Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi trong dạy học Toán 3

Phần I: MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 Nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI, một thế kỷ tiếp tục có những biến đổi to lớn, khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển; toàn cầu hoá kinh tế là một xu hướng khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Sự tranh chấp quốc tế trên các lĩnh vực ngày càng gay gắt. Phân tích tình hình trong nước và thế giới khi bước vào thế kỷ XXI, Đại hội IX của Đảng đã xác định “Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có bước tuần tự vừa có bước nhảy vọt. Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh trí tuệ của người Việt Nam, coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.

 

docx43 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 4699 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi trong dạy học Toán 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 mô hình đồng hồ, chuẩn bị quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của giáo viên. Khi nghe giáo viên hô to 1 giờ nào đó, 4 em này ngay lập tức phải quay kim đến đúng giờ đó. En nào quay chậm hoặc sai lệch bị loại khỏi cuộc chơi.
+ Lần thứ 2: Các đội lại thay người chơi khác.
+ Cứ như vậy 8-10 lần. Đội nào còn nhiều thành viên nhất đội đó là đội thắng cuộc.
* Lưu ý: Để các em chơi nhanh, vui và phản ứng nhanh giáo viên cần chuẩn bị sẵn 1 số giờ viết ra giấy (không phải nghĩ lâu) để hô cho nhanh, ví dụ:7 giờ 5 phút, 11 giờ 50 phút, 9 giờ kém 10 phút, 4 giờ kém 5 phút,8 giờ 7 phút, 12 giờ 34 phút, 4 giờ kém 13 phút
16. Trò chơi thứ 16: Tìm anh, tìm em, tìm bố, tìm mẹ.
* Mục đích: 
- Luyện ghi nhớ thứ tự bảng đơn vị đo khối lượng. 
	- Rèn tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát trong nói năng, đi đứng.
* Chuẩn bị: Hai đội chơi. Mỗi đội 4 em ứng với 4 đơn vị đo trong bảng đơn vị đo. ( Số em chơi ứng với số đơn vị đo mà các em đã học) Một ban thư ký có giấy bút ghi chép. Thời gian chơi 5 phút. Chuẩn bị một băng giấy ghi như sau: 
 Bố
 Mẹ
Anh 
 em
 Kg
 Hg
 Dag
 g
* Cách chơi: Chơi theo kiểu đồng đội thi đua hai nhóm. Mỗi nhóm cử một bạn thư ký và 4 bạn chơi. Giáo viên đưa băng giấy cho cả hai đội quan sát nhận xét trong một phút. Nếu cần thiết giáo viên hỏi các câu hỏi: Bố ứng với tên gì? Mẹ ứng với tên gì? Em tên là gì? Tôi là Dag em tôi là gìKhi giáo viên hô “cuộc chơi bắt đầu”. Đội thứ nhất ra câu hỏi trước. Ví dụ: Tôi là Kg, con cả tôi là gì? Đội hai trả lời ngay. Nếu không trả lời thì các bạn khán giả có thể trả lời thay. Sau khi trả lời xong đội thứ hai lại đặt câu hỏi ngay để đội thứ nhất trả lời. Và cứ thế cho đến hết 4 phút trò chơi dừng lại. Thư ký chấm điểm và tổng hợp mỗi 1 đáp án đúng cho 10 điểm. Đội nào nhiều điểm hơn đội đó thắng cuộc. Đội thắng và khán giả trả lời đúng được thưởng eke, thước kẻ, bút chì.
(Trò chơi được sử dụng trong các tiết dạy đơn vị đo).
C. Trò chơi có nội dung hình học:
17.Trò chơi thứ 17: Thông minh khéo léo.
* Mục đích: Củng cố khái niệm về các hình, công thức tính diện tích của các hình. Phát triển óc tưởng tượng, sáng tạo. 
* Chuẩn bị: 4 hình bình hành bằng giấy bìa, học sinh chơi chuẩn bị giấy, bút, kéo thời gian cho cuộc chơi từ 5 đến 7 phút.
