Sáng kiến kinh nghiệm Thông qua dạy học chính khóa, tổ chức xây dựng một số hoạt động ngoại khóa trong môn Địa lý ở trường Trung học cơ sở hiện nay

Khi mà mục tiêu giáo dục và Chương trình - Sách giáo khoa đ• đổi mới, điều chỉnh theo hướng “hiện đại” phù hợp xu thế chung của thời đại. Thì đa dạng hoá các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học là khâu đột phá trong quá trình dạy học hiện nay. Bên cạnh dạy học chính khoá thì ở bộ môn Địa lý phổ thông, hoạt động ngoại khoá(HĐNK) là một trong những hình thức dạy học có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần tích cực vào việc nâng cao, đào sâu, mở rộng vốn tri thức Địa lý của học sinh và bồi dưỡng phương pháp tự học - đem lại hứng thú, ham muốn học tập nội khoá cho học sinh.

 Ngoại khoá là hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp, không quy định bắt buộc trong chương trình, hoạt động dựa trên sự tự nguyện tham gia, hứng thú yêu thích và sự ham muốn tìm tòi sáng tạo của học sinh thông qua các nội dung học chính khoá. Không những tăng cường hứng thú học tập mà còn góp phần rèn luyện các kĩ năng Địa lý, giáo dục lòng yêu thiên nhiên, đất nước. Đó là một trong những con đường gần gũi để thực hiện đổi mới PPDH Địa lý theo định hướng “.phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”(Điều 24.2 - Luật giáo dục).

 HĐNK Địa lý ở trường THCS có một vị trí rất quan trọng, bởi vì: khối lượng tri thức nhân loại ngày càng tăng nhanh chóng(khoảng 4 năm lượng tri thức lại tăng lên gấp đôi). Ngoài các bài học trên lớp, yêu cầu đòi hỏi học sinh phải biết thêm, học thêm các tri thức ngoài thực tế và trong cuộc sống hằng ngày, có khi không có trong bài học trên lớp. Ngoại khoá tạo ra khả năng tài năng đa dạng cho học sinh, vì bản thân mỗi học sinh mang trong mình những tiềm năng riêng to lớn.

 

doc14 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4077 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thông qua dạy học chính khóa, tổ chức xây dựng một số hoạt động ngoại khóa trong môn Địa lý ở trường Trung học cơ sở hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 xếp các HĐNK vào 3 loại: HĐ cá nhân, HĐ nhóm, HĐ tập thể(toàn lớp hay toàn khối). Nếu dựa vào loại hình hoạt động thì có thể chia HĐNK thành: Tổ Địa lý, CLB Địa lý, đố vui Địa lý, trò chơi Địa lý.....
 Mỗi loại HĐNK Địa lý có nội dung riêng, được đặc trưng bởi phương pháp tiến hành và cách thức tổ chức thích hợp. Tuy nhiên chúng có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong nhiều trường hợp, mỗi loại hình này có thể được thực hiện lồng vào hình thức tổ chức khác. Ví dụ: Đố vui Địa lý tuy là HĐNK độc lập với Câu lạc bộ Địa lý nhưng có thể tiến hành trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ Địa lý, xem như là một phần của chương trình CLB. Xây dựng theo hướng phù hợp với hoàn cảnh nhà trường và đặc điểm học sinh, tôi đã khai thác các HĐNK Địa lý ở dạng dựa vào loại hình hoạt động.
 II - Một số phương tiện cần thiết để tổ chức HĐNK Địa lý:
 1 . Các mảnh bản đồ cắt rời (hoặc bản đồ trống)
2 . Phiếu học tập có ghi sẵn các câu hỏi hoặc hình vẽ mang nội dung kiến thức về bản đồ...
 3 . Các tờ rời hoặc miếng ghép có ghi sẵn nội dung Địa lý cụ thể.
