Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học phát triển năng lực qua chủ đề Quan hệ vuông góc Hình học 11

Những loại năng lực cần chú trọng rèn luyện cho HS trong quá trình dạy học

a. Nhóm năng lực chung, gồm:

* Năng lực tự học

- Xác định được nhiệm vụ học tập, đặt ra mục tiêu học tập

- Lập kế hoạch học tập:

- Nhận ra và điều chỉnh lại sai sót của bản thân, điều chỉnh

* Năng lực giải quyết vấn đề

- Phân tích được tình huống trong học tập.

- Xác định và biết tìm hiểu thông tin liên quan, đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề.

- Thực hiện giải quyết vấn đề

* Năng lực sáng tạo

- Đặt câu hỏi khác nhau về một hiện tượng.

- Hình thành ý tưởng dựa trên thông tin đã cho

- Suy nghĩ khái quát và hình thành tiền trình thực hiện

- Hứng thú, tự do trong suy nghĩ, chủ động nêu ý kiến.

* Năng lực tự quản lý

- Nhận ra được các yếu tố tác động đến hành động của bản thân trong học tập và trong giao tiếp hàng ngày; kiềm chế được cảm xúc của bản thân trong các tình huống ngoài ý muốn.

- Ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình

- Tự đánh giá, tự điều chỉnh những hành động của bản thân

- Đánh giá được hình thể của bản thân so với chuẩn về: chiều cao, cân nặng, .

* Năng lực giao tiếp

- Bước đầu đặt ra mục tiêu giao tiếp và hiểu được vai trò quan trong của việc trước khi giao tiếp.

- Khiêm tốn, lăng nghe tích cực trong giao tiếp; nhận ra được bối cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.

- Diễn đạt được ý tưởng một cách tự tin.

* Năng lực hợp tác

- Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ được giao

- Biết trách nhiệm, vai trò cảu mình trong nhóm với công việc cụ thể

- Nhận biết được đặc điểm khả năng của từng thành viên, giao việc cho từng người.

- Chủ động và gương mẫu hoàn thành việc được giao

- Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạt động chung của nhóm, nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm.

* Năng lực sử dung công nghệ thông tin và truyền thông

- Sử dụng đúng cách, thành thạo các phần mềm ứng dụng

- Xác định được thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ học tập

* Năng lực sử dụng ngôn ngữ

- Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiêt các bài đối thoại

- Phát âm đúng nhịp điệu và ngữ điệu

* Năng lực tính toán

- Sử dụng được các phép tính (cộng , trừ )

- Sử dụng các thuật ngữ .

- Hiểu và biểu diễn được các mối quan hệ.

- Sử dụng được các dụng cụ .

 

