Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế chủ đề giáo dục STEM trong dạy học phần "Sinh sản ở động vật", Sinh học 11 THPT

STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công

nghệ), Engineering (Kĩ thuật), Mathematics (Toán học).

GD STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và

kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán

học. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho

nhau, giúp HS không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra

được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.

GD STEM nhằm chuẩn bị cho HS những cơ hội, cũng như thách thức trong nền

kinh tế cạnh tranh toàn cầu của thế kỉ 21. Bên cạnh những hiểu biết về các lĩnh vực

Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học, HS sẽ được phát triển năng lực giải

quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

GD STEM sẽ tạo cho HS có những kiến thức, kĩ năng mang tính nền tảng cho

việc học tập ở các bậc học cao hơn cũng như cho nghề nghiệp trong tương lai của

HS. Từ đó, góp phần xây dựng lực lượng lao động có năng lực, phẩm chất tốt,

đặc biệt là lao động trong lĩnh vực STEM nhằm đáp ứng mục tiêu xây dựng và

phát triển đất nước.

Sinh học là môn khoa học tích hợp nhiều lĩnh vực khoa học và gắn với nhiều

hoạt động thực tiễn, đặc biệt là phần “sinh sản ở động vật”, sinh học 11, rất thuận

lợi cho việc dạy học STEM phù hợp với định hướng đổi mới căn bản giáo dục Việt

Nam sau 2015 theo hướng phát triển năng lực ở người học nhằm đáp ứng những

đòi hỏi của xã hội hiện đại.

Vì những lí do trên mà chúng tôi lựa chọn đề tài “ Thiết kế chủ đề giáo dục

STEM trong dạy học phần sinh sản ở động vật, sinh học 11, THPT”

