Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và đề xuất một số mô hình tham vấn tâm lý cho học sinh tại trường Trung học Phổ thông Tân Kỳ

Cơ sở thực tiễn đề tài.

Ở Việt Nam chúng ta, mặc dù còn khá mới, song những năm gần đây, lĩnh vực tâm lý học đường ngày càng trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của ngành giáo dục nói riêng và cả xã hội nói chung. Nhất là trong bối cảnh giới trẻ đang nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến đạo đức, lối sống hay áp lực thi cử, áp lực chọn ngành nghề trước ngưỡng cửa vào đời.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành nhiều văn bản, quyết định về công tác tư vấn, tư vấn tâm lý và các vấn đề xã hội cho học sinh, sinh viên. Gần đây nhất, Bộ đã ban hành Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT “Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông” có hiệu lực từ 2/2/2018, góp phần giải quyết những tồn tại hiện nay. Tuy nhiên, một hạn chế lớn trong thực tiễn triển khai công tác tham vấn, tư vấn học đường chính là nguồn nhân lực chưa có đủ trình độ và kỹ năng, bởi hầu hết hiện các nhà trường chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác tham vấn tâm lý học đường.

Việt Nam hiện nay, trong các trường THPT trên toàn đất nước, đã và đang có nhiều mô hình tham vấn tâm lý học đường hình thành và hoạt động rất hiệu quả. Có thể kế đến CLB tư vấn học đường Trường THPT Nguyễn Du, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Không chỉ trực ở phòng tư vấn học đường, cởi mở đón tiếp học sinh, nhận câu hỏi từ hộp thư, tư vấn trực tiếp và tư vấn qua một số trang mạng xã hội. CLB tư vấn học đường Trường THPT Nguyễn Du còn chủ động thiết kế các chuyên đề mang tính thời sự có chất lượng giáo dục cao, đa dạng hóa hình thức tư vấn đem lại sự hứng thú, phấn khởi cho học sinh. CLB sinh hoạt đều đặn 2 lần/tháng, với thời lượng 35 phút mỗi lần sinh hoạt. Với phương châm “tư vấn nhẹ nhàng, vui tươi, đề cao sự chủ động tích cực của học sinh” luôn làm cho không khí sinh hoạt các chuyên đề tư vấn hàng tháng lôi cuốn hấp dẫn học sinh.

Mô hình tư vấn tâm lý học đường của Trường THPT Khoái Châu (Hưng Yên) cũng là một trong những điểm sáng của hoạt động tham vấn tâm lý. Nhà trường đã ra quyết định thành lập tổ tư vấn theo các thành phần cứng như quy định và có thể bổ sung cho phù hợp với thực tế nguồn thành viên tổ tư vấn của trường như: Ban giám hiệu, Đoàn Thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, nhân viên y tế học đường và giáo viên bộ môn Giáo dục công dân. Các thành viên tổ tư vấn được giao phụ trách nắm bắt, thu thập thông tin, sàng lọc (trực tiếp qua giáo viên chủ nhiệm hay chính học sinh, hoặc gián tiếp qua hòm thư góp ý, hòm thư tư vấn và thư điện tử mà học sinh gửi đến). Trực tiếp gặp gỡ học sinh tìm hiểu và kiểm tra các thông tin (có thể là giáo viên chủ nhiệm, cán bộ quản lý, hay giao cho bộ phận phụ trách, thành viên tổ tư vấn). Cùng với đó, gặp gỡ các đối tượng học sinh hoặc người có liên quan để làm rõ hơn thông tin. Tổng hợp, tìm nguyên nhân, biện pháp giúp đỡ học sinh. Có thông tin phản hồi tích cực đến học sinh và giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh cần giúp đỡ để tiếp tục theo dõi, nắm bắt thông tin từ phía học sinh lớp mình. Nếu cần thiết thì phối hợp với cha mẹ học sinh hoặc những người có liên quan cùng chung tay hỗ trợ, tìm biện pháp giúp đỡ học sinh.

