Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh ở tiết thực hành ngoại khóa môn GDCD

Môn GDCD là môn học “phụ” theo quan niệm của nhiều người (trong đó có cả Giáo viên - Học sinh). Nhưng thực tế cho thấy đây là môn học trực tiếp để xây dựng hình thành nhân cách con người,trang bị những vấn đề hết sức thiết thực cho đời sống. Có ý nghĩa như vậy nhưng môn học này chưa thực sự được coi trọng trong trường phổ thông đặc biệt là những tiết thực hành ngoại khoá.

Trung bình môn GDCD chỉ 1 tiết/tuầnvà theo phân phối chương trình trong 35 tiết của một năm học các em được học 4 đến 5 tiết là thực hành ngoại khoá các vấn đề của địa phương và nội dung đã học. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của vấn đề này trong kế hoạch dạy học ở trường phổ thông .

Khi dạy những tiết học thực hành ngoại khoá các đồng nghiệp dạy môn GDCD cũng vấp phải những khó khăn về tài liệu. Vì thực tế SGK, SGV, TKBG không hề có nội dung, hướng dẫn giảng dạy như những tiết học cung cấp tri thức mới. Do đó, có nhiều đồng nghiệp lúng túng khi dạy.

GDCD vốn là môn học thực tế mà những tiết thực hành ngoại khoá càng là những tiết đi sâu vào thực tế. Vì vậy, việc dạy tốt những tiết học này sẽ góp phần hoàn thành mục đích môn học đầy đủ hơn.

 

doc21 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 9081 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh ở tiết thực hành ngoại khóa môn GDCD", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c của xã hội. Dạy học môn GDCD thực chất là một quả trình giáo dục nhân cách học sinh theo mục tiêu giáo dục nhân cách người lao động xã hội thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Vì vậy, dạy học GDCD thực chất là kết hợp hai quá trình: Quá trình dạy học và quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp (giáo dục đạo đức). Khi tổ chức dạy học giáo viên cần kết hợp hai hệ thống phương pháp: Hệ thống phương pháp dạy học và hệ thống phương pháp giáo dục đạo đức.
Phương pháp giáo dục đạo đức thường sử dụng như: Thuyết phục, nêu gương, cảm hoá, khen thưởng, trách phạt, tổ chức nền nếp sinh hoạt. Chúng ta cần quan tâm vận dụng các phương pháp giáo dục đạo đức khác như: giáo dục bằng truyền thống, giáo dục bằng bùng nổ sư phạm, giáo dục bằng hệ thống viễn cảnh... Giáo dục bằng truyền thống là một phương pháp giáo viên giúp học sinh xây dựng truyền thống, sử dụng truyền thống và dư luận tập thể để điều chỉnh hành vi của mỗi người. Giáo dục bằng bùng nổ sư phạm là một phương pháp giáo dục đạo đức. Bùng nổ sư phạm là nhà sư phạm (giáo viên) bằng ngôn ngữ, cử chỉ ... tác động mạnh vào học sinh tạo ra một ấn tượng làm chuyển biến nhận thực, tình cảm, hành vi của các em theo yêu cầu giáo dục. Giáo dục bằng hệ thống viễn cảnh là một phương pháp giáo viên giúp học sinh xác định những mục tiêu, nhiệm vụ cần rèn luyện để đạt được mục tiêu đặt ra.
Nếu giáo viên nắm vững những phương pháp giáo dục đạo đức trên và vận dụng sáng tạo vào quá trình tổ chức dạy học môn GDCD thì giờ học sẽ sinh động và sẽ có hiệu quả giáo dục không nhỏ.
	2. Phương pháp dạy học môn GDCD phải phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học. Học sinh cần phải tích cực hoạt động để tự phát hiện và chiếm lĩnh các tri thức, hình thành kỹ năng mới và thái độ tích cực dưới sự hướng hẫn, giúp đỡ của giáo viên.
3. Giáo viên phải nắm chắc mục tiêu môn học, cấp học và căn cứ vào mục tiêu cụ thể của bài học, căn cứ vào năng lực, trình độ của học sinh, vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà thiết kế thành những hoạt động phù hợp và tổ chức, hướng dẫn học sinh tiến hành hoạt động nhận thức.
4. Dạy học môn GDCD phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực tiễn. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh liên hệ giữa bài học GDCD với đời sống đạo đức, pháp luật của cá nhân, gia đình, tập thể và địa phương; Hướng dẫn học sinh điều tra, tìm hiểu các sự kiện, các vấn đề trong lớp, trong trường, ở địa phương có liên quan đến chủ đề bài học, hướng dẫn các em phát huy vốn kinh nghiệm cuộc sống của bản thân để phân tích, lý giải, tranh luận các tình huống, các sự kiện thực tế.
5. Các phương pháp và hình thức dạy học môn GDCD rất phong phú đa dạng. Giáo viên cần biết kết hợp sáng tạo các phương pháp truyền thống (diễn giảng, kể chuyện, trực quan...) và vận dụng linh hoạt các phương pháp hiện đại ( thảo luận, đóng vai, tổ chức trò chơi ...). Sử dụng hợp lý hình thức tổ chức học sinh: học cá nhân, theo nhóm, theo lớp; hình thức dạy học trong lớp và ngoài lớp, ngoài trường ...
6. Những tiết thực hành ngoại khoá của môn GDCD thường ở cuối các kỳ học. Khi dạy giáo viên không thể dàn trải vấn đề trong một tiết mà nên lựa chọn những vấn đề nổi cộm, thường xuyên xảy ra trong thực tế,những vấn đề gần với các em hơn. Và đặc biệt những vấn đề ấy khi gặp các em còn lúng túng, chưa hiểu rõ 
II. Một số phương pháp tạo hứng thú cho học sinh (môn GDCD) ở THCS.
Dựa vào nội dung các bài đã học,giáo viên lựa chọn các phương pháp thực hành ngoại khoá sao cho phù hợp. Sau đây là một số phương pháp để chúng ta có thể tham khảo khi dạy những tiết học này.
1. Phương pháp tìm hiểu thực tế theo nhóm. 
Đây là phương pháp đơn giản, học sinh dễ thực hiện và giải quyết được nhiều vấn đề qua các nhóm. Để thực hiện phương pháp này giáo viên cần: Tìm hiểu những vấn đề bức xúc ở địa phương liên quan đến những nội dung các em đã học.
 Ví dụ: Vấn đề xây dựng gia đình văn hoá (Lớp 7) hay quyền trẻ em (Lớp 6).
	a. Xây dựng câu hỏi.
Sau khi đã xác định được các vấn đề cho tiết thực hành ngoại khoá, giáo viên cần xây dựng câu hỏi sao cho phù hợp, đúng những nội dung đã học.
Ví dụ :
Câu 1: Nơi em ở việc xây dựng gia đình văn hoá diễn ra như thế nào? Có hiện tượng gia đình vi phạm tiêu chuẩn của gia đình văn hoá mà vẫn được xếp là gia đình văn hoá không? (lớp 7)
Câu 2: Nơi em ở còn hiện tượng sinh con thứ 3 không? Khảo sát 20 hộ gia đình về tỉ lệ sinh con? Nhận xét về điều kiện kinh tế của các gia đình đông con và gia đình có 1 - 2 con ?
Câu 3: Địa phương em có những nghề truyền thống nào? Em hãy tìm hiểu thực tế và đưa ra phương hướng phát triển nghề truyền thống? ...
	b. Phân công học sinh tìm hiểu.
Sau khi đã có câu hỏi, giáo viên phân công học sinh dựa vào điều kiện khu vực. Những học sinh cùng đội, xóm sẽ cùng nhau tìm hiểu, bàn bạc. Việc phân công phải được diễn ra ở cuối tiết học trước đó.
Giáo viên cử đại diện nhóm 
+ Đại diện nhóm lập kế hoạch - Báo cáo với giáo viên.
	c. Báo cáo kết quả- Thảo luận.
 Đây là bước chính thức được thể hiện trong tiết ngoại khoá và cũng là bước khá quen thuộc với mỗi giáo viên.
Các nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu.
Các nhóm khác nghe - bổ sung ý kiến 
	d. Giáo viên đánh giá, nhận xét.
Nhận xét, đánh giá của giáo viên có vai trò lớn giúp các em giải quyết khúc mắc.
Giáo viên nên động viên, khuyến khích các nhóm bằng điểm số. 
Đây là phương pháp dễ làm, khả năng thực hành rộng. Nhưng nếu tổ chức không tốt thì vấn đề sẽ dễ bị rơi vào lý thuyết sáo rỗng hoặc sẽ rơi vào tình trạng có học sinh không được làm việc còn có học sinh lại quá vất vả.
2. Phương pháp sắm vai.
Đây là phương pháp rất phù hợp với tiết thực hành ngoại khoá. Bởi phương pháp này trực tiếp hình thành phát triển ở học sinh kỹ năng ứng xử trong các quan hệ xã hội, tạo hứng thú học tập, hình thành kỹ năng thái độ đúng ở các em. Khi sử dụng phương pháp này tôi nhận thấy các em được hình thành những kỹ năng trong môi trường an toàn, được giám sát trước khi xảy ra các tình huống thực. Đồng thời tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh, thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn. Để làm tốt phương pháp sắm vai trong tiết thực hành ngoại khoá, tôi đã xây dựng những bước sau:
	a. Chia nhóm, giao tình huống.
Giáo viên chia nhóm học sinh theo địa bàn gần nhà.
Giao và giới thiệu tình huống.
Ví dụ : 
+ Tình huống 1: 
Khi bị mất giấy khai sinh - cần giấy khai sinh mới. 
+ Tình huống 2:
Khi chứng kiến tình trạng bạo hành, ngược đãi trẻ em. 
+ Tình huống 3: 
Bạn lấy trộm tiền của bố mẹ đi đánh điện tử - bỏ học tự do...
Lưu ý: Các tình huống đưa ra phải là những vấn đề bức xúc, diễn ra trong thực tế thường xuyên.
	b. Duyệt “kịch bản”.
 Giáo viên sẽ duyệt kịch bản và vai diễn trước khi chính thức học tiết thực hành ngoại khoá.
 Khuyến khích các em có dụng cụ để diễn tốt. Hấp dẫn khán giả 
	c. Tổ chức diễn.
Đây là khâu học sinh trực tiếp thể hiện trong tiết ngoại khoá. 
Các nhóm lần lượt lên thể hiện tình huống.
Các nhóm còn lại theo dõi, đưa ra thắc mắc hoặc giải đáp thắc mắc.
Giáo viên theo dõi định hướng cho các em.
	d. Nhận xé, đánh giá.
Giáo viên nhận xét ý thức tham gia của các nhóm.
Tinh thần chuẩn bị.
Động viên các em bằng điểm số.
	e. Lưu ý: 
Khi sử dụng phương pháp này trong tiết thực hành ngoại khoá cần phải xác định tình huống thật rõ ràng.
 Tình huống phải dễ đóng, không quá phức tạp, gây khó quá với học sinh.
Động viên tốt để các em trong lớp đếu được tham gia (đặc biệt với học sinh nhút nhát) .
Giáo viên cần quan tâm lắng nghe kịp thời phát hiện những khó khăn,lúng túng của học sinh để hỗ trợ giúp đỡ.
3. Phương pháp tổ chức trò chơi.
Đây là phương pháp thu hút học sinh có hiệu quả. Trong cuộc chơi tất cả các em đều cố gắng chơi “hết mình”, bình đẳng. Tổ chức tốt phương pháp này sẽ là biện pháp để tăng cường hứng thú học, nâng cao sự chú ý, thay đổi các trạng thái tâm lý mệt mỏi trong quá trình nhận thức của các em. Không những thế nó còn làm tăng các kỹ năng ứng xử, giao tiếp, củng cố và phát triển khả năng tự tin của học sinh trong học tập và hoạt động xã hội.
Phương pháp này tổ chức cũng không phức tạp dễ thực hiện đặc biệt trong những tiết thực hành ngoại khoá.
Vậy khi tổ chức tiết thực hành ngoại khoá theo phương pháp này, giáo viên cần đi theo những bước sau:
a. Định hướng trò chơi.
Có thể chọn:
Hái hoa dân chủ
 Ai nhanh hơn (chia đội) 
Chiếc nón kỳ diệu 
Nhứng ẩn số vàng ...
Các trò chơi đều có nội dung chung là lựa chọn câu hỏi theo các chủ đề, nội dung các em đã được học.
b. Học sinh chuẩn bị các câu hỏi - tình huống.
Giáo viên cho các em chuẩn bị các câu hỏi trước theo chủ đề sau đó ban tổ chức (giáo viên–học sinh) sẽ duyệt.
Lựa chọn câu hỏi hay tránh lặp.
Lựa chọn trò chơi cho phù hợp.
c. Tổ chức trò chơi.
Đây là khâu thể hiện trực tiếp trong tiết thực hành ngoại khoá.
Trò chơi tiến hành khi:
+ Ban tổ chức công bố luật chơi.
+ Thưởng, phạt (nếu có).
Trong quá trình trả lời câu hỏi giáo viên cần lưu ý “trưng cầu” các ý kiến khác.
d. Nhận xét, đánh giá.
Giáo viên nhận xét tinh thần, ý thức tham gia của các em.
Phát thưởng (nếu có) hoặc khuyến khích các em bằng điểm số.
e. Lưu ý:
Giáo viên phải cho học sinh nắm được quy tắc chơi và tôn trọng luật chơi để trò chơi diễn ra có hiệu quả học sinh thực sự hứng thú.
Với trò chơi cần biết lựa chọn cho phù hợp và đảo đổi trong một tiết học tránh gây nhàm chán.
4. Tổ chức cho học sinh thăm quan, dã ngoại.
Đây là phương pháp thực tế nhất đối với tiết thực hành ngoại khoá. Nhưng để thực hiện được phương pháp này có rất nhiều các yếu tố chi phối:
+ Thời gian.
+ Kinh phí.
+ Chỉ chọn nội dung hạn chế phù hợp ở đều kiện tham quan dã ngoại.
Để thực hiện được phương pháp này giáo viên cần đi theo trình tự các bước:
a. Lựa chọnh chủ đề.
Chủ đề tham quan cần khớp với nội dung học của các em
Nơi tham quan, dã ngoại phải là nơi an toàn thuận lợi cho việc đi lại của các em .
Lên kế hoạch.
b. Trình kế hoạch.
Giáo viên trình kế hoạch với nhà trường (BGH).
Ví dụ: Tham quan làng nghề, văn chỉ Bình Dân để.
Phục vụ nội dung bài “Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ” . (lớp 7)
Chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho buổi học. 
Liên hệ với những địa điểm tới.
Riêng với kiểu phương pháp này giáo viên không chỉ áp dụng cho một lớp có thể áp dụng cho cả khối lớp.
c . Tổ chức tham quan dã ngoại.
Cho học sinh chuẩn bị tư liệu ghi chép để làm bài thu hoạch.
Giáo viên cần quản lý tốt các em trong quá trình tham quan dã ngoại.
Định hướng các nội dung, vấn đề cần tìm hiểu,chỉ rõ cho các em trong quá trình tìm hiểu.
Giáo viên cần theo suốt, chỉ đạo đến lúc các em trở về trường an toàn.
d. Thu bài thu hoạch.
Đây là kết quả của chuyến thực tế. Các em sẽ nộp bài thu hoạch dựa vào những gì đã thu lượm được từ thực tế.
Thời gian nộp.
Kiểm tra số lượng, chất lương, đánh giá.
e. Công bố kết quả.
g. Lưu ý:
 Phương pháp tạo hứng thú tốt cho học sinh nhưng hầu như giáo viên rất khó thực hiện vì:
 + Thời gian có hạn.
 + Kinh phí tốn kém.
 + Mức độ đảm bảo an toàn cho học sinh.
Phần III. Điều tra khảo sát thực tế
Để điều tra thực tế, tôi sử dụng bảng trắc nghiệm sau với khối 7:
Em hứng thú với phương pháp nào trong tiết thực hành ngoại khoá môn GDCD lớp 7, trong các phương pháp sau?
 A. Phương pháp tìm hiểu thực tế theo nhóm.
 B. Phương pháp sắm vai.
 C. Phương pháp tổ chức trò chơi.
 D. Phương pháp tham quan dã ngoại.
 E. Các phương pháp khác.
Sau khi khảo sát xong, kết quả tổng hợp được như sau:
PP
Lớp
A
B
C
D
E
7A
20 %
24 %
31 %
25 %
0 %
7B
19 %
25 %
35 %
18.5 %
2.5 %
7C
15 %
20 %
30 %
30 %
5 %
7D
12.5 %
20 %
30 %
35 %
2.5 %
Kết quả trung bình của cả khối như sau:
PP
SLHS
A
B
C
D
E
190
16.6 %
22.3 %
31.5 %
27.1 %
2.5 %
Trong điều kiện có hạn, tôi chỉ thực hiện ở khối 7 mà chưa mở rộng điều tra các khối khác. Nhưng tôi tin chắc ở những khối khác các em cũng sẽ lựa chọn như khối 7 tôi đang dạy .
Qua thực tế giảng dạy và điều tra thực tế, tôi nhận thấy cần tập hợp, khái quát các phương pháp đặc trưng phục vụ tốt nhất cho tiết thực hành ngoại khoá của môn GDCD ở THCS.
Phần IV. Điều kiện áp dụng
Qua thực tế giảng dạy và tìm hiểu, tôi thấy các tiết thực hành ngoại khoá môn GDCD như tôi đã trình bày thực sự tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Các phương pháp: (Tìm hiểu thực tế, sắm vai, tổ chức trò chơi) là những phương pháp dễ thực hiện ở tất cả cá khối lớp . Riêng phương pháp tham quan dã ngoại tạo hứng thú tốt cho học sinh nhưng rất khó để có thể tổ chức (như tôi đã trình bày ở phần lưu ý).
Ngoài môn GDCD, việc kết hợp với những tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp thì những phương pháp này cũng rất phù hợp.
Phần V. Kết luận và đề xuất
* Kết luận. 
Thực tế dạy môn GDCD qua vài năm, tôi nhận thấy tạo hứng thú cho học sinh ở những tiết thực hành ngoại khoá không phải là khó mà quan trọng là giáo viên đi đúng phương pháp. Lựa chọn phương pháp nào cho phù hợp giáo viên phải có kế hoạch.
Đặc biệt những tiết thực hành ngoại khoá lại ở cuối các kỳ học. Lúc này học sinh đang tập trung căng thẳng cho thi học kỳ . Nếu sắp xếp tốt tiết học theo những phương pháp trên sẽ giúp học sinh tiếp thu một cách tự nhiên dễ dàng.
Việc kết hợp với những nội dung có tiết thực hành ngoại khoá (môn GDCD ) với các hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ giúp học sinh vững vàng hơn trong các tình huống giao tiếp.
* Đề xuất.
Các cấp quản lý giáo viên cần quan tâm hơn nữa đến môn GDCD và đặc biệt là những tiết thực hành ngoại khoá của môn học này để các em hứng thú học tập.
Có kế hoạch, hướng dẫn thống nhất về nội dung và phương pháp tiến hành chung cho tất cả giáo viên giảng dạy môn GDCD.
Nên lồng ghép nội dung phù hợp của bộ môn GDCD vào những tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp để các em được học mà chơi, chơi mà học.
Trên đây là những kinh nghiệm tôi rút ra từ thực tế giảng dạy môn GDCD kết hợp với một số tài liệu tham khảo khác. Tất nhiên còn nhiều vấn đề băn khoăn nhưng trong phạm vi một chuyên đề tôi xin trình bày một số phương pháp cơ bản và đề xuất như vậy. Rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp để lần sau tôi có thể làm tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tân Dân, ngày 05 tháng 11 năm 2008
Người thực hiện
Vũ Thị Nền
Đánh giá, nhận xét của 
BGH trường THCS Tân Dân:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Đánh giá, nhận xét của 
Phòng Giáo Dục Khoái Châu:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Mục lục
Phần I. Đặt vấn đề	1
I. Lý do chọn đề tài:	1
II. Nhiệm vụ của đề tài	2
III. Đối tượng nghiên cứu	3
IV. Mục đích của đề tài	3
V. Giả thiết khoa học	3
VI. Phương pháp nghiên cứu	3
VII. Thời gian nghiên cứu và thực hiện SKKN	3
Phần II. Giải quyết vấn đề	4
I. Lý luận chung	4
II. Một số phương pháp tạo hứng thú cho học sinh môn GDCD ở THCS	6
Phần III. Điều tra khảo sát thực tế	15
Phần IV. Điều kiện áp dụng	16
Phần V. Kết luận và đề xuất	17

File đính kèm:

  • docSKKN_GDCD_7.doc
Sáng Kiến Liên Quan