pdf49 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 3363 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế chủ đề giáo dục STEM trong dạy học phần "Sinh sản ở động vật", Sinh học 11 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phiếu đánh giá (GV đánh giá HS, HS tự đánh giá) 
1.4. Thực nghiệm sư phạm bước đầu thu được kết quả khả thi, khẳng định giả 
thuyết khoa học của đề tài là đúng đắn. 
2. Kiến nghị 
Qua thời gian nghiên cứu, chúng tôi có một số khuyến nghị như sau: 
2.1. Đề xuất thực nghiệm thêm ở các trường THPT khác để khẳng định hơn nữa về 
kết quả của đề tài. 
2.2. Đề xuất mở rộng quy mô nuôi giun quế cho sản phẩm có giá trị kinh tế trong 
thực tế cao hơn. 
2.3. Tiếp tục vận dụng quy trình thiết kế HĐ STEM thiết kế các chủ đề DH STEM ở 
các phần khác, các chương khác trong chương trình Sinh học THPT nhằm phát triển 
NL cho HS, từ đó triển khai thực nghiệm các dạng HĐ STEM đã được xây dựng 
vào dạy học Sinh học THPT. 
Hưng Nguyên, ngày 25 tháng 02 năm 2020 
 Tác giả 
 26 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Chuẩn kiến thức kĩ năng sinh học 11, NXBGD 
[2]. Sách giáo khoa sinh học 11, NXBGD 
[3]. Sách giáo viên sinh học 11, NXBGD 
[4]. Báo cáo nghiên cứu khoa học “Thiết kế chủ đề GD STEM trong dạy học sinh 
học THPT”, nhóm tác giả do tiến sĩ Trần Thị Gái hướng dẫn năm 2019. 
 [5]. Giáo dục STEM, tài liệu tập huấn của Bộ GDĐT năm 2019. 
[6]. Chu Cẩm Thơ (2016), “Bài học từ thay đổi đào tạo/bồi dưỡng giáo viên từ 
ngày hội STEM và ngày toán học mở ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Trường Đại 
học Sư Phạm Hà Nội, 61(10), tr. 195- 201. 
[7]. Đ Ngọc Thống (2014), “Chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam nhìn từ 
giáo dục STEM”, Kỉ yếu hội thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
[8]. Đ Văn Tuấn (2014), “Những điều cần biết về giáo dục STEM”, Tạp chí Tin 
học và Nhà trường, 182. 
[9]. Mạng Internet 
 PL1 
PHỤ LỤC 
Phụ lục 1 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN 
VỀ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM THEO HƯỚNG RÈN LUYỆN NĂNG LỰC 
TỰ HỌC CHO HỌC SINH THEO CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM 
Kính gửi: Quý Thầy/ Cô giáo Sinh học 
Chúng tôi đang khảo sát về thực trạng dạy học Sinh học thông qua các hoạt 
động trải nghiệm thông qua các chủ đề STEM với định hướng phát triển năng lực 
tự học. Mong Thầy/ Cô cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau đây. (Ý 
kiến của Thầy/Cô chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, mà không phục 
vụ cho bất cứ mục đích nào khác). 
Thầy/Cô vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân sau: 
Họ và tên:  Nơi công tác:.. 
Thầy (Cô) vui lòng đánh dấu x vào trước phương án lựa chọn. 
1/ Mức độ sử dụng các PPDH sau đây trong quá trình dạy HS học của 
Thầy(Cô) như thế nào? 
TT 
Phương pháp dạy học 
Mức độ sử dụng 
Rất 
thường 
xuyên 
Không 
thường 
xuyên 
Thỉnh 
thoảng 
Hiếm 
khi 
Chưa bao 
giờ 
1 Thuyết trình 
