bông, len, nilon-6,6 C. Tơ visco, nilon-6,6, tơ axetat D. Sợi bông, tơ axetat, tơ visco PHIẾU HỔ TRỢ ( giúp HS thực hiện góc “áp dụng” ở phiếu học tập số 1) Câu 1: Cách phân loại nào sau đây đúng? A. Cácl oại vải sợi, sợi len đều là tơ thiên nhiên => Sai vì có thể là tơ tổng hợp. B.Tơ capron là tơ nhân tạo => Sai vì tơ capron là tơ tổng hợp. C.Tơ visco là tơ tổng hợp => Sai vì tơvisco là tơ bán tổng hợp (hay tơ nhân tạo) D.Tơ xenlulozơaxetat là tơ hóa học =>Tơ xenlulozơaxetat là tơ nhân tạo, thuộc loại tơ hóa học. Câu 2:Trong các loại tơ: tơ tằm, tơ visco, tơ xenlulozơaxetat, tơ capron, tơ nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là A.1 B.2 C.3 D.4 .Câu 3:Trong các loại tơ: tơ tằm, tơ visco, tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nilon- 6,6. Số tơ bán tổng hợp là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Chuẩn bị hoạt động của các góc. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Đồdùng, thiết bị dạy học 7 phút - Ổn định tổ chức - Giới thiệu các góc và các nhiệm vụ cụ thể ở mỗi góc - Hướng dẫn HS nghiên cứu và lựa chọn các góc - Ngồi theo tổ - Quan sát và lắng nghe - Nghiên cứu các nhiệm vụ cụ thể và lựa chọn các góc theo tổ Thực hiện các nhiệm vụ theo các góc Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Đồ dùng, thiết bị dạy học 27 phút - Yêu cầu các tổ thực hiện các nhiệm vụ ở các góc trong các hoạt động 3. + Trong hoạt động 2: góc trải nghiệm(18 phút), góc phân tích (5 phút); góc áp dụng (4 phút). - Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm tại các góc học tập. Sử dụng kỹ thuật: “khăn trải bàn” - Trưng bày sản phẩm của nhóm tại góc học tập. - Sách giáo khoa hóa 12 - Các hướng dẫn nhiệm vụ ở các góc - Bút dạ, băng dính, giấy A0 - Máy chiếu projecter Báo cáo kết quả việc thực hiện các nhiệm vụ ở các góc trong hoạt động 2 Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Đồ dùng, thiết bị dạy học 11 phút - Hướng dẫn HS báo cáo kết quả - Gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả ở các góc phân tích, quan sát, trải nghiệm. Yêu cầu các tổ nhận xét, phản hồi. (Mỗi nhóm trình bày một góc) - GV nhận xét, tổng kết về nhóm nguyên tố. Đại diện các tổ lên báo cáo kết quả, các tổ còn lại lắng nghe quan sát sản phẩm, đưa ra ý kiến bổ sung, lắng nghe ghi nhớ kết luận mà GV chốt lại, sau đó ghi lại các nội dung đã được GV kết luận và chốt lại. - Máy chiếu, đáp án Hoạt động 3: Giới thiệu một số polime dùng làm chất dẻo và tơ tổng hợp Góc “phân tích” + GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk, thảo luận, quan sát các hình ảnh và ghép với tên polime ở dưới đây cho phù hợp (nếu có). Cho biết từng polime đó dùng làm chất dẻo hay tơ sợi? - Các polime: poliacrilonitrin (1); polietilen-PE (2); poli(metyl metacrylat) (3); poli (hexametylen ađipamit) (4); poli(vinyl clorua) – PVC (5); poli(phenol-fomanđehit)-PPF (6) - Các hình ảnh: (a) (b) (c) (d) (e) Polime (1) (2) (3) (4) (5) (6) Hình ảnh Dùng làm Sau khi HS hoàn thành xong bảng trên, GV tiếp tục cho HS thảo luận hoàn thành nội dung kiến thức sau đây p.