* Cách chơi: 4 đội chơi ứng với 4 tổ. Mỗi đội gồm 4 người chơi. Các bạn còn lại ở lớp làm cổ động viên. Các đội cùng có nhiệm vụ như nhau. Từ một hình chữ nhật, vuông,  cho trước hãy chia hình chữ nhật, vuông, đó thành 3 phần có diện tích bằng nhau. Sau 5 phút đội nào có nhiều cách chia hơn và chính xác đội đó thắng cuộc. (Đội thắng được thưởng eke, thước kẻ ). (Trò chơi được thực hiện ở các tiết diện tích các hình ).
18. Trò chơi thứ 18: Về đúng nhà mình.
* Mục đích: Ôn tập về các công thức tính chu vi, công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
* Chuẩn bị : Các miếng bìa có vẽ hình ngôi nhà, vẽ hình chữ nhật, hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác. Các miếng bìa có ghi các công thức sau:
Chu vi:	Chu vi Diện tích Diện tích
a x 4	 (a + b) x 2 a x a a x b
* Cách chơi: Mỗi lần cho 4 học sinh cùng chơi, mỗi em đeo 1 miếng bìa trước ngực ghi các công thức đã chuẩn bị ở trên,thành hàng dọc, vừa đi vừa hát: “trời nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng, vươn vai vươn vai thỏ rung đôi tai”.Khi nghe giáo viên hô : “ Mưa to rồi, mau về nhà thôi’’ thì lập tức các “chú thỏ” phải về đúng nhà của mình( Tức ngôi nhà có hình công thức mình đang đeo) . Ai nhanh nhất được phong tặng : “Chú thỏ nhanh nhất”.Còn ai chậm thì bị phạt biểu diễn một trò vui.
19. Trò chơi thứ 19: Hái hoa toán học.
* Mục đích: Ôn tập các kiến thức về hình học như đoạn thẳng cắt nhau, góc, chu vi, diện tích các hình. Phát triển khả năng diễn đạt và phát huy tính tích cực của các em học sinh.
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một cây thông hay một cây cảnh đặt ở giữa lớp. Treo sẵn trên cây có các bông hoa được cắt bằng giấy trong đó có ghi nội dung câu hỏi. Tuỳ theo nội dung bài để lựa chọn ghi trong hoa, nhưng thường hình thức này dùng ở các bài ôn tập cuối năm. Thời gian chơi trò chơi từ 10 đến 15 phút tuỳ bài có thể dài hơn hoặc rút ngắn.
	+ Các bông hoa có thể ghi như sau:
 + Quan sát hình bên hãy cho biết: 
a. Các đoạn thẳng song song với nhau.
b. Các đoạn thẳng vuông góc với nhau.
- Nêu cách tính chu vi và diện tích hình vuông? 
- Chọn câu trả lời đúng: 
A. Chu vi hình 1 bằng chu vi hình 2. H1	 H2	
B. Diện tích hình 1 bằng diện tích hình 2.
C. Diện tích hình 2 lớn hơn diện tích hình 1.
D. Chu vi hình 1 lớn hơn chu vi hình 2.	 
- Nêu cách tính diện tích và chu vi hình chữ nhật?
- Một hình chữ nhật có số đo các cạnh là: 40m và 50m. 
- Bạn An nói: Diện tích hình chữ nhật là: 200m2.
- Bạn Mai nói: Diện tích hình chữ nhật là: 2000m2.
Theo em ai nói đúng? Ai nói sai? Vì sao? 
- Hãy nêu một vài điểm khác biệt giữa chu vi và diện tích của một hình nào đó?