 4 . Các loại bản đồ Địa lý hoặc Atlat Địa lý Việt Nam, các châu lục
 5 . Sưu tầm các loại tranh ảnh có đề tài phù hợp.
 6 . Phòng học hoặc vườn Địa lý, phòng chức năng Địa lý, sân trường...
 7. Hai bánh xe tròn chung một trục (làm bằng tồn)
 chương IV
Xây dựng một số mẫu hoạt động ngoại khoá địa lý ở trường thcs hiện nay
 I - Câu lạc bộ Địa lý:
 1. Mục đích tổ chức:
 Hoạt động này dựa trên sự tham gia tự nguyện của học sinh nhằm khuyến khích các em học tập, tìm hiểu, mở rộng kiến thức Địa lý và thực hiện các hoạt động giúp làm giàu tri thức Địa lý vào cuộc sống để giải thích các hoạt động thực tiễn.
 2. Hình thức tổ chức:
 Có thể tổ chức cho toàn trường hay từng khối lớp riêng, hoạt động theo từng chủ đề nhất định và đặt tên cho các chủ đề như: “CLB các nhà thuỷ văn trẻ”, “CLB du lịch”,.... Số lượng mỗi câu lạc bộ khoảng 30 - 40 học sinh dưới sự cố vấn của giáo viên Địa lý.
 3. Cách thức tiến hành:
 a) GV nêu rõ nhiệm vụ, mục đích, quyền lợi và kêu gọi học sinh tham gia đăng kí CLB. GV tổ chức qua vòng sơ tuyển để ưu tiên những em có hứng thú học tập Địa lý vào CLB. Các CLB hoạt động theo thời hạn 6 tháng hoặc một năm. Mỗi CLB cần có một chủ tịch CLB, một thư kí và một thủ kho lưu trữ tài liệu. CLB sinh hoạt định kì hàng tháng. Nội dung chủ yếu dành cho việc thảo luận các đề tài chung liên quan đến chương trình học tập chính khoá và thực hiện các hoạt động nhằm mở rộng, bổ sung kiến thức, đem lại niềm vui, niềm say mê học tập cho các em. Hoạt động CLB có thể ở phòng học, sân trường hay vườn Địa lý.
 b) Có nhiều hình thức khác nhau của hoạt động câu lạc bộ:
- Đọc và kể chuyện Địa lý, như chuyện lạ đó đây chẳng hạn...
- Báo cáo chuyên đề, có thể GV nói chuyện cho HS với các nội dung như: “Dầu mỏ Việt Nam”, “Các di sản văn hoá”, “Cà phê Việt Nam”.v.v...
- Thi hùng biện: về các vấn đề thời sự như bảo vệ rừng, sự gia tăng dân số ở Việt Nam...
- Liên hoan văn nghệ về Địa lý như: hát, ngâm thơ, đóng kịch, đóng vai...
- Thi sáng tác về một đề tài Địa lý như: Địa danh du lịch Việt Nam (có thể dành cho HS lớp 9 là thích hợp nhất).
- Đố vui Địa lý: Dùng kiến thức Địa lý để giải đáp các câu hỏi xuất phát từ thực tế môi trường sống.
- Trò chơi Địa lý: Tổ chức các trò chơi Địa lý giúp HS mở rộng, đào sâu các kiến thức chính khoá
- Hái hoa dân chủ: 
 Việc tổ chức các CLB Địa lý yêu cầu người GV phải luôn nghĩ ra các đề tài và cùng HS trao đổi, bàn bạc, đánh giá.
 4. Một số mẫu hoạt động cụ thể:
 a) Trò chơi nghe đặc điểm địa danh, tìm đất nước qua Quốc kì (tổ chức ở trong lớp học cho một khối lớp - lớp 8):
 Bước 1: - GV treo Quốc kì các nước Đông Nam á, phía dưới Quốc kì có ghi tên nước nhưng che kín bằng băng giấy.