ư điều chế Tính chất ứng dụng Polietilen (PE) PVC Poli (metyl metacrylat) Poli (phenol-fomanđehit)-PPF Tơ nilon-6,6 Tơ nitron (hay olon) - Góc “trải nghiệm” GV cho các nhóm hs làm thí nghiệm kiểm chứng tính cách điện của PE, PVC; tính chất trong suốt không giòn của poli(metyl metacrylat) ( kính mũ bảo hiểm xe máy) - Góc “áp dụng”: Cho học sinh áp dụng để làm một số bài tập trắc nghiệm Phiếu học tập 2: Câu 1: Polime nào sau đây không phải là thành phần chính của chất dẻo A. Poliacrilonitrin. B. Polistiren. C. Poli(metyl metacrylat). D. Polietilen. Câu 2: Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là A. poliacrilonitrin. B. poli(metyl metacrylat). C. poli(vinyl clorua). D. polietilen. Câu 3: Polime X dùng làm chất dẻo và được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. Vậy X là polime nào sau đây ? A. policaproamit. B. poli(metyl metacrylat). C. poli(vinyl clorua). D. Poli(phenol-fomanđehit). Câu 4 : Loại tơ tổng hợp dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét là A. tơ axetat. B. Tơ nilon-6,6. C. tơ nitron (hay olon) D. Tơ visco Câu 5 : Khẳng định nào sau đây không đúng ? Các tơ : nilon-6 ; nilon-7 ; nilon-6,6 đều thuộc loại tơ tổng hợp đều thuộc loại tơ poliamit đều bền với nhiệt, axit và kiềm đều có thành phần phân tử gồm các nguyên tố C, H, O, N. PHIẾU HỔ TRỢ (giúp HS thực hiện góc “áp dụng” ở phiếu học tập số 2) Câu 1: A Câu 2: B Câu 3: D Câu 4: C Câu 5: C (Các tơ : nilon-6 ; nilon-7 ; nilon-6,6 đều chứa liên kết amit trong phân tử nên đều kém bền với nhiệt, axit và kiềm). Chuẩn bị hoạt động của các góc. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Đồ dùng, thiết bị dạy học 7 phút - Ổn định tổ chức - Giới thiệu các góc và các nhiệm vụ cụ thể ở mỗi góc - Hướng dẫn HS nghiên cứu và lựa chọn các góc - Ngồi theo tổ - Quan sát và lắng nghe - Nghiên cứu các nhiệm vụ cụ thể và lựa chọn các góc theo tổ Thực hiện các nhiệm vụ theo các góc Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Đồ dùng, thiết bị dạy học 27 phút - Yêu cầu các tổ thực hiện các nhiệm vụ ở các góc trong các hoạt động 3. + Trong hoạt động 2: góc trải nghiệm(5 phút), góc phân tích (18 phút); góc áp dụng (4 phút). - Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm tại các góc học tập. Sử dụng kỹ thuật: “khăn trải bàn” - Trưng bày sản phẩm của nhóm tại góc học tập. - Sách giáo khoa hóa 12 - Các hướng dẫn nhiệm vụ ở các góc - Bút dạ, băng dính, giấy A0 - Máy chiếu projecter Báo cáo kết quả việc thực hiện các nhiệm vụ ở các góc trong hoạt động 3 Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Đồ dùng, thiết bị dạy học 11 phút - Hướng dẫn HS báo cáo kết quả - Gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả ở các góc phân tích, quan sát, trải nghiệm. Yêu cầu các tổ nhận xét, phản hồi. (Mỗi nhóm trình bày một góc) - GV nhận xét, tổng kết về nhóm nguyên tố. Đại diện các tổ lên báo cáo kết quả, các tổ còn lại lắng nghe quan sát sản phẩm, đưa ra ý kiến bổ sung, lắng nghe ghi nhớ kết luận mà GV chốt lại, sau đó ghi lại các nội dung đã được GV kết luận và chốt lại. - Máy chiếu, đáp án Hoạt động 4: Cấu tạo/điều chế, tính chất và ứng dụng của các loại cao su. - Góc “phân tích” GV cho HS thảo luận, nghiên cứu sgk, quan sát 1 số hình ảnh và liên hệ thức tế hoàn thành đơn vị kiến thức sau: 1. Hoàn thành bảng sau Cao su thiên nhiên Cao su tổng hợp (Cao su buna) Cấu tạo/p.ư điều chế Tính chất Ứng dụng 2. Nhìn sơ đồ lưu hóa cao su hãy cho biết bản chất của quá trình lưu hóa cao su? Cấu trúc mạch của cao su lưu hóa? Tính chất vật lí, hóa học, cơ học của cao su lưu hóa như thế nào so với cao su thường? Theo em cao su lưu hóa thuộc loại polime thiên nhiên, polime tổng hợp hay polime bán tổng hợp? 3. Viết PTHH các phản ứng điều chế poli(butađien – stiren) – sản xuất cao su buna-S và poli(butađien-acrilonitrin) – sản xuất cao su buna-N. - Góc “quan sát” GV chiếu một số hình ảnh về ứng dụng của các loại cao su cho HS quan sát để thấy được cao su được ứng dụng nhiều trong đời sống và sản xuất. - Góc “áp dụng”: Cho học sinh áp dụng để làm một số bài tập trắc nghiệm Phiếu học tập 3: Câu 1: Trùng hợp hiđrocacbon nào