2 Giải quyết vấn đề 
3 Sử dụng phiếu học tập 
4 Dự án 
5 Bài tập tình huống 
6 Thực hành- Thí nghiệm 
7 Seminar 
 PL2 
2/ Mức độ hiểu biết của Thầy(Cô) về lĩnh vực STEM hiện nay? 
Nội dung Hiểu rõ Biết Chưa biết 
STEM 
Giáo dục STEM 
Ngày hội STEM 
Nghề nghiệp STEM 
Nhân lực STEM 
Cuộc thi Robotics 
3/ Mối quan tâm về STEM hiện nay của Thầy(Cô) như thế nào? 
Mức độ 
Không quan tâm 
Mới chỉ nghe nói đến 
 Rất muốn tìm hiểu 
 Đang tìm hiểu 
 Đang nghiên cứu 
 Đang dạy về STEM 
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô đã hợp tác giúp đỡ 
 PL3 
Phụ lục 2 ĐỀ KIỂM TRA 
(Thời gian làm bài: 15 phút) 
Họ và tên:.Lớp:.. 
Trường 
Chọn phương án trả lời đúng nhất và điền vào thứ tự các câu trong bảng sau: 
1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 
 Câu 1. Có bao nhiêu chiều hướng tiến hóa sau đúng với sinh sản hữu tính ở động 
vật ? 
 I. Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo II. Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong 
 III. Từ đẻ trứng đến đẻ con IV. Từ thụ tinh đơn đến thụ tinh kép 
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 
 Câu 2: Có bao nhiêu cơ chế sau đây đúng với sinh sản vô tính ở động vật? 
I. Nguyên phân II. Giảm phân III. Thụ tinh IV. Trinh sinh 
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 
 Câu 3: Động vật nào sau đây đẻ trứng? A. Rắn B. Mèo C. Chó D. Voi 
 Câu 4: Quá trình thụ tinh ngoài xảy ra ở động vật nào sau đây? 
 A. Ếch B. Mèo C. Gà D. Rắn 
 Câu 5: Giun quế là động vật lưỡng tính nhưng vẫn xảy thụ tinh chéo là do: 
 A. hai cơ quan sinh sản ở cơ thể lưỡng tính chín cùng 1 lúc 
 B. chúng sống quá gần nhau 
 C. hai cơ quan sinh sản ở cơ thể lưỡng tính chín không cùng 1 lúc 
 D. chúng sống xa nhau 
 Câu 6: Động vật nào sau đây phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh 
dưỡng nhận từ cơ thể mẹ qua nhau thai? 
 A. Ếch B. Chó C. Rắn D. Cá chép 
 Câu 7: Có bao nhiêu ý đúng về vai trò của giun quế trong tự nhiên 
 I. Phân giải rác thải hữu cơ 
 II. Nguồn thức ăn cho các loài ĐV như cá, chim.. 
 III. Nguồn phân bón cho hoa, rau, cây cảnh... 
 IV. Giảm ô nhiễm môi trường 
 A. 1 B. 4 C. 3 D. 2 
 Câu 8: Có bao nhiêu cơ chế sau đây đúng với sinh sản hữu tính ở động vật? 
I. Nguyên phân II. Giảm phân III. Thụ tinh IV. Trinh sinh 
 A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 
 Câu 9: Giun quế sinh sản theo hình thức nào? 
A. Đẻ trứng B. Đẻ con C. Nảy chồi D. Trinh sinh 
 PL4 
Câu 10: Có bao nhiêu ý đúng về sinh sản hữu tính ở ĐV? 
 I. Các cá thể sống độc lập vẫn có thể tạo ra con cháu 
 II. Con sinh ra có khả năng chống chịu tốt khi môi trường sống thay đổi 
 III.Tạo ra các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền 
 IV.Tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn 
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 
 PL5 
Phụ lục 3. Danh mục các ảnh 
3.1. Hình ảnh sử dụng trong quá trình dạy học: 
H3.1. Cấu tạo của giun H3.2.Thụ tinh của giun 
H 3.3.Vai trò của giun quế trong đời sống của con người 