Đặc biệt từ năm 2007, công tác tư vấn tâm lý cho học sinh Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) đưa vào thực hiện bài bản. Các hoạt động tư vấn tâm lý tại đây đã thật sự hiệu quả và chuyên nghiệp. Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cũng đã xây dựng thành công mô hình phát hiện và can thiệp đối với học sinh có biểu hiện tâm lý tiêu cực và đã được đánh giá là rất thành công qua thực nghiệm thực tế.

 

docx54 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 901 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và đề xuất một số mô hình tham vấn tâm lý cho học sinh tại trường Trung học Phổ thông Tân Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c giáo viên có cơ hội được trao đổi, chia sẻ kiến thức... về công tác tham vấn. Từ đó nâng cao hiệu quả công tác tham vấn ở các trường học, không chỉ tại riêng trường THPT Tân kỳ mà còn còn các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
3.2.2. Đối với nhà trường: 
Cần tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị cho phòng tư vấn để hỗ trợ cho công tác tham vấn được kịp thời, hiệu quả cao hơn.
Trong các chương trình ngoại khóa, các hoạt động NGLL, nên tăng thêm thời lượng cho các nội dung tham vấn học đường, trong đó có các nội dung tham vấn của CLB tư vấn tâm lý học đường “đồng hành cùng bạn”.
Hỗ trợ thêm kinh phí cho hoạt động tham vấn tâm lý tại nhà trường, vì nguồn kinh phí cho hoạt động này hiện nay ở các trường học đang rất eo hẹp, dẫn đến hoạt động này rất khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả.
3.2.3. Đối với các bậc phụ huynh: 
Phải thấy được sự cần thiết của hoạt động tham vấn học đường. Phối hợp tốt với nhà trường và các tổ chức để nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của các em học sinh.
Tạo điều kiện cho các em tham gia các hoạt động tập thể, ngoại khóa.... Qua đó, hình thành một số kỹ năng căn bản cho các em.
3.2.4. Đối với học sinh: 
Tham gia tích cực các hoạt động tham vấn học đường, mạnh dạn trình bày những băn khoăn, suy nghĩ của bản thân để từ đó các thành viên trong tổ tư vấn có thể góp ý chân thành, giúp các em học sinh có những suy nghĩ tiến bộ, tích cực, sống đẹp, sống có ích. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Oanh (2009), Tư vấn tâm lý học đường, NXB trẻ.
2. Nguyễn Thơ Sinh (2006), Tư vấn tâm lý căn bản, NXB Lao Động.
3. Kiến Văn – Lý Chủ Hưng (2007), Tư vấn tâm lý học đường, NXB phụ nữ.
4. Trần Thị Minh Đức (2009), Giáo trình Tham vấn tâm lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
5. Trần Đình Tuấn (2014), Tham vấn tâm lý cá nhân và gia đình, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
6. Đặng Bá Lãm, Weiss Bahr (2007) Giáo dục, tâm lý và sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên ngành. NXB ĐH QGHN.
7. Học sinh –giáoviên trường THCS Phúc Yên,Vĩnh Phúc,2015, Kỹ năng ứng phó với khủng hoảng tâm lí tuổi dậy thì.
8. Trần Kiểm,Quản lí giáo dục và trường học, Viện Khoa học giáo dục,Hà Nội.
9. Phan Phương Trầm, Phạm Thị Thanh Huyền,Nhu cầu của học sinh về ứng xử của thầy ,cô giáo trong trường THPT (2014), đề tài nghiên cứu khoa học.
10. Cao Văn Tuân (2011), Nhân học và lâm sàng thanh thiếu niên gặp khó khăn về tâm lý ở các nước đang phát triển:một nghiên cứu từ hành vi tự sát của thanh thiếu niên Việt Nam, luận văn tiến sỹ.