 Bước 2: - Lần lượt các học sinh nêu đặc điểm của một kì quan hay địa danh...của một nước có Quốc kì trên bảng. Ví dụ: “Trong lễ hội múa liên hoan mừng được mùa, những cô thiếu nữ áo quần, mũ mãng thêu hoa dát ngọc lộng lẫy biểu hiện những điệu múa dân tộc, mềm mại, ngã nghiêng, thần kì. Thân hình uyển chuyển uốn thành trăm điệu khác nhau. Âm nhạc nổi lên, tiếng sáo véo von, tiếng kèn lanh lãnh, tiếng chuông thôi thúc dồn dập, ai cũng say mê. Cả Bali là một bản tình ca tuyệt vời”.
 Bước 3: - Dưới lớp, HS nào nhận định đúng, tự nguyện lên chỉ vào Quốc kì của nước được bạn giới thiệu đó. Người quản trò lật băng giấy, nếu đúng thì người chơi thắng cuộc (đoạn văn trên nói về đất nước Inđônêxia).
 b) Đóng vai: HS đóng thành các vai để diễn xuất (mang tính kịch - áp dụng cho khối lớp 7,8,9)
 * Chủ đề 1: Sinh con trai hay con gái
b.1- Bối cảnh:
- Ông bà nội khuyên nhủ(có cả áp chế) hai vợ chồng trẻ(đã có hai con gái) sinh thêm một con nữa
- Căp vợ chồng trẻ dùng lí lẻ và hiểu biết giải thích là không nên sinh thêm con nữa, con trai hay con gái đều như nhau cả.
- Láng giềng có hai luồng ý kiến trái ngược nhau, nhóm đồng ý với ý kiến ông bà - nhóm ủng hộ đôi vợ chồng trẻ.
b.2- Các vai diễn xuất: Ông bà, đôi vợ chồng trẻ, láng giềng(thành 2 phe).
 * Chủ đề 2: Phát triển bền vững(vai trò của việc bảo vệ rừng ngập mặn).
+ Mục đích: HS sẽ nhận thức được việc bảo vệ rừng ngập mặn hiện nay không chỉ vì cuộc sống hiện tại mà vì lợi ích của nhiều thế hệ mai sau.
+ Hoạt động: b.1- Bối cảnh:
- Rừng ngập mặn với cây họ Đước là chủ yếu phân bố vùng cửa sông, dọc 3260 km ven biển nước ta, điển hình ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
- Vấn đề phát triển kinh tế đã đặt rừng trước thách thức: “tồn tai hay diệt vong?”. Hàng ngàn ha Tôm đã được thế chỗ rừng ngập mặn. Mất rừng có thể đe doạ đến hệ sinh thái trong tương lai. Vấn đề này giải quyết thế nào.
b.2- Nhập vai: Ông, cha, con, con út. Một số đóng chính phủ, số còn lại đóng vai cộng đồng.
b.3- Diễn xuất: Không khí trong gia đình sau bữa cơm chiều. Lôgic mạch tranh luận như sau(số thứ tự chỉ sự nối tiếp ý kiến): 
Người ông
Người cha
Người con
Người con út
1.Hồi ức lại tuổi thơ sống trong một thiên nhiên hoang dã, nhiều rừng.
Than phiền: hiện nay chim cá ngày càng hiếm, rừng mất dần, nhiều động vật bị diệt vong.
6.Đề xuất: cần phải khai thác nhưng có mức độ để cho các loài có điều kiện sinh sôi nảy nở.
2.Lý giải: vì người đông, của khó phải thi nhau vào rừng lấy gỗ, củi, săn bắt động vật...
4.Phân trần: không làm vậy thì lấy tiền đâu nuôi sống cả nhà và nuôi con ăn học?
3.Nói về lợi ích của rừng ngập mặn và khi phá đi thì gặp nhiều nguy hại đến đa dạng sinh học, kinh tế, môi trường... 
7.Tán thành với ông, thêm: cần phải để dành rừng cây, chim cá muông thú cho con cháu sau này.