 PL6 
3.2. Hình ảnh hoạt động của HS 
3.2.1. Hình ảnh hoạt động của HS trong chủ đề STEM “Thiết kế mô hình hệ 
thống nuôi giun quế nhân tạo” 
H3.4. HS thảo luận lập kế hoạch, phân công 
nhiệm vụ, tìm hiểu kiến thức nền 
H 3.5. HS trình bày về kiến thức nền 
 PL7 
H3.6. HS trình bày về mô hình hệ thống 
nuôi giun quế nhân tạo 
H 3.7. Mô hình sáng tạo của HS 
 PL8 
3.2.2. Hình ảnh minh họa hoạt động của HS trong chủ đề STEM “Thiết kế áp 
phích tuyên truyền sức khỏe sinh sản ở tuổi vị thành niên, kế hoạch hóa gia 
đình” 
H 3.8. Trang phục do HS tự chế 
H 3.9. Tranh vẽ tuyên truyền 
 PL9 
Phụ lục 4. Giáo án minh họa 
1. Tên chủ đề: 
THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG NUÔI GIUN QUẾ NHÂN TẠO 
(Số tiết: 02 tiết và 2 tuần làm việc ngoài giờ – Lớp 11) 
2. Mô tả chủ đề: 
 Trong sản xuất nông nghiệp, người nông dân thường tận dụng các mô hình chăn 
nuôi sẵn có để nuôi giun quế, nhưng với phương pháp nuôi thủ công đó vừa ô 
nhiễm môi trường,chỉ thích hợp với những gia đình ở nông thôn có vườn và chuồng 
trại rộng rãi. Một vấn đề đặt ra ở thành phố nguồn rác hữu cơ tái sử dụng được là 
rất lớn, bên cạnh đó nhu cầu trồng hoa, cây cảnh, nuôi bể cá cảnh ngày càng phát 
triển, nuôi gà, nuôi chim để lấy thực phẩm sạch cũng có xu hướng tăng ở thành 
phố. Mà giun quế là một loài động vật sinh sản nhanh, dễ nuôi và giải quyết được 
các vấn đề cấp thiết đặt ra. Vì vậy việc thiết kế mô hình hệ thống nuôi giun quế 
thích hợp với không gian hẹp, sử dụng rác thải hữu cơ tái sử dụng, hạn chế sự ô 
nhiễm môi trường có ý nghĩa thực tiễn cao nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra. 
 Dự án “ thiết kế mô hình hệ thống nuôi giun quế nhân tạo” là một ý tưởng dạy 
học theo định hướng giáo dục STEM cho đối tượng HS lớp 11. Bằng việc thiết kế 
mô hình hệ thống nuôi giun quế nhân tạo HS sẽ tìm hiểu kiến thức cấu tạo của giun 
quế, hình thức sinh sản của giun quế, so sánh hình thức sinh sản của giun quế với 
các ĐV khác, các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, sinh sản của giun quế, vai trò 
của giun quế trong tự nhiên và đối với đời sống con người, mô hình hệ thống nuôi 
giun quế, quy trình kĩ thuật nuôi giun quế 
 Để thực hiện được dự án này, HS huy động kiến thức của các môn học liên quan 
như: 
+ Tin học: Tạo bảng biểu, sử dụng internet với mục đích tìm hiểu kiến thức, 
thiết kế side trình chiếu 
+ Môn vật lý: Biết cách sử dụng bơm, hệ thống ống dẫn 
+ Môn toán học: Biết vận dụng những kiến thức toán học để tính toán mua vật 
liệu, đo chiều dài ống dẫn, giá, thùng xốp hoặc thùng nhựa theo bản vẽ, tính toán 
khoảng cách đặt ống dẫn 
 + Môn Sinh học: Cơ quan sinh sản, hình thức thụ tinh, hình thức sinh sản, các 
nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, sinh sản của giun quế nói riêng và ĐV nói 
chung. 
+ Môn công nghệ: Quy trình nuôi giun quế 
+ Môn GDCD: Giáo dục HS ý thức bảo vệ MT, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh 
tế 
 PL10 
3. Mục tiêu: 
 Sau khi hoàn thành chủ đề, HS có khả năng: 
* Kiến thức 
- Nêu được khái niệm về sinh sản hữu tính ở động vật. 
- Nêu được 3 giai đoạn của sinh sản hữu tính ở động vật(Hình thành giao tử (tinh 
trùng và trứng), thụ tinh (kết hợp giữa 2 loại giao tử), phát triển phôi thai (hợp tử 
phát triển thành cơ thể mới)). 
- Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật (đẻ trứng, đẻ con). 
- Nêu và phân biệt được chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật 
( + Cơ thể: Cơ quan sinh sản chưa phân hoá  phân hoá;Cơ thể lưỡng tính  cơ 
thể đơn tính. 
 + Hình thức thụ tinh: Tự thụ tinh  thụ tinh chéo; thụ tinh ngoài  thụ tinh 
trong. 
 + Hình thức sinh sản: Đẻ trứng  đẻ con. 
 Trứng, con sinh ra không được chăm sóc, bảo vệ  Trứng, con sinh ra được 
chăm sóc, bảo vệ). 
- Trình bày được cơ quan sinh sản của giun quế là cơ thể lưỡng tính, hình thức 
thụ tinh là thụ tinh chéo, hình thức sinh sản đẻ trứng. 
- Nêu được vai trò của giun quế trong đời sống. 
- Rút ra được ưu và nhược điểm của của phương pháp nuôi giun quế mà bà con 
nông dân đang tiến hành. 
- Vận dụng được quy trình nuôi giun quế mang lại hiệu quả kinh tế cao. 
* Kĩ năng 
- Thiết kế các bản vẽ, mô hình nuôi giun quế nhân tạo. 
- Xây dựng được nguyên lý hoạt động của sản phẩm. 
- Chế tạo và lắp ráp các sản phẩm theo phương án thiết kế. 
- Vận hành, thử nghiệm, cải tiến các mô hình. 
- Tiến hành nuôi giun quế. 
- Làm việc nhóm, làm thí nghiệm, thuyết trình, lắng nghe, phản biện. 
* Thái độ 
- Ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường ,bảo vệ và nuôi động vật một cách hiệu quả. 
- Say mê nghiên cứu khoa học 
- Nhiệt tình, năng động trong quá trình gia công, lắp ráp sản phẩm. 
 PL11 
- Hòa nhã, có tinh thần trách nhiệm đối với các nhiệm vụ chung của nhóm. 
Các năng lực cần hướng tới: NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác và giao 
tiếp. 
4. Thiết bị: 
Tổ chức dạy học chủ đề, GV sẽ hướng dẫn HS sử dụng một số thiết bị sau: 
 - Một số vật liệu, thiết bị phổ thông như: giấy A0, máy tính, máy chiếu, thước, bút 
lông 
 - Nguyên liệu làm mô hình: Thùng xốp hoặc thùng nhựa, ống nhựa PVC hoặc g 
hoặc sắt, keo dán ống nước, mô tơ, súng gắn keo nến và keo nến, ống hút, dây nhựa 
dẫn nước. 
- Giá thể nuôi giun, đất, phântạo môi trường nuôi giun. 
5. Tiến trình dạy học 
Hoạt động 1. 
 TÌM HIỂU KIẾN THỨC NỀN, HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ 
THỐNG NUÔI GIUN QUẾ NHÂN TẠO 
(1 tiết – 45 phút) 
A. Mục đích: 
 - HS hình thành ý tưởng thiết kế mô hình hệ thống nuôi giun quế nhân tạo 
 B. Nội dung: 
 - HS nắm được kiến thức nền về sinh sản của ĐV; cấu tạo, sinh sản, các nhân tố 
ảnh hưởng đến sinh trưởng, sinh sản của giun quế và vai trò của giun quế trong tự 
nhiên và đối với đời sống con người. 
 - HS tìm hiểu được các quy trình, mô hình hệ thống nuôi giun quế mà bà con 
nông dân đã tiến hành nuôi, rút ra ưu và nhược điểm của các mô hình đó. 
 - HS xây dựng ý tưởng thiết kế mô hình nuôi giun quế nhân tạo. 
 C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: 
 Bản ý tưởng thiết kế sản phẩm mô hình hệ thống nuôi giun quế nhân tạo 
 D. Tiến trình hoạt động: 
HĐGV HĐHS 
HĐ 1.1. Đặt vấn đề (1 phút) 
GV nêu tình huống có vấn đề về 
việc tận dụng rác thải hữu cơ để 
nuôi giun quế, tăng sinh động vật 
và hạn chế ô nhiễm môi trường, 
đặc biệt thực hiện được cả vị trí 
không gian hẹp. 
Nhận biết chủ đề dự án. 
 PL12 
HĐ 1.2. Tìm hiểu kiến thức nền (15 phút) 
– GV chia lớp thành 4 nhóm, phân 
công nhiệm vụ từng nhóm 
- GV hướng dẫn cho HS xem các 
tranh ảnh và video về sinh sản của 
giun quế, về hệ thống nuôi giun 
quế : 
+ Quan sát H3.1, H3.2 và xem 
video sinh sản của giun quế hoàn 
thành nhiệm vụ 1(nhóm 1) 
+ Quan sát video nuôi giun quế 
hoàn thành nhiệm vụ 2 (nhóm 2), 
nhiệm vụ 3(nhóm 3) 
+ Quan sát H3.3 hoàn thành 
nhiệm vụ 4. (nhóm 4) 
- HS quan sát tranh, video , thảo luận 
thực hiện các nhiệm theo nhóm theo sự 
phân công của GV. 
Nhiệm vụ 1:Tìm hiểu sinh sản của giun 
quế: 
+ cơ quan sinh sản: 
+ hình thức thụ tinh: 
+ hình thức sinh sản: 
Nhiệm vụ 2:Tìm hiểu các nhân tố ảnh 
hưởng đến sinh trưởng, sinh 
sản của giun quế (đất, thức ăn, nhiệt độ, 
ánh sáng, độ ẩm) 
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu các quy trình, mô 
hình nuôi giun quế ở các địa phương 
(ưu điểm, nhược điểm) 
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu vai trò của giun 
quế đối với đời sống. 
HĐ 1.2. Hình thành ý tưởng thiết kế mô hình hệ thống nuôi giun quế 
nhân tạo (25 phút) 
GV yêu cầu HS 4 nhóm thảo luận xây 
dựng ý tưởng thiết kế mô hình hệ 
thống nuôi giun quế nhân tạo phát huy 
ưu điểm và khắc phục nhược điểm của 
các hệ thống nuôi giun quế đã tìm hiểu 
thực hiện nhiệm vụ 5. 
- HS thảo luận theo nhóm hình 
thành ý tưởng thiết kế mô hình hệ 
thống nuôi giun quế của nhóm mình 
Nhiệm vụ 5: Xây dựng ý tưởng về 
“Thiết kế mô hình hệ thống nuôi 
giun quế nhân tạo” (nguyên liệu, 
 PL13 
 cấu trúc, giải quyết vấn đề gì, các 
bước thiết kế, ưu và nhược điểm của 
mô hình) 
HĐ 1.4. BTVN (4 phút) 
- GV yêu cầu HS về nhà: 
+ Lập bản vẽ thiết kế mô hình hệ 
thống nuôi giun quế theo ý tưởng 
+ Lập các phiếu đánh giá sản phẩm, 
đánh giá HĐHS 
+ Lập KH thực hiện thiết kế mô hình 
hệ thống nuôi giun quế nhân tạo 
HS HĐ theo nhóm và hoàn thành 
bài tập trong thời gian 1 tuần 
E. Kết quả hoạt động: 
Mô hình hệ thống nuôi 
giun quế nhân tạo 
Cấu trúc: 3 tầng: 
+ tầng 1, 2 nuôi giun, chứa thùng 
không có nắp đậy 
+ tầng 3 chứa rác hữu cơ dự trữ 
chứa thùng có nắp đậy 
Các bước thực hiện: 
- Chuẩn bị nguyên vật liệu 
- Lắp ráp giá 
- Lắp ráp thùng 
- Lắp ráp hệ thống dẫn nước 
Đảm bảo tận dụng nguồn rác thải 
hữu cơ, hạn chế sự ô nhiễm MT, 
tận dụng diện tích hẹp, cung cấp 
phân bón cho hoa, cây cảnh, 
cung cấp thức ăn cho ĐV 
Nguyên liệu: Thùng xốp hoặc 
nhựa, giá nhựa hoặc giá g , keo 
dán, ống dẫn nước, mô tơ 
 PL14 
Hoạt động 2. 
 THIẾT KẾ BẢN VẼ MÔ HÌNH HỆ THỐNG NUÔI GIUN QUẾ NHÂN TẠO, LẬP KẾ 
HOẠCH THỰC HIỆN 
