Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh Tiểu học

Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu:

Hiện tại học sinh chúng ta chưa có ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm các em sống với gia đình có thói quen sinh hoạt làm đâu thải đó như sử dụng đồ dùng học tập không cất giữ, xé vở bừa bãi, xả nước rửa rồi để chảy tùy ý, bật ti vi, máy quạt rồi để tự chạy khi không có người sử dụng chưa tự giác xử lí các chất thải, vật thải hằng ngày, trong cuộc sống cũng như trong sinh hoạt học tập, vui chơi. Do vậy khi đến trường các em cũng tiếp tục sinh hoạt lãng phí bừa bãi, đi đại, tiểu tiện hoặc rửa tay không tắt vòi nước để chảy tràn lan, không quét dọn nhà vệ sinh làm cho môi trường ở trường học bị ô nhiễm ảnh hưởng tới việc lãng phí điện nước của trường.

Có những gia đình cha mẹ mãi lo đi làm ăn xa gửi con ở nhà cho ông bà, chú bác vì lo kiếm tiền mà quên đi trách nhiệm giáo dục kỹ năng sống cho con cái và chính sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình cụ thể là cha mẹ làm cho các em trở thành những đứa con thiếu kỹ năng sống. Trước thực trạng đó giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả càng trở nên cần thiết và quan trọng. Thế hệ trẻ hôm nay là tương lai của đất nước ngày mai, nếu chỉ chú trọng vào giáo dục kiến thức “chữ” mà xem nhẹ giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, cách làm người thì các em lớn lên sẽ ra sao?

 Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một quá trình (thông qua các hoạt động giáo dục) hình thành, phát triển ở người học sự hiểu biết, kỹ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

 Nhằm trang bị cho các em kiến thức tối thiểu về năng lượng và vai trò của năng lượng trong đời sống.

Cho các em thấy được sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên hóa thạch trên toàn cầu, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ môi trường của con người để giảm họa thiên tai, ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, do đó từng người sử dụng năng lượng phải tiết kiệm và hiệu quả.

Trang bị cho các em kiến thức khoa học về những biện pháp thông thường để sử dụng một cách tiết kiệm các nguồn năng lượng hiện có, từ đó các em có thể tuyên truyền, giải thích, phổ biến cho người khác về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đồng thời bản thân học sinh gương mẫu thực hiện sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng (điện, nước, ) trong gia đình và nơi công cộng. Trong nhà trường giáo dục cho học sinh sử dụng năng lượng tiết kiệm giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, nhằm xây dựng và phát triển những con người làm chủ tương lai của đất nước. Muốn làm được việc đó, đòi hỏi nhà trường phải thực hiện bằng mục tiêu giáo dục toàn diện. Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một quá trình tác động có kế hoạch, có mục đích đến học sinh, làm cho ý thức của mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp cho học sinh có được nhận thức, ý thức, có những thói quen, hành vi sử dụng năng lượng đúng mực ở mọi lúc mọi nơi. Tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt cho đất nước. Ở lứa tuổi đang phát triển và định hình về thói quen, nhân cách, học sinh tiểu học dễ tiếp thu những giá trị mới. Đội ngũ học sinh tiểu học nếu được giáo dục tốt sẽ là lực lượng nòng cốt nhất trong hoạt động giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường và phát triển xã hội. Việc đưa giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào cấp tiểu học giúp cho các em học sinh có ý thức tiết kiệm năng lượng ngay từ năm tháng đầu tiên của giai đoạn hình thành nhân cách và những thói quen tốt. Nâng cao nhận thức và mở rộng hiểu biết về năng lượng, mối quan hệ giữa sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và bảo vệ môi trường cho học sinh

Giúp các em xác định trách nhiệm của mình trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở gia đình, lớp học, công cộng

Góp phần hình thành và phát triển tình cảm yêu quí, gần gũi, thân thiện với thiên nhiên và môi trường xung quanh quan tâm đến việc sử dụng năng lượng tiết kiệm. Biết thực hiện nếp sống ngăn nắp, vệ sinh và có ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