5.Mơ ước và hỏi ông ngoại: Bao giờ mới có lại được nhiều chim cá, muông thú, giàu rừng như ông ngày xưa? 
8.Tại sao đã nói khai thác mà còn phải bảo vệ, phải có mức độ, phải để dành...???
9.Chính phủ, cộng đồng cùng với các thành viên trong gia đình trao đổi, bàn bạc về các giải pháp vừa khai thác được rừng ngập mặn phục vụ cuộc sống, vừa bảo vệ phát triển rừng (có thể trình diễn kết hợp một số tranh ảnh, mô hình...).
Học sinh đóng các vai : Dân bản xứ, dân kinh tế mới, kiểm lâm, chuyên gia môi trường, cán bộ huyện, khách du lịch, thợ cưa, người nuôi gia súc......và tranh luận theo chủ đề: cần phải làm những gì để cho con người cùng sống dựa vào rừng hài hoà về lợi ích.(Giáo viên cần mở rộng với rừng miền núi).
II-Thi Địa lý:
 1-Mục đích tổ chức:
- Hình thức thi Địa lý phổ biến trong hoạt động ngoại khoá được cụ thể hoá bằng hình thức “Đường lên đỉnh Phan-xi-păng”.Các bước của hoạt động này là: Khởi động - Tiến lên -Vượt chướng ngại vật -Tăng tốc -Về đích .Vượt qua các bước bằng điểm số, đội có điểm số cao nhất là đội về trước nhất .
- Đây là hoạt động đòi hỏi học sinh dự thi phải trả lời các câu hỏi và giải các bài tập liên quan đến chương trình chính khoá. Đòi hỏi học sinh phải nắm chắc kiến thức Địa lý, có kỹ năng Địa lý vừa phải có óc suy luận, sáng tạo.
 2-Cách thức tiến hành:
- Có thể tổ chức hàng tháng, giáo viên ra đề và tổ chức hội thi, thời gian có thể 90 phút, có thể lồng ghép vào sinh hoạt của Câu lạc bộ Địa lý.
- Trong các buổi thi, nếu có đội thi không trả lời được thì dành cho khán giả.
- Thi Địa lý nên thi theo hình thức lớp. Đề thi phù hợp với khối lớp đó.
- Đề thi ra dưới nhiều hình thức khác nhau: hỏi - đáp, trắc nghiệm, câu hỏi kết hợp kênh hình...
 3- Mẫu hoạt động cụ thể: Sau đây là ví dụ về một buổi hoạt động ngoại khoá Địa lý thông qua thi Địa lý (dùng cho khối lớp 8) chia thành 2-3 đội .
 a- Khởi động:
- Giáo viên đưa ra một số câu hỏi đơn giản cho các đội, bằng hình thức giơ tay(điểm số đúng là 10, sai bị trừ một điểm.):
+ Cho biết đỉnh núi cao nhất châu á tên là gì? Nằm ở đâu?(Chômôlungma-Evơret, ở trên dãy Hymalaya)
+Cho biết quốc gia có diện tích lớn nhất châu á nằm ở khu vực nào? bao nhiêu km vuông?(Trung Quốc có diện tích 9,6 triệu km2, ở Đông á)
+Kể tên các nước thuộc khu vực Đông Nam á? Tổ chức Asean gồm bao nhiêu nước?(11 nước Đông Nam á - 10 nước Asean)
 b-Tiến lên:
+ Hãy phân tích vì sao Đông Nam á đông dân?
(các đội viết ý kiến ra giấy hoặc ra bảng phụ )
- Do khí hậu nhiệt đới, đồng bằng rộng màu mỡ trồng lúa nước, nhân lực để sản xuất nông nghiệp .....
+ Hãy tìm hiểu tại sao Nhật Bản lại trở thành quốc gia phát triển lớn nhất Châu á ?