doc47 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học phát triển năng lực qua chủ đề Quan hệ vuông góc Hình học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cá nhân trong nhóm, theo phiếu đánh giá và cuối cùng sẽ làm bài kiểm tra khoảng 10 phút.
- Chăm chú lắng nghe, nhận xét mỗi nhóm đã làm, chưa làm được, những vấn đề cần hỏi vào giấy để góp ý
- Ghi nhận quy trình báo cáo sản phẩm
CHƯƠNG TRÌNH 2 TIẾT NGHIỆM THU DỰ ÁN
1/ Lần lượt từng nhóm báo cáo sản phẩm, thời gian tối đa 15 phút/mỗi nhóm 
2/ Chất vấn, thảo luận, đánh giá nhóm khác, GV hợp thức hóa kiến thức: 20 phút
3/ Làm bài kiểm tra khoảng 10 phút.
Slide 1
Slide 2
Slide 3
Hoạt động 2. Báo cáo trình bày sản phẩm
GV: Mời các nhóm lần lượt lên báo cáo sản phẩm. Vận hành mô hình
- Ghi nhận diễn biến buổi báo cáo
HS: Nhóm trưởng của các nhóm đại diện lên báo cáo
HS: theo dõi và nhận xét mỗi nhóm đã làm, chưa làm được, những vấn đề cần hỏi vào giấy
- Các thành viên phối hợp nhịp nhàng theo sự phân công của nhóm trưởng để hoàn thành báo cáo sản phẩm đúng thời gian quy định (mỗi nhóm 10 phút)
Hoạt động 3. Đóng góp ý kiến và trả lời chất vấn
GV: Cho các nhóm đóng góp ý kiến và đặt câu hỏi chất vấn về bài thuyết trình của nhóm bạn
- lắng nghe, ghi nhận ý kiến đóng góp của bạn và trả lời câu hỏi chất vấn
- Sôi nổi đóng góp ý kiến xây dựng
- Tự tin với kiến thức tự chiếm lĩnh 
Hoạt động 4. Hợp thức hóa kiến thức
Giáo viên nhận xét bài thuyết trình của từng nhóm từ nhóm 1 đến nhóm 4 về các mặt:
+ Nội dung kiến thức.
+ Hình thức trình bày sản phẩm.
+ Các ứng dụng và giải pháp góp phần nâng cao chất lượng.
- Trả lời thay các nhóm các câu hỏi chất vấn mà nhóm không trả lời được. 
- Giáo viên bổ sung kiến thức mà mỗi nhóm chưa hoàn thiện.
- Hợp thức hóa kiến thức dạy học để có kết quả cuối cùng cho sản phẩm dạy học.
- Giáo viên chiếu slide 4 
- Lắng nghe và ghi nhận để hoàn chỉnh sản phẩm
- Khắc sâu kiến thức cho HS
Slide 4
Hoạt động 5: Đánh giá, Rút kinh nghiệm
 GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận, thống nhất đánh giá theo phiếu
 GV: Phát đề bài kiểm tra và yêu cầu HS làm trong thời gian 10 phút
GV: Kết hợp với thư ký các nhóm tiến hành tổng hợp các loại phiếu đánh giá và thông báo kết quả - GV nhận xét thành công, tồn tại khi kết thúc dự án.
- Yêu cầu HS phát biểu về quá trình thực hiện dự án.
- GV phát biểu kết thúc dự án học tập
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm, đánh giá theo phiếu
- Làm bài kiểm tra kiến thức
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Phát biểu ý kiến
- Lắng nghe
- HS ý thức hơn về quá trình học của bản thân
- HS tự điều chỉnh cách học để nâng cao kết quả học tập
- HS tự đánh giá việc học của chính mình, thành quả học tập của bạn, chỉ ra khó khăn trong quá trình học, đưa ra những gợi ý khắc phục
- Thông qua trao đổi phản hồi từ học sinh, GV điều chỉnh cách dạy cho phù hợp đối tượng HS