- Em hãy cho biết trên hình vẽ có bao nhiêu góc? A
- Hãy nêu tên các góc đó? C D
* Cách chơi: 
 B
	Thi đua giữa các cá nhân. Học sinh xung phong lên hái hoa. Khi mở hoa ra phải đọc to, rõ ràng nội dung câu hỏi cho các bạn dưới lớp nghe rồi mới trả lời. Nếu bạn hái hoa trả lời chính xác trôi chảy, gọn gàng các bạn ở dưới lớp vỗ tay thật to. Nếu bạn trả lời đúng kết quả nhưng diễn đạt chưa mạch lạc còn lúng túng thì lớp vỗ tay nhỏ hơn. Nếu bạn không trả lời được hoặc trả lời sai thì cả lớp “ê”, bạn ấy phải lặc cò cò về chỗ. Bạn khác có quyền trả lời thay. Trò chơi tiếp tục cho đến khi hết thời gian. Giáo viên đánh giá nhận xét, khen và có phần thưởng cho những bạn xuất sắc nhất trong cuộc chơi. (Trò chơi được sử dụng ở tiết liên quan đến hình học ).
20.Trò chơi thứ 20: Nhanh nhanh nhanh!!.. 
* Mục đích: Giúp học sinh thực hành nhận biết được các góc vuông, góc không vuông,  để ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày. Phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo và tư duy hình ảnh cao. Rèn tính cẩn thận khéo léo.
* Chuẩn bị: Giáo viên ghép sẵn một số hình mẫu các góc bằng giấy vào tờ giấy để minh hoạ. 
- Giáo viên chuẩn bị một số mảnh bìa có các hình dạng để lắp ghép như:
* Cách chơi: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (nhóm cặp đôi) chơi thi đua giữa các nhóm. Các nhóm quan sát hình mẫu minh hoạ trên bảng rồi chọn các miếng ghép để ghép lại được các góc vuông, góc không vuông,như hình mẫu. Sau 5 đến 7 phút nhóm nào ghép được nhiều góc nhất thì nhóm đó thắng cuộc. Nhóm thắng cuộc được thưởng thước, eke, bút chì. (Trò chơi này được sử dụng chơi ở tiết Góc vuông, góc không vuông,).
* Chú ý: Giáo viên chuẩn bị các miếng ghép quan trọng phải chính xác và nhiều kiểu đa dạng, phong phú để phát triển trí tuệ cho các em học sinh trong khi chơi.
21. Trò chơi thứ 21: Vui tạo dáng, vui tạo hình.
* Mục đích : Sử dụng 8 hình tam giác nhỏ ghép thành một hình vuông.
* Chuẩn bị : 8 hình tam giác.
* Cách chơi : Sau khi giải thích rõ yêu cầu giáo viên bắt đầu tính giờ chơi. Chơi thi đua giữa các cá nhân trong lớp. Ai ghép xong sớm thì giơ cờ hiệu giành quyền trả lời. Khi có học sinh giơ cờ hiệu, giáo viên sẽ cho phép em đó đưa ra cách ghép- tạo hình và giơ lên cho cả lớp chứng kiến, đáp án đúng sẽ được khen thưởng.
D. Trò chơi có nội dung yếu tố thống kê: 
22. Trò chơi thứ 22: Tập làm khoa học.
* Mục đích: Giúp học sinh củng cố cách đo, đọc và so sánh số đo độ dài. Bước đầu tập sắp xếp số liệu, lập bảng thống kê. Rèn khả năng quan sát, ước lượng.
* Chuẩn bị: 
 	 - Học sinh mỗi nhóm 5 em chuẩn bị một thước mét, một eke vuông cỡ to, bút, giấy nháp. 
 	 - Giáo viên chuẩn bị mỗi nhóm 1 tờ giấy có kẻ sẵn bảng như sau:
 Kết quả chiều cao của các bạn trong nhóm.(Từ thấp đến cao)
Số thứ tự
Họ và tên
Chiều cao
Thời gian cho trò chơi này từ 10 đến 12 phút.
* Cách chơi: Các nhóm thi đua với nhau trước tiên các em dự đoán thứ tự cao thấp rồi thực hành đo chiều cao của từng thành viên nhóm rồi viêt số đo ra giấy nháp. Sau đó so sánh tìm ra thứ tự từ thấp đến cao rồi sắp xếp đi vào bảng thống kê. Nhóm nào đo chính xác lập bảng đúng yêu cầu sạch đẹp, nhanh, trật tự nhóm đó thắng cuộc. Phần thưởng là bút chì, eke, thước kẻ 
E. Trò chơi rèn luyện, ứng dụng kỹ năng giải toán: 
	23. Trò chơi thứ 23: Chinh phục đỉnh cao.
* Mục đích: Rèn kỹ năng giải toán từ các bài đơn giản đến phức tạp của dạng toán giải bằng hai phép tính. Rèn đức tính cẩn thận, chính xác.