- Nhờ sớm tổ chức lại nền kinh tế, phát triển một số ngành CN phục vụ xuất khẩu, sự giúp đỡ của Hoa Kỳ 
 c-Vượt chướng ngại vật : Có thể là giải một ô chữ Địa lý, tuỳ theo điều kiện mà ra ô chữ cho phù hợp .
 Ví dụ : Cho ô chữ sau :
 Giáo viên đưa ra các gợi ý về tên của các nước cần điền vào ô chữ cho các đội. Mỗi ô chữ (theo thứ tự ) dành cho một đội được giải, nếu đội A không giải được thì giành quyền cho đội B .
 d- Tăng tốc : Phần thi này GV có thể sử dụng một số ảnh Địa lí về cảnh quan Châu á.Yêu cầu các đội ghép đúng tên và ảnh với nhau cho phù hợp với cảnh quan trong ảnh . Mỗi đội ghép lần lượt theo từng cặp (ảnh không tên ).
 e- Về đích : Phần này có thể là một câu hỏi, câu hỏi có cơ hội dành cho đội thắng cuộc. 
 GV đưa ra một đoạn văn : “...Toàn bộ đỉnh núi cao này đều có sườn rất dốc, lại bị các thung lũng chia cắt rất sâu, có khi biên độ giữa nơi cao và nơi thấp đạt 1000m.....Các khối núi này lại như đan xen vào nhau làm cho đường đi lên dốc thêm phần ngoắt nghoéo và những dòng suối chảy băng băng từ lưng chừng núi xuống cũng tự mình xẽ qua những vách hẹp để rơi xuống thành thác ở một bồn nước nào đó trong thung lũng. Dãy núi mang tên một loại thuốc nam mọc phổ biến trong vùng núi cao đó ....Các đỉnh núi của các khối núi này đều sắc nhọn như răng cưa, tạo ra những dạng thật không quen thuộc tí nào đối với một lãnh thổ ở vành đai nhệt đới”. 
(Trích trong Thiên nhiên Việt Nam - Lê Bá Thảo - NXBGD 2004)
 - Đoạn trích trên nói về dãy núi nào ở nước ta ? (Thời gian 30 giây suy nghĩ)
 (Đáp án : Hoàng Liên Sơn)
Đội thắng cuộc là đội dành được điểm số chung cuộc cao nhất .Giáo viên nên chuẩn bị chu đáo các giải thưởng cho các đội. 
 III -Trò chơi Địa Lý :
 1. Mục đích tổ chức: 
- Trong hoạt động ngoại khoá, trò chơi Địa lý là trò chơi học tập, có tác dụng mở rộng, nâng cao hiểu biết Địa lý và các kĩ năng hoạt động của học sinh. Tổ chức trò chơi tốt vừa phát huy được sự nhanh trí, sáng tạo, vừa rèn luyện tính tự lập và tinh thần tập thể của các em. Ngoài ra hứng thú học tập, niềm tin và tình cảm của học sinh được nâng cao. Môn Địa lý trở nên sinh động, gần gủi, thiết thực hơn đối với các em.
- Trò chơi Địa lý có hai khía cạnh quan trọng :
+ Nội dung trò chơi là nội dung Địa lý hoặc có liên quan trực tiếp, giúp mở rộng nâng cao kiến thức, kỹ năng Địa lý đă học ở nội khoá.
+ Mang đầy đủ tính chất của một trò chơi: có luật chơi, cách chơi, gây hứng thú và thi đua lẫn nhau giữa các nhóm, tổ, giữa các lớp, khối lớp.
 2. Hình thức tổ chức: Trò chơi Địa lý rất đa dạng, phong phú. Tuỳ vào lứa tuổi học sinh, nội dung Địa lý các lớp, tâm sinh lý của HS ở các địa phương khác nhau mà có những trò chơi thích hợp. Giáo viên không nên tổ chức các trò chơi phức tạp nhưng cũng không quá đơn giản dể gây nhàm chán cho HS.
