Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập môn thể dục thông qua phần trò chơi

- Tìm hiểu cơ sở lý luận của hoạt động ngoại khóa TDTT có tác dụng, lợi ích như thế nào đối với công tác giáo dục thể chất trong nhà trường.

- Tìm hiểu thực trạng của hoạt động ngoại khóa của các trường tiểu học trong những năm gần đây.

- Từ đó đề ra những nội dung, phương pháp thích hợp để hoạt động ngoại khóa của nhà trường đạt hiệu quả và chất lượng.

 

doc24 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Ngày: 08/10/2022 | Lượt xem: 796 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập môn thể dục thông qua phần trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông được ngáng chân bạn hoặc giằng kép quần áo khi bạn chạy. 
- Khi gọi các số, giáo viên cần tạo ra một sự hấp dẫn đối với học sinh bằng cách kéo dài từ "số" sau đó mới gọi chính thức số mấy, ví dụ "số 3". Đối với học sinh lớp 4, 5 có thể gọi liên tiếp 2 - 3 số để có trên sân 4 - 6 học sinh cùng giành cờ, nhưng quy định chỉ có cùng cặp (cùng một số) mới được đuổi bắt giành cờ.
4.2.2. Trò chơi mèo đuổi chuột:
 Mục đích:
	Nhằm rèn luyện kĩ năng chạy, phát triển sức nhanh, sự thông minh sáng tạo.
Chuẩn bị:
- Chọn một nơi sạch sẽ, thoáng mát, nền bằng phẳng. Tập hợp lớp thành một vòng tròn rộng mặt quay vào trong, các em dang tay ngang và nắm lấy bàn tay của nhau vào thành những "lỗ hổng" để cho "mèo" và "chuột" chạy đuổi nhau.
- Chọn một em đóng vai "mèo", một em đóng vai "chuột". Hai em này đứng cách nhau 3m ở phía trong vòng tròn.
Cách chơi:
	Khi có hiệu lệnh của giáo viên, tất cả các em đứng theo vòng tròn nắm tay nhau lắc lư và nhún chân đồng thời đọc to các câu sau:
	"Mèo đuổi chuột,
	Mời bạn ra đây
	Tay nắm chặt tay,
	Đứng thành vòng rộng
	Chuột luồn lỗ hổng
	Chạy vội chạy mau,
	Mèo đuổi đằng sau,
	Trốn đâu cho thoát!"
	Sau từ "thoát", "chuột" chạy luồn qua các "lỗ hổng" chạy trốn khỏi "mèo" còn "mèo" phải nhanh chóng luồn theo các "lỗ hổng" mà "chuột" đã chạy để đuổi bắt "chuột". Khi đuổi kịp, "mèo" đập nhẹ vào người "chuột" và coi như "chuột" bị bắt, trò chơi dừng lại đổi vai cho nhau hoặc thay bằng một đôi khác để trò chơi lại được tiếp tục.
	Trường hợp sau 1 - 2 phút mà "mèo" vẫn không bắt được "chuột" cũng phải dừng lại và thay bằng một đôi khác để tránh các em chơi quá sức. Các em không được chạy hoặc đuổi trước khi hát xong. Khi chạy qua các "lỗ hổng" các em đứng theo vòng tròn không được hạ tay xuống để cản đường.
 Cách dạy:
- Giáo viên nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và nội quy trò chơi.
- Giáo viên dạy các em học thuộc vần thơi trước khi chơi trò chơi.
- Cho các em chơi thử 1 - 2 lần sau đó mới cho chơi chính thức. Trong quá trình chơi giáo viên phải giám sát cuộc chơi, kịp thời nhắc nhở các em chú ý, tránh vi phạm nội quy chơi, đặc biệt là không được ngáng chân, ngáng tay cản đường chạy của các bạn.
- Giáo viên hướng dẫn để các em có thể tự tổ chức chơi và luyện tập ngoài giờ.
4.3. Trò chơi rèn luyện kĩ năng bật nhảy và phát triển sức mạnh chân:
4.3.1. Trò chơi nhảy đúng nhảy nhanh:
 Mục đích:
	Nhằm rèn luyện sự khéo léo linh hoạt, phát triển sức mạnh chân.
 Chuẩn bị:
	Kẻ 2 ô vuông lớn, mỗi ô có cạnh 1m, rồi chia thành 4 ô nhỏ, mỗi ô có cạnh 0,5m và đánh số như hình vẽ. Kẻ 2 vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1m. Cách vạch xuất phát 0,5m kẻ ô số 1. Tập hợp học sinh thành 2 hàng dọc sau vạch chuẩn bị.
 Cách chơi:
	Khi có lệnh của giáo viên, tất cả những em số 1 của mỗi hàng nhanh chóng bật bằng 2 chân từ vạch xuất phát vào ô số 1 (chạm đất bằng cả 2 chân) sau đó nhảy bật đặt chân trái vào ô số 2 rồi bật nhảy chân phải vào ô số 3, nhảy chụm 2 chân vào ô số 4, tiếp theo bật nhảy bằng 2 chân ra ngoài. Em số 1 nhảy xong đến số 2 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết. Hàng nào nhảy đúng, nhảy xong nhanh nhất; hàng đó thắng cuộc. Những trường hợp nhảy không đạt yêu cầu bị trừ mỗi sai sót đó 1 điểm:
- Bạn nhảy trước 2 chân chưa rời ô số 4, bạn tiếp theo đã rời khỏi vạch xuất phát.
- Nhảy sai chân vào các ô quy định.
- Nhảy để chân chạm vạch hoặc nhảy từ ô 4 không qua được ô 2 ra ngoài ô vuông.
Cách dạy:
- Giáo viên gọi tên trò chơi sau đó chỉ dẫn cho học sinh biết vạch xuất phát, số thứ tự các ô vuông nhỏ và giải thích cách nhảy.
- Giáo viên làm mẫu, sau đó cho mỗi hàng một em lên nhảy thử đồng thời tiếp tục giải thích cách chơi để tất cả học sinh đều nắm vững cách chơi.
- Cho các hàng tự chơi thử 2 - 3 lần, trong quá trình đó giáo viên chỉ dẫn cho những học sinh nhảy sai chân vào các ô.
- Cho các hàng nhảy thử 1 lần theo lệnh của giáo viên (thống nhất cho tất cả các hàng).
- Thi đấu giữa các hàng.
- Hướng dẫn cho học sinh cách kẻ ô và tự tập ở nhà. Đối với học sinh lớp 1, mỗi ô nhỏ 0,5m, lớp 2, 3: 0,6m, lớp 4, 5: 0,7m.
4.3.2. Trò chơi lò cò tiếp sức:
 Mục đích:
	Phát triển sức mạnh chân, khả năng phối hợp nhanh nhẹn, khéo léo.
Chuẩn bị:
- Kẻ một vạch xuất phát. Cách vạch xuất phát 4-10m (tuỳ theo khối lớp từ bé đến lớn) kẻ một vạch giới hạnh hoặc cầm 2-4 lá cờ hay đặt 2-4 vật làm chuẩn trong 2-4 vòng tròn nhỏ có đường kính 0,5m.
- Tập hợp học sinh thành 2-4 hàng dọc sau vạch xuất phát thẳng hướng với cờ (vật chuẩn). Số lượng học sinh trong 2-4 hàng phải bằng nhau và tương đương nhau về giới tính.
 Cách chơi:
	Khi có lệnh cho cuộc chơi bắt đầu, những em số 1 của mỗi hàng nhanh chóng bật nhảy lò cò bằng một chân về phía trước vòng qua cờ rồi lại nhảy lò cò trở lại vạch xuất phát và đưa tay chạm sang người số 2. Em số 2 lại nhảy lò cò như em số 1 và cứ tiếp tục như vậy cho đến hết. Hàng nào lò cò xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.
