Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh hứng thú, tích cực hơn trong học môn Sinh 6 thông qua chuẩn bị mẫu vật thật

Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.

Ở lứa tuổi học sinh lớp 6, kinh nghiệm sống còn ít, vốn hiểu biết còn nghèo nàn, khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế.thì việc chuẩn bị mẫu vật thật sẽ làm tăng nguồn tri thức cho các em. Quan sát thực tiễn gần gũi giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn, chính xác hơn, từ đó học sinh nhớ lâu và hiểu kỹ hơn.

 

doc13 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh hứng thú, tích cực hơn trong học môn Sinh 6 thông qua chuẩn bị mẫu vật thật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn sinh học 6 nghiên cứu chủ yếu về thế giới thực vật – rất gần gũi với học sinh của trường THCS thị trấn Phước Long. Do vậy, thay vì thông qua tranh ảnh mô hình có sẵn để dạy, điều đó sẽ có thể giúp các em hiểu nhưng dễ mơ hồ, học sinh ít thấy được sự đa dạng của Giới thực vật, cũng như đặc điểm đặc trưng của các loài thực vật khác nhau. Việc tìm hiểu, vận dụng, đổi mới phương pháp dạy và học là yêu cầu cần thiết để kích thích các em tích cực hơn trong học tập. Khi các em tự chuẩn bị những mẫu vật là những cây cối xung quanh mình dần dần giúp các em nhận biết các loài thực vật trong tự nhiên, vận dụng tìm ra kiến thức mới của bài học. Từ đó các em sẽ tự tin hơn trong hoạt động mỗi tiết học mà thầy cô đưa ra và đạt kết quả học tập cao hơn. 
Học phải đi đôi vời hành thì mới nhớ lâu khắc sâu kiến thức được. Từ lý thuyết trong bài học các em được trực tiếp tiếp cận với mẫu thật, tăng cường sự tò mò, ham hiểu biết và sẽ có nhiều thắc mắc hơn đối với giáo viên. Chính vì điều này, tôi chọn đề tài để nghiên cứu là “Giúp học sinh hứng thú, tích cực hơn trong học môn sinh 6 thông qua chuẩn bị mẫu vật thật”.
II. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Ở lứa tuổi học sinh lớp 6, kinh nghiệm sống còn ít, vốn hiểu biết còn nghèo nàn, khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế...thì việc chuẩn bị mẫu vật thật sẽ làm tăng nguồn tri thức cho các em. Quan sát thực tiễn gần gũi giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn, chính xác hơn, từ đó học sinh nhớ lâu và hiểu kỹ hơn.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Yêu cầu của bộ môn Sinh học 6 cấp THCS là học sinh phải nắm được kiến thức cơ bản về sinh lý thực vật, đặc điểm chủ yếu của các dạng thực vật để phân biệt chúng trong tự nhiên, đồng thời biết phân loại thực vật, sắp xếp chúng theo trật tự nhất định.
Ngoài ra các em còn phải biết lấy mẫu nghiên cứu như thế nào để không phá hoại cảnh quan môi trường mà vẫn thấy được sự đa dạng của thực vật và phát hiện được kiến thức cần nắm.
IV. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 	Môn Sinh học 6 và Sinh học cấp Trung học cơ sở nói chung.
 	Đối tượng: học sinh lớp 6.
V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong giảng dạy môn Sinh học 6, qua hướng dẫn học sinh chuẩn bị vật mẫu, quan sát, nghiên cứu để học tập tốt môn học, bản thân nhận thấy có kết quả khá tốt: đa số học sinh tích cực học tập, tìm tòi, nghiên cứu, nhận dạng đúng các loại thực vật, biết giải quyết tốt các vấn đề nêu ra khi sử dụng vật mẫu, tích cực hơn với việc học tập, nghiên cứu bộ môn, kết quả học tập cũng khả quan hơn.
Học sinh cảm thấy tự tin khi trình bày một vấn đề trước đám đông, thích thú hơn khi học có vật mẫu thật và tự tìm ra được các kiến thức cơ bản một cách chính xác.
B. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Môn sinh học lớp 6 chủ yếu tìm hiểu giới thực vật, các quá trình sinh lý ở thực vật.
Sinh học là môn học nghiên cứu sinh vật trong tự nhiên, kiến thức sinh học vừa có ở kênh chữ, vừa có ở kênh hình và vật mẫu thật mà nhất là vật thật. Ở một số tiết yêu cầu cần chuẩn bị mẫu vật thật mà không có thì tiết dạy sẽ không đạt hiệu quả. Thực tế, khi học sinh học 6, các em có suy nghĩ đó là môn học bài, dễ dàng học thuộc lòng nhưng không phải như vậy. Nếu các em không biết vận dụng, biết quan sát thực tiễn, vật mẫu, tranh, hình thì các em không học tập tốt được.
Mặt khác, học sinh cũng thường nhận dạng sai các loài thực vật trong tự nhiên, thậm chí cả ở những thực vật các em dùng hàng ngày, ví dụ các em nhiều lần thấy củ khoai lang nhưng không biết cây khoai lang như thế nào. Hoặc các em cho lá me có cách mọc đối trong khí đó chỉ các lá chét của nó mới mọc đối, nhầm cây một lá mầm, cây hai lá mầm, cây có hoa, cây không có hoa, ...
Đối với việc thực hiện yêu cầu của giáo viên, về chuẩn bị vật mẫu học tập, thì nhiều học sinh chuẩn bị vật mẫu cho có hay để được điểm cộng và không bị thầy cô nhắc nhở. Các em lấy mẫu thật nhiều, nhưng không lưu ý đến yêu cầu cần thiết khi chuẩn bị mẫu để học. Ví dụ yêu cầu quan sát rễ cây, nhưng các em chỉ chuẩn bị mẫu lá. Học về các loại quả nhưng các em chỉ mang đến lớp các quả để ăn, ...
Đối với việc quan sát đồ dùng học tập: Các em có thói quen quan sát đồ dùng dạy học, tranh ảnh hay vật mẫu một cách qua loa, chiếu lệ. Các em không tư duy, so sánh hay đối chiếu, không tự tìm tòi mà chỉ dựa vào thông tin sách giáo khoa, cứ cho rằng ngày nào các em cũng thấy chúng, nhưng không biết rằng giới tự nhiên, luôn chứa đựng những điều kỳ thú cần các em khám phá như: Tại sao có màu sắc khác nhau ở các mặt của lá? Gân lá có đặc điểm gì? Cấu tạo trong thân cây non có gì khác thân cây gỗ già? Các bó mạch ở thân cây 1 lá mầm và 2 lá mầm?
Đối với kỹ năng hoạt động nhóm: Các em chưa thật sự tích cực và có kỹ năng hoạt động theo nhóm, chưa quen với việc tự mình làm chủ, tìm tòi, nghiên cứu kiến thức trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên. 
II. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Biện pháp chung:
- Môn sinh học nói chung và sinh học 6 nói riêng, thì việc giáo viên sử dụng vật mẫu thật vừa có tác dụng trực quan hóa các nội dung kiến thức, vừa mang tính minh họa, vừa là nguồn cung cấp tri thức quan trọng cho học sinh và giúp học sinh tham gia tích cực hơn trong giờ học. Học sinh sử dụng tốt các phương tiện trực quan, là cơ sở để hình thành và rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu khoa học cho các em, tạo điều kiện cần thiết cho học sinh khả năng tìm tòi, phát hiện kiến thức.
- Để giúp học sinh khai thác tri thức sinh học, từ vật mẫu thật hay tranh ảnh trong sách giáo khoa, thì học sinh phải có kiến thức, kỹ năng về thu thập vật mẫu, nghiên cứu tranh ảnh, mô hình. Biết quan sát, tìm và phát hiện ra kiến thức mới thông qua vật mẫu thật, tranh ảnh, mô hình...
 	2. Biện pháp cụ thể:
Giáo viên cần khuyến khích, động viên, kích thích óc tìm tòi, quan sát, tạo hứng thú trong việc tìm kiến thức thông qua chuẩn bị vật mẫu thật, tranh ảnh hay tư liệu cho tiết học bằng cách:
- Giới thiệu chủ đề cho tiết học sắp tới. Cung cấp cho các em các gợi ý cần thiết để các em vận dụng trong sưu tầm hoặc lựa chọn vật mẫu phù hợp bài học.
 	- Nêu cụ thể một số loài thực vật cần tìm hiểu theo sách giáo khoa hoặc theo ý kiến cá nhân học sinh nhưng phù hợp chủ đề sắp học.
- Yêu cầu các em nắm đặc điểm của mỗi loài qua quan sát thực tế, nghiên cứu sách giáo khoa, qua hoạt động nhóm và thông tin từ gia đình, bạn bè, ...tên các thực vật gọi theo địa phương, đặc điểm cơ bản của các dạng thân, kiểu rễ, có hay không có hoa, lá đơn hay kép, kiểu xếp lá, ...
- Giới thiệu hình ảnh hay tiêu bản vật mẫu mà giáo viên hoặc học sinh các năm học trước đã hoàn thành, để học sinh chủ động trong việc tìm hiểu thiên nhiên, nghiên cứu các loại thực vật.
 	- Giờ học giáo viên chú ý tối đa tới việc sử dụng có hiệu quả các vật mẫu, các giáo cụ trực quan, đưa vật mẫu nào vào lúc nào để học sinh thấy được sự đóng góp của mình cho bài học và tạo sự hứng thú, sinh động trong giờ học và giúp các học sinh khác biết được về các kiến thức cơ bản thông qua các vật mẫu thật.
- Học sinh sưu tầm, tìm được vật mẫu, làm được thí nghiệm tốt phù hợp nội dung bài và có giá trị trực quan tốt, giáo viên cần khen ngợi và động viên tinh thần tham gia tích cực trong giờ học của học sinh hay nhóm bằng cách ghi điểm cộng. Nhóm hay học sinh chưa làm tốt có nhắc nhở, phê bình, giúp phát huy tính chủ động tích cực của học sinh trong giờ học và học sinh tự tin hơn, hứng thú hơn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học sinh học.
3. Ứng dụng biện pháp trong giảng dạy:
a) Đối với việc chuẩn bị vật mẫu:
Ví dụ1: Bài 9 “Các loại rễ, các miền của rễ”. Học sinh cần chuẩn bị được vật mẫu thật hai loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm. Để giúp học sinh chuẩn bị tốt, giáo viên cần yêu cầu cụ thể mẫu cây lúa, cây lục bình, cây chanh hay nhãn, bưởi con, ... có đủ rễ và đã rửa sạch, như thế các em sẽ dễ quan sát và so sánh hai loại rễ à đặc điểm và tên cây có loại rễ đó. 
Cũng cần phân công học sinh gieo một số hạt đậu hay để củ hành nơi ẩm để quan sát các miền của rễ.
Ví dụ2: Bài 13 “Cấu tạo ngoài của thân” , các em cần chuẩn bị đủ các dạng thân chính: thân đứng, thân leo, thân bò và cần có đầy đủ các bộ phận của thân như: thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách (chồi hoa, chồi lá). Lưu ý lấy các mẫu dễ quan sát như ở hoa mai, bông bụt, ...
Tuy nhiên khi lấy vật mẫu chú ý kích thước cây, cành phù hợp và có ý thức bảo vệ thực vật, cảnh quan như lấy những cành cần tỉa thưa cho cây phát triển tốt à kích thích học sinh phát huy tính sáng tạo và óc quan sát tìm tòi.
b) Việc sử dụng vật mẫu trong giờ học: 
Trước hết hướng dẫn học sinh quan sát vật mẫu, đối chiếu ghi chú sách giáo khoa, tìm hiểu các kiến thức liên quan, thông qua các câu hỏi gợi ý hay lệnh sách giáo khoa, tiếp theo trình bày các ý kiến nhận xét cá nhân hay nhóm trên vật mẫu thật, tranh ảnh hay mô hình, thí nghiệm nhằm tìm ra và nắm chắc điểm chủ yếu của kiến thức cần đạt.
Ví dụ : Bài 42 “Lớp Hai lá mầm, lớp Một lá mầm”: Phần chuẩn bị vật mẫu: sau bài 41, giáo viên hướng dẫn cụ thể việc chuẩn bị vật mẫu cho bài 42. Lưu ý học sinh lấy mẫu có đủ rễ, thân, lá, hoa, quả càng tốt. Lấy mẫu các các cây mọc dại hoặc nhà trồng trên cơ sở tỉa thưa hay có thể xin từ nhà người quen hoặc lấy mẫu từ rau ăn mua ở chợ.
Trong giờ học: giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị mẫu, hướng dẫn các em thực vật Hạt kín được chia làm hai lớp: lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm. Vậy thực vật trong hai lớp này khác nhau như thế nào? Để phân biệt chúng dựa trên các đặc điểm nào?
Trước hết cho học sinh dựa trên vật mẫu nhắc lại các kiến thức đã học về kiểu rễ, dạng thân, kiểu gân lá của một số thực vật các em mang đến lớp.
Kết hợp giữa vật mẫu thật, kênh hình, kênh chữ sách giáo khoa, cho học sinh tìm các đặc điểm, phân biệt cây thuộc hai lớp trên theo nhóm và cho các đại diện nhóm, trình bày trên vật mẫu theo gợi ý của sách giáo khoa à các đặc điểm phân biệt cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm theo kiểu rễ, gân lá, số cánh hoa,...
Để giúp học sinh củng cố kiến thức đã học, giáo viên cho các em hoạt động độc lập hay nhóm để chia các vật mẫu vào hai nhóm cây. Cũng có thể thực hiện hoạt động này dưới dạng trò chơi tiếp sức, sau đó cho học sinh nêu lại kiến thức vừa ghi nhận trên vật mẫu đã chọn, các học sinh khác nhận xét, giáo viên ghi điểm nhóm làm tốt à học sinh hoạt động tích cực và ghi nhớ kiến thức cơ bản tốt hơn.
Cho bài tập trắc nghiệm, bài tập dựa trên các vật mẫu được học sinh thu thập và bổ sung thêm các thực vật mà các em thường gặp nơi ở hay sân trường à lưu ý các cách phân biệt nhanh hai lớp dựa vào đặc điểm bên ngoài như dạng thân, gân lá, cánh hoa và cần kết hợp nhiều đặc điểm phân biệt, chứ không chỉ lấy riêng một đặc điểm nào do sự đa dạng của thực vật Hạt kín.
c) Ví dụ cụ thể khi dạy bài 28 “Cấu tạo và chức năng của hoa”
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Kiến thức 1: Tìm hiểu các bộ phận và chức năng của hoa 
Mục tiêu: Kể được các bộ phận của hoa - Phân biệt được các bộ phận của hoa trên mẫu vật thật
I. Các bộ phận của hoa:
- Bao hoa (đài hoa và tràng hoa).
- Nhị hoa:
 + Chỉ nhị
 + Bao phấn: chứa hạt phấn; mỗi hạt phấn mang 1 TBSD đực.
- Nhụy hoa:
 + Đầu nhụy
 + Vòi nhụy
 + Bầu nhụy: chứa noãn; mỗi noãn mang 1 TBSD cái.
- Cho HS quan sát hoa thật, xác định các bộ phận của hoa.
TB–Y G-K: Yêu cầu HS đối chiếu H 28.1 SGK để ghi nhớ các bộ phận của hoa.
TB–Y: Hoa gồm những bộ phận nào?
- Cho HS tách hoa để quan sát các đặc điểm về số lượng, màu sắc, nhị, nhụy
Cuống hoa có hình dạng ntn? 
G-K: Nhị hoa gồm những bộ phận nào?
G-K:Hạt phấn nằm ở đâu? Có đặc điểm gì?
TB–Y: Nhụy hoa gồm những phần nào? 
- Tiểu kết phần 1.
- Quan sát mẫu vật, xác định các bộ phận của hoa.
- Quan sát H 28.1
- Trả lời.
- Tách hoa và quan sát.
- Hình trụ, đính hoa vào thân và cành.
- Chỉ nhị và bao phấn.
- Nằm ở bao phấn, rất nhỏ, tơi và có màu vàng.
- Bầu nhụy, vòi nhụy, đầu nhụy.
- Hoàn thiện kiến thức.
