Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong các văn bản nhật dụng Ngữ văn 8

1) Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu:

 Cuộc sống hằng ngày diễn ra trên trái đất, con người và muôn loài con vật đều phải thở, phải ăn, phải uống, phải vui chơi và học tập. Điều kiện đáp ứng nhu cầu ăn uống, hít thở, đó chính là môi trường; môi trường và sự sống là mối quan hệ không thể tách rời nhau, môi trường cần thiết cho sự sống của mọi nòi giống và dựa vào môi trường nòi giống có được phát triển hay tuyệt chủng, suy vong.

 Điều đáng nói ở đây là trong sinh hoạt cộng đồng chúng ta hằng ngày, chính chúng ta đã tự gây ô nhiễm môi trường sống của chính mình mà không hề hay biết. Cho nên giữ gìn và bảo vệ môi trường đã và đang là một vấn đề được cả thế giới nói chung, Việt nam chúng ta nói riêng đặc biệt quan tâm.

 Chất lượng môi trường có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển bền vững đối với cuộc sống của mọi con người. Môi trường là một khái niệm quen thuộc và tồn tại xung quanh chúng ta. Vì vậy, việc giáo dục “ Bảo vệ môi trường ” cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi người giáo viên, trong quá trình giảng dạy cần lồng ghép dạy các bộ môn văn hóa thông qua giáo dục và bảo vệ môi trường. Đối với Trung học cơ sớ là bậc học nền tảng, các em rất nhạy cảm cho nên việc giáo dục môi trường được hình thành ở lứa tuổi này có ảnh hưởng lâu dài, có tính bền vững đối với các em sau này khi học tiếp lên các lớp trên.

 Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy trong chương trình giảng dạy việc kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường là điều kiện rất quan trọng nhằm giúp các em học sinh ở lứa tuổi này hiểu được tầm quan trọng của môi trường. Từ đó, hình thành được ý thức bảo vệ môi trường.

 2) Những thực trạng liên quan đến vấn đề :

 Ở lứa tuổi học sinh Trung học, nhất là học sinh lớp Tám các em đã bắt đầu tiến hành học tập một cách tương đối có hệ thống qua các môn học và qua các hoạt động vui chơi, giải trí v.v Nhờ học tập các em lĩnh hội được những kiến thức về tự nhiên về khoa học xã hội và thế giới xung quanh, qua học tập các em hiểu được môi trường là bầu không khí để thở, nguồn nước sạch để sinh hoạt và bầu không gian yên tĩnh để vỗ về giấc ngủ sau giờ học tập. Đó là môi trường trong lành, an toàn cần thiết cho con người. Nhưng làm thế nào để học sinh hiểu được tầm quan trọng của môi trường lại là vấn đề quan trọng hơn. Để đạt được điều này, bản thân tôi là giáo viên giảng dạy trên lớp, suy nghĩ việc dạy học cần phải kết hợp nội dung bảo vệ môi trường tích hợp trong bộ môn Ngữ Văn, nhằm định hướng cho các em những nhận thức đúng đắn về môi trường và bảo vệ môi trường.

 