11. Vicstoria Ngô, Đặng Hoàng Minh (2016), Quan niệm của người Việt về sức khỏe tâm thần.
12. Đặng Hoàng Minh, 2009, Xây dựng mạng lưới tâm lý học đường ở trường THPT, dự án nghiên cứu khoa học.
13. Quỹ Tài năng trẻ-Tâm lý học - Giáo dục học Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc “Sức khỏe tâm thần trong trường học”, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2014.
14. Trịnh Vĩnh Hà, Khi đời sống tinh thần của học sinh bị bỏ quên, Báo Tuổi trẻ online thứ Bảy ngày 11/3/2017.
PHỤ LỤC
Phục lục 1:
PHIẾU XIN Ý KIẾN VỀ HOẠT ĐỘNG THAM VẤN TÂM LÝ TẠI TRƯỜNG THPT TÂN KỲ
Các em học sinh thân mến! Hoạt động TVTL cho HS là cần thiết với mỗi nhà trường hiện nay đáp ứng nhu cầu của xã hội nói chung và của mỗi học sinh nói riêng. Để giúp cho việc nghiên cứu thực trạng HĐ TVTL từ đó đưa ra cách thức tổ chức hoạt động này mang tính khả thi và hiệu quả tại các trường THPT hiện nay, rất mong các em cho ý kiến của mình vào các câu hỏi sau.
Hướng dẫn: Các em vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách đánh dấu (X) vào ý kiến mà các em cho là đúng với mình nhất, đồng thời điền vào các dòng có dấu chấm ý kiến riêng của các em. Kết quả trả lời của các em phục vụ cho mục đích nghiên cứu và hoàn toàn được giữ bí mật.
I. Thông tin cá nhân
Trường: Trường THPT Tân Kỳ
Họ và tên: ................................................ Lớp.......... Giới tính.............. 
II. Bảng câu hỏi
Câu 1. Vui lòng cho biết ý kiến của bạn về ý nghĩa hoạt động tham vấn tâm lý cho học sinh tại các trường THPT?
....
....
Câu 2. Mức độ hiệu quả của việc áp dụng mô hình tham vấn tâm lý cho học sinh có khó khăn tâm lý tại trường là:
a. Rất hiệu quả	 b. Hiệu quả c. Thiếu hiệu quả d. Không hiệu quả
Câu 3. Đội ngũ giáo viên thực hiện hoạt động tham vấn tâm lý cho học sinh tại trường các em là:
a. Giáo viên kiêm nhiệm luân phiên 
b. Giáo viên chuyên trách
c. Giáo viên chủ nhiệm 
d. Tổ GV làm công tác tư vấn tâm lý
e. Chuyên gia tâm lý được biên chế trong trường 
f. Chuyên gia tâm lý là cộng tác viên
g. Khác: ....
Câu 4: Em nghĩ rằng có cần thiết đẩy mạnh những hoạt động tham vấn tâm lý ở trường bạn hay không?
a. Cần thiết b. Không cần thiết c. Không có ý kiến
Câu 5: Khi gặp những vấn đề trong cuộc sống, em có tìm đến những hoạt động tham vấn tâm lý không?
a. Có b. Không c. Khác..................
Câu 6: Hoạt động tham vấn có hữu ích đối với em không?
a. Có b. Không c. Không có ý kiến
Câu 7: Em có mong muốn gì về người tham gia hoạt động tham vấn tâm lý?
a. Sự thấu hiểu, lắng nghe của người tư vấn 
b. Giữ gìn thông tin cá nhân của em
c. Người tư vấn thân thiện, cởi mở 
d. Khác
Câu 8: Em muốn tham vấn tâm lý dưới dạng hình thức nào ?
a. Tư vấn trực tiếp b. Tư vấn qua thư từ
c. Tư vấn qua facebook d.Tư vấn qua điện thoại
e. Không yêu cầu gì
Phục lục 2:
Tân kỳ, ngày ..... tháng ..... năm 2020
Phiếu thông tin về các biểu hiện tâm lý tiêu cực dễ xảy ra của học sinh THPT.
Để đánh giá khách quan về thực trạng tâm lý tiêu cực dễ xẩy ra ở học sinh Trung học phổ thông, các thầy, cô đã xây dựng bản test này trên cơ sở tham khảo tài liệu ở bệnh viện TTTW. Thầy, cô mong muốn các em giúp thầy, cô trả lời câu hỏi một cách trung thực, chính xác, chi tiết. Các em không được dừng quá lâu ở một câu hỏi, chỉ được tích vào một chỗ duy nhất. Hãy đánh dấu X vào mức độ mà em đã cho là đúng trong các mức độ sau:
0. Mức độ bình thường. 1. Mức độ nhẹ. 2. Mức độ nặng. 3. Mức độ rất nặng
Cách tính điểm : 
 Phương án 1= 1 điểm Phương án 2= 2 điểm Phương án 3=3 điểm 
Lưu ý: Điểm trung bình của bảng thông tin:
Điểm từ 0 - < 1 = Biểu hiện tâm mức độ lý bình thường
Điểm từ 1 - < 2 = Biểu hiện tâm lý mức độ nhẹ
Điểm từ 2 - < 2.5 = Biểu hiện tâm lý mức độ nặng
Điểm 2.5 - < 3.0 = Biểu hiện tâm lý mức độ rất nặng
Phần I: Thông tin người trả lời
Họ và tên: ......................................................... Giới tính: .................................
Học sinh lớp: .............................. Khối: .................. Trường..............................
Phần II: Nội dung bảng test
TT
Nội dung
Mức độ
Sự hứng thú học tập, sự quan tâm đến các vấn đề nhà trường của học sinh có phần bị giảm sút.
i
j
k
l
Thường có biểu hiện không thoả mãn với hành động và lời nói của bạn bè và người lớn.
i
j
k
l
Dễ tự ái hoặc phật ý khi nhận được những ý kiến phê bình hoặc trái chiều của bạn bè và người lớn.
i
j
k
l
Có dấu hiệu buồn chán, lo lắng, thất vọng.
i
j
k
l
HS ngại giao tiếp với bạn bè, đôi khi tỏ ra bất cần trong lời nói và hành động.
i
j
k
l
Hay bỏ học, nghỉ học không phép, thường xuyên vi phạm nội quy, có biểu hiện cãi lại thầy cô, người lớn tuổi.
i
j
k
l
Thể hiện thái độ và lời nói cho rằng mình là “người thất bại và vô tích sự”.
i
j
k
l
Thích thu mình lại và hay ngồi một mình, tránh xa bạn bè. HS thường có những lời nói và suy nghĩ tiêu cực về học tập và cuộc sống cũng như gia đình.
i
j
k
l
Luôn nghĩ bản thân mình kém cỏi, vô dụng, ý nghĩ chán nản, buông xuôi.
i
j
k
l
Hay thể hiện cảm giác buồn rầu, khó chịu, dễ cáu gắt hoặc có biểu hiện bứt rứt, lo lắng vô cớ.
i
j
k
l
Thể hiện ý định muốn chết hoặc có hành vi tự sát;
i
j
k
l
Thấy thất vọng,chán nản trong thực tại
i
j
k
l
Mất sự tự tin khi nói chuyện với người khác
i
j
k
l
Hay im lặng giữa đám đông
i
j
k
l
Có cảm giác như bị hụt hơi
i
j
k
l
Dễ cáu kỉnh, gắt gỏng, bực mình
i
j
k
l
Thấy mình gần như hoảng loạn
i
j
k
l
Dễ bị kích động
i
j
k
l
Hay nói dối 
i
j
k
l
Dễ nổi nóng
i
j
k
l
Thấy khó phân định giới tính của mình
i
j
k
l
Khó ứng xử với người khác giới
i
j
k
l
Phục lục 3: 
TRƯỜNG THPT TÂN KỲ 
TỔ TƯ VẤN TÂM LÝ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
	 Tân kỳ: Ngày.....tháng.....năm 2020
PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC THAM VẤN
Kính gừi: Tổ tư vấn trường trung học phổ thông Tân Kỳ
Họ và tên: .................................................. Học sinh lớp...............
Chỗ ở: ...............................................................................................................
Số điện thoại:.............................
Mô tả trạng thái, hành vi biểu hiện của đối tượng cần được tham vấn:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Lĩnh vực tham vấn:
............................................................................................................................................................................................................................................................
Đề nghị người tham vấn (nếu có):
............................................................................................................................................................................................................................................................
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ THAM VẤN
 	 (Ký)
 ........................................
Phụ lục 4: 
Bộ câu hỏi rung chuông vàng cuộc thi tìm hiểu kiến thức sinh sản vị thành niên, thanh niên.
Câu 1: Luật hôn nhân và gia đình ở Việt Nam cho phép nam nữ kết hôn ở độ tuổi nào ?
A. Nữ 17, nam 19 B. Nữ 18, nam 20 C. Nữ 19, nam 20 D. Nữ 20, nam 22
Đáp án: B	
Câu 2: Những vấn đề nào bạn gái có thể gặp phải ở tuổi VTN?	
A. Đau bụng khi hành kinh B. Rối loạn chu kì
C. Yêu - ghét, nóng - giận thất thường. D. Tất cả các phương án trên
Đáp án: D
Câu 3: Theo bạn những dấu hiệu nào sau đây cho thấy bạn đã bị viêm nhiễm vùng kín?
A. Ngứa, có thể đau rát vùng kín. B. Dịch âm đạo có mùi hôi 
C. Tất cả các dấu hiệu trên
Đáp án C
Câu 4: Thế nào là kết hôn cận huyết thống?
A. Kết hôn cận huyết thống là hôn nhân giữa nam và nữ trong cùng họ hàng thân thuộc chưa quá 3 thế hệ. 
B. Kết hôn cận huyết thống là hôn nhân giữa nam và nữ trong cùng họ hàng thân thuộc chưa quá 4 thế hệ. 
C. Kết hôn cận huyết thống là hôn nhân giữa nam và nữ trong cùng họ hàng thân thuộc chưa quá 5 thế hệ. 
Đáp án: A (Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình thì những người trong phạm vi 3 đời là: Đời thứ nhất: Cha mẹ; đời thứ 2: Anh, chị, em cùng cha mẹ; đời thứ 3: Anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì). 
Câu 5: Khi một bạn gái đang ở tuổi vị thành niên cho biết các dấu hiệu có thai, em nên khuyên bạn đó điều gì?
A.Đến ngay cơ sở y tế tin cậy để được khám và tư vấn 
B.Cần giữ bí mật tuyệt đối 
C.Cần xa nhà một thời gian 
D.Bí mật tìm các bài thuốc dân gian để điều hòa lại kinh nguyệt 
Đáp án: A 
Câu 6: Biện pháp tránh thai nào vừa có tác dụng phòng tránh thai vừa có tác dụng phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục?
 A. Viên uống tránh thai B. Bao cao su 
 C. Tiêm thuốc tránh thai D. Uống thuốc tránh thai 
 Đáp án: B
Câu 7: Phát biểu sau đây đúng hay sai “Tình dục an toàn là tình dục không dẫn đến mang thai ngoài ý muốn và không mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục” ?
 Đáp án: Đúng 
Câu 8: Các nguy cơ của việc có con ở độ tuổi vị thành niên?	
Tai biến cho mẹ và con
Tỷ lệ chết trẻ mới đẻ và tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao 
Bị hạn chế khả năng học tập và cơ hội tìm kiếm việc làm thích hợp 
Tất cả các đáp án trên 
Đáp án : D	
Câu 9: Khi bị xâm hại tình dục, chúng ta cần phải làm gì?
