Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh qua cách dạy và kiểm tra từ vựng Tiếng Anh cấp Tiểu học

Trong dạy và học tiếng Anh, từ vựng là một trong ba thành tố tạo thành hệ thống kiến thức ngôn ngữ và đóng vai trò là phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp. Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, vai trò của từ vựng cũng hết sức quan trọng. Có thể thấy một ngôn ngữ là một tập hợp của các từ vựng. Không thể hiểu ngôn ngữ mà không hiểu biết từ vựng, hoặc qua các đơn vị từ vựng. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ hiểu các đơn vị từ vựng riêng lẻ, độc lập với nhau mà chỉ có thể nắm vững được ngôn ngữ thông qua mối quan hệ biện chứng giữa các đơn vị từ vựng. Như vậy việc học từ vựng và rèn luyện kĩ năng sử dụng từ vựng là yếu tố hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Vì từ vựng là một đơn vị ngôn ngữ nên nó được thể hiện dưới hai hình thức: Lời nói và chữ viết. Muốn sử dụng được ngôn ngữ đó, tức là phải nắm vững hình thức biểu đạt của từ bằng lời nói và chữ viết. Song do có mối liên quan của từ vựng với các yếu tố khác trong ngôn ngữ (ngữ pháp, ngữ âm, ngữ điệu .) hoặc trong tình huống giao tiếp. Nếu không có một vốn từ vựng cần thiết thì người học không thể sử dụng các cấu trúc câu và các chức năng ngôn ngữ trong giao tiếp. Tuy nhiên, các quan điểm dạy và học từ vựng trong tiếng Anh không ngừng biến đổi dẫn đến các phương pháp dạy và học từ vựng cũng đã có nhiều đổi thay. Do đó, việc lựa chọn phương pháp dạy học như thế nào để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên cho học sinh là điều mà tất cả giáo viên dạy Tiếng Anh quan tâm.

docx34 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 95 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh qua cách dạy và kiểm tra từ vựng Tiếng Anh cấp Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SKKN: “Tạo hứng thú cho học sinh qua cách dạy và kiểm tra từ vựng Tiếng Anh cấp tiểu học”
 MỤC LỤC
 TT Nội dung Trang
 Phần 1: A.MỞ ĐẦU 3
 1. Mục đích của sáng kiến 3
 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến 4
 3. Đóng góp của sáng kiến 5
 Phần 2: NỘI DUNG 5
 Chương I: Khái quát thực trạng vấn đề tập trung cần giải 6
 quyết
 1. Cơ sở lí luận 6
 2. Cơ sở thực tiễn 7
 3. Thực trạng của việc học Tiếng Anh tại 8
 trường Tiểu học
 Chương II: Các giải pháp đã được áp dụng tại trường Tiểu 9
 học Bình Dương
 a. Kế hoạch thực hiện 9
 b. Biện pháp thực hiện 10
 1. Cách trẻ học từ vựng 10
 2. Nguyên tắc dạy Tiếng anh cho Trẻ 11
 3. Các phương pháp dạy từ vựng 12
 4. Cách chọn từ để dạy 12
 5. Các bước dạy từ 14
 6. Các kỹ thuật làm rõ nghĩa của từ 15
 7. Các thủ thuật kiểm tra từ 17
 c. Ôn từ vựng qua bài hát 27
 d. Giúp “lưu” ngôn ngữ 28
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyên- Trường Tiểu học Bình Dương
 1 SKKN: “Tạo hứng thú cho học sinh qua cách dạy và kiểm tra từ vựng Tiếng Anh cấp tiểu học”
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN TIẾNG ANH
Đề tài : TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH QUA CÁCH DẠY VÀ KIỂM 
 TRA TỪ VỰNG TIẾNG ANH CẤP TIỂU HỌC
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích của sáng kiến
 Trong quá trình học ngoại ngữ, từ vựng có thể xem là phần quan trọng nhất 
 vì nó là phương tiện dùng để diễn đạt ý tưởng đồng thời đó cũng là cầu nối 
 giữa các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết. Tuy nhiên, việc dạy từ vựng lại 
 không đơn giản chút nào, nhất là dạy cho trẻ đang ở ngưỡng bắt đầu học 
 ngoại ngữ. Dạy tiếng Anh nói chung và dạy từ vựng nói riêng cho trẻ đòi hỏi 
 ở người giáo viên không chỉ có khả năng ngôn ngữ mà còn là cách làm thế 
 nào để khiến học sinh tham gia vào bài học. Để làm được điều đó, giáo viên 
 buộc phải tạo ra sự đa dạng trong các hoạt động trong giờ học. Đó là lí do tại 
 sao giáo viên cần lựa chọn và phối hợp các phương pháp và kỹ thuật dạy từ 
 một cách linh hoạt và uyển chuyển để duy trì khả năng tập trung vốn kém ở 
 học sinh tiểu học. Làm thế nào có thể tạo ra cho trẻ một không khí học tập 
 vui vẻ và thư giãn mà hiệu quả là điều mà tôi băn khoăn, trăn trở.
Đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng các kỹ thuật và phương pháp thu hút 
 dạy từ vựng cho học sinh tiểu học. Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị để 
 nâng cao hiệu quả của việc vận dụng từ vựng trong các tình huống giao tiếp.
 Việc vận dụng đúng đắn và khoa học các kỹ thuật dạy từ trong giờ học 
 Tiếng Anh ở Tiểu học nhằm:
- Tạo sự hứng thú say mê học tập từ mới của học sinh . 
- Khơi dậy niềm khao khát tham gia vào hoạt động tìm hiểu, khám phá, thử 
 nghiệm của học sinh bằng Tiếng Anh sử dụng vốn từ vựng đã học.
- Giúp HS chủ động áp dựng từ vựng đã học trong các hoạt động học tập.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyên- Trường Tiểu học Bình Dương
 3 SKKN: “Tạo hứng thú cho học sinh qua cách dạy và kiểm tra từ vựng Tiếng Anh cấp tiểu học”
- Nghiên cứu các phương pháp dạy từ qua tài liệu, mạng, trên truyền hình.
2.2. Giới hạn đề tài :
- Giới thiệu các phương pháp và kỹ thuật dạy từ vựng Tiếng Anh cho học sinh 
 Tiểu học.
- Đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy từ.
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 3, 5 của các lớp Tiếng Anh Tiếng Anh 
 thí điểm.
3. Đóng góp của sáng kiến để nâng cao chất lượng dạy và học
Khi chưa thực hiện chuyên đề này, tôi cho học sinh thực hành thì thấy kết quả 
 như sau: Lúc đầu đa số học sinh trong lớp còn lúng túng, không nhớ từ vựng 
 nhiều. Sau đó tôi nghiên cứu hướng dẫn học sinh theo chuyên đề này thì số 
 học sinh đã thực hành được tương đối tốt.
Tôi xin giả định rằng những phương pháp dạy từ vựng của giáo viên còn chưa 
 đổi mới, mang tính rập khuôn, nặng về lý thuyết và nhẹ về thực hành. Nếu 
 phương pháp mới này được các giáo viên áp dụng một cách sáng tạo cho 
 từng đơn vị bài học và từng đối tượng học sinh cụ thể thì sẽ góp phần nâng 
 cao năng lực nhớ từ cho học sinh, qua đó nâng cao chất lượng môn Tiếng 
 Anh nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung, là cơ sở để đưa chất lượng 
 đào tạo của nhà trường ngày càng tốt hơn.
- Đề tài đã góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc tạo 
 hứng thu cho học sinh qua cách dạy và học từ vựng Tiếng Anh hiện nay.
- Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đã cung cấp một số phương pháp thu hút 
 cách dạy từ vựng phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, góp phần hoàn 
 thiện phương pháp dạy từ vựng Tiếng Anh cho học sinh nói chung.
PHẦN 2. NỘI DUNG
Chương I: Khái quát thực trạng các vấn đề.
1. Cơ sở lý luận :
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyên- Trường Tiểu học Bình Dương
 5 SKKN: “Tạo hứng thú cho học sinh qua cách dạy và kiểm tra từ vựng Tiếng Anh cấp tiểu học”
 hợp với sự phát triển chung của xã hội và đặc điểm tâm lí của học sinh. Do 
 học sinh tiểu học đang hình thành và phát triển năng lực nhận thức trên cơ 
 sở tư duy cụ thể nên việc dạy từ vựng cần bắt nguồn từ hệ thống chủ điểm, 
 chủ đề thú vị, gần gũi với trải nghiệm của các em để quá trình học tập diễn 
 ra tự nhiên. Ở độ tuổi này học sinh vận dụng từ vựng tốt nhất khi được tham 
 gia tích cực vào các hoạt động giao tiếp thông qua các tình huống cụ thể, các 
 chủ đề quen thuộc. Điều này đòi hỏi mỗi giáo viên phải vận dụng, linh hoạt, 
 mềm dẻo các phương pháp và kỹ thuật dạy từ nhằm đáp ứng nhu cầu và điều 
 kiện dạy học khác nhau ở các địa phương. Hơn nữa việc cung cấp vốn từ 
 cho học sinh phải đảm bảo tính liên thông giữa các cấp học, tính tích hợp 
 giữa các chủ đề, chủ điểm. Làm thế nào để cung cấp cho học sinh vốn từ 
 vựng phong phú và qua đó giúp các em hình thành và phát triển năng lực sử 
 dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp? đó là câu hỏi lớn cần được giải 
 đáp để nâng cao chất lượng học từ của vựng của học sinh Tiểu học. 
3. Thực trạng của việc học Tiếng Anh tại trường Tiểu học
Trong đề án ngoại ngữ 2011-2020 của Bộ Giáo Dục, mục tiêu cụ thể của 
 chương trình Tiếng Anh tiểu học là sau khi kết thúc cấp học, học sinh có thể:
- Có vốn từ vựng khoảng 500-700 từ gồm cả khẩu ngữ và bút ngữ.
- Học sinh có thể vận dụng vốn từ vựng đã học trong các tình huống giao tiếp 
 đơn giản thông qua bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong đó chủ yếu hai kĩ 
 năng nghe, nói.
- Có kiến thức tối thiểu về ngôn ngữ tiếng Anh, và thông qua Tiếng Anh có 
 những hiểu biết ban đầu về đất nước, văn hóa và con người của các nước nói 
 Tiếng Anh.
- Có thái độ tích cực đối với việc học Tiếng Anh.
- Hình thành các cách học tiếng Anh một cách có hiệu quả, tạo cơ sở cho việc 
 học ngoại ngữ khác trong tương lai.
Để đạt được mục tiêu trên thật không hề đơn giản bởi nhiều lẽ: 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyên- Trường Tiểu học Bình Dương
 7 SKKN: “Tạo hứng thú cho học sinh qua cách dạy và kiểm tra từ vựng Tiếng Anh cấp tiểu học”
- Nhiều phụ huynh đặc biệt phụ huynh ở vùng nông thôn chưa thấy được tầm 
 quan trọng của việc học ngoại ngữ nên chưa quan tâm đến môn học này. 
 Mặc dù rất khó khăn song chúng ta phải nhận thấy rằng việc học Tiếng Anh 
 ở thời điểm này là sự khởi đầu cho việc xây dựng nền móng tri thức cơ bản 
 cho học sinh, Là điều kiện cần thiết để các em tiến bước đến các bậc học cao 
 hơn. Do vậy việc dạy và học Tiếng Anh ở tiểu học là vấn đề rất đáng quan 
 tâm. Để giải quyết vấn đề đó, giáo viên cần tạo ra những hình thức dạy học 
 phong phú, đa dạng. Trong đó việc vận dụng tốt các kỹ thuật và phương 
 pháp dạy từ là một trong những hình thức thu hút được nhiều học sinh 
 tham gia học tập và mang lại hiệu quả cao trong việc làm tăng vốn từ cho 
 các em.
Chương II: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI TRƯỜNG 
 TIỂU HỌC BÌNH DƯƠNG. 
A. Kế hoạch thực hiện :
1. Xác định trình độ tiếng Anh của học sinh. Cần thực tế về những việc giáo 
 viên trông đợi các em làm.
2. Suy nghĩ cách thức thiết kế nội dung bài học để học sinh có thể hiểu và sử 
 dụng một cách đầy đủ, trọn vẹn từ vựng đã được dạy bằng cách:
- Liên kết nội dung bài học với hiểu biết sẵn có của học sinh như thế nào?
- Xây dựng thông tin nền như thế nào? Chiếu một đoạn video hoặc một bài 
 hát, hay đọc to một cuốn sách về chủ đề có liên quan.
- Xác định ngôn ngữ và khái niệm nào cần được dạy trước.
- Phát triển từ vựng thuộc phạm vi bài học như thế nào? 
- Cần những dụng cụ hình ảnh trợ giúp nào?
3. Cân nhắc xem có thể dạy như thế nào đối với những học sinh học theo 
 phương thức bằng miệng, bằng hình ảnh, bằng âm thanh hay bằng vận động.
4. Chuẩn bị các phương tiện trợ giúp giảng dạy như bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh 
 và thẻ ghi chú trước khi bắt đầu giờ dạy.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyên- Trường Tiểu học Bình Dương
 9 SKKN: “Tạo hứng thú cho học sinh qua cách dạy và kiểm tra từ vựng Tiếng Anh cấp tiểu học”
10. Các phương pháp dạy từ vựng
11. Cách chọn từ để dạy
12. Các bước dạy từ
13. Các kỹ thuật làm rõ nghĩa của từ
14. Các thủ thuật kiểm tra từ
1. Cách trẻ học từ vựng: Để có những giờ dạy hiệu quả, người thầy không chỉ 
 cần hiểu rõ thời điểm thích hợp hay trở ngại khiến trẻ “chán” học mà còn 
 phải nắm được phương thức trẻ tiếp cận một ngôn ngữ. Dưới đây là những 
 tổng kết về cách trẻ học tiếng mà trong quá trình dạy học tôi đã đúc kết 
 được:
- Có nhiều cơ hội tiếp xúc với ngoại ngữ đó.
- Liên hệ các từ, mẫu câu với nhau và đặt chúng vào những ngữ cảnh rõ ràng, 
 có liên quan chặt chẽ với nhau.
- Sử dụng tất cả các giác quan của bản thân, quan sát và bắt chước, theo dõi 
 và lắng nghe.
- Khám phá, thử nghiệm, mắc lỗi và kiểm tra cách hiểu của bản thân.
- Lặp đi lặp lại và cảm thấy tự tin khi chúng thiết lập được thói quen sử dụng 
 kiến thức mới học được.
- Cảm thấy được khích lệ, đặc biệt khi bạn bè các em cũng đang học cùng thứ 
 tiếng đó.
2. Nguyên tắc dạy Tiếng anh cho Trẻ
Để trẻ tập trung vào bài học, giáo viên cần tuân theo các nguyên tắc dạy học cho 
 trẻ:
a. Chơi hơn dạy. đây là phương pháp “Dạy mà không dạy”, giáo viên tạo sân 
 chơi đa dạng, nhiều màu sắc bằng tiếng Anh cho học sinh, hướng dẫn học 
 sinh làm chủ sân chơi và từng bước bổ sung vào các hoạt động khác.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyên- Trường Tiểu học Bình Dương
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_qua_cach_day.docx
Sáng Kiến Liên Quan