sau đây tạo ra polime dùng để sản xuất cao su buna? A. penta-1,3-đien. B. buta-1,3-đien. C. 2-metylbuta-1,3-đien. D. but-2-en. Câu 2: Trong các loại cao su sau:cao su thiên nhiên, cao su buna, cao su isopren, cao su lưu hóa, loại nào có tính chất bền cơ học cao nhất? A. cao su buna B. cao su thiên nhiên C. cao su lưu hóa D. cao su isopren Câu 3: Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là A. nhựa PE. B. amilopectin. C. amilozơ. D. Cao su lưu hóa. Câu 4: Cao su lưu hóa có 2% lưu huỳnh về khối lượng. Khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu đisunfua –S-S- ? Giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở cầu metylen trong mạch cao su A. 46 B. 23 C. 24 D. 45 PHIẾU HỔ TRỢ ( giúp HS thực hiện góc “áp dụng” ở phiếu học tập số 3) Câu 1: B Câu 2: C Câu 3: D Câu 4: A. HD: Ta có sơ đồ: C5nH8n + 2S ==> C5nH8n-2S2 => %mS = 64/(68n+62) = 2% => n 46 Chuẩn bị hoạt động của các góc. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Đồ dùng, thiết bị dạy học 7 phút - Ổn định tổ chức - Giới thiệu các góc và các nhiệm vụ cụ thể ở mỗi góc - Hướng dẫn HS nghiên cứu và lựa chọn các góc - Ngồi theo tổ - Quan sát và lắng nghe - Nghiên cứu các nhiệm vụ cụ thể và lựa chọn các góc theo tổ Thực hiện các nhiệm vụ theo các góc Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Đồ dùng, thiết bị dạy học 28 phút - Yêu cầu các tổ thực hiện các nhiệm vụ ở các góc trong các hoạt động 3. + Trong hoạt động 2: góc trải nghiệm (4 phút), góc phân tích (20 phút); góc áp dụng (4 phút). - Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm tại các góc học tập. Sử dụng kỹ thuật: “khăn trải bàn” - Trưng bày sản phẩm của nhóm tại góc học tập. - Sách giáo khoa hóa 12 - Các hướng dẫn nhiệm vụ ở các góc - Bút dạ, băng dính, giấy A0 - Máy chiếu projecter Báo cáo kết quả việc thực hiện các nhiệm vụ ở các góc trong hoạt động 4 Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Đồ dùng, thiết bị dạy học 10 phút - Hướng dẫn HS báo cáo kết quả - Gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả ở các góc phân tích, quan sát, trải nghiệm. Yêu cầu các tổ nhận xét, phản hồi. (Mỗi nhóm trình bày một góc) - GV nhận xét, tổng kết về nhóm nguyên tố. Đại diện các tổ lên báo cáo kết quả, các tổ còn lại lắng nghe quan sát sản phẩm, đưa ra ý kiến bổ sung, lắng nghe ghi nhớ kết luận mà GV chốt lại, sau đó ghi lại các nội dung đã được GV kết luận và chốt lại. - Máy chiếu, đáp án Củng cố, dặn dò, bài tập về nhà và hướng dẫn HS học bài mới. GV dùng bài tập trong hệ thống câu hỏi để củng cố tại lớp. BTVN: tất cả các bài tập trong SGK CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm Đánh giá tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp đề xuất trong việc giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học hóa học 11 THPT. 3.2. Nội dung thực nghiệm Từ kết quả thăm dò ý kiến giáo viên đã trình bày trong chương 2, chúng tôi quyết định thực nghiệm việc giảng dạy hoá học có lồng ghép nội dung hoá học môi trường cho khối 11 như sau: Tiêt 18.Phân bón hóa học Tiêt tự chon 12.Bài tập về Phân bón hóa học 3.3. Đối tượng thực nghiệm Trên cơ sở đề tài chúng đã tôi làm thực nghiệm giảng dạy và đối chứng ở các lớp 11 trên 3 trường THPT bao gồm trường THPT Quỳnh lưu 1, THPT Quỳnh Lưu 2, THPT Quỳnh Lưu 3. Bảng 3.1. Lớp thực nghiệm và đối chứng STT Giáo viên Trường Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số 1 Đào Văn Truyền Quỳnh Lưu 2 12A3 40 12D4 42 2 Hồ Thị Lê Quỳnh Lưu 3 12A1 40 12C2 40 3 Phan Thi Thái Quỳnh Lưu 1 12A04 41 12D3 41 3.4. Quá trình thực nghiệm 3.4.1. Chuẩn bị Chọn các lớp tương đồng về sức học và có cùng điều kiện học tập để làm cặp lớp THỰC NGHIỆM – ĐỐI CHỨNG. Soạn sẵn giáo án lồng ghép nội dung giáo dục môi trường theo bài học, tiết học để cung cấp cho giáo viên. In và phát tư liệu tham khảo cho giáo viên tham gia thực nghiệm.Soạn các đề kiểm tra theo yêu cầu thực nghiệm đề ra. 3.4.2. Tiến hành hoạt động dạy học trên lớp Lớp thực nghiệm: dạy giáo án lồng ghép nội dung giáo dục môi trường. Lớp đối chứng: dạy bằng giáo án bình thường của giáo viên tham gia thực nghiệm. Thực hiện kiểm tra theo kế hoạch thực nghiệm đã đề ra. Chấm điểm và so sánh kết quả bài kiểm tra giữa 2 lớp trong cùng một cặp thực nghiệm – đối chứng 3.5. Kết quả thực nghiệm Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra lần 1- lớp 12 Lớp Đối tượng Số HS Điểm xi Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trường Quỳnh Lưu 2 12A3 TN1 40 0 0 0 0 0 0 1 8 18 7 8 8.31 12D4 ĐC1 42 0 0 1 8 15 7 7 3 0 0 0 3.4 Trường Quỳnh Lưu 3 12A1 TN2 40 0 0 0 0 0 1 2 9 10 13 6 8.0 12C2 ĐC2 40 0 0 1 4 9 12 9 5 0 0 0 4.97 Trường Quỳnh Lưu 1 12A04 TN3 41 0 0 0 0 0 0 10 7 7 12 8 8.02 12D3 ĐC3 41 0 1 2 3 10 17 5 2 1 0 0 4.65 Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra lần 2–lớp 11 Lớp Đối tượng Số HS Điểm xi Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trường Quỳnh Lưu 2 12A3 TN1 40 0 0 0 0 0 0 1 7 15 9 10 8.47 12D4 ĐC1 42 0 0 1 8 14 7 7 4 0 0 0 4.45 Trường Quỳnh Lưu 3 12A1 TN2 40 0 0 0 0 0 0 2 9 9 13 9 8.42 12C2 ĐC2 40 0 0 1 4 8 12 9 5 1 0 0 5.07 Trường Quỳnh Lưu 1 12A04 TN3 41 0 0 0 0 0 0 8 7 7 12 10 8.2 12D3 ĐC3 41 0 1 2 3 8 16 5 4 2 0 0 4.87 Nhận xét: Qua hai bài kiểm tra chúng ta thấy lớp thực nghiệm có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. Ngoài ra, lớp đối chứng không có điểm tối đa. Có thể thấy, học sinh lớp thực nghiệm tiếp thu và ghi nhớ tốt kiến thức hóa học môi trường được lồng ghép vào bài giảng. Vậy việc lồng ghép là có hiệu quả. 3.6.. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm Qua các thông số, chúng ta dễ dàng nhận thấy học sinh lớp thực nghiệm nắm vững kiến thức xung quanh việc giáo dục môi trường, điểm số luôn cao hơn lớp đối chứng và điểm trung bình luôn đạt ở mức khá, giỏi. Điều này thể hiện các em đã hứng thú với môn học, có ý thức hơn với việc bảo vệ môi trường, có niềm đam mê học hỏi và tự tìm hiểu thêm về kiến thức hóa học môi trường nói riêng và kiến thức hóa học nói chung. Song song đó, lớp đối chứng gặp nhiều khó khăn ở kiến thức hóa học môi trường thể hiện các em ít được tiếp xúc hoặc tiếp xúc không hiệu quả những thông tin về hóa học môi trường qua các kênh truyền thông tin khác. Vậy, việc lồng ghép kiến thức giáo dục môi trường vào bải giảng hóa học ở trường phổ thông là rất hiệu quả và là việc làm cần thiết. PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ đã đề ra, đề tài đã thực hiện được các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu các nội dung làm cơ sở lý luận của đề tài - Tìm hiểu về môi trường và giáo dục môi trường, nghiên cứu kiến thức cơ sở về môi trường và hóa học môi trường. - Tìm hiểu mô hình dạy học hóa học môi trường ở trường phổ thông, các hình thức triển khai giáo dục môi trường và các phương pháp giáo dục môi trường ở trường phổ thông. - Điều tra thực trạng giáo dục môi trường thông qua môn hóa học ở trường phổ thông để làm cơ sở cho việc xây dựng nội dung lồng ghép giáo dục môi trường vào môn hóa học lớp 12 ở trường THPT. - Nghiên cứu được các cách thức và phương pháp lồng ghép nội dung giáo dục môi trường để áp dụng soạn giáo án cụ thể. Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào một số bài giảng hóa học Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả của đề tài. Kết quả thực nghiệm đã cho thấy: Học sinh ở các lớp thực nghiệm được học với giáo án có lồng ghép nội dung giáo dục môi trường đều thể hiện sự hăng say, hứng thú trong giờ học, và sau đó là yêu thích môn hóa hơn. Học sinh mong đợi được học với những tiết có liên hệ thực tế, đặc biệt là được hiểu thêm về những vấn đề “nóng” của môi trường có liên quan đến môn hóa học. Qua điểm số thực nghiệm, có thể thấy việc lồng ghép nội dung giáo dục môi trường có hiệu quả trong việc cung cấp thông tin, cũng như hiệu quả trong giảng dạy hóa học nói chung vì việc lồng ghép cũng có tác động đáng kể đến trí nhớ của các em so với việc giảng dạy bằng nội dung hóa học đơn thuần. 2. Kiến nghị và đề xuất. - Xây dựng và phát triển chủ đề liên môn Hóa – Sinh – Địa lý trong các nội dung dạy học trong trường THPT. - Tăng cường tổ chức các buổi tập huấn về giáo dục môi trường cho giáo viên THPT. - Xây dựng tư liệu giảng dạy về giáo dục môi trường cho giáo viên THPT. Với các trường THPT: - Phát động phong trào lồng ghép giáo dục môi trường trong giáo dục môn học. - Cung cấp các tư liệu và xây dựng các chương trình tìm hiểu và bảo vệ môi trường cho giáo viên nghiên cứu và học tập. - Trang bị thiết bị dạy học hiện đại, như máy chiếu, máy tính, các phần mền tích hợp dạy học về môi trường. - Khuyến khích giáo viên mạnh dạn đầu tư cho bài giảng, trong đó có việc lồng ghép nội dung giáo dục môi trường. - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nhà trường luôn xanh, sạch, đẹp ở mọi tiết học, ở buổi chào cờ đầu tuần, ở các buổi ngoại khóa đến với mọi học sinh trong nhà trường. Từ đó nhằm có sức lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến với mọi tầng lớp của xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2015), Dạy học tích hợp ở trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ quản lý, giáo viên THCS, THPT. Nxb Đại học Sư Phạm. 2. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2015), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (Trong chương trình giáo dục phổ thông mới). 3. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Các sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập hóa học phổ thông. 4. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2015), Tài liệu tập huấn “Dạy học tích hợp liên môn, lĩnh vực khoa học tự nhiên”. 5. Lê Quý An (chủ biên), Việt Nam môi trường và cuộc sống, Nxb Chính trị quốc gia. 6. Nguyễn Văn Biên (2015), Qui trình xây dựng chủ đề tích hợp về khoa học tự nhiên. Tạp chí Khoa học ĐHSPHN Số 2 (2015) 61-66. 7. Trịnh Văn Biều, ThS Nguyễn Văn Bỉnh (2006), Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học ở trường THPT, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, ĐHSP Tp Hồ Chí Minh. 8. Đặng Kim Chi (2001), Hóa học môi trường, Nxb Khoa học và kỹ thuật. 9. Nguyễn Lân Dũng (2001), Bộ sách 10 vạn câu hỏi vì sao – Bảo vệ môi trường, Nxb Khoa học và Kỹ thuật. 10. Vũ Đăng Độ (1999), Hóa học và sự ô nhiễm môi trường, Nxb Giáo dục. 11. Lê Xuân Trọng ( 2006), Hóa học 11 nâng cao, Nxb Giáo dục 12. Nguyễn Xuân trường (2006), Hóa học 11, Nxb Giáo dục 13, 14. 15. PHỤ LỤC Một số hình ảnh về cảnh quan của nhà trường ( Ảnh chụp) Rác thải nhựa sinh hoạt hàng ngay của học sinh được thu gom về nơi quy định (Ảnh chụp) Rác thải nhựa sinh hoạt hàng ngay của học sinh được thu gom về nơi quy định (Ảnh chụp) Sân trường xanh, sạch ,đẹp ( Ảnh chụp) Mọi nơi đều xanh, sạch , đẹp (Ảnh chụp) Xanh ,sạch, đẹp từng cm.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_tr.doc