Kiến thức 2: Tìm hiểu chức năng các bộ phận của hoa 
Mục tiêu: Phân biệt được các bộ phận của hoa, các đặc điểm cấu tạo và chức năng của từng bộ phận
- So sánh sinh sản hữu tính và sinh sản sinh dưỡng:
II. Chức năng các bộ phận của hoa:
- Bao hoa: che chở, bảo vệ cho nhị và nhụy.
- Nhị và nhụy: là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa → duy trì và phát triển nòi giống.
Vai trò của hoa: thực hiện chức năng sinh sản
*So sánh sinh sản hữu tính và sinh sản sinh dưỡng:
- Hoa
- Cơ quan sinh dưỡng
- Cho HS đọc SGK.
TB–Y: Tế bào sinh dục đực của hoa nằm ở đâu? Thuộc bộ phận nào của hoa?
TB–Y: Tế bào sinh dục cái của hoa nằm ở đâu? Thuộc bộ phận nào của hoa?
TB–Y G-K: Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi mục ▼ SGK.
- Gọi các nhóm trả lời.
G-K:Mỗi bộ phận của hoa có chức năng ntn?
- Tiểu kết phần 2.
GD KNS bảo vệ môi trường, BV thực vật
- Đọc SGK.
- Nằm ở hạt phấn của nhị hoa.
- Nằm trong noãn của nhụy hoa.
- Thảo luận nhóm.
- Các nhóm trả lời.
- Trả lời.
- Hoàn thiện kiến thức.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Kết quả trước khi áp dụng đề tài ở các lớp 6A1, 2, 3, 6, 7, 8 (điểm khảo sát chất lượng đầu năm):
Tổng số HS
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
Kém
237
 (Khi chưa áp dụng)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
20
8,4
89
37,6
116
48,9
12
5,1
- Kết quả sau khi áp dụng đề tài ở các lớp 6A1, 2, 3, 6, 7, 8 (điểm kiểm tra 1 tiết):
Tổng số HS
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
Kém
237
( Khi đã áp dụng)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
84
35,4
94
39,7
53
22,4
6
2,5
Chỉ trong khoảng thời gian ngắn áp dụng đề tài mà kết quả được nâng lên rất rõ rệt, HS Giỏi từ 20 HS tăng đến 84 HS (tăng 27%) ; HS Khá từ 89 HS tăng 94 HS ( tăng 2,1%); HS dưới trung bình từ 12 HS giảm còn 6 HS.
IV. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua quá trình giảng dạy, vận dụng đề tài “Giúp học sinh hứng thú, tích cực hơn tron học môn sinh 6 thông qua chuẩn bị mẫu vật thật”, bản thân rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Với sự hướng dẫn của giáo viên học sinh tập trung vào bài học, chuẩn bị tốt các hoạt động về nhà là các vật mẫu liên quan đến bài. Cùng sự hướng dẫn của giáo viên và không khí thoái mái của lớp học, học sinh cảm thấy hứng thú, tự tin khi trình bày trước đám đông, nhất là học sinh tìm được vật mẫu tốt, hiếm (dây tơ hồng, rễ cây bần, địa y hình cành, tầm gửi, )
- Đa số bài trong chương trình sinh học 6 đều có chuẩn bị vật mẫu: các loại rễ - các miền của rễ, rễ biến dạng, cấu tạo ngoài của thân, thân dài ra do đâu, cấu tạo ngoài của lá, các em có thể giữ lại mẫu để làm tập bách thảo, chuẩn bị cho việc tìm hiểu thiên nhiên và thực hành cuối năm học.
- Giáo viên cần luôn khuyến khích, động viên các em khi trình bày trước lớp, rèn kỹ năng vận dụng ngôn ngữ, biết sắp xếp hợp lí, khoa học các vật mẫu sưu tầm được, nắm bài và vận dụng tốt kiến thức vào bài mới cũng như trong đời sống một cách linh hoạt.
- Giáo viên cần luôn cập nhật kiến thức, tự tìm tòi các tư liệu mới, nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp, có tinh thần cầu tiến, học hỏi các kinh nghiệm từ đồng nghiệp và cần luôn kiên nhẫn trong việc hướng dẫn, giúp đỡ học sinh học tập.
V. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI
Qua thời gian ứng dụng đề tài “Giúp học sinh hứng thú, tích cực hơn trong học môn sinh 6 thông qua chuẩn bị mẫu vật thật”. Tôi nhận thấy đa số học sinh lớp 6 có nhiều tiến bộ trong học tập, yêu thích học tập bộ môn, nhận dạng được các loài thực vật thường gặp và biết sắp xếp chúng theo đặc điểm đặc trưng từng loại.
 	Các em biết cách chuẩn bị vật mẫu, nghiên cứu các kiến thức cần tìm hiểu và giải quyết các bài tập trong sách giáo khoa chính xác. Từ đó, các em tự bổ sung kiến thức cho mình và ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống. Cũng như các em tự tin hơn trong học tập, nắm chắc hơn kiến thức cần đạt của bài học.
Ngoài ra, đặc thù của môn sinh học 6 nói riêng và sinh học nói chung là khoa học thực nghiệm và chủ yếu thông qua quan sát tranh ảnh, vật mẫu, thực hành, thí nghiệm để tìm ra kiến thức và vận dụng trong thực tế đời sống, nên việc nghiên cứu tính tích cực của học sinh trong việc chuẩn bị vật mẫu học tập sẽ góp phần nâng chất lượng môn sinh học ngày càng cao hơn.
C. KẾT LUẬN
I. NHỮNG KẾT LUẬN TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
Phương pháp quan sát mẫu vật thật là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong môn học sinh học 6. Nó  không chỉ phù hợp với nội dung dạy học mà  con phụ thuộc tâm lý và trình độ nhận thức của học sinh. Vì vậy, giáo viên phải chú trọng sử dụng để nâng cao chất lượng dạy và học.
Tùy theo nội dung, trình độ của học sinh và điều kiện của nhà trường và địa phương mà giáo viên sử dụng và  lựa chọn đối tượng mẫu vật thật quan sát phù hợp.
Giáo viên luôn trau dồi, bồi dưỡng, rèn luyện cả về kiến thức và  đặc biệt là kỹ năng thực hiện xâu chuỗi các thao tác để phục vụ cho việc tổ chức quan sát vật thật được hiệu qủa qua tiết dạy. Giáo viên phải biết yêu thương và có tinh thần trách nhiệm với học sinh.
Sử dụng thường xuyên phương pháp này trong dạy học học sinh sẽ liên tục được tri giác đối tượng. Từ đó, học sinh được rèn luyện kỹ năng quan sát chủ định, có mục đích, có phương pháp, biết lựa chọn đối tượng quan sát và khám phá bản chất của đối tượng qua quan sát. Học sinh hình thành thói quen quan sát thế giới, ham thích khám phá thế giới muôn màu, muôn sắc và từ đó ham thích học tập môn học hơn.	
II. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Để đảm bảo cho việc dạy thông qua việc chuẩn bị vật mẫu thật đạt hiệu quả cao, tôi xin có một số kiến nghị với Phòng GD- ĐT huyện Phước Long cùng Ban giám hiệu nhà trường THCS thị trấn Phước Long như sau:
- Nhà trường, địa phương, cha mẹ học sinh nên tạo điều kiện cho các em được đi tham quan thực tế để phục vụ cho môn học và cung cấp thêm kinh nghiệm, vốn sống cho các em. Đây sẽ là những bài học bổ ích mà các em không bao giờ quên.
- Tổ chức nhiều chuyên đề về ứng dụng mẫu vật thật sẵn có ở địa phương để giáo viên học hỏi thêm, chuyên sâu vào tiết giảng, học hỏi thêm được nhiều kỹ năng trong lập luận, hướng dẫn khi giảng bài qua mẫu thật.
	Những nội dung đã trình bày ở trên không tránh khỏi những sai sót, rất mong sự đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp, các đồng nghiệp góp ý, bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn. 
 Phước Long, ngày 22 tháng 11 năm 2019
	 NGƯỜI THỰC HIỆN
 	 Ngô Hồng Cẩm

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hung_thu_tich_cuc_hon_tr.doc
Sáng Kiến Liên Quan