- Rút kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo
7. Tổ chức dạy học theo kế hoạch
7.1. Bài học triển khai dự án
Giáo án 1 được tôi thực hiện vào thứ 7, tiết 4, ngày 7/2/2020 tại lớp 11A1, tại phòng máy chiếu số 3- Trường THPT 
Tiết học diễn ra theo đúng thiết kế của giáo án 1. GV triển khai dự án đến HS, phân nhóm, giao dự án, thông báo mục tiêu và yêu cầu sản phẩm của dự án, thông báo kế hoạch thực hiện và tài liệu tham khảo;
HS tiếp nhận dự án với tâm lý ngạc nhiên, hứng thú thảo luận sôi nổi trước nhiệm vụ hấp dẫn được giao, tổ chức hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ, lên kế hoạch về nội dung tiến hành và thời gian làm việc.
Một số hình ảnh khi triển khai dự án
GV triển khai dự án	
HS theo dõi tiếp nhận dự án
GV giao dự án cho 4 nhóm 
7.2. Nhật ký theo dõi, hướng dẫn HS thực hiện dự án
Tổ trưởng thông báo thời gian hoạt động nhóm mình, phân công nhiệm vụ, lên kế hoạch về nội dung tiến hành, thời gian làm việc cho mỗi thành viên nhóm. Bảng phân nhiệm vụ từng thành viên trong nhóm.(Tổ trưởng gửi bằng phiếu cho GV sau 3 ngày)
Dựa vào mục đích và sản phẩm cần đạt, HS từng nhóm làm việc để xây dựng đề cương, thu thập kiến thức từ SGK, Internet...để thiết kế sản phẩm. Thường xuyên báo cáo tiến độ thực hiện của nhóm, trình bày kế hoạch hoạt động của nhóm và đặt ra những vấn đề cần thảo luận với GV. 
Trong thời gian 1 tuần, kể từ khi triển khai dự án, GV giám sát, theo dõi và ghi nhận hoạt động của cá nhân, của nhóm, kiểm tra tiến độ thực hiện dự án của các nhóm, kiểm tra HS đã tìm kiếm, chọn lọc thông tin liên quan đến nhiệm vụ được giao, nhắc nhở HS các yêu cầu của sản phẩm, đồng thời có lời khen ngợi, động viên kịp thời. Hướng dẫn HS từ thông tin tổng hợp được, đánh máy nội dung đó vào vi tính (chương trình word), rồi chuyển nội dung tổng hợp sang powerpoint; các em sử dụng Slide theo mẫu mà GV hướng dẫn.
Một số hình ảnh HS thực hiện phân công nhiệm vụ, đo đạc, tìm hiểu, khám phá kiến thức, làm mô hình, làm sản phẩm trong dự án.
Họp các thành viên nhóm của 4 tổ trưởng
GV giám sát các nhóm thực hiện sản phẩm
HS làm mô hình hai mặt phẳng vuông góc về ngôi nhà
HS tìm hiểu tại xưởng mộc
HS chọn vật liệu cho sản phẩm
Thực hành làm sản phẩm cho môn vật lý
Một số hình ảnh thiết kế bản vẽ và làm sản phẩm
Nhóm 1 thiết kế bản vẽ
Nhóm 2 thiết kế bản vẽ
Nhóm 3 thiết kế bản vẽ
Nhóm 1 làm món quà sinh nhật
Nhóm 2 làm ngôi nhà bằng tăm tre
Nhóm 3 làm hộp quà
7.3. Tổ chức dạy học bài học nghiệm thu dự án
	- Sản phẩm dự án 2: Hình ảnh vuông góc trong thực tế
Một số hình ảnh của 2 tiế
- Sản phẩm dự án 3: Dụng cụ đo vuông góc
- Sản phẩm dự án 4: Đo vuông góc vuông góc trong thực tế và làm các sản phẩm
Kiểm tra vuông góc của hai bờ tường bằng máy tia Laze
Đo đạc, tìm hiểu, khám phá vuông góc bờ tường với sàn nhà
Đo đạc, tìm hiểu, vuông góc của trụ với nền