 	* Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị 1 tờ giấy rô ki (hoặc bảng phụ) vẽ hay cắt dán hình các đỉnh cao gắn hoa hoặc các túi nhỏ đựng các đề toán ở đỉnh như sau:
 Đội Hoạ Mi Đội Sơn Ca
 Chuẩn bị 3 đề toán từ dễ đến khó:
- Đề 1 : Chị 36 tuổi. Em kém chị 8 tuổi. Hỏi cả hai chị em bao nhiêu tuổi
	- Đề 2: Tóm tắt: ? quyển
	Sách giáo khoa
 	Sách học thêm
	- Đề 3: Thu hoặch từ thửa ruộng thứ nhất được 120kg thóc. Thu hoặch ở thửa ruộng thứ hai được nhiều hơn thửa ruộng thứ nhất là 80 kg thóc. Hỏi thu hoặch cả hai thửa ruộng được bao nhiêu kg thóc?
- Học sinh: Mỗi nhóm chuẩn bị 3 tờ giấy ô li, bút, keo dán.
- Giáo viên: Chia lớp thành 2 đội, 2 đội tự chọn tên cho đội mình (Hoạ Mi hoặc Sơn Ca). Mỗi đội cử 3 em đại diện chơi. Số còn lại cổ vũ cho đội nhà.
* Cách chơi: 
Khi giáo viên ra hiệu lệnh bắt đầu chơi, mỗi đội chơi lần lượt rút đề đọc, hội ý giải và ghi nhanh vào tờ giấy ôli. Các đội bắt đầu giải từ đề 1 (từ dễ đến khó). Giải xong đề 1 thhì gián lên đỉnh số 1. Sau đó tiếp tục rút đọc và hội ý giải đề 2. Nếu đội nào giải nhanh hơn có quyền giải đề 3. Trường hợp 2 đội giải đề 1 và đề 2 xong cùng thời gian thì giáo viên cùng cả lớp kiểm tra xem 2 đội giải đúng chưa, nếu đội nào giải chưa đúng thì không được quyền giải đề 3. Nếu cả 2 đội cùng giải đúng đề 1 và đề 2 thì cả 2 đội cùng giải đề 3 (giáo viên đọc đề cho cả hai đội giải) đội nào giải đúng cả đề 3 trước thì sẽ là đội “chính phục được đỉnh cao” và thắng cuộc sẽ được nhận phần thưởng bút, vỡ, thước kẻ
(Trò chơi được sử dụng ở tiết giải bài toán bằng hai phép tính).
H. Hướng dẫn khi sử dụng trò chơi:
1. Trong khi sử dụng các trò chơi lưu ý tất cả các giáo viên phải lựa chọn nội dung bài phải phù hợp với trò chơi, thời lượng sử dụng trò chơi và con người chơi trong trò chơi.
2. Các trò chơi có sử dụng bìa giấy giáo viên nên sưu tầm những hộp bánh kẹo, bìa ỏ hộp giấy đựng hàng sau đó cắt theo kích thước phù hợp từng nội dung của bài để làm dụng cụ cho có chất lượng và đỡ tốn kém.
3. Chú ý các trò chơi có sử dụng con súc sắc. Làm bằng gỗ có thể rất khó khăn do dụng cụ tiện gọt còn thiếu. Có thể làm súc sắc bằng bìa cứng theo hình vẽ sau rồi dán lại viết các chữ số và các mặt.
6
1
5
2
3
4
4. Trò chơi thứ 24: “Mặt nạ thông minh”. 
Khi ta làm mặt nạ cần cắt làm bằng giấy bìa cứng hai mặt 1 mặt làm giấy mầu đỏ (mặt trước) một mặt gián giấy mầu xanh (mặt sau). Sau đó đóng vào thanh gỗ. Vẽ hình mặt mếu, cười như sau:
Giy mÇu ®
Giy mÇu xanh
 (Mặt trước M) (Mặt sau)
Sau khi đã làm 2 mặt rồi đóng chấp hai mặt lại với nhau thành một mặt cười một mặt mếu.
5. Trò chơi thứ 10: Nhanh nhanh nhanh!!... 
ở đây giáo viên cần vẽ trước các góc và các đường nối miếng ghép rồi cắt ra. Có thể vẽ và cắt ra hàng loạt.
6. Khi sử dụng trò chơi giáo viên tuyệt đối phải nghiên cứu kỹ nội dung và thiết kế của trò chơi để thực hiện cho đúng và chuẩn bị đồ dùng đạo cụ của trò chơi cho đầy đủ và chu đáo tránh tình trạng qua loa xuề xoà làm mất tác dụng của trò chơi và làm giảm tính giáo dục thông qua trò chơi.
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM:
	- Đưa các trò chơi đã thiết kế vào dạy thực nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy học toán để góp phần vào đổi mới phương pháp, phát triển các năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh lớp 3. Rèn các kỹ năng nói, viết, phát huy hết tính tích cực của các em học sinh. Nhưng quan trọng hơn vẫn là kiểm chứng tính khả thi của trò chơi trong giờ học toán.
2. GIAÓ ÁN MINH HỌA.
 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
 Qua quá trình áp dụng thực tiễn tôi nhận thấy rằng so với trước đây, học sinh đã tự giác tích cực hơn trong học tập. Ngay cả những học sinh trước đây nhút nhát , ít hoạt động bây giờ cững bước đầu hoạt động có hiệu quả và rất đáng khen, tiết học trở nên nhẹ nhàng, sôi nổi, hào hứng tạo sự thu hút đối với học sinh . Vai trò của người giáo viên thay đổi phù hợp với kiểu dạy theo hướng tích cực .
 Đây là kết quả học sinh đạt được qua việc dạy học bằng trị chơi học tập 
Mơn
TSHS
Xếp loại
khảo st
GHKII
HKII
Tốn
34/15
G
K
TB
y
10/6
8/3
12/4
4/2
12/8
12/3
10/4
17/11
13/2
4/2
BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
	Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu đề tài này, tôi nhận thấy việc đưa hình thức trò chơi và trong giờ học toán Tiểu học nói chung giờ học toán 3 nói riêng là rất hợp lý và cần thiết. Bởi vì sử dụng trò chơi học tập không chỉ giúp học sinh nắm được, củng cố được nội dung kiến thức toán một cách nhẹ nhàng mà còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo, khả năng diễn đạt mạch lạc và nhất là tạo được hứng thú học tập, tạo niềm vui, lòng say mê học tập. Từ đó rèn đức tính chăm chỉ, tự tin, năng động sáng tạo góp phần rèn luyện cho học sinh có những đức tính, phẩm chất và phong cách làm việc của người lao động trong thời đại mới.
	Mặc dù rất cố gắng nhưng do thời gian nghiên cứu chưa nhiều, kinh nghiệm và bản thân còn hạn chế nên gặp không ít những khó khăn trong nghiên cứu, rất may được sự giúp đỡ của tập thể cán bộ, giáo viên trường Tiểu học Như Quỳnh B nên đề tài này đã được thành công và bản thân tôi tự rút ra được những vấn đề như sau:
 - Muốn có kết quả cao trong dạy học nói chung dạy học toán nói riêng thì cần có sự đổi mới đó là đổi mới tư duy của người thầy, đổi mới về phương pháp hình thức dạy học.
	- Muốn đổi mới được phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thì trong đó người thầy có vai trò rất quan trọng và là chủ đạo trong mọi hoạt động nhất là môn toán, người thầy phải linh hoạt trong các thao tác lên lớp và nhất là hiểu được tâm lý của học sinh Tiểu học để khai thác hợp lý các hoạt động, nhất là đưa hình thức trò chơi trong giờ học toán vào lúc nào của tiết học.
	- Khi giáo viên tổ chức trò chơi trong giờ học toán đây quả là một nghệ thuật phải phù hợp với đối tượng, phù hợp với bài tập trong tiết và hơn nữa để cho tất cả các học sinh trong lớp đều được tham dự trò chơi bằng nhiều hình thức.
	- Khi tổ chức trò chơi giáo viên cần sắp xếp thời gian cho hợp lý, chớ nên quá đà và lạm dụng trò chơi quá mức thì sẽ phản ngược tác dụng của giáo dục nhất là trong giờ học toán.
	- Trò chơi trong giờ học toán mang lại hiệu quả rất tốt trong giờ học nhưng cũng có những mặt trái đó là: Khi tổ chức chơi lớp học ồn và làm ảnh hưởng tới giờ học của lớp bên, hơn nữa mất rất nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng, đạo cụ, và cả thời gian cho học sinh chơi nếu quá đà sẽ không còn thời gian cho các hoạt động khác của tiết và các tiết học khác. Tuy như vậy nhưng tôi nghĩ tới sự nhiệt huyết của nghề nghiệp, lòng đam mê yêu nghề mến trẻ tôi tin rằng tất cả các giáo viên Tiểu học sẽ khắc phục được những nhược điểm đó để nội dung trò chơi trong giờ học toán càng được nhân rộng và thực sự bổ ích cho học sinh, giúp các em bay cao bay xa hơn về kiến thức trong môn toán.
Chắc chắn sau này tôi sẽ cố gắng nghiên cứu và đưa ra những sáng kiến tốt hơn để góp phần vào sự nghiệp trồng người nói chung và trong dạy học toán nói riêng.
II. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:
 	Đổi mới hình thức tổ chức dạy học là một trong các giải pháp quan trọng để đổi mới phương pháp dạy học. Trò chơi học tập là một hình thức mới, hữu ích đối với trẻ tiểu học. Song hiện nay đa số giáo viên Tiểu học còn chưa xác định chính xác lợi ích việc sử dụng trò chơi, nhất là trò chơi trong giờ học toán. Vì vậy để góp phần làm phong phú thêm hình thức tổ chức dạy học góp phần nhỏ vào đổi mới phương pháp dạy học tôi có những ý kiến đề xuất sau:
1. Đối với giáo viên Tiểu học:
 	Giảng dạy là nhiêm vụ chính của người giáo viên Tiểu học nhưng trong quá trình giảng dạy ngươì giáo viên phải tổ chức hoạt động dạy học như thế nào để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em học sinh. Một mặt vừa đạt được yêu cầu về kiến thức (nắm vững kiến thức), một mặt phải phát triển được khả năng tư duy, sáng tạo cho học sinh. Chẳng hạn, việc “ Thiết kế trò chơi trong giờ dạy học toán 3” là một dẫn chứng. Đây là một loại hình hoạt động khá hiệu quả (thực tiễn đã chứng minh) .Để đạt được điều đó người giáo viên bản thân phải tự trau dồi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của mình, không ngừng học hỏi và vươn lên, luôn suy nghĩ tìm tòi, nghiên cứu ra những điều bổ ích để phục vụ cho việc dạy học của mình. Người giáo viên phải biết cách lồng ghép các hoạt động trong dạy học, nhất là dạy học toán, biết cách tổ chức, nắm rõ bản chất của việc tổ chức trò chơi vào dạy học toán, nắm được các bước hay quy trình tổ chức như thế nào? Từ đó hình thành những kỹ năng cho mình, nhưng đó mới chỉ là bước đầu, bước vận dụng để thực hành mới là bước quan trọng và quyết định. Vì vậy trong giờ học toán và giờ ngoại khoá nếu nội dung nào tổ chức được trò chơi thì giáo viên tổ chức dưới mọi hình thức: Từ đó giáo viên tự hoàn thiện được kỹ năng kỹ xảo của mình. Khi đã làm được điều đó thì giáo viên mới thấy hết tác dụng của loại hình tổ chức trò chơi trong giờ học toán, loại hình mà được xem là rất hữu hiệu trong giờ dạy học toán. 
2. Đối với nhà trường Tiểu học:
	Nhà trường là cơ quan đầu não chỉ huy toàn bộ các hoạt động của giáo viên, học sinh trong trường, đứng đầu là BGH. Trong công tác quản lý của mình BGH phải chú trọng đến CSVC, trang bị một số đồ dùng dạy học, 
 Nhà trường phải luôn kết hợp chặt chẽ với các khối giáo dục (Gia đình, nhà trường, xã hội) biết tận dụng nguồn đầu tư cho giáo để đầu tư phát triển cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng dạy học, các phòng chức năng để giáo viên có đầy dủ phương tiện dạy học.
 	Mở các cuộc thao giảng, cuộc thi làm đồ dùng dạy học và sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương pháp. Có chế độ khen thưởng đối với những giáo viên làm tốt công tác giảng dạy, áp dụng đúng phương pháp dạy học theo hướng đổi mới.
 	Nhà trường nên tổ chức nhiều sân chơi toán học cho học sinh nhất là các khối (3,4,5) hoặc tổ chức giải toán theo tuần bằng cách viết bảng tin cho học sinh tham gia thi.
3. Đối với các cấp khác:
	+ Đề nghị Ban soạn thảo chương trình cần biên soạn các tài liệu hướng dẫn, thiết kế trò chơi trong giờ học (không chỉ ở môn toán) để phổ biến cho giáo viên và học sinh tham khảo.
Đề nghị các cấp lãnh đạo cần có kế hoạch triển khai các chuyên đề, dự án hoặc tổ chức hội thảo cho giáo viên chúng tôi có thể tiếp cận, tham dự, trao đổi học hỏi các hình thức, kinh nghiệm về trò chơi học tập nói chung, dạy học toán nói riêng góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học.
 	Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi, mong rằng quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp góp ý chân tình để tôi rút kinh nghiệm và áp dụng vào trong công tác giảng dạy của mình ngày càng tốt hơn. Tôi hứa sẽ áp dụng những kinh nghiệm nhỏ của mình, và những ý kiến quý báu của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp vào trong công tác giảng dạy của mình để góp phần vào sự nghiệp giáo dục, để sự nghiệp giáo dục nước nhà ngày càng đi lên không ngừng.
	Tôi xin chân thành cảm ơn!
 	 Như Quỳnh, ngày tháng năm 2015
	 Người viết
 Khương Thị Thanh Thúy
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC:
	OC5
Mục lục
STT
Nội dung
Trang
Phần I: Mở đầu.
3
1
I. Lý do chọn đề tài.
3
2
II. Mục đích nghiên cứu.
4
3
III. Nhiệm vụ nghiên cứu.
4
4
IV. Đối tượng nghiên cứu.
5
5
V. Phạm vi nghiên cứu.
5
6
VI. Phương pháp nghiên cứu.
5
Phần II: Nội dung
6
7
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
6
8
I. Cơ sở lý luận.
6
9
II. Cơ sở thực tiễn. `
12
10
Chương II: Thiết kế trò chơi học toán lớp 4.
14
11
I. Nguyên tắc thiết kế.
14
12
II. Các trò chơi học toán.
15
13
A. Trò chơi có nội dung số học và yếu tố đại số.
15
14
B. Trò chơi có nội dung đại lượng và đo đại lượng.
21
15
C. Trò chơi có nội dung hình học.
24
16
D. Trò chơi có nội dung yếu tố thống kê.
27
17
E. Trò chơi rèn luyện, ứng dụng kỹ năng giải toán.
29
18
H. Hướng dẫn sử dụng trò chơi.
32
19
Chương III: Thực nghiệm sư phạm
33
Phần III: Phần kết luận và ý kiến đề xuất.
37
20
I. Phần kết luận.
37
21
II. ý kiến đề xuất.
38

File đính kèm:

  • docxSKKN_Toan_3.docx
Sáng Kiến Liên Quan