(1 tuần- hoạt động ngoài giờ lên lớp ) 
A. Mục đích: 
 - HS thiết kế bản vẽ mô hình hệ thống nuôi giun quế nhân tạo 
 - HS lập kế hoạch thực hiện quá trình thiết kế mô hình nuôi giun quế nhân tạo 
 B. Nội dung: 
 - HS thiết kế bản vẽ mô hình hệ thống nuôi giun quế nhân tạo 
 - HS lập kế hoạch thực hiện quá trình thiết kế mô hình nuôi giun quế nhân tạo 
 - HS xây dựng các phiếu đánh giá sản phẩm, đánh giá HĐ nhóm, HĐ HS. 
 C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: 
 - Bản vẽ mô hình hệ thống nuôi giun quế nhân tạo 
 - Bản kế hoạch thực hiện quá trình thiết kế mô hình nuôi giun quế nhân tạo 
 - Các phiếu đánh giá sản phẩm, đánh giá HĐ nhóm, HĐ HS 
 D. Tiến trình hoạt động: 
HĐGV HĐHS 
- GV hướng dẫn HS cách thiết kế bản 
vẽ, cách lập kế hoạch, cách xây dựng 
các phiếu đánh giá và yêu cầu HS 
hoàn thành các nhiệm vụ 6,7,8 
- HS tiếp thu và hoàn thành các 
nhiệm vụ 6,7,8 theo nhóm, theo sự 
phân công và giám sát của nhóm 
trưởng 
Nhiệm vụ 6: Thiết kế bản vẽ mô hình 
hệ thống nuôi giun quế nhân tạo 
Nhiệm vụ 7: Xây dựng các phiếu 
đánh giá, các tiêu chí đánh giá của 
sản phẩm tạo ra và sự hoạt của các 
thành viên, của các nhóm 
Nhiệm vụ 8: Lập kế hoạch thực hiện 
nhiệm vụ (Nhiệm vụ; Người thực 
hiện; Thời lượng; Phương pháp, 
phương tiện; Sản phẩm). 
 E. Kết quả hoạt động: 
- Bản vẽ mô hình hệ thống nuôi giun quế nhân tạo 
 - 4 phiếu đánh giá: 
 PL15 
 + Phiếu đánh giá số 1:Bảng tiêu chí đánh giá bản thiết kế sản phẩm 
 + Phiếu đánh giá số 2: Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm mô hình hệ thống 
nuôi giun quế 
 + Phiếu đánh giá số 3: Bảng tiêu chí đánh giá quá trình tham gia dự án 
 + Phiếu đánh giá số 4: Bảng kiểm quan sát các tiêu chí đánh giá NLTH của 
HS trong các HĐTN 
- Kế hoạch dự án: 
1. Kế hoạch dự án 
Tên dự án 
Lĩnh vực môn học 
Lí do chọn đề tài 
Mục tiêu học tập ( Vấn đề cần nghiên cứu ) 
Hình thức trình bày kết quả 
 2. Phân công nhiện vụ trong nhóm 
Tên thành viên Nhiệm vụ Phương tiện Thời hạn 
hoàn thành 
Sản phẩm 
dự kiến 
3. Các ý tưởng ban đầu ( Sơ đồ tư duy ) 
 PL16 
4. Phiếu tổng hợp dữ liệu 
 Câu hỏi 
Nguồn 
1: 2: 
5. Biên bản thảo luận 
Ngày Nội dung thảo luận Kết quả 
6. Nhìn lại quá trình thực hiện dự án 
6.1. Tôi đã học được những kiến thức gì? 
6.2. Tôi đã phát triển được những kĩ năng gì? 
6.3. Tôi đã xây dựng được thái độ nào tích cực? 
6.4. Tôi có hài lòng với kết quả nghiên cứu của dự án hay không? Vì sao? 
6.5. Tôi gặp phải những khó khăn gì khi thực hiện dự án? 
6.6. Tôi giải quyết những khó khăn đó như thế nào? 
6.7. Quan hệ của tôi với các thành viên trong nhóm như thế nào? 
6.8. Những vấn đề quan trọng khác trong dự án bao gồm? 
 PL17 
...................................................................................................................................... 
6.9. Nhìn chung tôi thích/không thích dự án vì  
7. Phản hồi giáo viên 
Hoạt động 3. 
 THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DỰ ÁN VÀ XÂY DỰNG SẢN PHẨM 
