Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường tính tích cực tự lực của học sinh trong việc sử dụng đồ dùng dạy học môn Sinh học 6

Thực chất của việc đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình nâng cao hiệu quả của việc dạy học trong bộ môn sinh học, học sinh phải hoạt động nhiều hơn và trở thành chủ thể của hoạt động.

 Để đổi mới việc dạy học đạt hiệu quả theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh thì phương pháp đổi mới sử dụng đồ dùng dạy học trong môn sinh học 6 nhằm tăng cường tính tích cực tự lực của học sinh là một vấn đề hết sức quan trọng. Vì đây là một phương pháp đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải có một sự nổ lực lớn trong công tác nghiên cứu cấu trúc sách giáo khoa, trong việc thống kê đồ dùng dạy học trong phòng thiết bị, trong việc dự kiến làm thêm các đồ dùng dạy học còn thiếu. Mặt khác, giáo viên phải suy nghĩ nhiều trong phương pháp sử dụng các đồ dùng dạy học sao cho phù hợp với yêu cầu của bài quả là một vấn đề khó.

doc7 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5455 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường tính tích cực tự lực của học sinh trong việc sử dụng đồ dùng dạy học môn Sinh học 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BỐ TRẠCH
TRƯỜNG THCS HẢI TRẠCH
----------– & —---------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
“TĂNG CƯỜNG TÍNH TÍCH CỰC TỰ LỰC 
CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC 
SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
MÔN SINH HỌC 6”
Giáo viên thực hiện : Hoàng Thị Kim Ngân
Tổ : Sinh – Hóa – Địa
Năm học : 2014 - 2015
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
	Thực chất của việc đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình nâng cao hiệu quả của việc dạy học trong bộ môn sinh học, học sinh phải hoạt động nhiều hơn và trở thành chủ thể của hoạt động.
	Để đổi mới việc dạy học đạt hiệu quả theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh thì phương pháp đổi mới sử dụng đồ dùng dạy học trong môn sinh học 6 nhằm tăng cường tính tích cực tự lực của học sinh là một vấn đề hết sức quan trọng. Vì đây là một phương pháp đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải có một sự nổ lực lớn trong công tác nghiên cứu cấu trúc sách giáo khoa, trong việc thống kê đồ dùng dạy học trong phòng thiết bị, trong việc dự kiến làm thêm các đồ dùng dạy học còn thiếu. Mặt khác, giáo viên phải suy nghĩ nhiều trong phương pháp sử dụng các đồ dùng dạy học sao cho phù hợp với yêu cầu của bài quả là một vấn đề khó. Vì vậy, để “Tăng cường tính tích cực tự lực của học sinh trong việc sử dụng đồ dùng dạy học môn sinh học 6”, chúng tôi đề ra một số phương pháp như sau.
PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Nghiên cứu toàn bộ chương trình môn học, lập kế hoạch chuẩn bị đồ dùng dạy học
	* Giáo viên: + Thống kê tổng số đồ dùng trong phòng thiết bị.
	+ Dự trù làm thêm đồ dùng mới.
	* Học sinh: + Đủ phiếu học tập, sách giáo khoa.
	+ Chuẩn bị một số đồ dùng theo yêu cầu của giáo viên.
	2. Phân loại dạng bài
	* Dạng 1: Bài dạy có sử dụng đồ dùng trực quan (tranh vẽ, mô hình).
	* Dạng 2: Bài dạy thực hành (dụng cụ, mẫu vật)
	3. Định hướng lựa chọn phương pháp
	* Phương pháp trực quan, thực hành: Đây là phương pháp đi theo con đường tìm tòi - nghiên cứu, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo để học sinh nắm vững kiến thức. Dưới sự tổ chức chỉ đạo của giáo viên, kiến thức các em thu nhận được trở thành nguồn kiến thức riêng của học sinh.
	* Phương pháp đàm thoại gợi mở - nêu vấn đề: Nhằm để khai thác kiến thức mà các em đã tích lũy trong quá trình học tập.
	4. Tiến hành cụ thể
	a) Đối với giáo viên:
	Từ tranh vẽ, mô hình, thí nghiệm kết hợp với phương pháp đàm thoại - nêu vấn đề định hướng cho học sinh phát hiện kiến thức mới.
	b) Đối với học sinh:
	Theo sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh quan sát kĩ tranh vẽ, mô hình, thí nghiệm kết hợp với thông tin sách giáo khoa, thông qua hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm để phân tích lĩnh hội kiến thức mới.
	c) Các bước cụ thể: Giáo viên phải khai thác mục tiêu bài học theo từng đơn vị kiến thức trong sách giáo khoa:
	* Xác định mục tiêu bài học:
	- Về kiến thức, cần làm rõ 3 vấn đề:
	 + Nhận biết
	 + Thông hiểu
	 + Vận dụng kiến thức vào các tình huống.
- Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh vẽ, mô hình.
	- Về thái độ: Nghiên cứu cách tổ chức cho học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức phù hợp với mục tiêu trong từng đơn vị kiến thức, ngoài ra giáo viên còn tổ chức một số hoạt động khác giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức.