 

doc32 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 1809 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Vì lợi ích cộng đồng.
*Tổ chức cho học sinh nghe kể chuyện:
Mẩu chuyện: BÀI HỌC VỀ SỰ TIẾT KIỆM
Nội dung câu chuyện.
- Người đã để lại tài sản vô giá đó là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp của Người; đó là kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và của thời đại.
Mỗi người dân tộc Việt Nam chúng ta, khi nói đến cống hiến lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không ai không nhớ đến những vần thơ:
“ Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được mấy tầng trời cao
Đố ai đếm đủ vì sao
Đố ai đếm được công lao Bác Hồ”
Thật vậy, những cống hiến của Bác Hồ muôn vàng kính yêu đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta là vô bờ bến. Dù năm tháng có qua đi trên mảnh đất Việt Nam thân yêu, chúng ta cũng không thể nào quên hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc – lãnh tụ Hồ Chí Minh, đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại tài sản vô giá đó là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp của Người; đó là kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và của thời đại. Có thể nói những phẩm chất đạo đức cơ bản của người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là tấm gương của một vỹ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, nhưng cũng là một tấm gương đạo đức hết sức giản dị, ai cũng có thể học và làm theo để trở thành một người cách mạng, người công dân tốt. Trong những đức tính cao cả đó bản thân tôi thấy bài học về sự tiết kiệm cần phải tập trung nghiên cứu để vận dụng một cách linh hoạt vào cuộc sống kể cả trong công tác cũng như trong cuộc sống đời thường.
NỘI DUNG CÂU CHUYỆN: BÀI HỌC VỀ SỰ TIẾT KIỆM
Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết. Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3-5-1969. Từ giữa năm 1969, sức khoẻ Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, còn những việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy.
Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi Báo Nhân dân đăng tin nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.
 KẾT LUẬN VÀ CẢM NHẬN VỀ BÀI HỌC
Câu chuyện cách đây đã mấy chục năm nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị; nó đã toát lên phẩm chất sáng ngời của Bác và ẩn chứa trong đó nhiều triết lý sâu sắc, những bài học quý báu cho hôm nay và mai sau.
Ý nghĩa của câu chuyện tiết kiệm là sử dụng hợp lý, có hiệu quả tiền của, thời gian, công sức lao động, nhằm tích lũy thêm vốn cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao mức sống nhân dân. Tiết kiệm phải từ cái nhỏ đến cái lớn, không xa xỉ, hoang phí, bừa bãi, phô trương, hình thức. Người tiết kiệm là người biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố, nhằm giảm bớt hao phí trong quy trình sản xuất,  trong hoạt động, nhưng vẫn đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Trong bối cảnh nước ta vừa khắc phục hậu quả chiến tranh vừa tập trung phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, thì vấn đề tiết kiệm càng phải được quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Chỉ có tiết kiệm mới có thể tăng thêm nguồn lực vật chất xây dựng đất nước, chỉ có tiết kiệm mới góp một phần nhanh chóng đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Nhưng trong quan niệm của Bác, “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải là “xem đồng tiền to bằng cái nống”, gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại, tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân. Nói theo lối khoa học, thì tiết kiệm là tích cực, chứ không phải là tiêu cực”.