Các trường hợp phạm quy:
- Xuất phát trước lệnh.
- Người trước chưa về đến nơi, chưa chạm tay người sau đã rời khỏi vạch xuất phát.
- Không bật vòng qua cờ (vật chuẩn)
- Không lò cò mà chạy.
 Cách dạy:
- Ổn định lớp theo đội hình quy định.
- Giáo viên gọi tên trò chơi. Làm mẫu và giải thích thế nào là động tác nhảy lò cò.
- Cho học sinh nhảy lò cò tại chỗ.
- Cho từng tổ nhảy lò cò về trước sau đó đứng lại quay đằng sau rồi nhảy lò cò về chỗ cũ (khoảng cách nhảy khoảng 3-5m)
- Giáo viên giải thích cách chơi. Chú ý giới thiệu chi tiết động tác chạm tay của người nhảy trước với người chuẩn bị nhảy vì đây là chỗ hay phạm quy.
- Cho cả lớp chơi thử 1-2 lần. Giáo viên giải thích hoặc chỉ dẫn chỗ sai của một số học sinh để cả lớp nắm vững luật.
- Cho các em chơi chính thức có phân thắng thua.
Chú ý: Giáo viên gợi ý đồng thời cho phép các em tự bố trí người nhảy trước người nhảy sau trong đội của mình cho kết quả, ví dụ người thứ nhất là bạn khoẻ và nhanh sau đó đến bạn khác rồi một số bạn khoẻ và nhanh ở cuối
4.4. Trò rèn luyện kĩ năng ném đẩy, mang vác, co kéo và phát triển sức mạnh tay.
4.4.1. Trò chơi tung bóng cho nhau:
 Mục đích:
	Nhằm rèn luyện sự khéo léo chính xác, nhanh nhẹn; khả năng tập trung chú ý cao.
 Chuẩn bị:
	Hai học sinh một quả bóng nhỏ (bằng cao su, nhựa). Tập hợp lớp thành 2 hàng dọc sau đó cho quay thành 2 hàng ngang quay mặt vào nhau theo từng đôi một hàng nọ cách hàng kia 2,5m - 6m. Trong từng hàng, em nọ cách em kia tối thiểu 1m. Nếu sân rộng có thể tập hợp lớp thành 4 hàng dọc để tạo thành 2 đội hình chơi, nếu sân hẹp thì cho học sinh chơi làm 2 -3 đợt.
 Cách chơi:
- Đối với HS lớp 1,2 , sau khi có lệnh của GV, từng đôi một các em tung bóng cho nhau. Tung bóng bằng 1 tay theo kiểu đưa tay từ dưới thấp lên cao về trước (không được ném bóng). Khi tung bóng phải tung cho chính xác đến phía trước ngực bạn, em bắt bóng dùng 2 tay hoặc 1 tay bắt lấy bóng sau đó chuyền bóng sang tay thuận rồi lại tung bóng sang cho bạn và trò chơi cứ tếp tụcc như vậy, nếu bóng bị rơi thì nhặt lên và tiếp tục cuộc chơi. Khi tung và bắt bóng cần di chuyển chân sao cho tung và bắt bóng được chính xác, dễ dàng.
- Đối với HS lớp 3 không tập hợp theo hàng ngang mà là 2 hàng dọc đối chiều nhau khoảng mỗi bên 5 - 6 HS, như vậy 10 - 12 Hs mới cần 1 bóng. Các em lần lượt tung bóng cho bạn ở hàng đối diện sau đó chạy vòng về tập hợp ở cuối hàng của mình để chuẩn bị bắt và tung bòng. Trò chơi cứ liên tục như vậy, nếu bóng rơi thì nhặt lên và tiếp tục chơi.
 Cách dạy:
- GV tập hợp HS theo đội hình như đã hướng dẫn, cho các em cầm bóng sau đó GV gọi tên trò chơi rồi hướng dẫn cho HS cách tung và bắt bóng rồi cho HS chơi. riêng với HS lớp 3, lúc đầu GV cho HS chơi theo đội hình a, sau đó một số buổi tập mới chuyển sang cho các em chơi theo đội hình b. 
- Trò chơi này đơn giản nhưng việc tổ chức cho HS chơi lại đòi hỏi rất cẩn thận , trật tự nếu không các em sẽ rối loạn đội hinh, chạy xô vào nhau hoặc tung bóng vào người nhau v.v ..... Vì vậy GV phải luôn nhắc nhở các em và nghiêm khắc với các HS cố tình ném bóng hoặc ngáng chân bạn bên cạnh.Nếu có điều kiện cho HS đứng cách nhau 2-3 m theo hàng ngang để HS đỡ xô vào nhau.
 - Hướng dẫn cho HS cách chơi ngoài giờ.
4.4.2. Trò chơi kéo co:
 Mục đích:
	Nhằm rèn luyện sức mạnh tay - ngực, sự phối hợp đồng đội và sự gắng sức.
 . Chuẩn bị:
- Một dây chão bằng đay có đường kính 3cm - 4cm hoặc dây ni lông có đường kính 1,5cm - 2cm dài tối thiểu 10m. Có thể dùng dây trúc, hóp đá có đường kính 4 - 6cm dài 3 - 4m. Ở khoảng giữa của dây buộc 2 sợi dây màu đỏ hay khăn cách nhau 1m để làm giới hạn chỗ cầm dây của người đầu tiên của mỗi đội. Nếu bằng cây thì chỉ cần đánh dấu ở giữa.
- Kẻ 2 vạch giới hạn song song với nhau, cách nhau 1m ở giữa sân, mỗi vạch dài khoảng 1m - 2m. Tuỳ theo dây dài hay ngắn để xác định số người chơi mỗi đợt. Số người chơi mỗi đợt chia ra làm 2 đội có số người bằng nhau và tỉ lệ nam nữ tương đương nhau.
- Cho các em tập hợp ở 2 phần của dây và hai tay nắm lấy dây. Hai tay của hai em đứng đầu tiên của 2 đội cầm sát phía ngoài sợi dây đánh dấu chỗ tay cầm và một chân đặt sát vạch giới hạn, chân kia ở phía sau. Các em cầm dây đều ở tư thế sẵn sàng kéo dây về phía mình.
 Cách chơi:
	Giáo viên hô "Chuẩn bị ..bắt đầu!" hoặc "Chuẩn bị " sau đó thổi một hồi còi. Sau lệnh đó hai bên bắt đầu dùng sức của hai tay kéo dây về phía sân của mình, sao cho người đầu tiên của đội bạn bị kéo ra khỏi vạch giới hạn của họ rồi qua khoảng cách 1m giữa sân chạm chân vào vạch giới hạn của hàng mình là thắng cuộc. Trường hợp 2 đội cứ co kéo nhau mãi không phân biệt thắng thua, thì sau 2- 3 phút giáo viên cũng cho dừng cuộc chơi và thay bằng 2 đội khác.
Chú ý: Đối với học sinh tiểu học không nên cho các em kéo co theo kiểu không dùng dây mà là nắm lấy tay nhau ở 2 em đầu tiên, những em còn lại ôm lấy bụng bạn.
 Cách dạy:
- Tập hợp học sinh thành 4 hàng dọc sao cho các em quay thành 4 hàng ngang mặt hướng về chỗ kẻ sân chơi. Giáo viên gọi tên trò chơi, chọn 6-8 em khoẻ ra chia làm 2 đội và giáo viên hướng dẫn cho các em cách cầm dây, cách đứng, sau đó giải thích cho các em cách chơi rồi cho 2 đội chơi thử. Tiếp theo giáo viên cho 2 đội chơi lần thứ hai và giáo viên giải thích cho học sinh rõ khi nào là bị thua.
- Cho từng tổ, hoặc 2 tổ ra chơi. Có thể cho riêng các em nam thi với nhau, hoặc hỗn hợp cả nam và nữ nhưng tỉ lệ phải bằng nhau.
- Tổ chức thi vô địch giữa các tổ.
- Hướng dẫn các em tự chơi, tự tập ngoài giờ.
4.5. Trò chơi rèn luyện kĩ năng leo trèo và phối hợp:
4.5.1. Trò chơi chuyền nhanh, nhảy nhanh:
 Mục đích:
Nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát triển sức mạnh chân, giáo dục tinh thần tập thể.
 Chuẩn bị:
	Tập hợp số học sinh trong lớp thành 2-4 hàng dọc, hàng nọ cách hàng kia 1,5 - 2m, trong mỗi hàng em nọ cách em kia 0,6m. Các em đứng 2 chân rộng bằng vai, thân trên ngả về trước.
	Em đứng đầu của mỗi hàng cầm 1 quả bóng (hoặc 1 chiếc khăn).
 Cách chơi:
	Giáo viên phát lệnh "chuẩn bị !" những em đứng đầu của mỗi hàng cầm bóng bằng hai tay giơ lên cao. Khi thấy các em đã chuẩn bị xong, giáo viên hô "bắt đầu!" hoặc thổi một hồi còi, em cầm bóng nhanh chóng ngửa người đưa bóng bằng 2 tay cho bạn đứng sau mình, bạn số 2 đưa hai tay ra trước rồi nhận bóng, đưa ra sau cho số 3 và tiếp tục lần lượt như vậy cho đến em cuối cùng. Em cuối hàng sau khi nhận bóng, bước sang phải một bước rộng hơn vai, kẹp bóng vào giữa 2 đùi, bật nhảy bằng 2 chân về phía trước. Khi đến ngang em đứng ở đầu hàng, nhanh chóng đứng vào trước mặt bạn rồi ngửa người truyền bóng ra sau cho bạn. Trò chơi tiếp tục như vậy cho đến hết, em cuối cùng sau khi nhảy xong đứng vào đầu hàng, đưa bóng lên cao bằng 2 tay và hô to "Xong!". Giáo viên căn cứ vào đó xem hàng nào xong trước, ít phạm quy, hàng đó thắng cuộc. Nếu để bóng rơi, nhặt bóng và tiếp tục cuộc chơi bắt đầu từ chỗ bóng bị rơi.
Những trường hợp phạm quy:
Trao bóng trước lệnh.
Không trao bóng theo thứ tự mà lăn bóng.
Không kẹp bóng nhảy mà ôm bóng chạy.
Cách dạy:
Giáo viên gọi tên trò chơi.
Chọn một nhóm 4-5 học sinh lên làm mẫu. Giáo viên chỉ dẫn chậm bằng lời cách chơi để số học sinh này chơi đồng thời làm mẫu cho các bạn. Nếu thấy sự chỉ dẫn bằng lời các em không hiểu, thì giáo viên phải cầm bóng sau đó trao cho số 1 chỉ dẫn cách chơi của số 1 và các số tiếp theo. Có thể phải làm mẫu 2-5 lần để học sinh cả lớp rõ cách chơi.
Cho cả lớp chơi thử 3-5 lần.
Vào những buổi tập tiếp theo, khi thấy học sinh đã nắm vững cách chơi, giáo viên chia số lượng người chơi của các đội bằng nhau và cho chơi chính thức có phân thắng thua và đội thua phải nhảy lò cò hoặc chạy một vòng xung quanh các bạn.
4.5.2. Trò chơi trao tín gậy:
Mục đích:
	Nhằm rèn luyện sức nhanh, sự phối hợp đồng đội khéo léo linh hoạt.