(1 tuần - hoạt động ngoài giờ lên lớp ) 
A. Mục đích: 
 HS xây dựng mô hình hệ thống nuôi giun quế nhân tạo 
B. Nội dung: 
 HS thiết kế mô hình hệ thống nuôi giun quế nhân tạo theo bản vẽ và kế hoạch đã 
đề ra. 
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: 
 Mô hình hệ thống nuôi giun quế nhân tạo 
D. Tiến trình hoạt động: 
HĐGV HĐHS 
- GV yêu cầu HS triển 
khai thiết kế mô hình hệ 
thống nuôi giun quế theo 
bản vẽ và kế hoạch mà 
nhóm đã đề ra. 
- GV hướng dẫn, h trợ 
HS trong quá trình hoàn 
thiện sản phẩm và chuẩn 
bị báo cáo. 
- HS xây dựng sản phẩm: mô hình hệ thống nuôi 
giun quế nhân tạo theo các bước: 
(1) Thiết kế mô hình hệ thống nuôi giun quế nhân 
tạo 
(2) Chế tạo mô hình hệ thống nuôi giun quế nhân tạo 
 (3) Hoàn thành báo cáo để chuẩn bị trình bày sản 
phẩm 
- HS hoàn thiện sản phẩm. 
- Viết báo cáo trình bày về sản phẩm: vật liệu, cách 
làm, cách vận hành sản phẩm, tính ứng dụng của sản 
phẩm. 
E. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG: 
Một số mô hình hệ thống nuôi giun quế do HS xây dựng: H 2.5; H 3.5; H3.6; H3.7 
 PL18 
Hoạt động 4 . 
 BÁO CÁO SẢN PHẨM 
(1 tiết – 45 phút ) 
A. Mục đích: 
 HS báo cáo mô hình hệ thống nuôi giun quế nhân tạo do nhóm mình tạo ra 
B. Nội dung: 
 - HS báo cáo mô hình hệ thống nuôi giun quế nhân tạo do nhóm mình tạo ra 
 - HS tự đánh giá sản phẩm nhóm mình, và đánh giá sản phẩm nhóm bạn 
 - HS rút kinh nghiệm 
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: 
 - Bản báo cáo bằng Powerpoint, hoặc bản báo cáo bằng Poster bìa cứng 
 - Phiếu đánh giá sản phẩm nhóm mình, sản phẩm nhóm bạn 
D. Tiến trình hoạt động: 
HĐGV HĐHS 
HĐ 4.1. Khởi động (5 phút): Phần quà bí mật 
- GV ra các câu hỏi: 
Câu 1: Giun quế thụ tinh theo hình 
thức nào? 
Câu 2: Giun quế sinh sản theo hình 
thức nào? 
Câu 3: Tại sao giun quế là ĐV lưỡng 
tính vẫn xảy ra quá trình thụ tinh 
chéo? 
Câu 4: Cơ chế của sinh sản hữu tính 
gồm những quá trình nào? 
Câu 5: Vai trò của giun quế đối với 
đời sống con người và trong tự 
nhiên? 
- HS trả lời câu hỏi 
- Cứ sau 1 câu trả lời đúng HS được bốc 
thăm phần quà (phần quà có thể là tràng 
pháo tay, cái kẹo mút, cái bắt tay, cái ôm 
của người bên cạnh) 
HĐ 4.2. HS báo cáo kết quả (25 phút) 
 PL19 
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết 
quả và phản hồi. 
- Gợi ý các nhóm nhận xét, bổ sung 
cho các nhóm khác. 
- Các nhóm báo cáo kết quả 
- Trình chiếu Powerpoint. 
- Các nhóm tham gia phản hồi về phần 
trình bày của nhóm bạn. 
HĐ 4.3. Đánh giá kết quả (10 phút) 
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá, 
đánh giá đồng đẳng. 
- GV sẽ đánh giá HS và công bố kết 
quả. 
- HS sử dụng phiếu để tự đánh giá và đánh 
giá lẫn nhau. 
- HS rút kinh nghiệm 
HĐ 4.4.Định hướng của GV (5 phút) 
- GV định hướng HS triển khai vận 
dụng mô hình vào thực tiễn 
- HS tiếp thu và phân chia nhiệm vụ tiến 
hành nuôi giun quế 

File đính kèm:

  • pdf68_HT_CHaU-_LHP_SKKN_SINH_HoC_2019-2020_chuan_nhat_nap_so_1da94756c3.pdf
Sáng Kiến Liên Quan