doc11 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 13595 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong các văn bản nhật dụng Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I. ĐỀ TÀI : 
TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNG NGỮ VĂN 8
 II. ĐẶT VẤN ĐỀ :
 1) Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu:
 Cuộc sống hằng ngày diễn ra trên trái đất, con người và muôn loài con vật đều phải thở, phải ăn, phải uống, phải vui chơi và học tập. Điều kiện đáp ứng nhu cầu ăn uống, hít thở, đó chính là môi trường; môi trường và sự sống là mối quan hệ không thể tách rời nhau, môi trường cần thiết cho sự sống của mọi nòi giống và dựa vào môi trường nòi giống có được phát triển hay tuyệt chủng, suy vong.
 Điều đáng nói ở đây là trong sinh hoạt cộng đồng chúng ta hằng ngày, chính chúng ta đã tự gây ô nhiễm môi trường sống của chính mình mà không hề hay biết. Cho nên giữ gìn và bảo vệ môi trường đã và đang là một vấn đề được cả thế giới nói chung, Việt nam chúng ta nói riêng đặc biệt quan tâm.
 Chất lượng môi trường có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển bền vững đối với cuộc sống của mọi con người. Môi trường là một khái niệm quen thuộc và tồn tại xung quanh chúng ta. Vì vậy, việc giáo dục “ Bảo vệ môi trường ” cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi người giáo viên, trong quá trình giảng dạy cần lồng ghép dạy các bộ môn văn hóa thông qua giáo dục và bảo vệ môi trường. Đối với Trung học cơ sớ là bậc học nền tảng, các em rất nhạy cảm cho nên việc giáo dục môi trường được hình thành ở lứa tuổi này có ảnh hưởng lâu dài, có tính bền vững đối với các em sau này khi học tiếp lên các lớp trên.
 Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy trong chương trình giảng dạy việc kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường là điều kiện rất quan trọng nhằm giúp các em học sinh ở lứa tuổi này hiểu được tầm quan trọng của môi trường. Từ đó, hình thành được ý thức bảo vệ môi trường.
 2) Những thực trạng liên quan đến vấn đề :
 Ở lứa tuổi học sinh Trung học, nhất là học sinh lớp Tám các em đã bắt đầu tiến hành học tập một cách tương đối có hệ thống qua các môn học và qua các hoạt động vui chơi, giải trí v.v Nhờ học tập các em lĩnh hội được những kiến thức về tự nhiên về khoa học xã hội và thế giới xung quanh, qua học tập các em hiểu được môi trường là bầu không khí để thở, nguồn nước sạch để sinh hoạt và bầu không gian yên tĩnh để vỗ về giấc ngủ sau giờ học tập. Đó là môi trường trong lành, an toàn cần thiết cho con người. Nhưng làm thế nào để học sinh hiểu được tầm quan trọng của môi trường lại là vấn đề quan trọng hơn. Để đạt được điều này, bản thân tôi là giáo viên giảng dạy trên lớp, suy nghĩ việc dạy học cần phải kết hợp nội dung bảo vệ môi trường tích hợp trong bộ môn Ngữ Văn, nhằm định hướng cho các em những nhận thức đúng đắn về môi trường và bảo vệ môi trường.
 3) Lý do chọn đề tài :
 Bảo vệ môi trường hiện là một trong những mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta việc bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. để định hướng cho việc triển khai nhiệm vụ giáo dục moi trường trong nhà trường phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng bộ tài liệu tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho các môn học trong đó có môn Ngữ Văn. Tất nhiên việc Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai đưa việc lồng ghép giáo dục BVMT vào trong các môn học là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp nhất là trong tình hình hiện nay. Song thực tế việc lồng ghép giáo dục BVMT