Trong bối cảnh hiện nay, khi mà chúng ta đang thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thì cần lắm những mẩu chuyện về đức tính cao đẹp của Bác. Nó làm cho mỗi người chúng ta – đặc biệt là đội ngũ cán bộ công chức phải biết tự nhìn lại mình. Sống giản dị, chân thật và tiết kiệm, hết lòng hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Thế hệ trẻ ngày nay cần nhìn vào đó để sống tốt hơn, đấu tranh chống lại lối sống hời hợt, sáo rỗng.
Nghe kể về Bác để mỗi chúng ta nghiêm túc tự suy ngẫm lại bản thân mình, nhắc nhở bản thân cần phải ra sức phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, phải thực hiện được "nói đi đôi với làm". Đối với chúng ta, thực sự việc đó không phải là một việc quá khó khăn. Đừng bao giờ nghĩ rằng phải làm được những việc lớn lao, phải thực hiện được những cái cao siêu thì mới thể hiện được tinh thần tiết kiệm của mình. "Kiệm"đơn giản chỉ là tắt một chiếc quạt, tắt một cái đèn, khóa lại một vòi nước khi không sử dụng; là tận dụng sử dụng hiệu quả thời gian, một tờ giấy, một cây viết,... là biết giữ gìn tài sản của công, luôn luôn tự nhắc nhở bản thân không nên phung phí vào những việc không cần thiết. Người người, nhà nhà, nơi nơi thực hiện tiết kiệm theo Bác thì một tương lai "dân giàu, nước mạnh" thật sự không còn xa nữa.
*Dạy một số kĩ năng trong nấu ăn để Tiết kiệm gas. 
	1. Điều chỉnh ngọn lửa vừa phải.
	2. Không bật, tắt bếp nhiều lần.
	3. Không để ngọn lửa ở mức quá to.
	4. Dụng cụ nấu phù hợp.
	5. Thường xuyên vệ sinh chùi rửa bếp ga.
	6. Khóa bình ga sau khi đun nấu.
	7. Rã đông thực phẩm trước khi đun nấu.
	8. Mua bếp gas chất lượng, tiết kiệm ga.
	9. Tận dụng xoong nồi còn nóng nấu tiếp.
	10. Khống chế nước trong khi đun nấu.
	11. Dùng vòng chắn gió.
	12. Tập trung khi đun nấu.
	13. Kiểm tra kỹ các nơi có khả năng rò rỉ, thất thoát gas.
	14. Không nấu cơm bằng bếp gas.
	15. Tận dụng nước ấm.
	16. Nên sử dụng bếp gas âm hoặc nồi áp suất.
	- Lợi ích kinh tế của đề tài.
 Sau một thời gian thử nghiệm áp dụng: Một số biện pháp giáo dục cho học sinh tiểu học ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân, tôi đã thu được những kết quả khả quan nhất định, khẳng định tính thiết thực và hiệu quả trong dạy học và giáo dục. Kết quả thử nghiệm thể hiện cụ thể là: 
+ Về nhận thức: Bản thân đã mở rộng hiểu biết và sáng kiến về nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Tôi đã hào hứng và nhiệt tình tham gia và nhân rộng việc giảng dạy, sử dụng năng lượng tiết kiệm vào các tiết sinh hoạt lớp, chào cờ đầu tuần, hoạt động giảng dạy, tổ chức các trò chơi học tập, hoạt động ngoại khóa.
	+ Về chất lượng và hiệu quả hoạt động giảng dạy nói chung, tích hợp vào các bài học, môn học nói riêng đã được nâng cao; Đặc biệt hứng thú và thái độ học tập, thói quen tiết kiệm của các em học sinh được cải thiện và có chuyển biến rõ rệt, không khí lớp học sôi nổi, tính chủ động, tự tin, thói quen tự giác tiết kiệm trong mọi hoạt động được nâng cao. 
	+ Phong trào thi đua dạy tốt và học tốt được đẩy mạnh và mang sắc thái mới. 
	+ Kết quả công tác giáo dục ý thức nhân cách toàn diện nói chung và giáo dục cho học sinh thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm có nhiều chuyển biến và đạt kết quả tốt. 
2.4 Kết quả thực hiện. 
Qua học kỳ I năm học 2019 – 2020 tôi đã vận dụng “Một số biện pháp giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh Tiểu học.” và nhận thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt. 
 Kết qua như sau:
Tổng số học sinh
Có ý thức tốt về nhặt rác, xử lí rác tích cực làm vệ sinh trường lớp.
.Chưa biết tự giác tham gia xử lí rác, còn lơ là khi làm vệ sinh trường lớp.
SL
%
SL
%
 35
32
91,4
3
0,86
  Kết quả trên cho thấy, số học sinh có nhân cách thói quen tiến bộ rõ, còn ít số học sinh có thói quen chưa tốt sẽ dần được cải thiệt rõ nét. 
Chuyển biến tâm lý từ đầu năm học đến học kỳ I năm học: 2019 – 2020.
Chuyển biến về ý thức thói quen
Đầu năm học
Học kì I
Biết cách sử dụng tiết kiệm đồ dùng học tập,
điện, nước biết giữ vệ sinh 
15
35
Sinh hoạt lãng phí vức rác bừa bãi mất vệ sinh
25
3
 Kết quả trên cho thấy, số học sinh có ý thức thân thiện với môi trường tiến bộ rõ, còn số ít học sinh chưa có ý thức tự giác tốt cũng dần được cải thiện rõ nét. 
- Học sinh tích cực tự giác, tham gia quét dọn nhặt rác, hốt rác làm vệ sinh lớp học, sân trường, chăm sóc hoa làm cho trường lớp lúc nào cũng sạch, đẹp.
- Học sinh ngoan ngoãn, biết tiết kiệm các đồ dùng học tập và sinh hoạt.
 - Học sinh có tinh thần đoàn kết trong bạn bè tự nhắc nhở nhau bỏ rác đúng nơi quy định cùng nhau giữ gìn vệ sinh chung.
	- Học sinh có ý thức tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày.
 Đặc biệt đối với một số em có thói quen sinh hoạt mất vệ sinh hay vứt rác, giấy ...bừa bãi ra sàn lớp, sân trường, sinh hoạt lãng phí điện, nước đồ dùng. Các em đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, biết tự giác nhặt rác, bỏ giấy và vật liệu thừa sau các tiết học vào sọt.Từ đó dần dần các em hình thành thói quen tốt trong sinh hoạt học tập, lao động, vui chơi có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp và tiết kiệm năng lượng giúp các em ngày càng gần gũi và thân thiện hơn với môi trường hình thành năng lực, phẩm chất, nhân cách, ý thức, thói quen của các em ngày một hoàn thiện. 
 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến.
 Qua thực tế và hiệu quả đạt được trên tôi thấy rằng: Muốn giáo dục cho học sinh tiểu học biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì giáo viên phải biết lựa chọn công việc thích hợp, gần gũi với học sinh và phải nhiệt tình, coi trọng thành quả mà các em đã đạt được. Thông qua các việc mà học sinh đã được học, được làm cụ thể trên đã giúp cho các em ngày một có thói quen tốt hơn và từ đó các em dễ dàng gần giũ với bạn bè, thầy cô và mọi người xung quanh biết tự mình xử lý tốt với mọi tình huống trong cuộc sống qua đó các em bộc lộ tình yêu trường, yêu lớp, làm việc có trách nhiệm, có thói quen tiết kiệm trong cuộc sống.
Trên đây là những sáng kiến tôi đã vận dụng để giáo dục học sinh sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh tiểu học trong ba năm nay. Mặc dù những sáng kiến của tôi vẫn còn ít ỏi và mang tính chủ quan của bản thân, tôi vẫn tin tưởng và triển vọng hiểu ích của nó.
	Kính mong các bạn bè đồng nghiệp gần xa đóng góp ý kiến để giải pháp trên được thống nhất được nhân rộng và đem lại hiệu quả cao hơn. Góp phần vào việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm cho học sinh trong toàn cấp học và làm cơ sở cho việc giáo dục thói quen sống làm việc tiết kiệm ở các cấp học cao hơn. Như vậy, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm thể hiện tính khoa học và tính nhân văn của toàn xã hội. 
	Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm cho học sinh không phải là công việc “một sớm, một chiều” mà đòi hỏi phải trải qua một quá trình dài, kiên nhẫn và bằng cả tâm huyết. Thói quen sống tiết kiệm chịu thương chịu khó con người phải được rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi, thực hiện ngay từ lớp bé nhất. Tiết kiệm không có nghĩa là hà tiện keo kẹt mà tiết kiệm ở đây có nghĩa là không lãng phí vô ích đến khi cần thì bị thiếu thốn. Sử dụng tiết kiệm đa dạng đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của học sinh và đặc điểm, hoàn cảnh của nhà trường, địa phương. Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm không phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà trường mà của cả xã hội, cộng đồng. Có như vậy mới đào tạo ra được những thế hệ trẻ phát triển toàn diện về phẩm chất nhân cách, ý thức, thói quen chuẩn bị tốt cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
 3.2. Các đề xuất khuyến nghị.