	* Tổ chức tình huống học tập: Trước khi tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh cần chú ý những điểm sau:
	- Trước khi yêu cầu học sinh thực hiện một hoạt động, giáo viên cần có sự định hướng cho học sinh về việc sắp phải làm.
	- Cần nêu thật cụ thể nhiệm vụ, yêu cầu đối với học sinh hay các hoạt động đưa ra phải rõ ràng.
	- Phải xác định thời gian học sinh cần phải hoàn thành nhiệm vụ và trình bày kết quả học tập theo đúng kế hoạch đã định.
II/ BÀI DẠY THỂ NGHIỆM
Bài 9 – Tiết 8: CÁC LOẠI RỄ, CÁC MIỀN CỦA RỄ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, Hs có khả năng:
 - Nhận biết phân biệt 2 loại rễ chính: Rễ cọc, rễ chùm.
 - Phân biệt được cấu tạo và chức năng các miền của rễ; xác định được miền hút là miền quan trọng nhất.
2. Kĩ năng:
 - Giúp Hs rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh và thảo luận nhóm.
3. Thái độ:
 - Giáo dục Hs có ý thức bảo vệ thực vật.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Chuẩn bị tranh phóng to H9.1, 9.2, 9.3; Bảng phụ ghi ND bảng SGK tr30.
 - 1 số cây có rễ: cây rau cải, cây nhãn, cây rau dền, cây hành, cây lúa, 
2. Học sinh: Sưu tầm mẫu vật: cây rễ cọc, rễ chùm.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định tổ chức:(2′) Kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ:(5′)
 Câu 1: Tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia? Quá trình phân bào diễn ra như thế nào? 
 (Đáp án: - Tb ở mô phân sinh ngọn có khả năng phân chia. 
	 - Quá trình phân bào diễn ra như sau: Từ một nhân hình thành hai nhân, sau đó chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tb cũ thành hai tế bào mới.)
 Câu 2: Sự lớn lên và sự phân chia của Tb có ý nghĩa gì đối với thực vật? (Đáp án: Giúp cây sinh trưởng và phát triển)
3. Bài mới:(30′) 
* Đặt vấn đề: Rễ giữ cho cây mọc được trên đất. Rễ hút nước và muối khoáng hòa tan. Không phải tất cả các loại cây đều có cùng một loại rễ. Vậy thực vật có những loại rễ nào?
* Bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại rễ và phân loại rễ
- Gv: + Kiểm tra mẫu vật của Hs.
+ Y/cầu Hs q/sát mẫu vật, kết hợp H9.1, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập (Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị trước): 
Stt
Nhóm
A
B
1
Tên cây
2
Đặc điểm chung của rễ
3
Đặt tên rễ
→ Hs: thảo luận thống nhất ý kiến.
- Gv: Gợi ý: Hãy chia rễ cây ra 2 nhóm: Nhóm A và nhóm B.
→ Hs: Chia mẫu vật thành 2 nhóm...
- Gv: Kiểm tra. Thu phiếu, n.xét...
- Gv: Tiếp tục cho Hs làm BT điền từ (SGK
tr29).
→ Hs: Lên bảng điền từ thích hợp .
- Gv: Cho Hs nhận xét, bổ sung: 
Đáp án: 1. Rễ cọc, 2. Rễ chùm, 3. Rễ cọc, 4. Rễ chùm.
- Gv: Khắc sâu kiến thức: Cho Hs q/sát lại 
mẫu vật có các loại rễ cọc, rễ chùm ( gọi 1Hs
đọc to lại ND bài tập)
- Gv: Y/cầu Hs q/sát H9.2, làm bài tập 
(SGKtr30).
→ Hs: Phải xác định được: Cây có rễ cọc: cây số 2, 3, 5; Cây có rễ chùm: cây số 1, 4.
? Lấy thêm VD về cây rễ cọc, rễ chùm ?
- Gv: Cho Hs rút kết luận:
? Có mấy loại rễ, đặc điểm của từng loại rễ ?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các miền của rễ
- Gv: Treo tranh phóng to H9.3 (tranh câm),
bảng phụ (tr 30), y/cầu Hs quan sát:
? Hãy xác định trên tranh: rễ có mấy miền? Kể tên các miền.
? Nêu chức năng của từng miền?
→ Hs: Lên bảng xác định trên tranh câm và
trả lời theo ND câu hỏi.
- Gv: cho Hs nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức.
? Theo em, miền nào là quan trọng nhất? Vì sao?
→ Hs phải xác định được: Miền hút quan trọng nhất vì giữ chức năng hút nước và muối khoáng.
1. Các loại rễ
* Có 2 loại rễ chính: Rễ cọc và rễ chùm.
+ Rễ cọc: Gồm rễ cái to khỏe đâm
thẳng, nhiều rễ con mọc xiên, từ rễ 
con mọc nhiều rễ hơn.
+ Rễ chùm: Gồm nhiều rễ con dài 
gần bằng nhau, mọc tỏa ra từ gốc 
thân thành chùm.
2. Các miền của rễ
Các miền của rễ
Chức năng
Miền trưởng thành
Dẫn truyền
Miền hút
Hấp thụ nước và muối khoáng
Miền sinh trưởng
Làm cho rễ dài ra
Miền chóp rễ
Che chở cho đầu rễ
4. Củng cố:(5′)
- Gv cho Hs đọc phần ghi nhớ cuối bài. Y/cầu Hs thảo luận nhóm hoàn thành nội dung BT sau: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm nào gồm toàn cây có rễ cọc? 
a/ Cây xoài, cây ớt, cây đậu, cây hoa hồng.
b/ Cây bưởi, cây cà chua, cây hành, cây cải.
c/ Cây dừa, cây lúa, cây ngô.
d/ Cây táo, cây mít, cây cà, cây lúa. 
→ Đáp án: a 
- Gv: Rễ cây có mấy miền? Nêu chức năng của mỗi miền?
→ Hs: Rễ có 4 miền: + Miền trưởng thành: dẫn truyền
 + Miền hút: hút nước và muối khoáng.
 + Miền sinh trưởng: làm rễ dài ra.
 + Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà :(3′)
- Học thuộc bài theo nội dung ghi.
- Làm các BT 1, 2, 3 ở vở bài tập bài 9.
- Đọc mục “Em có biết?”.
- Nghiên cứu trước nội dung bài 10.
PHẦN 3: KẾT LUẬN SƯ PHẠM
	I/ KẾT QUẢ
Sau một thời gian dài vận dụng những giải pháp trên, tôi nhận thấy việc học tập của học sinh về môn sinh học có những kết quả đáng khích lệ. Các học sinh đã hứng thú trong khi học môn sinh học, thích tìm tòi khám phá khoa học đặc biệt nhận biết các loài thực vật.
	Kết quả đánh giá qua các bài kiểm tra các em đạt trung bình trở lên chiếm 60%.
	Thông qua các tiết học, các em có ý thức hơn trong việc học, nắm vững lí thuyết, quan sát ảnh, mô hình thực tế để có kiến thức hơn trong quá trình làm thí nghiệm, tập vẽ lại theo hình. 
	II/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
	Đối với giáo viên dạy các môn, không nên xem thường môn học nào, vì trong chương trình có sự móc nối, liên kết bổ sung cho nhau, tạo cho học sinh nhận thức phong phú hơn. Giáo viên dạy sinh học cần phải liên hệ thực tế cuốc sống, làm cho kiến thức phong phú hơn. Giáo dục cho học sinh lòng yêu khoa học, biết bảo vệ cái đẹp, bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống của loài động vật nói riêng và của thế giới sinh vật nói chung.
	Đối với học sinh, phải chủ động linh hoạt kiến thức, coi việc học là tự nguyện, không bị gò ép. Học sinh phải thích học mới là vấn đề cơ bản của việc dạy học, học sinh tích cực học tập, lắng nghe, hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên. Đây chính là mầm móng của sáng tạo, là một trong những sản phẩm cần có tương lai.
	Đối với phụ huynh cần có sự quan tâm đến học sinh. Đây cũng là một phần tất yếu không thể thiếu được. Cần cung cấp vật liệu cho học sinh thật chu đáo về mẫu vật, bút chì, tranh ảnh, sách báo,  Để tạo cho học sinh đủ điều kiện sáng tạo, lĩnh hội kiến thức vững vàng. Cho nên việc quan tâm của mỗi gia đình là việc cần thiết cho mỗi học sinh, giúp các em học tốt bộ môn sinh học. 
 III/ KẾT LUẬN
Để dạy tốt một bài dạy nhằm “tăng cường tính tích cực tự lực của học sinh trong việc sử dụng đồ dùng dạy học” thì phải làm tốt các vấn đề sau:
	- Giáo viên cần có kế hoạch chuẩn bị đồ dùng cho một tiết dạy chu đáo.
	- Trong dạy học phải kết hợp nhiều phương pháp.
	- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh kĩ năng quan sát, nhận xét, khái quát hóa kiến thức trên tranh vẽ, mô hình hoặc mẫu vật thật.
	- Tổ chức tốt và rèn luyện kĩ năng hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm của học sinh.
	- Tăng cường sử dụng tranh câm hay sơ đồ câm.
	- Hệ thống kênh hình: tranh vẽ, mô hình, mẫu vật phải to, rõ ràng và đảm bảo tính chính xác.
	 Từ những việc làm và kết quả trên, trong bất kì tiết dạy nào, giáo viên cũng phải tạo điều kiện tốt cho học sinh có hứng thú trong học tập. Giáo viên dạy tốt thì học sinh học tốt. Vì vậy, người giáo viên phải luôn luôn có trách nhiệm trong khi giảng dạy. Tự học, tự tìm hiểu nghiên cứu để nâng cao tay nghề trong chuyên môn.
Từ góc độ cảm nhận của những giờ lên lớp đạt yêu cầu, đã đem lại những kết quả đáng khích lệ trong quá trình tìm tòi đổi mới vận dụng phương pháp giảng dạy để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và hiệu quả giáo dục. 

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan