Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường hứng thú học tập môn Hóa của học sinh THPT bằng thí nghiệm Hóa học vui
Nhận thức rõ vai trò của giáo dục trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước nhằm tạo ra nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hội nhập với thế giới và với khu vực nên giáo dục và vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở phổ thông đã được các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương hết sức quan tâm. Đặc biệt sau khi có chỉ thị 15/1999/CT BGD – ĐT; trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ IX (2001); trong Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội và chỉ thị 14/2001/CT – TTg của Thủ tướng chính phủ. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ X (2006) có “Giáo dục cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Như vậy, phải nói rằng giáo dục và công cuộc đổi mới phương pháp dạy học đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục.
Để đạt được hiệu quả trong công tác đổi mới thì sự hứng thú, thái độ và sự quan tâm của người học đối với môn học đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay tại các trường trung học phổ thông tồn tại thực trạng là học sinh không hứng thú với các môn học nói chung và môn hóa học nói riêng. Vấn đề này đã gây ảnh hưởng rất nhiều cho quá trình dạy học trên lớp của giáo viên và sự hưng phấn của giáo viên trong quá trình dạy học. Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
ớc tỷ lệ bằng nhau. 2. Dùng một mảnh vải cotton, que tăm, hay cọ vẽ để viết lên tờ giấy trắng, sử dụng hỗn hợp bột sôđa như mực viết. 3. Để mực khô. 4. Có một cách để đọc chữ viết là để tờ giấy lên nguồn gia nhiệt như bóng đèn. Bột sôđa sẽ làm nổi chữ hiện lên màu nâu. 5. Một cách khác để đọc chữ là dùng nước nho màu tím sơn lên tờ giấy. Chữ sẽ xuất hiện trên màu sắc khác. Hướng dẫn: 1. Nếu dùng nguồn cung cấp nhiệt, tránh làm cháy mảnh giấy, không nên dùng đèn halogen. 2. Bột sôđa và nước nho phản ứng acid - baz với nhau tạo nên sự thay đổi màu sắc trên tờ giấy. 3. Có thể thực hiện thí nghiệm pha loãng dung dịch sôđa bằng cách dùng 1 phần bột sôđa với 2 phần nước. 4. Nước nho cô đặc cho kết quả thay đổi màu sắc rõ ràng hơn nước nho thường 2.2. Bài “ Chất giặt rửa” – Hóa học 12 Chuẩn bị: Bình thủy tinh chứa nước Một ít dầu ăn Chất tẩy rửa Cách làm: Cho nước sạch vào tới nửa bình của một bình thuỷ tinh trong suốt, thêm vào một ít dầu ăn. Khi đó dầu nổi trên mặt nước, mặt phân cách giữa dầu và nước rất rõ ràng. Dùng tay lắc bình thuỷ tinh, để cưỡng bức dầu và nước tạo thành một pha, khi để yên một lúc thì dầu và nước lại phân thành hai lớp trên dưới rõ ràng. Khi đó lại cho thêm vào trong bình một ít chất tẩy rửa (hoặc bột giặt quần áo), sau đó lắc bình thật kỹ rồi quan sát sẽ thấy dầu và nước không còn phân tầng thành hai lớp nữa mà hoà làm một với nhau. Giải thích: Bởi chất tẩy rửa có một thuộc tính đặc biệt là có thể bao vây từng giọt dầu, đem phân tán đều trong nước, tác dụng như thế được gọi là "tác dụng nhũ hoá". Hỗn hợp nước và dầu được hình thành nhờ tác dụng nhũ hoá được gọi là "nhũ tương". Bột giặt có thể khử đi vết dầu trên quần áo chất tẩy rửa có thể tẩy sạch ố dầu là do chúng có thể tách phân tử dầu trên quần áo để đưa vào trong nước. 2.3. Bài : “Protein” – Hóa học 12 Vì sao không thể dùng nước nóng để tẩy, giặt vết máu? Vết máu dính trên quần áo cần phải lập tức giặt sạch, nếu không thì một thời gian sau, vết máu sẽ rất khó khử đi hết. Không được dùng nước nóng để giặt tẩy vết