hiện nay còn gặp nhiều khó khăn bất cập và chưa nhất quán. Ở bộ môn Ngữ Văn với những đặc thù riêng, việc tích hợp này phải được thực hiện như thế nào đề không gượng ép, vừa đảm bảo tính khoa học của bộ môn vừa lồng ghép được nội dung giáo dục BVMT vào trong các tiết dạy cụ thể . Nếu tích hợp không khéo dễ gây phản cảm, bởi lẽ tự thân mỗi tác phẩm đã có chức năng giáo dục rất cao. Để đọc-hiểu, cảm được một tác phẩm văn học thì cũng đã hình thành được trong học sinh một cảm xúc. một tình cảm tốt đẹp nào đó mà tác phẩm hướng tới. Vì thế để có thể có được một tiết dạy lồng ghép giáo dục BVMT đạt hiệu quả cao mà không làm mất đi tính văn chương của tác phẩm đó mới là vấn đề.
 Chính vì những lí do đó mà chúng tôi cũng như các bạn đồng nghiệp khác hết sức băn khoăn, trăn trở làm thế nào để tích hợp, lồng ghép việc BVMT vào các tiết học đạt hiệu quả cao nhất. Bản thân tôi xin được trình bày vài kinh nghiệm nhỏ với nội dung đề tài sau : “ Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong các văn bản nhật dụng Ngữ Văn 8. ”
 4) Giới hạn nghiên cứu của đề tài :
 Với nội dung đề tài tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, tôi triển khai thực hiện để nghiên cứu cho học sinh hai khối lớp 8, 9 của trường trong năm học qua và áp dụng cho năm học 2009-2010.
 Nhưng do điều kiện, thời gian có hạn nên bản thân tôi chỉ nghiên cứu rút kinh nghiệm ở lớp Tám, trong năm học 2009 - 2010 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo Điện Bàn.
 III. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
 Thực hiện chủ trương của Đảng và chính phủ, ngày 31 tháng 1 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị số : 02/2005/CT- BGD&ĐT về tăng cường công tác “ Giáo dục bảo vệ môi trường “Xác định nhiệm vụ trọng tâm cho học sinh kiến thức kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng các hình thức phù hợp qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, môi trường xanh, sạch, đẹp.
 Xuất phát từ yêu cầu trên, việc dạy học của mỗi bản thân giáo viên chúng tôi hiện nay cần có trách nhiệm đầu tư suy nghĩ, nghiên cứu tìm ra những giải pháp tốt nhất để tạo mọi đối tượng học sinh có hứng thú say mê học tập, biết bảo vệ môi trường xung quanh, môi trường công cộng. Vì vậy trong quá trình giảng dạy bản thân tôi luôn thay đổi các hình thức dạy học ở từng tiết học và lồng ghép giáo dục môi trường cho các em bằng các hình ảnh có liên quan để các em dễ tiếp thu và dần dần làm quen với việc bảo vệ môi trường.
 IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN :
 Từ nhận định trên, chúng ta có thể thấy rằng sự nghiệp giáo dục nói chung và vấn đề giảng dạy trong các nhà trường nói riêng là một quá trình lâu dài, cần được bắt đầu từ mẫu giáo và được tiếp tục ở các cấp học phổ thông cũng như trong cuộc sống sau này. Những hiểu biết về môi trường được học sinh tiếp nhận qua các bài văn, bài thơ sẽ in sâu dần vào tâm trí của các em. Từ đó các em sẽ có những chuyển biến về tư tưởng, tình cảm và có những hành động tự giác bảo vệ môi trường mà các em trước đây còn mơ hồ chưa biết môi trường là gì? Vì sao phải bảo vệ?
 Từ thực trạng tình hình trên, bản thân tôi đã xây dựng các hình thức dạy học phù hợp theo nhóm đối tượng học sinh. Bằng kinh nghiệm thực tế trong giảng dạy, tôi đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học đa dạng như thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai, bài tập trắc nghiệm hoặc quan sát các hình ảnh giúp học sinh có khả năng phân tích, suy luận nhằm làm cho các em hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, hình thành và phát triển ở các em thói quen hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường, hình thành thói quen, kỹ năng sống bảo vệ môi trường cho các em.
 V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
 Tổ chức dạy “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong các văn bản nhật dụng Ngữ Văn 8”, giúp học sinh hiểu, cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục học sinh một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường.
 1. Những nguyên tắc cơ bản tích hợp BVMT trong các văn bản nhật dụng 
Ngữ Văn 8:
 a) Nguyên tắc chung:
 - Chỉ tích hợp những phần có nội dung lỉên quan đến môi trường.
 - Đảm bảo đúng đặc trưng bộ môn, không biến giờ học thành giờ giáo dục về 
BVMT.
 - Không lạm dụng qua snhiều kiến thức dẫn đến quá tải.
 b) Những nguyên tắc cụ thể:
 - Tập trung vào những kiến thức trọng tâm của bài.
 - Hệ thống câu hỏi cho nội dung bài học phải khoa học, hợp lí.
 - Tích hợp những kiến thức đã, đang và sẽ học về các văn bản nhật dụng.
 - Khai thác các vấn đề liên quan đến môi trường để nâng tầm suy nghĩ của 
học sinh.
 - Hiểu được ý nghĩa của việc lồng ghép BVMT trong các văn bản nhật dụng.
 c) Khâu chuẩn bị:
 - Tham khảo các tài liệu liên quan đến môi trường.
 - Hệ thống hóa cá kiến thức trong sách giáo khoa có thể giáo dục BVMT.
 - Thu thập các số liệu, hình ảnh minh họa, sơ đồ phù hợp với nội dung bài 
học.
 2. Hướng tích hợp giáo dục BVMT trong các văn bản nhật dụng Ngữ Văn 8:
 Trong chương trình Ngữ Văn lớp 8 có ba văn bản nhật dụng đó là “ Thông tin về trái đất năm 2000 ”, “ Ôn dịch, thuốc lá ” và “ Bài toán dân số ” đây là những văn bản gắn liền với vấn đề môi trường, do đó khi dạy những văn bản này ngoài những kiến thức trọng tâm cần phân tích, giáo viên cần chú ý khai thác những khía cạnh khác nhau của vấn đề nhưng không làm rối rắm.
 a) Văn bản thông tin về ngày trái đất năm 2000: ( Xem hình ảnh trang 7 )
 Đây là một văn bản thuyết minh về một vấn đề khoa học nhưng hiểu được nó một cách cặn kẽ lại không phải là một chuyện đơn giản. Muốn dạy bài này đạt hiệu quả cao, cần tích hợp những kiến thức đang và sẽ học về văn bản thuyết minh, với một số kiến thức về khoa học tự nhiên đặc biệt là kiến thức hóa học. Ngoài việc tập trung phân tích tác hại của việc sử dụng bao ni lông, cần cho học sinh thấy được tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống, sức khỏe con người đồng thời có những suy nghĩ tích cực về các vấn đề về môi trường. Do đó từ cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề cần lựa chọn đưa ra những câu hỏi phù hợp trong việc lồng ghép giáo dục BVMT. 
 b) Văn bản Ôn dịch, thuốc lá: ( Xem hình ảnh trang 8)
 Khi dạy bài này ngoài việc xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng, chúng ta cần phải tác động đến tâm lí của học sinh nhất là học sinh bậc THCS và THPT bởi đây là lứa tuổi mà nếu các em nhận thức một cách đầy đủ về tác hại của thuốc lá thì chính các em là những người có thể góp phần đẩy lùi tên nghiện thuốc lá, có thể qua những thông tin trên báo, đài các em đã thấy được tác hại nguy hiểm của thuốc lá, nhưng qua bài học này dựa vào những chứng cớ khoa học với cách lập luận đều thuyết phục của tác giả thì rõ ràng các em sẽ có sự nhìn nhận đúng đắn hơn về tác hại của thuốc lá, từ đó các em rút ra được bài học cho bản thân trong việc ngăn ngừa và phòng chống thuốc lá.Vấn đề quan trọng trong bài học này là làm thế nào để lồng ghép tích hợp việc BVMT vào trong tiết dạy để không biến tiết dạy thành một giờ dạy về môi trường. Với một văn bản nhật dụng như bài Ôn dịch, thuốc lá thì không nhất thiết tìm mọi cách để lồng ghép việc giáo dục BVMT, bởi trong văn bản này tác giả đã đưa ra những dẫn chứng dựa trên cơ sở khoa học cũng như cách lập luận hết sức rõ ràng và thuyết phục, nên chăng từ mục đích yêu cầu của bài học, chúng ta cần cung cấp thông tin thêm cho các em về những tác hại của thuốc lá. Riêng cá nhân tôi, để dạy tiết học này có hiệu quả thì chúng ta nên thực hiện những yêu cầu sau:
 * Về kiến thức: 
 - Tham khảo các tài liệu liên quan đến nội dung bài học.
 ( Theo báo cáo của Bộ Y tế cũng như tổ chức y tế thế giới cho thấy hằng năm, trên thế giới có 5 triệu người chết về các bệnh liên quan đến thuốc lá. Dự báo đến năm 2020 có khoảng 10 triệu người chết vì thuốc lá. Ở nứơc ta tỉ lệ người hút thuốc lá rất cao, nam giới là 56%, nữ giới là 3%. Tiêu dùng cho thuốc ở nước ta mỗi năm hơn 8200 tỉ đồng, số tiền này có thể mua lương thực nuôi sống 15 triệu người trên năm. )
 - Hệ thống hóa các kiến thức trong sách giáo khoa có thể lồng ghép giáo dục BVMT.
 - Hệ thống câu hỏi phải khoa học, hợp lí, phù hợp với nội dung bài học.
 * Phương tiện, đồ dùng học tập:
 - Tranh, ảnh minh họa về tác hại của thuốc lá ( Không nên lạm dụng quá nhiều )
 - Sơ đồ về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người.
 * Thực hiện:
 + Hệ thống câu hỏi lồng ghép:
 Thực ra khi dạy bài Ôn dịch, thuốc lá thì giáo viên cũng đã lồng ghép, liên hệ thực tế ngay trong bài dạy. Trên cơ sở phân tich tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, ảnh hưởng đến đạo đức cá nhân và cộng đồng, giáo viên có thể đưa thêm những câu hỏi:
 - Trước khi học văn bản này, em biết gì về tác hại của thuốc lá?
 - Với những chứng cớ khoa học về tác hại của thuốc lá mà tác giả đưa ra như vậy, bản thân em cần phải làm gì để tham gia vào việc phòng chống tệ nạn thuốc lá?
 - Ở nước ta, em thấy có những việc làm gì để phòng chống thuốc lá?
 - Hiện nay trong học sinh chúng ta vẫn có một số em lén lút hút thuốc lá (không nhiều ), em nghĩ gì về trường hợp này?
 c) Văn bản Bài toán dân số: ( Xem hình ảnh trang 8)
 Văn bản bài toán dân số là một văn bản nhật dụng phục vụ cho chủ đề “ Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại ”. Do đó khi dạy văn bản này giáo viên cần xác định mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra là cần phải hạn chế gia tăng dân số, giúp cho học sinh thấy rõ vấn đề dân số ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng đời sống gia đình và toàn xã hội. Qua đó giáo dục học sinh ý thức tham gia tuyên truyền chủ trương kế hoạch hóa gia đình ngay trong chính địa phương của mình.
 Khi dạy văn bản này, giáo viên cần tìm hiểu thêm những tư liệu liên quan đến dân số và kế hoạch hóa gia đình, ngoài những câu hỏi trong sách giáo khoa giáo viên có thể nêu thêm những câu hỏi:
 - Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số? ( Bằng con đường giáo dục mới giúp mọi người hiểu ra nguy cơ của sự bùng nổ và gia tăng dân số )
 - Vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu (dân số phát triển quá nhanh sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người ở nhiều phương diện như chỗ ở, lương thực, môi trường, việc làm, giáo dục,  và kết quả là dẫn đến đói nghèo, bệnh tật, lạc hậu,  Vì nghèo nàn, lạc hậu hạn chế sự phát triển giáo dục) 
 Tóm lại, khi dạy các văn bản nhật dụng, chúng ta không nên áp đặt những câu hỏi một cáhc máy móc, điều quan trọng là cần đưa ra những câu hỏi dẫn dắt để lồng ghép một cách hợp lí và khai thác khả năng nhận biết, sáng tạo của học sinh để từ đó học sinh thấy được ý nghĩa cũng như những việc cần làm sau khi học xong văn bản.
 VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
 1. Kết quả đạt được:
 Trong qúa trình áp dụng việc tích hợp BVMT trong các văn bản nhật dụng lớp 8, bước đầu các em thấy được tác hại của việc không bảo vệ môi trường thì dẫn đến những hậu quả khôn lường về sức khỏe cho cộng đồng và bản thân mình. Qua đó, các em đã tích cực tuyên truyền việc BVMT là rất cần thiết cho cộng đồng. Đồng thời giúp các em hiểu biết sâu hơn đời sống và hình thành tốt nhân cách của mình.
 Trong kì I năm học 2009 – 2010 thực hiện đề tài này đối với lớp 8 bước đầu đã tạo cho các em hứng thú trong học tập, tạo được tính tự giác lao động vệ sinh lớp học để bảo vệ trường học “ Xanh, sạch, đẹp ”. Theo cách Tích hợp giáo dục BVMT trong các văn bản nhật dụng lớp 8 đã thu hút toàn bộ các đối tượng học sinh trong lớp được học tập. 
 2. Bài học kinh nghiệm : 
 Trên cơ sở kết quả học tập và thực tế giảng dạy bằng việc Tích hợp giáo dục BVMT trong các văn bản nhật dụng lớp 8, bản thân tôi đã rút ra được một số ninh nghiệm sau:
 - Giáo viên phải chuẩn bị bài chu đáo, nghiên cứu nội dung bài, những tài liệu có liên quan đến từng bài, tránh áp đặt, máy móc. 
 - Giáo viên phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài đầy đủ trước khi lên lớp.
 - Giáo viên phải chuẩn bị chu đáo những tài liệu có liên quan đến từng bài, tránh áp đặt, máy móc
 - Cần phải có một hệ thống câu hỏi lồng ghép phù hợp trong từng bài nhằm phát huy tinh thần tự học và tìm tòi học hỏi của học sinh.
 - Giáo viên phải tích cực đầu tư công sức, sưu tầm tranh ảnh, những tài liệu có liên quan đến bài học.
 - Hướng dẫn học sinh tìm tài liệu và những tranh minh họa cho bài học.
 VII. KẾT LUẬN:
 Việc lồng ghép giáo dục BVMT trong bộ môn Ngữ Văn nói chung và môn Ngữ Văn lớp 8 nói riêng là hết sức đúng đắn, đặc biệt là các văn bản nhật dụng ở lớp 8, song ở góc độ nào đó vẫn còn những hạn chế nhất định, nhất là khi triển khai vấn đề BVMT trong một số tiết học vẫn còn lúng túng. Qua đề tài này tôi rất mong được sự góp ý chân tình từ các bạn đồng nghiệp để cho việc lồng ghép, tích hợp các vấn đề môi trường vào trong tiết dạy đạt hiệu qủa cao mà không làm mất đi tính đặt trưng của bộ môn.
 VIII. ĐỀ NGHỊ:
 - Cần trang bị thêm tranh ảnh, đồ dùng phụ vụ cho tiết dạy.
 - Cần tổ chức trao đổi kinh nghiệm việc lồng ghép giáo dục BVMT theo hướng tích hợp với môn học ( Sinh hoạt cụm chuyên môn, tổ chuyện môn, báo cáo chuyên đề ).
 Người viết
 Huỳnh Ngọc Quới
 IX. PHỤ LỤC:
 MỘT VÀI HÌNH ẢNH TÍCH HỢP TRONG 
 CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNG NGỮ VĂN 8
 HÌNH ẢNH MÔI TRƯỜNG BỊ Ô NHIỄM 
 HÌNH ẢNH VỀ TUYÊN TRUYỀN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
 HÌNH ẢNH VỀ TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ
 HÌNH ẢNH GIA TĂNG VÀ TUYÊN TRUYỀN VỀ DÂN SỐ
X . TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 1. Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ Văn 8
 2. Tài liệu của Bộ Y tế và Sở Y tế thế giới về những bệnh liên quan đến thuốc lá.
 3. Tài liệu Sở công nghệ và môi trường
 4. Từ thuốc lá đến ma túy - Bệnh nghiện của Nguyễn Khắc Viện.
 3. Báo giáo dục và thời đại chủ nhật số 28, 1995 của Thái An.
XI.MỤC LỤC:
 1. Tên đề tài	 1
 2. Đặt vấn đề	 1
 - Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu	 1
 - Những thực trạng liên quan đế vấn đề 	 1
 - Lý do chọn đề tài	 1
 - Giới hạn nghiên cứu của đề tài	 2
 3. Cơ sở lý luận	 3
 4. Cơ sở thực tiễn	 3
 5. Nội dung nghiên cứu	 3->5
 6. Kết quả nghiên cứu	 5-> 6
 - Kết quả đạt được	 6
 - Bài học kinh nghiệm	 6
 7. Kết luận	 6
 8. Đề nghị	 6
 9. Phụ lục	 7->8
 10. Tài liệu tham khảo 	 9
 11. Mục lục	 10

File đính kèm:

  • docSKKN_2010.doc
Sáng Kiến Liên Quan