Im lặng không làm gì cả 
Cần bình tĩnh, cần đến sự giúp đỡ của ông bà, cha mẹ, thầy cô, bác sỹ, công an, cán bộ tư vấn
Đánh cho kẻ xâm hại một trận 
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : B 
Câu 10: Tác hại của quan hệ tình dục ở tuổi Vị thành niên?
Trí tuệ không phát triển đầy đủ do tâm trạng bất ổn, lo lắng hoặc bực bội.
Không tập trung học tập, giảm trí nhớ.
Đánh mất cơ hội học tập, phát triển nghề nghiệp (nếu có thai và sinh con sớm)
Tất cả các đáp án trên đều đúng 
Đáp án: D (MC Mời ban cố vấn giải thích thêm và định hướng cho các em)
Câu 11: Một bạn gái sau khi đã trót lỡ có quan hệ tình dục lần đầu tiên, hiện đang rất lo lắng. Theo các bạn, những nguy cơ nào có thể xẩy ra đối với bạn gái ấy
A. Bạn ấy có thể mang thai.
B. Bạn ấy có thể bị nhiễm HIV.
C. Bạn ấy có thể bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
D. Tất cả các nguy cơ trên.
Đáp án:D.
Câu 12: Những rủi ro ở tuổi vị thành niên khi bạn phá thai?
A. Khủng hoảng tâm lý, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
B. Dễ nhiễm khuẩn, tổn thương cổ tử cung, vô sinh, khủng hoảng tâm lý, sức khỏe. 
C. Tổn thương cổ tử cung, ảnh hưởng sức khỏe.
Đáp án: B
Câu 13 : Tình bạn không tốt ở tuổi vị thành niên biểu hiện ở những dấu hiệu nào ?
A. Luôn ghen gét, đố kỵ, nói xấu nhau. Thiếu sự chân thành, thái độ trịch thượng, thiếu bình đẳng. Luôn trốn học, bè phái, tụ tập lôi kéo nhau tham gia vào các tệ nạn xã hội.
B. Giúp đỡ nhau trong học tập.
C. Chăm ngoan học giỏi
D. Nghe lời cha mẹ, thầy cô giáo.
Đáp án : A
Câu 14: Tư vấn sức khoẻ tiền hôn nhân là một loại hình tư vấn đặc biệt cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn, nhằm:
A. Kiểm tra và đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe đảm bảo hôn nhân bền vững.
B. Kiểm tra và đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe đảm bảo hôn nhân bền vững, nâng cao chất lượng giống nòi.
C. Cung cấp kiến thức về sức khoẻ góp phần đảm bảo hôn nhân bền vững.
D. Cung cấp kiến thức về sức khoẻ, hỗ trợ thay đổi hành vi, góp phần đảm bảo hôn nhân bền vững, nâng cao chất lượng giống nòi.
Đáp án: D
Câu 15: Ở lứa tuổi Vị thành niên, những vấn đề nào sau đây không nên làm?
Quan hệ với những bạn bè không tốt.
Yêu sớm.
Thử quan hệ tình dục.
Thử hút thuốc lá.
Tất cả các đáp án trên.
 Đáp án: E
Câu 16: Theo bạn: “Tất cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục đều có thể chữa khỏi nếu được điều trị đúng cách”. Đúng hay sai? 
Đáp án: Sai. (MC Mời ban cố vấn giải thích)
Câu 17 : Để phòng chống nhiễm HIV, vị thành niên, thanh niên cần làm gì?
Có lối sống lành mạnh, trong sáng.
Không quan hệ tình dục sớm.
Có quan hệ tình dục thì phải sử dụng bao cao su đúng cách.
Tất cả các đáp án trên.
Đáp án: D
Câu 18: Khi bàn về vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản, bản thân em nên có thái độ như thế nào?
Ngại, xấu hổ vì đó là vấn đề tế nhị khó nói.
Cố gắng ngồi nghe cho xong, không tham gia ý kiến.
Chú ý lắng nghe, tiếp thu kiến thức và mạnh dạn trao đổi với mọi người vì vấn đề đó cần thiết cho mỗi người, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên.
không quan tâm vì đó là vấn đề của người lớn.
Đáp án: C
Câu 19: Trong tình bạn khác giới, bạn nên có hành vi cư xử như thế nào?
Giao tiếp đúng mực, trang phục lịch sự, tôn trọng tình bạn, xây dựng mối quan hệ trong sáng.
Không cần giữ khoảng cách.
Cư xử lấp lửng để bạn khác giới hiểu nhầm là tình yêu.
Không cần phải tế nhị 
Đáp án: A
Câu 20: Hiện nay tình trạng nạo phá thai ở Việt Nam đứng ở vị trí nào sau đây? 
 A.Thứ nhất thế giới, thứ 2 Đông Nam Á.
 B. Thứ nhất Đông Nam Á, thứ 3 thế giới.
 C. Thứ nhất Đông Nam Á, thứ 5 thế giới.
 D. Thứ hai Đông Nam Á, thứ 4 thế giới.
  Đáp án: C
Câu 21: Tuổi dậy thì được đặc trưng bởi những thay đổi về ?	
Nội tiết, hình thái học, tâm lý.
Hình thái học, tâm lý.
Tâm lý, nội tiết.
Đáp án: A
Câu 22: HIV/AIDS lây truyền qua những đường nào? 
 A. Quan hệ tình dục. 	 B. Qua đường máu. 
 C. Mẹ sang con. D. Tất cả các phương án trên 
 Đáp án: D 
Câu 23: Nguyên nhân khiến vị thành niên mang thai ngoài ý muốn?
Sự thiếu hiểu biết về SKSS, các biện pháp tránh thai
Dễ bị lạm dụng tình dục
Thiếu hiểu biết, ít tiếp cận thông tin về biện pháp tránh thai, dễ bị lạm dụng tình dục 
Đáp án đúng: C
Câu 24 : Làm thế nào để kiềm chế quan hệ tình dục ở tuổi VTN.
Tham gia các hoạt động cộng đồng. Lựa chọn những phương tiện giải trí có tính giáo dục.
Xác định những mục tiêu của cuộc đời. Rèn luyện tính cách cương nghị và quyết đoán.
Cần có mối quan hệ tốt với những người lớn đáng tin cậy.
Tránh những hoàn cảnh cám dỗ.
Tất cả các phương án.
Đáp án đúng: E
Câu 25: Trứng của người phụ nữ rụng lần đầu thường là ở độ tuổi nào?
 A. 10 – 19 tuổi	 B. 20 – 25 tuổi
 C. 15 – 49 tuổi D. Tất cả nhóm tuổi trên
 Đáp án: A (10 -19 tuổi)
Câu 26: Bạn hãy cho biết nội tiết tố testosteron là nội tiết tố giới tính nào?
Đáp án: Giới tính Nam
(Những thay đổi ở tuổi dậy thì bắt nguồn từ một số chất có trong cơ thể, đó là hoocmon.
Hoocmon là những chất sinh hóa đặc biệt mang các tín hiệu thông tin xuất phát từ não. Có hai loại hoocmon chính tác động đến những thay đổi của tuổi dậy thì, đó là: hoocmon tăng trưởng (Somatotropin) và hoocmon giới tính (estrogen và progesteron ở nữ; testosteron ở nam).
Câu 27. Vì sao không nên có thai ở lứa tuổi VTN?
 A. Cơ thể chưa phát triển đầy đủ, nếu có thai sẽ có nguy cơ tai biến cao.
B. Cơ thể chưa thích ứng với việc mang thai, sinh đẻ, dễ dẫn đến tử vong.
C. Chưa có đủ điều kiện sức khoẻ và kinh tế đảm bảo cho việc nuôi dạy con.
D. Tất cả các phương án trên.
Đáp án: D
BỘ CÂU HỎI PHỤ
Câu 1: Sức khỏe sinh sản vị thành niên là gì? 
Là sự khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội 
Là sự khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan đến cấu tạo và hoạt động của bộ máy sinh sản ở tuổi VTN
Không có bệnh tật hay khuyết tật ở hệ thống sinh sản 
Đáp án: B
Câu 2: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên sẽ đem lại lợi ích gì cho các em? 
A. Hiểu biết và cho các em kiến thức có liên quan đến chăm sóc SKSS VTN. Có nhiều cơ hội hơn để học hành và lập nghiệp 
B. Giúp các em có niềm tin chủ động để thực hiện những hành vi đúng đắn có lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần 
C. Hiểu biết, chủ động để thực hiện hành vi đúng đắn có lợi cho sức khỏe, có cơ hội học hành, lập nghiệp. 
D. Tất cả các phương án trên.
Đáp án: D
Câu 3: Trong số các bệnh sau đây bệnh nào là nguy hiểm hay gặp do hôn nhân cận huyết thống?
A. Viêm gan.
B. Viêm thận.
C. Thalassemia (Bệnh tan máu bẩm sinh).
D. Tất cả các bệnh trên.
Đáp án: C
Câu 4: Tuổi vị thành niên được phân làm các giai đoạn sau:	
Vị thành niên sớm, vị thành niên muộn.
Vị thành niên sớm, vị thành niên trung bình.
Vị thành niên trung bình, vị thành niên muộn.
Vị thành niên sớm, vị thành niên trung bình và vị thành niên muộn.
Tất cả các câu trên.
Đáp án: D
Câu 5: Phá thai ở các cơ sở bất hợp pháp có thể có các nguy cơ:
A. Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV/AIDS.
B. Vô sinh.
C. Chảy máu hoặc tử vong do thủng tử cung.
D. Tất cả các phương án trên.
Đáp án: D
 CÂU HỎI DÀNH CHO KHÁN GIẢ
 Câu 1 : Bạn hãy Chọn một đáp án đúng nhất về định nghĩa của tuổi dậy thì :
A. Xuất hiện dấu hiệu sinh dục phụ
B. Thấy kinh nguyệt lần đầu
C. Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang trưởng thành, có khả năng sinh sản.
D. Cơ thể phát triển nhanh.
Đáp án: C
Câu 2: Bạn hãy cho biết dấu hiệu rõ nhất của tuổi dậy thì chính thức ở nam giới là gì?
 Ðáp án: Mộng tinh (Xuất tinh lần đầu)
Câu 3: Bạn hãy kể tên 3 biện pháp tránh thai mà bạn biết: 
- Dùng bao cao su,
- Uống thuốc tránh thai hàng ngày.
- Uống thuốc tránh thai khẩn cấp.
- Tiêm thuốc tránh thai.
- Thuốc cấy tránh thai.
- Đặt dụng cụ tử cung (đặt vòng).
- Xuất tinh ngoài âm đạo.
- Triệt sản nam.
- Triệt sản nữ.
- Biện pháp tránh thai cho bú vô kinh.
- Màng ngăn âm đạo với thuốc diệt tinh trùng.
- Quan hệ tình dục vào những ngày an toàn. ...
(kể được 3 biện pháp tránh thai là được).
Câu 4: Ở độ tuổi Vị thành niên, giai đoạn có sự thay đổi mạnh mẽ về cả thể chất, tâm sinh lý...đánh dấu giai đoạn ‘ hình thành giới tính’ của con người được gọi là gì?
 Đáp án: Dậy thì (tuổi dậy thì)

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_thuc_trang_va_de_xuat_mot_so_mo_hinh_t.docx
Sáng Kiến Liên Quan