Chuẩn bị:
Kẻ hai vạch giới hạn song song với nhau, cách nhau 10-14m. Cách hai vạch giới hạn về phía ngoài 1m đánh dấu hai dấu chấm lơn hoặc dâu nhân hay một vòng tròn nhỏ.
Tập hợp lớp thành 2-4 hàng dọc phía hai bên vạch giới hạn cách vị trí đánh dấu (theo chiều ngang) khoảng 1,5m-2m.
Hai em số 1 của 2 hàng đối diện nhau cầm một tín gậy dài 0,2m-0,3m đường kính 0,03-0,05m (cầm tín gậy bằng tay phải, cầm vào 1/2 phía sau của tín gậy).
 Cách chơi:
	Khi có lệnh, các em số 1 chạy qua vạch giới hạn về phía dấu chấm của hàng đối diện sau đó chạy vòng lại. Khi số 1 chạy đến dấu chấm và bắt đầu vòng lại thì số 7 bắt đầu chạy về trước. Số 1 và số 7 cùng chạy và trao tín gậy cho nhau ở khoảng giữa 2 vạch giới hạn. Số 1 trao tín gậy bằng tay phải, số 7 nhận tín gậy bằng tay trái sau đó chuyển tín gậy sang phải để trao cho số 2.
Số 7 nhận được tín gậy tiếp tục chạy đến dấu chấm thì quay lại. Khi số 7 bắt đầu chạy quay lại thì số 2 xuất phát và cùng chạy rồi gặp nhau và trao tín gậy cho nhau ở khu giới hạn. Số 2 nhận tín gậy bằng tay trái rồi lại chuyển sang tay phải để trao gậy vào tay trái số 8. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy, cặp hàng nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc. Số 1 sau khi trao gậy về tập hợp ở cuối hàng của mình, số 7 và số sau cũng vậy. Trường hợp đánh rơi tín gậy có quyền nhặt lên và tiếp tục cuộc chơi. 
Các trường hợp phạm quy:
- Chưa có lệnh xuất phát, số 1 đã chạy qua vạch giới hạn.
- Không chạy vòng hoặc không đặt chân vào chấm đã quy định.
- Không trao được tín gậy cho nhau ở khu giới hạn.
 Cách dạy:
- Giáo viên gọi tên trò chơi, giới thiệu tín gậy, cùng với một học sinh nữa làm mẫu cách trao tín gậy và chuyển tay cầm gậy sau khi nhận được tín gậy.
- Cho học sinh tập luyện cách trao tín gậy theo nhóm 2 người, 4 người (đứng tại chỗ, sau đó đi chậm, rỗi chạy chậm, chạy với tốc độ trung bình và trao tín gậy).
- Sau 1-2 giáo án, học sinh nắm được và thực hiện tương đối tốt cách trao tín gậy cho nhau, giáo viên kẻ sân chơi, chỉ dẫn cho các em cách chơi bằng cách làm mẫu cách chạy và trao tín gậy trong khu vực quy định. Sau đó cho học sinh chơi tập một số lần cho đến khi tất cả học sinh đều nắm được cách chơi thì mới chơi chính thức có thi đua phân thắng bại.
Chú ý: Dạy cho học sinh biết cách chạy và trao tín gậy là một việc khó, do đó giáo viên phải thực hiện từng bước một trong một số giáo án rồi mới cho chơi chính thức.
5. Kết quả:
Qua gần một năm học áp dụng các biện pháp trên vào phần tổ chức trò chơi, trong tiết học thể dục tại trường. Tôi thấy hiệu quả rõ rệt.
5.1. Đối với học sinh:
	Vẫn những câu hỏi của năm học trước, năm nay tôi hỏi lại tất cả các em đều đã trả lời rất rõ ràng.
Câu 1: Các em có thích chơi các trò chơi trong các giờ thể dục không?
	Có : 45 học sinh = 100%
	Không : không em
Câu 2: Quan sát học sinh tham gia chơi trò chơi
- Chơi đúng luật, nhiệt tình tham gia chơi: 42/45 Hs = 93%
- Chưa chủ động tham gia chơi và đôi lúc còn phạm luật:
3/45 Hs = 7%
 	Câu 3: Qua các trò chơi do cô giáo tổ chức trong giờ học thể dục, đã được tham gia em thấy có tác dụng gì đến sức khỏe và cơ thể của bản thân?
	Trả lời đúng : 40 học sinh = 88%
	Trả lời chưa rõ ý: 05 học sinh = 12%
	Sai : không học sinh
- C¸c b¹n ®éi tuyÓn thi ®Êu trong ®¹i héi TDTT cÊp quËn ®¹t rÊt nhiÒu gi¶i cụ thể ở các môn như sau: 
	+ Điền kinh: 3 giải (1 giải nhì, 1 giải ba – bật xa, 1 giải ba ch¹y 60m)
	+ Karate : 3 giải (1ba cá nhân nữ - 1 ba cá nhân nam – 2 ba đồng đội nam - nữ )
	+ Tawondo : 1 giải (1 ba cá nhân nam - 1 ba đồng đội nam)
	+ Cờ vua : 2 giải (1nhì cá nhân nam - 1 ba cá nhân nam 
	+ Cờ tướng : 2 giải (1 nhì cá nhân nam – 1 ba cá nhân nam)
- CÊp thµnh phè: - Môn cờ tướng: Giải nhì cá nhân nam
	 - Môn Điền kinh: Giải ba chạy tiếp sức nữ
5.2. Đối với các đồng nghiệp:
Thực ra nội dung này đối với nhiều giáo viên thể dục còn chưa thực sự quan tâm để nâng cao khả năng phát triển cho học sinh bằng vốn kiến thức của mình khi đưa ra sáng kiến kinh nghiệm này áp dụng với hoc sinh. Các đồng nghiệp dự giờ đã phải công nhận khi tổ chức tốt được trò chơi sẽ giúp học sinh thư giãn, thoải mái, vui vẻ hơn sau một giờ học mệt mỏi và khuyến khích học sinh ham học thể dục hơn.
Như vậy, mô hình chung để học tập tốt môn thể dục thì nội dung trò chơi trong một tiết học chỉ 10 phút nhưng đã góp phần không nhỏ vào thành công của giờ dạy thể dục nói riêng và nâng cao thể chất của học sinh nói chung.
c: KÕt luËn vµ khuyÕn nghÞ
1. Kết luận
Giáo dục thể chất trong nhà trường không đơn thuần là học tiết thể dục để rèn luyện quá trình phát triển của cơ thể, khả năng hoạt động mà nó còn giúp cơ thể thích nghi với điều kiện khó khăn trong sinh hoạt, học tập, lao động như: trò chơi “đi qua đường lội”
Ngoài mục đích nâng cao thể lực còn coi trọng giáo dục tư tưởng, tình cảm, uốn nắn, bồi dưỡng tác phong tốt, xây dựng nếp sống luôn vui tươi, lành mạnh, tin tưởng, lạc quan. Ví dụ như trò chơi: “Kết bạn”
® Để việc tổ chức trò chơi trong nhà trường đạt hiệu quả cao thì ngoài các biện pháp nêu trên cần phối kết hợp với Ban giám hiệu + Phụ huynh học sinh + Giáo viên thể dục + Giáo viên chủ nhiệm + Học sinh để hiểu rõ hơn về tác dụng của trò chơi đối với thể chất và tinh thần của các em.
