Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề Hàm số bậc hai - Đại số 10 theo định hướng giáo dục STEM

Quy trình xây dựng bài học STEM

Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học

Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình môn học và các hiện

tượng,quá trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị

công nghệ có sử dụng của kiến thức đó trong thực tiễn.để lựa chọn chủ đề của bài

học.

Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết

Sau khi chọn chủ đề của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết để giao cho

học sinh thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, học sinh phải học được những

kiến thức, kĩ năng cần dạy trong chương trình môn học đã được lựa chọn (đối với

STEM kiến tạo) hoặc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết (đối với STEM

vận dụng) để xây dựng bài học.

Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề

Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/sản phẩm cần chế tạo, cần xác định rõ

tiêu chí của giải pháp/sản phẩm. Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng để đề

xuất giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản phẩm.

Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo các phương pháp và kĩ

thuật dạy học tích cực với 5 loại hoạt động học như sau:

Hoạt động 1: Xác định vấn đề

+ Chuyển giao nhiệm vụ

+ Học sinh hoạt động tìm tòi, nghiên cứu

+ Báo cáo và thảo luận7

+ Nhận xét, đánh giá

Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp

(Tổ chức dạy học các kiến thức có liên quan đến chương trình giáo dục phổ

thông; sử dụng thời gian phân phối của chương trình cho nội dung tương ứng)

+ Kiến thức mới

+ Giải thích các quy trình/ thiết bị đã tìm hiểu

+ Báo cáo và thảo luận

+ Nhận xét và đánh giá

Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp

+ Đề xuất giả thuyết/giải pháp giải quyết vấn đề

+ Thử nghiệm giải pháp

+ Báo cáo và thảo luận

+ Nhận xét và đánh giá

Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá

Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh

pdf49 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 2620 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề Hàm số bậc hai - Đại số 10 theo định hướng giáo dục STEM", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c 
nghiệm 
Sau thực 
nghiệm 
31 
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
Tập trung nghe giảng, 
ghi chép đầy đủ 
Tập trung nghe giảng, 
phát biểu ý kiến, thảo 
luận 
Thảo luận, phát biểu. 
Giảm tải học lý 
thuyết, tăng cường 
học thực hành tạo ra 
sản phẩm ứng dụng 
trong thực tiễn. Để 
hiểu sâu sắc hơn về 
môn Toán. 
Biểu đồ 3: Khảo sát HS thích học môn Toán nhƣ thế nào 
Trước thực 
nghiệm 
Sau thực nghiệm 
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
Thường xuyên Ít khi Không bao giờ 
Biểu đồ 4: Khảo sát khả năng tự tìm hiểu những ứng dụng thực tế của kiến thức toán 
học đã(đang) đƣợc học. 
Trước thực nghiệm 
Sau thực nghiệm 
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
Luôn sẵn sàng Chưa biết được Không bao giờ 
Biểu đồ 5: Khảo sát khả năng sẵn sàng tham gia các dự án học tập mà giáo viên giao 
trong dạy học theo định hƣớng giáo dục STEM 
Trước thực nghiệm 
Sau thực nghiệm 
32 
Qua khảo sát ta thấy số lượng HS thích học môn Toán đã tăng lên, lượng HS 
không thích giảm đi rõ rệt. Qua dạy học STEM các em đã hiểu được môn Toán có 
vai trò rất lớn trong thực tiễn, các em học môn Toán không chỉ để phục vụ thi cử 
mà chủ yếu để phục vụ giải quyết các nhu cầu trong thực tiễn. Với mong muốn 
được thực hành, giảm tải phương pháp dạy học truyền thống và tạo ra các sản 
phẩm có giá trị, phục vụ cho cuộc sống xung quanh các em. 
Kết quả này cho thấy sự lựa chọn biện pháp dạy học theo định hướng giáo dục 
STEM đã áp dụng mang lại kết quả khả quan. Đa số các em thích học môn Toán 
hơn, tiết học trở nên hấp dẫn và bổ ích với các em, kể cả các em học yếu do cảm 
thấy môn toán khó học thì cũng đã thay đổi suy nghĩ và có phương pháp chủ động 
hơn trong việc học Toán. các em sẵn sàng tham gia các hoạt động học tập, tự tin 
trình bày một vấn đề trước tập thể lớp, biết cách vận dụng kiến thức đã học vào 
giải quyết các vấn đề thực tiễn. Chứng tỏ qua việc dạy học theo định hướng giáo 
dục STEM đã tạo nên sự chuyển biến về nhận thức cũng như thái độ và năng lực 
học tập của học sinh một cách rõ rệt. 
Trong quá trình thực hiện dự án GV theo dõi, thăm dò, ghi nhận những học sinh 
tích cực, không tích cực. Đồng thời kết hợp với quá trình các nhóm báo cáo dự án 
GV đã tiến hành cho điểm mỗi dự án học tập. Kết hợp với kết quả đánh giá của các 
nhóm trưởng và điểm kiểm tra 15 phút cuối buổi báo cáo dự án để cho điểm mỗi 
HS. 
Kết quả bài kiểm tra của cả hai lớp 10C4 và 10C7 như sau: 
Điểm x 
Số HS đạt điểm x 
10C4 10C7 
Số lƣợng Tỉ lệ% Số lƣợng Tỉ lệ% 
0 3x  1 2,4 0 0 
3 5x  4 9,6 2 4,5 
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
Có thể Không thể Chưa biết 
Biểu đồ 6: Khảo sát khả năng vận dụng kiến thức hàm số bậc hai vào giải quyết các bài 
toán thực tiễn 
Trước thực nghiệm 
Sau thực nghiệm 
33 
5 7x  12 29,3 13 29,5 
7 8x  15 36,7 18 41 
8 10x  9 22 11 25 
Tổng 41 100 44 100 
Kết quả điểm từng nhóm HS dưới sự đánh giá của nhóm khác và giáo viên: 
TT Nhóm 
10C4 10C7 
Điểm trung 
bình của 3 
nhóm còn lại 
đánh giá 
GV đánh 
giá 
Điểm trung 
bình của 3 
nhóm còn lại 
đánh giá 
GV 
đánh giá 
Dự án 1: Tìm hiểu thực tiễn 
1 Nhóm 1 7,7 8,5 8,5 9,0 
2 Nhóm 2 8,0 8,5 8,3 8,5 
3 Nhóm 3 8,3 9,0 8,0 8,5 
4 Nhóm 4 8,0 8,5 8,3 9,0 
Dự án 2: Tìm hiểu kiến thức nền 
1 Nhóm 1 8,0 8,5 8,5 9,0 
2 Nhóm 2 8,3 9,0 8,0 8,5 
3 Nhóm 3 8,0 8,5 8,3 8,5 
4 Nhóm 4 8,0 8,5 8,0 8,5 
Dự án 3: Vẽ bản thiết kế 
1 Nhóm 1 8,0 8,0 8,0 8,5 
2 Nhóm 2 8,3 8,0 8,0 9,0 
3 Nhóm 3 8,0 8,0 8,3 9,0 
4 Nhóm 4 8,3 9,0 8,0 8,5 
Dự án 4: Lắp ghép thành sản phẩm 
1 Nhóm 1 8,5 9,0 9,0 9,0 
2 Nhóm 2 8,0 8,5 8,0 8,5 
3 Nhóm 3 8,0 8,5 9,0 9,0 
4 Nhóm 4 9,0 9,0 8,3 8,5 
Đánh giá về mặt kiến thức có sự chênh lệch giữa HS giỏi, khá, trung bình. Còn 
điểm trung bình chung của dự án giữa các HS có sự chênh lệch không nhiều. Do sự 
đánh giá của GV, của các tổ trưởng chênh lệch không lớn, với đầu vào HS ở vùng 
miền núi như chúng tôi, đa số HS có học lực trung bình và yếu thì chủ yếu động 
viên tinh thần, kích thích thái độ học tập của HS trong hoạt động hợp tác nhóm. 
Điểm cho từng HS được tính theo công thức 
4
TT Tb GV KT  
(Trong đó TT: điểm tổ trưởng đánh giá; Tb: điểm trung bình các tổ đánh giá; 
GV: điểm GV đánh giá; KT: điểm bài kiểm tra) 
34 
3. Một số hình ảnh hoạt động của học sinh khi dạy học hàm số bậc hai theo 
định hƣớng giáo dục STEM. 
3.1. Giáo viên triển khai dự án 
Tiết học diễn ra theo đúng thiết kế của giáo án . GV triển khai dự án đến HS, 
phân nhóm, giao dự án, thông báo mục tiêu và yêu cầu sản phẩm của dự án, thông 
báo kế hoạch thực hiện và tài liệu tham khảo; 
HS tiếp nhận dự án với tâm lý hứng khởi, nhiệt tình, chủ động và hứng thú thảo 
luận sôi nổi trước nhiệm vụ hấp dẫn được giao, tổ chức hoạt động nhóm, phân 
công nhiệm vụ, lên kế hoạch về nội dung tiến hành và thời gian làm việc. 
3.2. Hoạt động thực hiện dự án 
35 
Tổ trưởng thông báo thời gian hoạt động nhóm mình, phân công nhiệm vụ, lên 
kế hoạch về nội dung tiến hành, thời gian làm việc cho mỗi thành viên nhóm. Bảng 
phân nhiệm vụ từng thành viên trong nhóm.(Tổ trưởng gửi bằng phiếu cho GV sau 
1 ngày) 
Dựa vào mục đích và sản phẩm cần đạt, HS từng nhóm làm việc để xây dựng đề 
cương, thu thập kiến thức từ SGK, Internet...để thiết kế sản phẩm. Thường xuyên 
báo cáo tiến độ thực hiện của nhóm, trình bày kế hoạch hoạt động của nhóm và đặt 
ra những vấn đề cần thảo luận với GV. 
Trong thời gian 3 ngày, kể từ khi triển khai dự án, GV giám sát, theo dõi và ghi 
nhận hoạt động của cá nhân, của nhóm, kiểm tra tiến độ thực hiện dự án của các 
nhóm, kiểm tra HS đã tìm kiếm, chọn lọc thông tin liên quan đến nhiệm vụ được giao, 
nhắc nhở HS các yêu cầu của sản phẩm, đồng thời có lời khen ngợi, động viên kịp 
thời. 
Hình ảnh các nhóm hoạt động: 
36 
37 
3.3. Báo cáo sản phẩm mà học sinh tự làm sau khi học theo STEM . Kết 
quả học sinh tạo ra một số sản phẩm theo dạy học STEM 
Hình ảnh về chiếc cổng, cửa sổ, cây cầu được HS thiết kế bằng thép li, giấy cốt 
tông, giây dù 
Hình ảnh về lọ hoa mi ni bằng gỗ do HS tự thiết kế có họa tiết là đường parabol 
đẹp mắt 
38 
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 
1. Kết luận 
Trong đề tài này một lần nữa tôi nghiên cứu sâu hơn về thực trạng dạy học ở 
trường THPT hiện nay, những quan điểm về đổi mới phương pháp dạy học, giáo 
dục STEM, các hình thức tổ chức dạy học STEM ở trường THPT, các phương 
pháp dạy học tích cực, tôi cũng đã nghiên cứu rất kĩ các công văn chỉ đạo của cấp 
trên về vấn đề xây dựng các chủ đề giáo dục STEM. Tôi đã xây dựng và tổ chức 3 
HĐTN định hướng giáo dục STEM trong dạy học phần Hàm số bậc hai-Đại số 10. 
Những hoạt động mà tôi xây dựng và tổ chức rất đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp 
với đối tượng HS THPT. Các em có thể sử dụng những nguyên liệu có sẵn trong 
thực tế, an toàn để làm ra các sản phẩm hữu ích, các em được tìm hiểu về quê 
hương, tạo ra những bài thuyết trình rất ý nghĩa. 
Qua thực nghiệm, tôi thấy khi các em được tham gia các hoạt động học tập 
theo định hướng giáo dục STEM, các em không chỉ biết vận dụng kiến thức môn 
Toán mà còn áp dụng kiến thức môn Hóa, Lý, Sinh học, Công nghệ, Văn, Mỹ 
thuật, Tin học để tạo nên những sản phẩm hoàn chỉnh. Tham gia những hoạt động 
này, các em được tiếp xúc với các tình huống thực tiễn, chính vì vậy NLVDKT 
toán học vào cuộc sống của các em phát triển rõ rệt. Trong những năm gần đây các 
câu hỏi, bài tập cũng đang dần thay đổi theo hướng gắn với những tình huống thực 
tiễn vì vậy HS cần có năng lực tốt mới làm bài được. Dạy học theo định hướng 
STEM bên cạnh những lợi ích thì vẫn có những hạn chế như: Cần có nhiều thời 
gian để HS làm ra các sản phẩm và kiểm chứng tác dụng của sản phẩm. Đòi hỏi 
phương tiện cơ sở vật chất và tài chính phù hợp. GV nhiệt tình, tích cực, có năng 
lực về chuyên môn, năng lực tổ chức dạy học dự án và kĩ năng thiết kế tổ chức dạy 
học theo định hướng STEM. Do đó đòi hỏi GV phải tích cực tìm hiểu, nghiên cứu, 
sử dụng những hình thức, phương pháp dạy học mới, phù hợp. Và ta thấy dạy học 
thông qua tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho HS là một phương 
pháp dạy học rất hiệu quả mà GV nên áp dụng. 
Đề tài đã được triển khai trong năm học 2020- 2021 cho HS lớp 10 tại trường 
THPT huyện Miền núi. SKKN này có khả năng áp dụng trong phạm vi rộng và dễ 
thực thi cho tất cả các nhà trường THPT trên phạm vi cả nước đáp ứng được yêu cầu 
giáo dục trong thời đại hiện nay và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Có thể 
áp dụng cơ sở lý luận để triển khai cho các chủ đề khác trong bộ môn hoặc các 
môn học khác. 
2. Đề xuất 
Qua nghiên cứu đề tài tôi có một số đề xuất : 
- GV cần tăng cường, mở rộng các hoạt động dạy học theo định hướng giáo dục 
STEM trong và ngoài giờ lên lớp. 
- GV nên thường xuyên tổ chức cho HS học các tiết thực hành, giải quyết các 
39 
bài tập gắn liền với thực tiễn, gắn các tình huống cụ thể vào các hoạt động dạy học. 
 - Bộ GD và ĐT cần đầu tư về cơ sở vật chất, các thiết bị dạy học, đầu tư kinh 
phí để tạo điều kiện cho GV và HS tham gia các hoạt động dạy và học theo định 
hướng giáo dục STEM. 
- Bộ GD và ĐT, sở GD và ĐT cần tăng cường hơn các lớp tập huấn, bồi dưỡng 
cho GV về NL tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát triển các NL cho HS, bồi 
dưỡng cho GV về giáo dục STEM chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình phổ 
thông mới. 
Đề tài đã đạt được những mục đích và nhiệm vụ đặt ra, tuy nhiên với năng lực 
bản thân có hạn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được đón 
nhận những góp ý bổ ích của quý vị giám khảo và ban nghiệm thu SKKN, để đề tài 
càng có ý nghĩa thiết thực hơn. 
40 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ giáo dục trung học (6/2014), Chương trình phát 
triển trung học 2014, Tài liệu tập huấn, kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học 
theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường THPT. 
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 
trong chương trình giáo dục phổ thông mới. 
[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (12/2014), Tài liệu hội thảo xây dựng chương trình 
giáo dục phổ thông định hướng phát triển năng lực học sinh. 
[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập 
theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 
[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải 
nghiệm sáng tạo trong trường trung học. 
[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ giáo dục trung học (2018), Định hướng STEM 
trong trường trung học (lưu hành nội bộ). 
[7]. Bộ Giáo dục và đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp 
giáo viên, modun 18,25, Nxb giáo dục năm 2013. 
[8]. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ Giáo dục trung học, Hướng dẫn thực hiện chuẩn 
kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 10. 
[9]. Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng 
cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. 
[10]. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI 
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 
[11]. Kỉ yếu hội thảo (2014), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh 
phổ thông và mô hình phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương, Bộ 
GD và ĐT - Tuyên Quang ngày 30/08/2014. 
[12]. Nguyễn Thị Liên (Chủ biên), Nguyễn Thị Hằng, Tưởng Duy Hải, Đào Thị 
Ngọc Minh (2016), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ 
thông, Nxb Giáo dục Việt Nam 
[13]. Sách giáo khoa Đại số 10(Cơ bản) – Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên) - Nhà 
xuất bản giáo dục Việt Nam – 2006. 
[14]. Sách giáo khoa Đại số 10(Nâng cao) – Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên) - Nhà 
xuất bản giáo dục Việt Nam – 2006. 
[15]. Sách bài tập Đại số 10(Cơ bản) – Vũ Tuấn (Tổng chủ biên) - Nhà xuất bản 
giáo dục Việt Nam – 2006. 
[16]. Sách bài tập Đại số 10(Nâng cao) – Nguyễn Huy Đoan (Tổng chủ biên) - 
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam – 2006. 
41 
[17]. Sách giáo viên Đại số 10 (Cơ bản) – Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên) - Nhà 
xuất bản giáo dục Việt Nam – 2006. 
[18]. Sách giáo viên Đại số 10 (Nâng cao) – Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên) - Nhà 
xuất bản giáo dục Việt Nam – 2006. 
42 
PHỤ LỤC 1 
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÓM 
Câu hỏi nhóm 1: Tìm hiểu về các cây cầu được thiết kế có hình dạng parabol 
Câu hỏi nhóm 2: Tìm hiểu về vòi phun nước 
43 
Câu hỏi nhóm 3: Tìm hiểu về các vật dụng xung quanh khu vưc sống các em có 
hình dạng parabol 
Câu hỏi nhóm 4: Tìm hiểu các loại Ăng ten mà các hộ gia đình ở vùng nông thôn 
thường sử dụng 
44 
PHỤ LỤC 2 
HỒ SƠ HỌC TẬP CỦA CÁC NHÓM 
NHÓM:.LỚPTRƯỜNG
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHO THÀNH VIÊN CỦA NHÓM 
TT Họ tên Vai trò Điểm 
1 Trưởng nhóm 
. 
Quản lí, tổ chức chung 
2 Thư kí 
Ghi chép, Lưu trữ hồ sơ học tập 
của nhóm 
3 Thành viên 
Photo hồ sơ, tài liệu học tập 
4 Thành viên 
Chụp ảnh, ghi hình minh chứng 
của nhóm 
5 Thành viên 
Mua vật liệu 
6 Thành viên 
Tìm hiểu các kiến thức liên 
quan 
7 Thành viên 
Phụ trách bài trình bày trên 
ppt/Word 
8 Thành viên 
....... 
....... 
9 Thành viên 
....... 
....... 
10 Thành viên 
....... 
....... 
11 Thành viên 
....... 
....... 
Lưu ý: Các nhiệm vụ là dự kiến, có thể thay đổi theo thực tế triển khai nhiệm vụ 
của nhóm. Một thành viên có thể đảm nhận nhiều công việc 
45 
Phiếu học tập số 1 
TT Câu hỏi Trả lời 
1 
Quan sát hình ảnh cổng làm bằng cao su bơm khí thường 
có ở các hội chợ lớn hoặc cổng Ac-xơ(Mỹ). Làm thế nào 
để đo được chiều cao cổng mà không gây nguy hiểm cho 
người đo? 
2 
Tại sao khi xây cầu hay hầm đường bộ, người ta lại xây 
theo hình dạng parabol mà không xây theo phương ngang 
hay có mái nghiêng? 
3 
Tại sao truyền hình K+, truyền hình An viên, truyền hình 
kĩ thuật số lại dùng ăng ten chảo parabol để thu sóng? 
4 
Quan sát các vòi phun nước, hãy cho biết nước phun ra có 
hình dạng là hình gì? Giải thích tại sao nước phun ra từ 
các vòi nước đó lại có hình dạng như vậy? 
Phiếu đánh giá số 1 
TT Tiêu chí 
Điểm 
tối đa 
HS 
đánh 
giá 
GV 
đánh 
giá 
Điểm 
đạt 
đƣợc 
1 Bản thuyết trình báo cáo rõ ràng 2 
2 
Tìm được hình ảnh đẹp, hấp dẫn đúng 
yêu cầu của câu hỏi. 
3 
3 
Có các câu hỏi phản biện cho nhóm khác 
sôi nổi, có tính hiệu quả cao 
3 
4 Hiệu quả làm việc nhóm 2 
 Tổng điểm 10 
Phiếu đánh giá số 2 
Phiếu đánh giá bản thiết kế sản phẩm 
TT Tiêu chí 
Điểm 
tối đa 
HS 
đánh 
giá 
GV 
đánh 
giá 
Điểm 
đạt 
đƣợc 
1 Trình bày bản thiết kế rõ ràng, chính xác 2 
2 Có ghi chép số liệu đầy đủ 3 
3 Giải thích rõ vì sao thiết kế sản phẩm đó 3 
4 Trình bày báo cáo sinh động, hấp dẫn 2 
 Tổng 10 
46 
Phiếu học tập số 3 
Phiếu tìm hiểu kiến thức nền 
Các em hãy tìm hiểu thông tin trong bài 3 ở SGK Đại số 10 cũng như thông tin 
có liên quan từ Internet để trả lời các câu hỏi sau: 
TT Câu hỏi Trả lời 
1 Định nghĩa hàm số bậc hai? 
2 Đồ thị hàm số bậc hai? 
3 
Đặc điểm đồ thị hàm số bậc hai: 
- Đỉnh? 
- Trục đối xứng? 
- Hướng bề lõm? 
4 Cách vẽ đồ thị hàm số bậc hai? 
5 Chiều biến thiên của hàm số bậc hai? 
6 Các dạng toán về chủ đề hàm số bậc hai 
Phiếu đánh giá số 3 
Phiếu đánh giá kiến thức nền 
TT Tiêu chí Điểm 
tối 
đa 
HS 
đánh 
giá 
GV 
đánh 
giá 
Điểm 
đạt 
đƣợc 
Báo cáo kiến thức 
1 Đây đủ nội dung cơ bản về chủ đề được báo 
cáo 
2 
2 Kiến thức chính xác, khoa học, chuyên sâu 3 
Hình thức 
3 Bài trình chiếu có bố cục hợp lý 1 
4 Bài trình chiếu có công thức rõ nét, dễ thấy 1 
Kĩ năng thuyết trình 
5 Trình bày thuyết phục 1 
6 Trải lời được các câu hỏi phản biện 1 
7 Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản 
biện cho nhóm báo cáo 
1 
 Tổng điểm 10 
47 
Phiếu học tập số 4 
Chuyển bài toán thực tiễn sang bài toán toán học 
Câu hỏi 
Bài 
toán 
toán 
học 
Giải 
bài 
toán 
toán 
học 
Bài 1. Người ta cần thiết kế cổng sao cho những chiếc xe container 
chở hàng với bề ngang thùng xe là 4m , chiều cao là 5,2m có thể 
đi qua được (chiều cao xe được tính từ mặt đường đến nóc thùng 
xe và thùng xe có dạng hình hộp chữ nhật). Hỏi đỉnh I của Parabol 
(theo mép dưới của cổng) cần thiết kế cách mặt đất tối thiểu là bao 
nhiêu? 
Bài 2. Cần phải làm một cửa sổ mà phía trên là hình bán nguyệt. 
Phía dưới là hình chữ nhật có chu vi ( )a m ( a là chu vi của hình 
bán nguyệt cộng với chu vi hình chữ nhật trừ đi độ dài cạnh hình 
chữ nhật là dây cung của hình bán nguyệt). Hãy xác định các kích 
thước của nó để diện tích cửa sổ lớn nhất. 
Phiếu đánh giá số 4 
TT Tiêu chí 
Điểm 
tối đa 
HS 
đánh 
giá 
GV 
đánh 
giá 
Điểm 
đạt 
được 
1 
Chuyển đúng bài toán thực tiễn sang bài 
toán toán học 
3 
2 Giải được bài toán toán học 3 
3 
Đề xuất và thực hiện giải pháp GQVĐ và 
nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp 
của giải pháp thực hiện 
2 
4 Hiệu quả làm việc nhóm 2 
 Tổng điểm 10 
Phiếu đánh giá số 5 
Phiếu đánh giá sản phẩm thực tiễn 
Tiêu chí đánh giá Điểm tối 
đa 
HS đánh 
giá 
GV đánh 
giá 
Nhận xét 
48 
Kỹ thuật 
Tính thành thục 1 
Đúng kĩ thuật 2 
Hình thức 
Tính độc đáo 1 
Tính thẩm mỹ 1 
Tính hữu 
dụng 
Áp dụng tốt với lứa 
tuổi HS THPT 
2 
Tính khả thi Sử dụng được lâu 
dài 
2 
Thời gian Đúng quy định 1 
Tổng điểm 10 
PHỤ LỤC 3 
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT 
Đề bài dành cho HS nhóm 1, 2: Bài toán rào mảnh vườn 
Người ta muốn rào quanh một khu đất với một số vật liệu cho trước dài 200m 
 thẳng hàng rào. Ở đó người ta tận dụng một bờ dậu có sẵn làm một cạnh của hàng 
rào và rào thành mảnh đất hình chữ nhật. Hỏi mảnh đất hình chữ nhật được rào có 
diện tích lớn nhất bằng bao nhiêu? 
Đề bài dành cho HS nhóm 3, 4 : 
Bài toán chuyển động của một vật 
Một vật chuyển động trong 3 giờ với vận tốc v 
(km/h) phụ thuộc vào thời gian ( )t h , có đồ thị của 
hàm số vận tốc như hình bên. Trong khoảng thời gian 
1 giờ kể từ khi bắt đầu chuyển động đồ thị đó là một 
phần của đường Parabol có đỉnh (2;9)I và trục đối 
xứng song song với trục tung, khoảng thời gian còn 
lại đồ thị là một đường thẳng song song với trục 
hoành. Tính vận tốc v của vật tại thời điểm 3t  . 
BÀI TẬP VỀ NHÀ CHO HS 
Bài 1. Bài toán chăn nuôi cá 
Khi nuôi cá thí nghiệm trong hồ,một nhà sinh vật học thấy rằng: nếu trên mỗi đơn 
vị diện tích của mặt hồ có n con cá thì trung bình mỗi con cá sau một vụ cân nặng 
( ) 480 20 ( )P n n gam  . Hỏi phải thả bao nhiêu con cá trên một đơn vị diện tích 
của mặt hồ để sau một vụ thu hoạch được nhiều cá nhất. 
Bài 2. Bài toán khoảng cách giữa hai con tàu 
49 
 Hai con tàu đang ở cùng một vĩ tuyến và cách nhau 5 hải lý, đồng thời cả hai 
tàu cùng khởi hành, một tàu chạy về hướng Nam với vận tốc 6 hải lý/giờ, một tàu 
chạy về vị trí hiện tại của tàu thứ nhất với vận tốc 7 hải lý/giờ (hình vẽ). Hãy xác 
định thời điểm mà khoảng cách của hai tàu là nhỏ nhất. 
Bài 3. Một doanh nghiệp tư nhân A chuyên kinh doanh xe gắn 
máy các loại. Hiện nay doanh nghiệp đang tập trung chiến lược 
vào kinh doanh xe Honda Lead 125 với chi phí mua vào một 
chiếc xe là 39 (triệu đồng) và bán với giá 42 (triệu đồng) mỗi 
chiếc.. Với giá bán này thì số lượng xe mà khách hàng sẽ mua 
trong một năm là 600 (chiếc). Nhằm mục tiêu đẩy mạnh hơn nữa lượng tiêu thụ 
dòng xe đang ăn khách này, doanh nghiệp dự định giảm giá bán và ước tính rằng 
nếu giảm 1 (triệu đồng) mỗi chiếc thì số lượng xe bán ra trong một năm sẽ tăng 
thêm 200 (chiếc). Vậy doanh nghiệp phải định giá bán mới là bao nhiêu để sau khi 
đã thực hiện giảm giá lợi nhuận thu được sẽ là cao nhất. 
Bài 4. Người ta muốn làm một cánh diều hình quạt sao cho với chu vi cho trước 
thì diện tích của hình quạt là cực đại. Dạng của quạt này phải như thế nào? 
Bài 5. Dây truyền đỡ nền cầu treo có dạng Parabol ACB như hình vẽ. Đầu cuối 
của dây được gắn chặt vào điểm A và B trên trục AA' và 'BB với độ cao 30m . 
Chiều dài nhịp ' ' 200A B m . Độ cao ngắn nhất của dây truyền nên nền cầu là 
5OC m . Xác định tổng chiều dài các dây cáp treo (thanh thẳng đứng nối trên 
nền cầu với dây truyền) 
B
B’ A 
A’ 
d 
y 
x x 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_to_chuc_day_hoc_chu_de_ham.pdf
Sáng Kiến Liên Quan