máu mà chỉ có thể dùng nước lạnh. Về điều này có thể dùng thực nghiệm để giải thích. Lấy hai miếng vải trắng, lần lượt nhỏ lên từng tấm vài giọt máu gà vừa cắt tiết. Đem một miếng vải ngâm trong nước nóng, và đêm miếng vải kia ngâm vào nước lạnh. Sau khoảng 15 phút, vớt hai miếng vải đó ra, sẽ thấy vết máu trên miếng vải ngâm trong nước nóng có màu đỏ đen, còn trên miếng vải ngâm trong nước lạnh thì vết máu vẫn đỏ tươi và nhạt đi. Lấy xà phòng xát và giặt hai miếng vải thì thấy: Vết máu trên miếng vải đã từng ngâm trong nước lạnh thì giặt sạch hết, còn ở miếng vải đã từng ngâm trong nước nóng thì không còn cách nào giặt sạch được! Protein trong dịch máu khi gặp nhiệt độ cao thì phát sinh chuyển biến hoá học tạo dạng kết tủa – sự đông tụ. Vết máu khi chưa phát sinh những biến đổi hoá học thì có thể tan trong nước, còn sau khi đã có những biến đổi do tác dụng của nhiệt thì trở nên không tan trong nước. Có thể quan sát thực tế điều trên ở máu gà: sau khi đun nóng thì máu gà trở thành "miếng tiết" không thể tan được nữa, và do vậy vết máu không dễ giặt tẩy sạch. Cũng với lý do trên, vết máu khi để ra ngoài không khí một thời gian dài thì cũng phát sinh những biến đổi hoá học. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc không dễ giặt tẩy vết máu đã cũ. 2.4. Bài: “Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ”– Phần: Nước cứng - Hóa học 12 . Để giải thích tính cứng tạm thời của nước bằng thí nghiệm: nước trong biến thành nước đục Chuẩn bị: Nước sông Nước đã đun sôi để nguội. Cốc thủy tinh. Xà phòng. Bông y tế. Cách làm: Chọn 2 chiếc cốc thuỷ tinh, một chiếc đựng nước (nước máy, hoặc nước sông), một chiếc đựng nước đun sôi để nguội. Sau đó cho thêm vào mỗi cốc 5 giọt nước xà phòng đã lọc qua bông y tế khuấy trộn đều. Một lát sau sẽ thấy nước trong cốc đựng nước lạnh rất đục, có nhiều kết tủa trắng, còn ở cốc đựng nước đun sôi để nguội thì rất ít kết tủa, nước cùng không đục nhiều. Nước lạnh có chứa nhiều chất khoáng và các tạp chất khác của Ca2+, Mg2+... Chúng cũng như muối ăn (NaCl) hoà tan trong nước vậy. Sau khi cho xà phòng vào trong nước thì số những chất muối khoáng đó sẽ "vướng víu" lại cùng với nhau, biến thành kết tủa trắng, không tan trong nước( muối canxi stearat, magie stearat). Nước có độ cứng càng cao, kết tủa càng nhiều. Nếu đem đun sôi nước, trong quá trình đun sôi, một bộ phận chất khoáng và tạp chất đã "chạy" ra khỏi nước, biến thành cặn nước bám vào thành bình nấu nước ( CaCO3, MgCO3 kết tủa). Do thế, tạp chất trong nước đun sôi để nguội ít hơn so với nước chưa đun sôi, và sau khi cho thêm vào xà phòng, chất kết tủa cũng sẽ ít hơn. 2.5. Bài: “ Axit cacboxylic” – Hóa học 11 Nước chanh có tính acid và phản ứng yếu với giấy viết. Khi cung cấp nhiệt cho giấy, acid sẽ làm giấy chuyển sang màu nâu trước khi làm giấy mất màu. Thành phần: Một quả chanh hoặc nước chanh. Nguồn cung cấp nhiệt hoặc có thể dùng ánh sáng mặt trời. Giấy. Cọ vẽ hay que tăm Cách làm: 1. Chuẩn bị nước cốt chanh hoặc dùng nước chanh pha sẵn. 2. Dùng cọ vẽ hay que tăm viết lên giấy bằng nước chanh. 3. Đợi cho giấy khô ráo. 4. Để đọc chữ viết trên giấy, hơ tờ giấy lên ánh sáng mặt trời, đèn hoặc một nguồn cung cấp nhiệt khác. 5. Nguồn nhiệt sẽ làm chữ viết chuyển sang màu nâu nhạt, chữ viết đậm màu hơn nên bạn có thể đọc chữ được. 6. Một cách khác để đọc chữ là cho muối ăn lên vết mực khô trên giấy. Sau 1 phút, lau sạch muối và tô màu tờ giấy bằng bút chì sáp để đọc chữ. Hướng dẫn: 1. Có thể thực hiện thí nghiệm với các loại nước quả khác. Rượu trắng, nước cam, giấm, và nước táo đều có thể dùng cho thí nghiệm. 2. Dùng mảnh vải cotton tốt hơn dùng cọ vẽ. 3. Chữ viết chuyển sang màu nâu là do chỗ giấy bị acid phản ứng gia nhiệt trước toàn bộ phần giấy còn lại. Cẩn thận không gia nhiệt nhiều làm cháy tờ giấy Dung dịch hành viết... thư mật! Lấy hai nhánh hành, cắt bỏ lá chỉ giữ lại nõn hành, dùng tay bóp cho chảy ra dịch của hành sau đó dùng bút lông chấm vào dịch của hành để viết lên một trang giấy trắng. Để vài phút cho dịch hành khô, và khi đó không còn thấy nét chữ trên tờ giấy trắng nữa. Nhưng khi đem hơ tờ giấy trắng đó trên ngọn lửa của cây nến thì những nét chữ màu nâu sẽ lập tức hiện ra. Dịch của hành có thể làm cho giấy phát sinh biến đổi hoá học, hình thành một chất tương tự như màng trong suốt vậy. Điểm cháy của chất đó thấp hơn so với điểm cháy của giấy, nên khi hơ trên lửa, nó sẽ bị cháy, dẫn tới hiện ta nét chữ màu nâu. b) thí nghiệm củng cố kiến thức Sau khi học xong phần axit – bài: “ axit, bazơ và muối” – Hóa học 11, giáo viên cho học sinh tự làm thí nghiệm để củng cố kiến thức. Chuẩn bị: Hai bình cầu chứa cùng thể tích: bình A chứa dung dịch HCl 2M, bình B chứa dung dịch CH3COOH 2M Hai mẩu Mg có khối lượng như nhau. Hai quả bóng cao su như nhau. Sau 1 phút Sau 10 phút (A) (B) (A) (B) Tiến hành:Cho hai mẩu Mg thả cùng lúc vào hai bình cầu rồi bịt kín bằng hai quả bóng cao su. Nhận xét kết quả sau 1phút và sau 10 phút. ddHCl dCH3COOH Thí nghiệm học sinh tự làm ở nhà TN ở nhà là một loại bài làm mà GV giao cho từng HS hoặc từng nhóm thực hiện ở nhà để tìm hiểu một hiện tượng, xác định một đại lượng, kiểm chứng một định luật hóa học nào đó. TN ở nhà được tiến hành trong điều kiện không có sự giúp đỡ, hướng dẫn và kiểm tra của GV. TN này chỉ đòi hỏi HS chỉ tiến hành với những dụng cụ TN tự kiếm trong đời sống tự tạo từ những dụng cụ đơn giản. Vì vậy nó tạo nhiều cơ hội cho sự phát triển hứng thú học tập và ham mê yêu thích môn hóa học của HS. Ngoài ra, TN ở nhà còn có tác dụng phát triển năng lực sáng tạo của HS qua việc đề xuất, thiết kế, chế tạo dụng cụ TN nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập. Nội dung TN ở nhà rất phong phú và đa dạng, có thể là đề xuất các phương án TN, tiến hành TN và giải thích hiện tượng. TN ở nhà có thể là định tính hoặc định lượng. Tuy nhiên, GV cần lựa chọn những đề tài phù hợp với khả năng và điều kiện của HS, nhất là trong việc tìm kiếm hóa chất cũng như tiến hành TN. Để kích thích hứng thú cho các em thì kết quả TN phải được báo cáo trước lớp và nhận được sự đánh giá của GV nhằm động viên và khuyến khích học sinh. Đoá hoa báo mưa, nắng Phạm vi áp dụng: bài: “ Hợp chất của kim loại kiềm” và “ Hợp chất của kim loại kiềm thổ ” – Hóa học 12 Làm một "đóa hoa báo mưa, nắng" như hướng dẫn dưới đây, có thể dùng để trắc nghiệm sự thay đổi của thời tiết. Dùng loại giấy nhún màu đỏ để làm một đoá hoa hồng, rồi phết nước muối đặc lên những cánh hoa (hoà muối ăn với nước, khuấy đều, cho thêm muối ăn cho tới khi muối ăn không tan được nữa là được nước muối đặc, dung dịch muối bão hoà), rồi cắm đoá hoa đó vào chậu hoa. Nếu sắc màu của hoa bị nhạt đi thì thời tiết nhất định sẽ nắng, còn màu sắc hao trở nên thẫm hơn thì thời tiết sẽ râm hoặc mưa. Đó là vì đoá hoa giấy thấm nước muối đặc thì dễ dàng hấp thu nước. Ngày râm khí áp thấp, độ ẩm không khí lớn, hoa giấy tiếp xúc với không khí có độ ẩm lớn thì có thể hấp thu nước trong không khí, nên hao giấy trở nên thẫm màu hơn lên một chút. Ngược lại, vào ngày nắng khí áp cao, độ ẩm không khí nhỏ, hoa giấy chẳng hấp thu được nước nên đương nhiên vẫn giữ màu vốn có, hoặc thấy nhạt đi một chút. Trong muối ăn, ngoài NaCl còn có một số muối khác như MgCl2... Chính MgCl2 rất ưa nước, nó hấp thụ nước trong không khí và rất dễ tan trong nước. Làm trứng mờ Phạm vi áp dụng: bài “Hợp chất của canxi” Nguyên liệu: vài quả trứng giấm trắng 1 hũ chứa vừa đủ cho những quả trứng và có nắp đậy 1 cái muỗng lớn Cách làm: 1. Đặt quả trứng vào hũ chứa, tránh không để cho những quả trứng chạm nhau. 2. Cho vừa đủ giấm ăn vào hũ ngập trứng. Lưu ý những bọt nhỏ li ti xuất hiện bao xung quanh quả trứng. Đậy nắp hũ chứa và cho vào tủ lạnh, để trong 24 giờ. 3. Dùng muỗng lớn vớt những quả trứng ra. Hãy thực hiện cẩn thận – vì vỏ trứng đã hòa tan vào giấm nên trứng rất mỏng manh dễ vỡ. 4. Cẩn thận đổ bỏ nước giấm cũ. Đặt quả trứng trở lại hũ và cho dung dịch giấm mới vào. Để hũ chứa vào tủ lạnh trong khoảng 24 giờ. 5. Lấy những quả trứng ra, để ráo. Nếu trứng bị vỡ thì hãy bỏ quả trứng đó đi. 6. Có những quả trứng không vỏ, trong mờ với vỏ trứng bao bên ngoài rất mềm dẻo chứ không còn cứng như trước nữa. Hướng dẫn: Khi ngâm quả trứng vào giấm ăn, vỏ trứng hòa tan vào dung dịch. Giấm ăn có chứa acid acetic có thể phá vỡ tinh thể calcium carbonate rắn hình thành nên vỏ trứng tạo thành calcium và carbonate riêng lẻ. Các ion calcium hòa tan trong dung dịch, trong khi carbonate chuyển thành carbon dioxide – chính là những bọt bong bóng mà ta đã quan sát thấy xung quanh vỏ trứng. Ngoài ra, có thể dùng sodium bicarbonate cũng là một dung dịch có tính kiềm thay cho giấm ăn, vậy thì hãy quan sát xem thí nghiệm này xảy ra như thế nào. Hãy để quả trứng không vỏ vào tủ lạnh nếu dùng thực hiện những thí nghiệm khác. Cách làm trứng vịt thành hình vuông Ngâm trứng vào giấm 7 ngày, trứng sẽ mềm như bông . Bỏ trứng vào hộp nhỏ hình vuông, rồi bỏ vào nước lạnh vỏ sẽ cứng ra như vỏ trứng bình thường nhưng hình vuông. Làm pha lê từ tinh thể đồng sunfat Phạm vi áp dụng: bài “ Hợp chất của đồng” – Hóa học 12 Ta có thể làm được một "viên pha lê" cho riêng mình chỉ trong vài ngày thôi. Bằng cách "nuôi" những tinh thể đồng sunfat màu xanh ngọc pha lẫn tí màu của sương mờ (rất đẹp đấy) bên trong vỏ trứng. Thời gian yêu cầu: 2-3 ngày Nguyên liệu: 1. Một quả trứng 2. Nước nóng 3. Đồng sunfat Cách làm: 1. Cần phải chuẩn bị một vỏ trứng. Một tí tinh thể pha lê tự nhiên tồn tại dưới hình thức một loại khoáng chất. Đối với việc này thì khoáng chất là canxi cacbonat của vỏ trứng. Gõ thật cẩn thận để quả trứng nứt ra, bỏ trứng đi và giữ lại lớp vỏ. Rửa sạch vỏ trứng. Xén thẳng nơi vết nứt để được hai nửa vỏ. Hoặc cũng có thể xoay phần đầu của lớp vỏ, để có được những tinh thể pha lê hình quả bóng. 2. Trong một vật chứa khác, pha đồng sunfat với một phần tư cốc nước nóng. Số lượng đồng sunfat không cần phải chính xác, phải khuấy cho đến khi đồng sunfat không thể hoà tan được nữa. Nhiều hơn thế thì không tốt, sẽ còn dư lại một ít nguyên liệu rắn khi dung dịch được bão hoà. 3. Rót dung dịch đồng sunfat vào trong vỏ trứng. 4. Đặt vỏ trứng vào một nơi nào đó để nó có thể tồn tại mà không bị xáo trộn trong 2-3 ngày. Cũng có thể đặt vỏ trứng vào trong một vật khác để nó không bị ngã. 5. Quan sát tinh thể pha lê mỗi ngày ! Pha lê sẽ xuất hiện vào cuối ngày đầu tiên và sẽ trở nên "cứng cáp" hơn sau ngày thứ hai hoặc thứ ba. 6. Lấy dung dịch ra và để "pha lê" khô sau một vài ngày. Hoặc bạn có thể để dung dịch tự bay hơi (mất đến một hoặc hai tuần ) Lưu ý: Tăng nhẹ nhiệt độ sẽ tạo ra hiệu quả tốt với lượng đồng sunfat (CuSO4.5H2O) đã hoà tan. Đồng sunfat gây hại nếu nuốt nhầm, và gây kích thích da và màng nhầy. Nếu tiếp xúc trực tiếp, cần phải rửa ngay với nước. Nếu nuốt nhầm, phải truyền thêm nước và đến bác sĩ ngay. Tinh thể đồng sunfat có chứa nước, vì thế nếu muốn giữ những 'viên pha lê" đó, thì cần phải cất nó trong một vật chứa có nắp đậy. Nếu không, nước sẽ bay hơi dần đi. Phấn xám (hoặc xanh lục) sẽ khô cạn lại dưới hình thức của đồng sunfat. 3.4. Làm phấn màu Phạm vi áp dụng: bài “Hợp chất của kim loại kiềm thổ ” Thí nghiệm này cho một loại phấn màu sắc rất đẹp, có thể dùng nước rửa sạch. Thành phần nguyên liệu: 1 tách thạch cao 1/2 tách nước lạnh bột màu keo khuôn Cách làm: Trộn tất cả nguyên liệu trên lại với nhau, hãy nhớ rằng hàm lượng bột màu sử dụng có liên quan đến việc tạo ra màu sắc đậm hay nhạt cho phấn. Cho hỗn hợp vào khuôn định hình. Để hỗn hợp khô lại. Hướng dẫn: 1. Lót khuôn bằng giấy phủ sáp giúp dễ lấy phấn ra khỏi khuôn hơn. 2. Phấn chỉ được sử dụng tốt nhất sau khi khô ráo và tách khỏi khuôn. 3. Có thể dùng phẩm nhuộm màu acrylic thay cho bột màu keo nhưng có thể độc đối với sức khỏe. CHƯƠNG III:THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1.Thiết kế Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 12B1 là nhóm thực nghiệm và 12B2 là nhóm đối chứng. Hai lớp có những đặc điểm tương đương về sĩ số, giới tính Lớp 12B1(TN) Lớp 12B2(ĐC) Sĩ số 43 42 Nam 14 13 Nữ 29 29 Chúng tôi làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động. 2. Kết quả: Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Đối chứng Thực nghiệm TBC 6,1 6,4 p 0,135 p = 0,135 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm TN và ĐC là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 2): Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra trước TĐ Tác động KT sau TĐ Nhóm 1 (Thực nghiệm ) O1 Dạy học có sử dụng thí nghiệm vui O3 Nhóm 2 (Đối chứng) O2 Dạy học không sử dụng thí nghiệm vui O4 ở thiết kế này, chứng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập nhằm để đo thái độ hứng thú của học sinh 3. Quy trình nghiên cứu Dạy lớp thức nghiệm có sử dụng thí nghiệm vui, nhằm tăng cường hứng thú học tập của học sinh, lớp đối chứng không sử dụng thí nghiệm vui. Thời gian tiến hành theo PPCT của nhà trường, trong nội dung chương trình Hóa 12 ở học kỳ 2, đồng thời đo hứng thú học tập của học sinh thông qua bảng thái độ trước và sau tác động. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ Thực nghiệm Đối chứng Trước tác động Sau tác động Trước tác động sau tác động Giá trị trung bình 26,8 30,47 26 26,87 Độ lệch chuẩn 2,933 1,727 4,359 3,682 Mức độ ảnh hưởng (Giá trị SMD) 0,978 Giá trị p của T- test 0,00012 Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch giá trị trung bình bằng T-Test cho kết quả P = 0,00012, cho thấy: sự chênh lệch giữa giá trị trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả giá trị trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn giá trị trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,987. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử thí nghiệm vui đến kết quả học của nhóm thực nghiệm là lớn. Hình 1. Biểu đồ so sánh Giá trị trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng BÀN LUẬN Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 8,09, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,88; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,978. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p=0.00012< 0.001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch Giá trị trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. KẾT LUẬN VÀ kIẾn NGHỊ * Kết luận: Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy, sử dụng thí nghiệm vui trong dạy học hóa học giúp giáo viên chủ động trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, kích thích được hứng thú học tập của học sinh, tạo cho học sinh động cơ học tập tích cực. Chính vì vậy mà các nội dung kiến thức học sinh cần đạt được trở nên dễ dàng và được khắc sâu hơn, khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết bài toán hóa học tốt hơn. Việc sử dụng các thí nghiệm vui hóa học đã góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao hiệu quả học tập của học sinh ở trường THPT. * Kiến nghị - Tổ chức nhiều chuyên đề có chất lượng, có giờ dạy minh hoạ hoặc bằng băng đĩa hình, thí nghiệm tự tạo. - Tổ chức các buổi ngoại khoá để các em học sinh trao đổi về cách học tập của mình, phổ biến cách học của mình cho các bạn khác tham khảo. - Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm hoá chất, đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh. Yêu cầu đồ dùng, thiết bị, hoá chất có chất lượng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ GD & ĐT (2006), Chiến lược phát triển Giáo dục 2001- 2010, Hà nội. 2. Bộ GD & ĐT, Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 3. A.G. Côvaliôp (1971), Tâm lý học cá nhân, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. 4. Phạm Minh Hạc (2004), Kỷ yếu hội thảo về định hướng và giải pháp đổi mới PPDH ở trường phổ thông, Hà nội. 5. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan (2001), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội. 6. N.G. Marôzôva (1982), Nói chuyện với giáo viên về hứng thú nhận thức, NXB Giáo dục, Hà Nội. 7. Jean Piaget (1999), Tâm lý học và Giáo dục học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 8. KK. Platônov (1997), Tâm lý học, NXB ĐHSP Hà Nội, Hà Nội. 9. G.I.Sukina (1971), Vấn đề hứng thú trong khoa học giáo dục, NXB Trường ĐHSP Hà nội. 10. Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đồi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội. 11. Lê Xuân Trọng (tổng chủ biên) (2006), Sách giáo khoa hóa học 10 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội. 12. Lê Xuân Trọng (tổng chủ biên) (2007), Sách giáo khoa hóa học 11 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội 13. Lê Xuân Trọng (tổng chủ biên) (2009), Sách giáo khoa hóa học 12 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội 14. Sưu tầm, Tạp chí hóa học đời sống SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Long Khánh CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Long Khánh ngày 22 – 05 - 2012 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2011 – 2012 Tên sáng kiến kinh nghiệm: TĂNG CƯỜNG HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA CỦA HỌC SINH THPT BẰNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC VUI --------- Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Kim Oanh Tổ Hóa - sinh – KTCN Lĩnh vực: Phương pháp dạy học bộ môn Tính mới: Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có. Hiệu quả: Có tính cải tiến từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả. Khả năng áp dụng: Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả và có khả năng áp dụng trong trường THPT không chuyên để bồi dưỡng học sinh giỏi. Tốt Khá Đạt XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
File đính kèm:
- sangkienkinhnghiem-org-364.doc