 2. Khuyến nghị
§Ó viÖc gi¸o dôc thÓ chÊt trong tr­êng tiÓu häc thùc sù cã hiÖu qu¶, t«i m¹nh d¹n cã mét sè khuyÕn nghÞ sau:
- HiÖn nay 100% c¸c tr­êng trªn ®Þa bµn quËn ®· cã nhµ tËp (chÝnh x¸c h¬n ®· cã phßng réng ®Ó tËp thÓ dôc) Trang thiÕt bÞ cßn Ýt ái ch­a ®¸p øng ®­îc nhu cÇu ho¹t ®éng thÓ dôc thÓ thao cña häc sinh thµnh phè trong x· héi ph¸t triÓn hiÖn nay. VËy kÝnh ®Ò nghÞ c¸c cÊp l·nh ®¹o quan t©m t¹o ®iÒu kiÖn vÒ c¬ së vËt chÊt ®Ó c¸c em häc sinh ®­îc tËp luyÖn vui ch¬i trong ®iÒu kiÖn tèt nhÊt t¹i chÝnh ng«i tr­êng cña m×nh.
- Tæ chøc chuyªn ®Ò thÓ dôc cÊp thµnh phè kh«ng nhÊt thiÕt ph¶i dù mét tiÕt hoµn chØnh do thÇy c« gi¸o trùc tiÕp gi¶ng d¹y mµ cã thÓ quay c¸c néi dung d¹y kh¸c nhau mµ ng­êi d¹y cã nh÷ng s¸ng t¹o gióp HS dÔ tiÕp thu vµ tËp luyÖn ®¹t hiÖu qu¶. Sau ®ã GV tham dù cã ý kiÕn bæ sung x©y dùng cho néi dung ®ã ®­îc hoµn thiÖn h¬n. NÕu cã ®iÒu kiÖn cã thÓ tr­ng bµy nh÷ng ®å dïng tù lµm mang tÝnh s¸ng t¹o phôc vô gi¶ng d¹y m«n thÓ dôc ®· ®­îc cÊp huyÖn, thµnh phè ®¸nh gi¸ cao ®Ó mäi gi¸o viªn ®Òu cã thÓ häc tËp vÒ lµm t¹i ®¬n vÞ m×nh.
- Tuyªn truyÒn s©u réng ®Õn tÊt c¶ gi¸o viªn vµ HS vÒ tÇm quan träng cña viÖc häc thÓ dôc vµ x¸c ®Þnh ®óng vÞ trÝ cña nã.
 Trªn ®©y lµ mét vµi kinh nghiÖm nhá cña t«i trong viÖc gi¶ng d¹y m«n thÓ dôc ë Tr­êng tiểu học ®Ó ®¹t hiÖu qu¶ h¬n. Cã thÓ nh÷ng kinh nghiÖm trªn cßn nhiÒu thiÕu sãt. T«i mong ®­îc Héi ®ång khoa häc c¸c cÊp, Ban gi¸m hiÖu nhµ tr­êng cïng c¸c b¹n ®ång nghiÖp ®ãng gãp, bæ xung thªm ®Ó b¶n s¸ng kiÕn kinh nghiÖm nµy ®­îc hoµn thiÖn h¬n.
T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n!
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 Hà Nội, ngày 05/06/2015
 D. DANH MỤC TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM
1. Bộ giáo dục và đào tạo, SGV Thể dục(1-5), NXB giáo dục Việt Nam, XB năm 2002.
2. Bộ giáo dục và đào tạo, Luật giáo dục năm 1998.
3. Bộ giáo dục và đào tạo, Phương pháp dạy học thể dục và trò chơi vận động cho học sinh tiểu học, NXB Giáo dục, XB năm 2007.
4. Bộ giáo dục và đào tạo, Tâm lí học tài liệu đào tạo giáo viên,NXB Giáo dục – NXB Đại học sư phạm, XB năm 2005.
5. Một trăm trò chơi vận động cho học sinh tiểu học, NXB Giáo dục.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_hoc_tap_mon_the_duc_thong.doc
Sáng Kiến Liên Quan