- Trò chơi Địa lý thường được tổ chức ở vào nhiều hoàn cảnh khác nhau: trong buổilyDạ hội Địa lý, trong sinh hoạt CLB Địa lý.
- Khi tổ chức trò chơi, cần khuyến khích được HS hoạt động tập thể, đề cao tinh thần đoàn kết, cộng tác trao đổi học hỏi để cùng tiến bộ. Với trò chơi, GVcũng có thể tổ chức ngay trong giờ học nội khoá.
 3. Một số trò chơi cụ thể :
 3.1. Một số trò chơi trong phòng học :
 a)Ai biết nhiều hơn :
+Chuẩn bị :-2 bản đồ câm VN, có các chấm điểm về thành phố, hoặc điểm du lịch và ghi số thứ tự ; phấn trắng.
+ Quy định chơi: - Hai đội chơi, mỗi đội 5 em.
 - Chơi trong thời gian 5 phút.
+ Cách chơi: 
- Khi có hiệu lệnh bắt đầu, bản đồ câm treo lên bảng, đồng thời một em trong mỗi đội cầm phấn ghi vào bảng chú giải tên của địa danh được đánh số trên bản đồ. Hai đội xen kẽ nhau lên điền và mỗi em chỉ điền 1 lần trong 1 lượt đi. Đội nào ghi được đúng và nhiều hơn đội đó thắng cuộc.
 b) Trò chơi cung - cầu:
+ Chuẩn bị: - kẹo ( tượng trưng cho gỗ rừng 60 cái/ một đội chơi)
 - Khoảng 3 đến 4 đội chơi và không quy định số người chơi ( từ 5 – 10 em/ đội).
 + Cách chơi:
Khi tuyên bố trò chơi bắt đầu, các em tự do khai thác tài nguyên của đội mình. Lúc đầu mỗi đội được sở hữu 30 cái, sau mỗi hiệp chơi, lại bổ sung thêm 1/2 số kẹo còn lại( cho đến hết 60 cái theo quy định).
Sau 2-3 hiệp chơi thì dừng lại xem xét để loại những HS không sống sót được và tái sinh tài nguyên cho đội đó theo quy định.
+ Các câu hỏi đặt ra: Điều gì đã xãy ra trong mỗi đội chơi. Đội nào tất cả các thành viên đều sống sót? HS nào lấy được nhiều kẹo nhất? Đội nào lấy được nhiều kẹo nhất? Đội nào nghĩ rằng mình sẽ có kẹo ăn suốt đời? Trong mỗi đội đó, mỗi đội lấy bao nhiêu kẹo?
+ Câu hỏi thảo luận chung:
Lợi và bất lợi của việc khai thác tài nguyên dần dần ( theo cách bền vững ?) ( lợi: kéo dài mãi mãi; bất lợi phải điều chỉnh cách sử dụng tài nguyên).
 Như vậy các trò chơi học tập như đã trình bày ở trên có tác dụng tốt trong việc giáo dục môi trường(GDMT), một trong những nội dung mang tính tích hợp, lồng ghép rất cần thiết trong học tập Địa lý hiện nay.
 3.2. Một số trò chơi Địa lý ở ngoài trời:
 a) Trò chơi đối đáp:
+ Chuẩn bị: xếp số HS trong lớp thành 2 hàng dọc có số lượng bằng nhau, đứng quay mặt vào nhau. 
+ Cách chơi:
Mỗi em ở hàng 1 sẽ nói tên nước ( hoặc tên thủ đô). Em ở hàng 2 tương ứng đáp lại tên thủ đô ( hoặc tên nước).
Ví dụ: em số 1 ở hàng 1 nói: Thái Lan - em số 1 ở hàng 2 đáp: Băng Cốc. Hết lượt, em ở hàng 2 nói trước.