Phải nói rằng, việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm cho học sinh tiểu học là rất cần thiết và phù hợp với đặc điểm hình thành nhân cách lứa tuổi học sinh tiểu học. Thực tế đã cho thấy việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm trong giảng dạy dễ được học sinh hưởng ứng và tích cực tham gia và có sự tiến bộ đáng kể. Song, qua việc nghiên cứu đề tài này cho phép tôi có một vài đề nghị sau:
	*. Đối với giáo viên :
- Điều quan trọng hàng đầu của người giáo viên phải có lòng yêu nghề, tận tâm, gần gũi với học sinh và say mê với công việc.
- Phải căn cứ vào nội dung chương trình, trình độ học sinh lớp mình phụ trách.
 	- Khi nghiên cứu, soạn giáo án bài dạy và từng công việc sát với từng học sinh và từng thời điểm thích hợp để lựa chọn hình thức, phương pháp giáo dục nào hợp lý. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm vào bài học có nhiều ưu thế trong việc giúp học sinh tự mình hình thành thói quen nhân cách mới, kiến thức mới.
- Cả giáo viên tìm hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lí của từng cá nhân học sinh và chuẩn bị bài trước ở nhà một cách kĩ càng để không bị động khi giáo dục các em trong mọi tình huống.
- Các biện pháp giáo dục ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện, phải rõ ràng, nhận xét và tuyên dương khen ngợi chính xác và đúng lúc, đồng thời uốn nắn những thói quen sống sai lệch kịp thời mới kích thích được sự hứng thú tiến bộ của học sinh.
 	*. Đối với nhà trường:
 	- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho giáo viên: Tài liệu, sách tham khảo liên quan đến giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
	- Phải thường xuyên kiểm tra việc bồi dưỡng của giáo viên .
 Chúng ta biết rằng giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm là một quá trình tác động tích cực, được tổ chức có mục đích có kế hoạch của các nhà giáo dục và người được giáo dục để hình thành thói quen nhân cách hoàn thiện.Trong nhà trường xã hội chủ nghĩa không những dạy chữ mà còn dạy ý thức thói quen tốt làm người .
Trên đây là sáng kiến“Một số biện pháp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh tiểu học.” của tôi về thực tế giảng dạy trong nhiều năm qua thực hiện tại Trường Tiểu học số II Hoài Tân. Tôi thiết nghĩ, việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm được quan tâm một cách thích đáng và tiến hành thường xuyên , chắc chắn kết quả sẽ khả quan hơn. Và kéo theo đó là gây hứng thú của học sinh sẽ phần nào được cải thiện thói quen sinh hoạt làm đâu thải đó như sử dụng đồ dùng học tập xé vở bừa bãi, xả nước rửa rồi để chảy tùy ý, bật ti vi, máy quạt rồi để tự chạy khi không có người sử dụng chưa tự giác xử lí các chất thải, vật thải hằng ngày, gây lẫng phí điện, nước, ô nhiễm môi trường như hiện nay. Có thể những điều này không còn mới mẻ với những đồng nghiệp có bề dày kinh nghiệm, nhưng với tôi, đó là những điều tôi tâm đắc và đã có được những thành công nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các đồng nghiệp để chúng ta có thể  làm tốt công việc dạy làm người mà đảng và nhà nước đã mong đợi.     
 	Hoài Tân, ngày 01 tháng 3 năm 3020
 Người viết 
 Lê Thị Út
TÀI LIỆU THAM KHẢO
	-Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của Chính phủ : Nghị định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
	-Quyết định 79/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
 -Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học 
Nhà xuất bản giáo dục – 2003 
 	-Sách giáo khoa Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 
Nhà xuất bản Giáo dục – 2006 
I. Ý KIẾN  ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
II. Ý KIẾN  ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC HUYỆN.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_y_thuc_su_du.doc
  • docxĐƠN YÊU CẦU.docx
  • docxUT-TÓM TẮT NỘI DUNG VÀ LỢI ÍCH KINH TẾ.docx
Sáng Kiến Liên Quan