HS đo hai mặt phẳng vuông góc	
HS đo cột trụ hành lang trường với mặt nền
Sản phẩm làm mô hình bằng tre và đất nặn
Sản phẩm làm mô hình bằng giấy bìa và tăm tre
Sản phẩm làm bằng bìa và tăm tre
Sản phẩm cho bộ môn vật lý bài cân bằng
8. Đánh giá kết quả dạy học
8.1. Đánh giá chung
Tôi đã triển khai dạy học chủ đề “ Quan hệ vuông góc ” trong năm học 2019 -2020 như sau:
- Tổ chức cho HS xây dựng chủ đề, xác định được mục tiêu cần đạt được qua chủ đề “ Quan hệ vuông góc ”.
- Đồng thời giao 4 dự án học tập cho 4 nhóm học sinh theo tinh thần dạy học định hướng phát triển năng lực bằng dạy học dự án.
+ Dự án 1: Tìm hiểu lý thuyết về quan hệ vuông góc.
+ Dự án 2: Hình ảnh về quan hệ vuông góc trong thực tế
+ Dự án 3: Dụng cụ để kiểm tra vuông góc 
+ Dự án 4: Thực hành đo và làm các sản phẩm vuông góc
Qua mục tiêu cần đạt của chủ đề, HS biết được mục tiêu cần đạt được của mỗi dự án và từ đó xây dựng ý tưởng thực hiện dự án về phân công nhiệm vụ, cách tiến hành và thời gian thực hiện dự án. Song song đó, giáo viên theo dõi và ghi nhận hoạt động, tiến độ thực hiện dự án của mỗi nhóm để có những tư vấn giúp các em hoàn thiện dự án. Hết thời gian quy định, các nhóm lần lượt báo cáo dự án (trình bày sản phẩm) của nhóm mình. Giáo viên và học sinh cả lớp cùng đánh giá dự án của mỗi nhóm.
Qua dạy học theo chủ đề bằng hình thức dạy học theo dự án, giáo viên là người định hướng, tổ chức, tư vấn, giám sát, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện dự án và thông qua đó phát triển các năng lực cho học sinh. 
Học sinh là người quyết định phương pháp và các hoạt động cần tiến hành để giải quyết vấn đề, lựa chọn các nguồn dữ liệu, thu thập dự liệu từ những nguồn khác nhau đó, rồi tổng hợp, phân tích. Để lĩnh hội được kiến thức đồng thời phát triển các năng lực, cụ thể:
- Phát triển năng lực tự học, tính sáng tạo: Qua thực hiện dự án học sinh xây dựng được những ý tưởng hay như nhóm 1 đã lựa chọn nội dung cung cấp các kiến thức về quan hệ vuông góc đầy đủ, dễ hiểu, gắn liền cuộc sống của mỗi người. Nhóm 2 đã minh họa được các hình ảnh về quan hệ vuông góc sát với cuộc sống hàng ngày mà trên lý thuyết rất khó hình dung . Nhóm 3 các em đã chuyển tải nội dung cấu tạo của các dụng cụ đo vuông góc mà lâu nay các em không để ý và cũng chưa tìm hiểu, hấp dẫn và lôi cuốn người khác. Đặc biệt là nhóm 4 các em đã đóng vai thành các “ bác thợ mộc, thợ xây ” tư vấn các vấn đề về cách làm các vật dụng có sử dụng đến vuông góc để tạo ra các sản phẩm. Học sinh đã tìm kiếm và khai thác thông tin từ sách giáo khoa, mạng internet,  chọn lọc và xử lý thông tin. Biến kiến thức đó thành kiến thức của mình. 
- Phát triển năng lực hợp tác: Trong làm việc nhóm, đã phân công nhiệm vụ phù hợp với từng cá nhân trong nhóm. Có sự giúp đỡ lẫn nhau và phối hợp với nhau hiệu quả để dự án tiến hành đúng kế hoạch. Đồng thời các nhóm còn học hỏi lẫn nhau trong quá trình thực hiện dự án. Có sự thi đua giữa các nhóm tạo không khí học tập sôi nổi.
- Phát triển năng lực Công nghệ: Mặc dù các em sinh sống ở vùng kinh tế khó khăn nhưng việc tìm kiếm khai thác mạng internet, sử dụng máy tính, máy quay, máy ảnh, các em sử dụng khá thành thạo và hoàn thành báo cáo bằng powerpoint trình chiếu rất ấn tượng.
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ: Thể hiện khi các em trình bày sản phẩm, chất vấn và đáng giá. Các em đã khá tự tin trước lớp, trình bày logic, mạch lạc và có sức lôi cuốn. 
- Phát triển năng lực đánh giá: Qua quá trình thực hiện dự án HS đã hình thành kỹ năng tự đánh giá dựa vào các tiêu chí của phiếu đánh giá mà GV thiết kế: Nhóm trưởng đánh giá thành viên nhóm mình, đánh giá dự án của nhóm khác một cách khách quan và chính xác.
8.2. Kết quả đánh giá cụ thể từng HS.
Trong quá trình thực hiện dự án GV theo dõi, thăm dò, ghi nhận những học sinh tích cực, không tích cực. Đồng thời kết hợp với quá trình các nhóm báo cáo dự án GV sẽ tiến hành cho điểm mỗi dự án học tập. Kết hợp với kết quả đánh giá của các nhóm trưởng và điểm kiểm tra 10 phút cuối buổi báo cáo dự án để cho điểm mỗi HS.
* Kết quả đánh giá cho mỗi HS lớp 11 A1 trường được GV tổng hợp như sau:
TT
Họ và tên HS
Điểm
Điểm
TB
Tổ Trưởng đánh giá
Các nhóm đánh giá
Đánh giá GV
Điểm bài kiểm tra
Nhóm 1- Dự án 1: Tìm hiểu lý thuyết về quan hệ vuông góc.
1
Nguyễn Thị Thùy Thăng
7
7,5
8
9
7,87
2
Trần Thị Hồng Thắm
7
7,5
7,5
8
7.5
3
Thái Mai Phương (TT)
8
7,5
8
9
8.12
4
Nguyễn Trọng Thắng
8
7,5
8
9
8.12
5
Trần Đình Thủy
7
7,5
8
7
7.37
6
Nguyễn Thị Thanh Thúy
7
7,5
8
9
7.87
7
Lê Thanh Thảo (TK)
8
7,5
8
9
8.12
8
Nguyễn Thị Kim Yến
7
7,5
7.5
8
7.5
9
Nguyễn Anh Tuấn
8
7,5
8
8
7.87
10
Nguyễn Thị Trang
8
7,5
8
8
7,87
Nhóm 2- Dự án 2: Tìm hiểu, báo cáo các hình ảnh về quan hệ vuông góc trong thực tế
1
Dư Văn Huy (TT)
8
8,5
9
9
8.62
2
Mai Hà Nhi
8
8,5
8,5
7
8.0
3
Nguyễn Hoàng Son (TK)
7
8,5
8,5
9
8.25
4
Nguyễn Thị Nhung
8
8,5
8,5
7
8.0
5
Nguyễn Thị Nga
8
8,5
8,5
7
8.0
6
Hoàng Bá Thành
7
8,5
8,5
7
7.75
7
Phạm Viết Nam
7
8,5
8,5
8
8.0
8
Lê Trà My
8
8,5
7
9
8,12
9
Nguyễn Duy Mạnh
8
8,5
8
8
8,12
10
Bìu Thế Mạnh
8
8,5
8
8
8,12
Nhóm 3 –Dự án 3: Tìm kiếm các dụng cụ để kiểm tra vuông góc
1
Chu Văn Quyền (TT)
7
8,5
8,5
9
8.25
2
Nguyễn Thị Linh
8
8,5
8,5
7
8.0
3
Đặng Thị Mai Linh (TK)
8
8,5
8,5
8
8.25
4
Cao Thu Huyền
8
8,5
8
8
8.12
5
Nguyễn Văn Huy
7
8,5
8
7
7.62
6
Lương Tiến Huy
8
8,5
8,5
9
8.5
7
Võ Văn Hợp
7
8,5
8
8
7.87
8
Trần Duy Huy Hoàng
7
8,5
8
8
7.87
9
Nguyễn Quốc Hoàng
8
8,5
8
8
8,12
10
Hà Văn Hoàng
8
8,5
8
8
8,12
Nhóm 4 –Dự án 4: Thực hành, kiểm tra, đo đạc, làm các sản phẩm vuông góc
1
Nguyễn Hữu Thuần (TT)
8
8,5
9
9
8.62
2
Nguyễn Trần Quốc Phú
8
8,5
8,5
7
8.0
3
Phan Thị Hoàng Anh
7
8,5
8,5
9
8.25
4
Nguyễn Thị Kim Chi
8
8,5
8,5
7
8.0
5
Võ Thị Dung (TK)
8
8,5
8,5
7
8.0
6
Nguyễn Tiến Dũng
7
8,5
8,5
7
7.75
7
Cao Tiến Đạt
7
8,5
8,5
8
8.0
8
Nguyễn Thị Hạnh
8
8,5
8,5
7
8.0
Đánh giá về mặt kiến thức có sự chênh lệch giữa HS giỏi, khá, trung bình. Còn điểm trung bình chung của dự án giữa các HS có sự chênh lệch không nhiều. Do sự đánh giá của GV, của các tổ trưởng chênh lệch không lớn, chủ yếu động viên tinh thần, kích thích thái độ học tập của HS trong hoạt động hợp tác nhóm. 
PHẦN 3. KẾT LUẬN
Đổi mới phương pháp dạy học là việc làm cần thiết xuất phát từ yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội. Trong đó dạy học theo định hướng phát triển năng lực là một trong những hình thức dạy học phát huy được tối đa năng lực cần có của người học trong thế kỉ 21. HS được học thông qua thực hành trải nghiệm nên tăng cường tính tự học, nâng cao ý thức trách nhiệm và đặc biệt là phát huy sự sáng tạo. 
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực bên cạnh những lợi ích thì vẫn có những hạn chế như: Cần có nhiều thời gian để HS làm ra các sản phẩm và thực hành đo đạc. Đòi hỏi phương tiện cơ sở vật chất và tài chính phù hợp. GV nhiệt tình, tích cực, có năng lực về chuyên môn, năng lực tổ chức dạy học dự án và kĩ năng thiết kế tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực .
Qua sáng kiến: Đã giúp học sinh biết được các dụng cụ đo vuông góc và biết đóng vai thành người thợ mộc, thợ xây sử dụng các dụng cụ đó để đo vuông góc.
Đã giúp HS làm được các sản phẩm bằng các vật gần gũi với cuộc sống, thân thiện với môi trường như gỗ, bìa, tre để làm các mô hình ngôi nhà, hình hộp, hình chóp chứa các mặt phẳng vuông góc, đường thẳng vuông góc, và làm được sản phẩm về bài “các dạng cân bằng” trong bộ môn Vật lý lớp 10. Từ đó biến quá trình tiếp thu lý thuyết trên lớp, trong sách vở thành việc vận dụng các kiến thức đó vào các công việc hàng ngày, trong các ngành nghề như: Nghề Mộc dân dụng, Nghề xây dựng, Kiến trúc xây dựng... 
Trong khuôn khổ của SKKN này, tôi đã vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, xây dựng và tổ chức các hoạt động học tập bằng phương pháp DHDA để hình thành kiến thức mới cho HS, rèn luyện kĩ năng sống, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập và hướng đến phát triển các phẩm chất và năng cần thiết. Đồng thời, thông qua các hoạt động học tập đã bồi dưỡng niềm tin yêu khoa học, yêu thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết nhiệm vụ được giao.Từ đó nâng cao được chất lượng dạy học, góp phần đổi mới phương pháp giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học.
Đề tài đã được triển khai trong năm học 2019- 2020 cho HS lớp 11 tại trường THPT huyện Miền núi. SKKN này có khả năng áp dụng trong phạm vi rộng và dễ thực thi cho tất cả các nhà trường THPT trên phạm vi cả nước đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong thời đại hiện nay và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Có thể áp dụng cơ sở lý luận để triển khai cho các chủ đề khác trong bộ môn hoặc các môn học khác. 
Trên cơ sở đã tổ chức DHDA thành công, chúng tôi rất mong muốn lãnh đạo nhà trường quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để chúng tôi tiếp tục xây dựng và thực hiện các dự án dạy học theo định hướng phát triển năng lực đạt hiệu quả cao hơn.
Đề tài đã đạt được những mục đích và nhiệm vụ đặt ra, tuy nhiên với năng lực bản thân có hạn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được đón nhận những góp ý bổ ích của quý vị giám khảo và bạn bè đồng nghiệp và ban nghiệm thu SKKN, để đề tài càng có ý nghĩa thiết thực hơn.
Sự ghi nhận của Ban nghiệm thu đề tài dù ở mức độ nào thì cũng là điều đáng quý, đáng trân trọng và khích lệ được tinh thần phấn đấu của chúng tôi nói riêng, của những người GV nói chung. Tôi xin gửi tới Ban nghiệm thu SKKN, các đồng nghiệp sẽ góp ý cho bản đề tài này sự trân trọng, lời cảm ơn chân thành nhất.
 Tháng 3 năm 2021
Tác giả
PHẦN 4: PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng phân công nhiệm vụ cho các thành viên của nhóm
 Tên thành viên
Nhiệm vụ
Phương tiện
Thời hạn
hoàn thành
Sản phẩm
dự kiến
Tất cả thành viên trong nhóm
Họp nhóm
Giấy, bút, SGK, Máy vi tính
Sau 1 ngày nhận dự án
Kế hoạch hoạt động của nhóm. Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên nhóm
Tất cả thành viên trong nhóm
Tìm tài liệu, tranh ảnh video, mô hình
SGK Hình học 11, Internet, Tài liệu tham khảo
2 Ngày
Vẽ được bản kế, dự trù kinh phí của mô hình sản phẩm
Nhóm trưởng
Quản lí, tổ chức chung, đánh giá các thành viên
Bút, vở
Cả quá trình hoạt động 
Bảng điểm từng thành viên
Thư kí
Ghi chép, lưu trữ hồ sơ học tập của nhóm
Bút, vở
Cả quá trình hoạt động
Bộ hồ sơ của nhóm
A
Thiết kế Power Point
Máy vi tính, tài liệu của cả nhóm.
1 Ngày
Bản thuyết trình Power Point
Lên ý tưởng với trình bày
Dưa vào SGK Hình học 11, Internet
2 Ngày
Bản ý tưởng
B
Thuyết trình viên
Máy tính trình chiếu Power Point
1 ngày (làm việc với thiết kế)
Chạy bài thuyết trình trên Power Point
C
Chụp ảnh, ghi hình 
Máy ánh, Bút, vở
Cả quá trình hoạt động 
Minh chứng hoạt động nhóm
D
Photo hồ sơ, tài liệu học tập, mua vật liệu
Kinh phí
Cả quá trình hoạt động
Mô hình theo thiết kế
Phụ lục 2: Phiếu đánh giá
Phiếu số 1: Đánh giá bản thiết kế bản vẽ 
TT
Tiêu chí
Điểm tối đa
Điểm đạt được
1
Trình bày bản thiết kế rõ ràng, chính xác
2
2
Có ghi chép số liệu đầy đủ
3
3
Giải thích rõ vì sao thiết kế sản phẩm đó
3
4
Trình bày báo cáo sinh động, hấp dẫn
2
Tổng 
10
Phiếu số 2: Đánh giá sản phẩm 
TT
Tiêu chí
Điểm tối đa
Điểm đạt được
1
Trình bày cách làm rõ ràng, chính xác
2
2
Sản phẩm làm đúng với số liệu trong bản vẽ thiết kế
3
3
Hình thức đẹp
3
4
Chi phí làm tiết kiệm, nguyên vật liệu dễ kiếm
2
Tổng 
10
Kế hoạch thực hiện dự án
TT
Nội dung
Thời gian
Ghi chú
1
Tiếp nhận nhiệm vụ
 5-10 phút
Kế hoạch dự án, phân nhóm, bầu nhóm trưởng
2
Tìm hiểu kiến thức, kỹ năng liên quan
1 tuần
Làm việc theo nhóm nhỏ
3
Báo cáo tiếp nhận kiến thức
45 phút
HS báo cáo tại lớp
4
Lập phương án thiết kế
1 ngày
HS làm việc theo nhóm
5
Trình bày phương án thiết kế
20 phút
HS báo cáo tại lớp
6
Làm sản phẩm theo phương án thiết kế
45 phút
HS làm việc theo nhóm
7
Báo cáo sản phẩm
45 phút
HS báo cáo tại lớp
Phiếu số 3: Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động báo cáo kiến thức nền
TT
Tiêu chí
Điểm
Báo cáo kiến thức
1
Đây đủ nội dung cơ bản về chủ đề được báo cáo
2
2
Kiến thức chính xác, khoa học, chuyên sâu
3
Hình thức
3
Bài trình chiếu có bố cục hợp lý
1
4
Bài trình chiếu có công thức rõ nét, dễ thấy
1
Kĩ năng thuyết trình
5
Trình bày thuyết phục
1
6
Trải lời được các câu hỏi phản biện
1
7
Tham gia đóng góp ý kiến, đựt câu hỏi phản biện cho nhóm báo cáo
1
Tổng điểm
10
Phiếu 4: PHIẾU ĐÁNH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM CỦA NHÓM TRƯỞNG
Tên dự án:..........................................................
Lớp:Nhóm đánh giá:.......................
TT
Nội dung đánh giá
Mức độ đạt được
Tốt
9-10 điểm
Khá
7-8 điểm
Trung bình 
5-6 điểm
Yếu
3-4 điểm
1
Tích cực trong hoạt động nhóm 
2
Tinh thần trách nhiệm 
3
Thu thập kiến thức
4
Kỹ năng vận dụng sáng tạo kiến thức
5
Kỹ năng hợp tác nhóm
Điểm trung bình
Phiếu 5: PHIẾU ĐÁNH GIÁ GIỮA CÁC NHÓM
Tên dự án:...................
Lớp:Nhóm đánh giá:...Nhóm được đánh giá:.......
(Hướng dẫn: Mỗi yêu cầu cho điểm tối đa là 2 điểm)
TT
Nội dung đánh giá
Yêu cầu
Điểm
1
Nội dung trình bày
Chính xác 
Đầy đủ
Phong phú
Dễ hiểu
Nhiều hình ảnh minh họa
2
Hình thức trình bày
Đẹp
Rõ ràng
Khoa học
Sáng tạo
Hiệu ứng, liên kết 
3
Thuyết trình sản phẩm
Giọng nói to, rõ ràng
Lôi cuốn, mạch lạc
Phân công công việc đồng đều
Khả năng bảo vệ quan điểm
Đúng thời gian quy định
Điểm trung bình
Phiếu 6: PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN
Tên dự án:.........................
Lớp:..................................Nhóm:.....................................................
TT
Nội dung đánh giá
Mức độ đạt được
Tốt
9-10 điểm
Khá
7-8 điểm
TB
5-6 điểm
Yếu
3-4 điểm
1
Thu thập, chọn lọc kiến thức
2
Kỹ năng vận dụng kiến thức
3
Tích cực trong học tập
4
Kỹ năng hợp tác nhóm
5
Tinh thần trách nhiệm
6
Tính sáng tạo
Điểm trung bình
PHẦN 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Hình học 11 CB và Hình học 11 NC, SGV Hình học 11 -NXB giáo dục 
2. Chuẩn kiến thức kỹ năng Toán học 11 -Nhà xuất bản giáo dục Việt nam.
3. Dạy học dự án và tiến trình thực hiện, Tạp chí Giáo dục, (157), 12-14.
4. Dạy học dự án – Từ lí luận đến thực tiễn – Tài liệu tập huấn của Bộ
5. Một số kinh nghiệm và ý kiến của đồng nghiệp.
6. Thông tin trên mạng internet
www.violet.vn
	tailieu.vn

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_to_chuc_cac_hoat_dong_day.doc
Sáng Kiến Liên Quan