Quản trò cho điểm trực tiếp, đúng cho 1đ ( sai bị trừ 1đ), không đáp thì không cho điểm.
 b) Trò chơi tôi tên gì:
+ Chuẫn bị: - Một nhóm HS ( khoảng 12-15 em ), đứng thành vòng tròn. Giữa vòng tròn có một em HS, sau lưng mang một mẫu giấy ghi tên một dạng địa hình/ cảnh quan / con sông / tên nước / tên tỉnh / tên điểm du lịch ... Tất cả HS xung quanh đọc được còn em này không biết tên gì sau mẫu giấy.
+Cách chơi: Để biết được tên mình, em học sinh đó phải tự đặt ra câu hỏi về đặc điểm của dạng địa hình/ cảnh quan/ con sông... mà mình mang tên và hỏi các bạn xung quanh có đúng như vậy không?
 Mỗi em chơi đặt 5 - 10 câu hỏi, sau đó cho em khác chơi với chủ đề khác.
Ví dụ: Học sinh chơi mang tên là “Đới cảnh quan gió mùa” thì đặt các câu hỏi :
 + Đới của tôi có lượng mưa lớn và tập trung vào mùa hè có phải không? (Mọi người trả lời: đúng)
 + Đới của tôi có thuỷ đới đều đặn và lượng mưa lớn có phải không?(Mọi người trả lời: sai)
 + Đới của tôi có mùa đông lạnh có phải không? (Mọi người trả lời: đúng). Hay, người mang tên “Anpơ”(Dãy núi trẻ ở Tây -Trung Âu) thì có thể đặt các câu hỏi:
 +Tôi là dãy núi đồ sộ nhất ở Tây - Trung Âu có phải không? (Đúng)
 +Tôi uốn mình thành vòng cung dài trên 1200km có phải không?(Đúng)
 +Vậy tôi có phải là Anpơ không ? (Đúng)
Dưới dạng như vậy giáo viên tổ chức được cho tất cả các khối lớp chơi tuỳ theo sự phù hợp của nội dung kiến thức .
 c-Trò chơi tôi ở đâu:
 +Chẩn bị:
 - Mỗi học sinh có một miếng giấy trắng một mặt và tự ghi lên đó các loại tài nguyên như: dầu mỏ, khí đốt, sắt, than, rừng, sức gió...
 - Chọn ra ba em đứng vào ba góc sân chơi, mỗi em mang sau lưng một bảng giấy ghi rõ “Tài nguyên phục hồi”, “Tài nguyên không phục hồi”, “Tài nguyên vô tận” .
 - Học sinh toàn lớp đứng thành vòng tròn quay mặt theo chiều kim đồng hồ và liên tục luân chuyển mảnh giấy của mình cho người bên cạnh (theo vòng)
 + Cách chơi: -Giáo viên phát lệnh “Tôi ở đâu” mỗi em ngay lập tức xem mảnh giấy ghi tài nguyên gì và chạy vào một trong ba vị trí của ba bạn ở ba góc sân ( nơi có ba nhóm tài nguyên).
 Ví dụ: Em cầm mảnh giấy “than đá” thì chạy về “tài nguyên không phục hồi”
 - Cứ mỗi lần chạy, em đứng ở góc sân kiểm tra các mảnh giấy và đọc to tài nguyên ghi ở mảnh giấy cho mọi người xem. Ai đứng sai vị trí thì mời ra ngoài và có thể tiếp tục vào vòng để chơi tiếp lần 2.
 - Giáo viên cần tổng kết trò chơi và phân tích được vai trò của các loại tài nguyên cũng như học sinh nắm được sự phân loại tài nguyên. Đề ra phương hướng khai thác tài nguyên sao cho hợp lý và có hiệu quả.
 d-Trò chơi “gặp nhau”:
+ Chuẩn bị:
 - Hai bánh xe tròn có bán kính khác nhau cùng một trục quay (có thể làm bằng tồn mỏng hoặc bìa cứng). Trên mặt giấy của bánh xe lớn có các ô, trên đó ghi ví dụ tên nước hoặc tên tỉnh... Trên mặt giấy của bánh xe nhỏ ghi tên thủ đô hoặc tên huyện ... Có thể dùng giấy cứng với các ô khác nhau. Bánh xe lớn cố định, bánh xe nhỏ quay quanh trục. 
+ Cách chơi:
Người chơi dùng tay quay bánh xe nhỏ, dự tính lực quay thích hợp để tên thủ đô hoặc tên huyện (TP) trùng ô với tên nước, tên tỉnh... là được ghi một điểm. ( chơi dạng như chiếc nón kỳ diệu ), có thể một lớp chia thành 2-3 đội cùng chơi. Đội nào quay được 10 lần chuẩn thì ghi được 10 điểm.
 Trên đây là một số trò chơi của HĐNK Địa lí, tuỳ theo hoàn cảnh của mỗi địa phương mà tổ chức chơi cho phù hợp.
Chương V
Kết luận chung
 Với tinh thần dạy học là luôn sáng tạo, luôn tìm tòi và phát hiện, đó cũng chính là liệu pháp quan trọng nhất để người GV đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn đổi mới GD phổ thông hiện nay. Có thể nói Địa Lý là môn học dễ có điều kiện gây được hứng thú học tập cho HS nhất thông qua việc tổ chức đa dạng các hoạt động học. Bởi rằng, ĐL là môn khoa học khám phá cuộc sống, khám phá bản thân mỗi sự vật - hiện tượng ở xung quanh chúng ta. Ai cũng rõ giá trị của sự hứng thú trong qúa trình nhận thức, vì vậy HĐNK trong môn Địa Lý, nếu được chuẩn bị một cách chu đáo sẽ có tác dụng mở rộng, đào sâu kiến thức nội khoá. Đây cũng là hình thức “học mà chơi - chơi mà học”.
	Với đề tài SKKN này, qua giảng dạy tôi đã tìm hiểu thử nghiệm và ứng dụng trong HĐNK đạt kết quả tốt. Trong quá trình tổ chức, các em tham gia tích cực sáng tạo, gây được hứng thú học tập và tạo nên sự hấp dẫn, cuốn hút trong hoạt động học của học sinh. Khi được hỏi về sự ham muốn của các em được tham gia các hoạt động ngoại khoá, 100% các em trả lời rất thích, tạo được hưng phấn học tập rất tốt. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và bổ sung thêm các mẫu hoạt động từ phía đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý vị để cho tôi có được đề tài sáng kiến kinh nghiệm này. 
 Tác giả:
 Nguyễn Xuân Hoàng
Tài liệu tham khảo
Thiên nhiên Việt Nam - Lê Bá Thảo - NXBGD 2004
Những mẫu chuyện lý thú về Địa lý tự nhiên - Đoàn Mạnh Thế - NXBGD 2001
Địa lý trong trường học (3 tập) - Nguyễn Hữu Danh - NXBGD 2001
Hỏi đáp Địa lý cấp hai - Nguyễn Dược - NXBGD 1994
Địa lý giải trí - Đào Xuân Cường - NXBGD 1993
Khai thác tri thức Địa lý - Trần Tuyển - NXB Trẻ 2004
250 câu đố về Địa lý - Nguyễn Thiện Văn - NXB Đồng Nai 2001
Du lịch Quảng Bình - Sở TM- DL Quảng Bình 2004
Tư liệu dạy học Địa Lý 6 - 7 - 8 - 9
Việt Nam - Tư liệu tóm tắt - Nguyễn Khắc Thuần - NXBGD 2005
Mục lục
Chương I – Lí do chọn đề tài – Cơ hội và tầm quan trọng của HĐNK Địa lý ở trường THCS hiện nay 
Chương II- Phạm vi tiếp cận và các nguyên tắc HĐNK ở trường THCS
Hình thức xây dựng một số HĐNK và một só phương tiện cần thiết trong việc tổ chức HĐNK Địa lý
Đánh giá của hội đồng khoa học nhà trường:
đánh giá của cụm chuyên môn:
....

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan