Sáng kiến kinh nghiệm Tầm quan trọng của Tin học đối với sự phát triển của xã hội

Trong giáo dục nước ta, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã được đề cập và bàn rất sôi nổi từ nhiều thập kỉ qua. Các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu mới của lý luận dạy học hiện đại để nền dạy học của nước ta ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân loại. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo xu hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên: Học sinh tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ, nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức, kỹ năng đã thu nhận được. Trong quá trình thực hiện dự án, giáo viên có thể vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp học sinh định hướng tốt trong học tập, tạo ra những sản phẩm chất lượng và hình thành, phát triển năng lực. Vai trò của giáo viên chỉ là hướng dẫn, tư vấn chứ không phải là chỉ đạo, quản lí công việc của học sinh. Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.

Trong hoạt động dạy và học ở nhà trường THPT, việc truyền đạt cho học sinh ở nhiều góc độ, tạo chiều sâu trong quá trình nhận thức, luôn là mục đích mà mỗi giáo viên hướng tới để tổ chức một tiết học. Từ một kiến thức sẽ có nhiều cách thức tiếp cận, sử dụng những kiến thức của nhiều lĩnh vực, phân môn khác nhau để cùng khắc xâu hơn kiến thức ấy, đó là hướng đi đúng đắn theo định hướng đổi mới trong phương pháp dạy – và học hiện nay. Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp phát huy ưu điểm của hoạt động học lấy học sinh làm trung tâm. Ở đó, nhiều mảng kiến thức gần gũi được học sinh tìm hiểu, vận dụng vào để giải quyết tình huống thực tiễn trong bài học cụ thể.

Vào những năm 70, với sự phát minh ra kỹ thuật vi xử lý đã tạo cơ sở cho việc chế tạo ra những thế hệ máy tính mới ngày càng gọn nhẹ, tốc độ xử lý nhanh, độ tin cậy cao, điều khiển đơn giản hơn,. Về phần mềm các ngôn ngữ lập trình cũng tiến gần đến những ngôn ngữ thông thường. Nhờ vậy máy tính điện tử đã nhanh chóng thâm nhập vào mọi lĩnh vực sản xuất, kinh tế và đời sống xã hội. Tin học cung cấp cho con người những công cụ khai thác và xử lý thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Ngày nay tin học đã được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực từ các ngành khoa học chính xác, khoa học cơ bản đến điều khiển tự động, thông tin liên lạc,. Ðặc biệt tin học được sử dụng nhiều trong công tác quản lý như quản lý sản xuất, quản lý con người, quản lý tài nguyên,. Tin học được xem là một trong những ngành mũi nhọn, chiếm vị trí hàng đầu trong chính sách kinh tế và khoa học kỹ thuật của các nước phát triển.

 

docx65 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2095 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tầm quan trọng của Tin học đối với sự phát triển của xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Tích hợp trong lĩnh vực Nông nghiệp, Công Nghiệp, Khoa học kĩ thuật, Hỗ trợ quản lí, tài chính Ngân Hàng)
- GV yêu cầu HS quan sát hình, trả lời một số câu hỏi sau:
+ Vì sao Tin học được ứng dụng trong lĩnh vực Công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến?
+ Vì sao robot được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay, và mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào?
- GV yêu cầu HS quan sát hình, trả lời một số câu hỏi sau:
+ Vì sao Tin học được ứng dụng trong lĩnh vực Nông nghiệp ngày càng trở nên phổ biến?
+ Vì sao năng xuất nông nghiệp lại tăng lên rõ rệt.
HS: Vì nền nông nghiệp đã áp dụng kỹ thuật chính xác như canh tác các dòng lương thực siêu sản. 
GV: Mỗi quyết định đó đều được xử lí trên máy vi tính.
- GV yêu cầu HS quan sát hình, trả lời một số câu hỏi sau:
+ Vì sao Tin học lại được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực giải các bài toán khoa học kĩ thuật?
- GV cử nhóm 1 trình bày trong lĩnh vực chính trị, văn hóa, giáo dục
- GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV tổng hợp ý kiến, đánh giá kết quả hoạt động của từng nhóm, sau đó chốt lại nội dung kiến thức (Tích hợp trong lĩnh vực Chính trị, Văn hóa, Giáo dục)
GV: Tin học ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục đã mang đến những lợi ích gì cho học sinh và giáo viên?
HS: + giáo viên nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy
+ Các em được tiếp cận phương pháp dạy học mới điều này không chỉ giúp các em ngày thêm tự tin mà còn để cho giáo viên hiểu thêm về năng lực, tính cách và mức độ tiếp thu kiến thức của học trò
- GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV tổng hợp ý kiến, đánh giá kết quả hoạt động của từng nhóm, sau đó chốt lại nội dung kiến thức (Tích hợp các môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Văn học,..)
GV: Cảm nhận của em về sự phát triển của tin học xung quanh em. Máy tính được sử dụng ở những nơi nào? Nó tiện lợi ra sao
HS: Suy nghĩ trả lời, tham gia xây dựng bài
GV: Theo em, để phát triển tin học trong giáo dục cần quan tâm đến những yếu tố nào?
HS: Chính sách của đảng và nhà nước, cơ sở vât chất, con người,..
I. Ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội
 Các thành tựu của tin học được áp dụng ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội, đem lại nhiều hiệu quả to lớn.
Trong lĩnh vực kinh tế 
- Tin học không chỉ là ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng đóng góp GDP cao cho quốc gia, mà đã thực sự trở thành hạ tầng quan trọng.
- Tin học đã và đang tạo ra những biến đổi cách mạng và rộng khắp trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội trên quy mô toàn cầu.
Ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp
+ Cùng với đà phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa tại Việt Nam, ứng dụng rôbốt trong ngành công nghiệp đang ngày càng trở nên phổ biến. 
+ Robot được sử dụng trong các ngành chế tạo ôtô chiếm 33,2%, ngành unseecified chiếm 25%, ngành điện-điện tử 9,9%, ngành hoá chất + cao su + nhựa chiếm 9,4%, ngành chế tạo máy 4,3%, ngành điện tử viễn thông chiếm 2,5%, sản xuất metal chiếm 3,7%, ngành sản xuất gỗ 2,5%, và các ngành
Ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp
+ Tin học hóa hay vi tính hóa nền nông nghiệp được coi là cuộc cách mạng xanh trong thế kỉ 21 nhằm nuôi sống nhân loại.
+ Từ đầu thế kỷ 21 nền nông nghiệp thế giới đã chuyển biến mạnh với việc áp dụng kỹ thuật chính xác như canh tác các dòng lương thực siêu sản, chuyển qua tưới nhỏ giọt (drip feed) thay cho hệ thống mương máng tưới tiêu (irrigation). Mỗi một quyết định trong đó đều cần kết quả từ việc xử lý trên các máy vi tính.
Trong lĩnh vực giải các bài toán khoa học kĩ thuật
+ Nhờ có máy tính mà quá trình thiết kế trở nên đơn giản, nhanh chóng
Hỗ trợ việc quản lí: Hầu hết mọi hoạt động của xã hội đều có mặt của tin học.
Trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng: Tập trung phát triển các dịch vụ điện tử trong các lĩnh vực tài chính (thuế, kho bạc, kiểm toán...), ngân hàng, hải quan, hàng không, thương mại, thương mại điện tử và các dịch vụ công cộng 
Trong lĩnh vực chính trị
+ Tin học hoá hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước là bộ phận hữu cơ quan trọng của cải cách nền hành chính quốc gia.
 Trong lĩnh vực văn hóa
Trong lĩnh vực giáo dục
+ Việc học sẽ có hiệu quả hơn nếu nó được gắn liền với thực tiễn sinh động.
+ Việc thiết kế các phần mềm dạy học giúp cho giáo viên thực hiện được nhiều phương pháp giảng dạy hơn và giúp cho trò có thể tự học được nhiều hơn.
+ Ứng dụng tin học vào dạy học có rất nhiều lợi ích đối với cả giáo viên và học sinh
 Sự phát triển của tin học làm cho xã hội có nhiều nhận thức mới về cách tổ chức các hoạt động, nhiều quốc gia ý thức được tầm quan trọng của tin học và có những đầu tư lớn cho lĩnh vực này, đặc biệt là nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Là một nước đang phát triển, trong quá trình xây dựng và phát triển tin học Việt Nam gặp không ít những thách thức nhưng cũng có nhiều thuận lợi.
Nền tin học của một quốc gia được xem là phát triển nếu nó đóng góp được phần đáng kể vào nền kinh tế quốc dân và kho tàng tri thức chung của thế giới
Hoạt động 2: Tìm hiểu xã hội tin học hóa
HĐ2: Tìm hiểu xã hội tin học hóa
- GV cử nhóm 2 trình bày về xã hội tin học hóa.
- GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV tổng hợp ý kiến, đánh giá kết quả hoạt động của từng nhóm, sau đó chốt lại nội dung kiến thức(Tích hợp trong lĩnh vực công nghiệp, mua bán, đời sống).
- GV: Sống trong xã hội tin học hóa thì con người được hưởng những lợi ích gì?
GV: Việc ra đời của các loại robot đã giúp con người giải quyết được những vấn đề gì trong cuộc sống?
GV: Yêu cầu các thành viên trong nhóm đưa ra ý kiến, sau đó gọi các nhóm khác nhận xét và đưa ra ý kiến
GV: Hiện nay con người đã được hưởng những thành quả của tin học vào trong cuộc sống như thế nào?
HS: Máy giặt, máy điều hòa, ti vi thông minh, máy hút bụi,đều hoạt động theo một chương trình tự động
Xã hội tin học hóa
+ Các hoạt động chính của xã hội như: sản xuất hàng hóa, quản lý, giáo dục và đào tạo, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần trong thời đại tin học hóa sẽ được điều hành với sự hỗ trợ của các mạng máy tính kết nối các hệ thống thông tin lớn, liên kết các vùng lãnh thổ của một quốc gia và giữa các quốc gia với nhau.
+ Các giao dịch “mặt đối mặt sẽ ít dần”.
+ Có thể nghĩ viễn cảnh: Cơ quan không cần trụ sở, học tại nhà qua mạng, các hoạt động mua bán qua mạng.
+ Năng suất lao động được tăng lên rõ rệt, lao động chân tay sẽ được bớt dần và con người sẽ được tập trung chủ yếu vào lao động trí óc.
+ Các thế hệ rô bốt với nhiều loại dành cho các ngành nghề khác nhau sẽ được dùng phổ biến.
+ Rất nhiều thiết bị dùng trong mục đích sinh hoạt và giải trí như máy giặt, máy điều hòa, các thiết bị âm thanh, hoạt động theo chương trình điều khiển đã và đang nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người.
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa
HĐ3: Tìm hiểu văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa
- GV cử nhóm 3 trình bày về văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa 
- GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV tổng hợp ý kiến, đánh giá kết quả hoạt động của từng nhóm, sau đó chốt lại nội dung kiến thức(Tích hợp môn Giáo dục công dân, giáo dục kĩ nưng sống).
- GV: Sống trong xã hội tin học hóa thì con người phải tuân thủ những quy định gì?
GV: Việc ra phá hoại thông tin có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống?
GV: Yêu cầu các thành viên trong nhóm đưa ra ý kiến, sau đó gọi các nhóm khác nhận xét và đưa ra ý kiến
GV: Hiện nay nhà nước đã đưa ra những điều luật gì để sử lí những hành vi phá hoại thông tin?
GV: Yêu cầu nhóm 3 trình bày các vấn đề liên quan đến bảo vệ thông tin mà các em biết
- GV đặt một số câu hỏi sau:
+ Em có nhận xét gì về an toàn thông tin (Tích hợp môn Giáo dục kĩ năng sống).
+ Bản thân em và những người xung quanh đã có những hành động nào để bảo vệ thông tin (Tích hợp môn Tin học, môn Giáo dục kĩ năng sống). 
- HS: Mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình.
GV nhận xét, đưa ra ý kiến đánh giá câu trả lời của học sinh
HS: Sử dụng trình duyệt Virus, Bật tính năng UAC trên Windows, Kích hoạt tường lửa và tuỳ chon chế độ làm việc, Giữ cho phần mềm trên máy tính luôn là phiên bản mới nhất, Cẩn thận với các phần mềm dạng “Download and Run”,..
Văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa
+ Các hoạt động của xã hội dựa trên các dòng thông tin lưu chuyển trong một hệ thống tin học có quy mô toàn thế giới.
+ Sống trong xã hội như vậy con người phải có ý thức bảo vệ thông tin vì đó là tài sản chung của mọi người.
+ Đến năm 2009, Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung, trong đó có sửa đổi, bổ sung các tội danh có liên quan đến máy tính, mạng máy tính, gồm các điều 224 (Tội phát tán vi rút, chương trình tin học có tính năng gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số), điều 225, 226a, 226b.
+ Luật giao dịch Thương mại Điện tử được Quốc hội thông qua trong kì họp tháng 12 năm 2005. Trước đó ngày 13/01/2000 Quốc hội đã ban hành một số điều luật chống tội phạm tin học trong bộ luật hình sự
+ Giáo dục, đào tạo thế hệ mới đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao về phong cách sống và làm việc khoa học, có tổ chức, trình độ kiến thức vững vàng và khả năng thực hành tốt.
IV. CỦNG CỐ:
- GV chốt lại các kiến thức HS cần phải nhớ qua chủ đề.
- Sau đó đưa ra những việc mà ở lứa tuổi các em nên làm gì để bảo vệ thông tin. 
- GV sử dụng các câu hỏi trong bộ ngân hàng câu hỏi để kiểm tra mức độ ghi nhớ và vận dụng kiến thức của học sinh.
V. DẶN DÒ:
- Yêu cầu HS về học bài và có các hành động cụ thể để bảo vệ thông tin. 
- Phát động cuộc thi sáng tác thơ, vẽ tranh, âm nhạc với chủ đề: “ Bảo vệ thông tin”.
Phụ lục 1:
Một số hình ảnh minh họa hoạt động của GV và HS trong quá trình dạy học theo chủ đề tích hợp
Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm
Thảo luận nhóm (nhóm 1)
Thảo luận nhóm (nhóm 2)
Thảo luận nhóm (nhóm 3)
Đại diện nhóm 1 trình bày
Đại diện nhóm 2 trình bày
Đại diện nhóm 3 trình bày
Kiểm tra sau chủ đề
7. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
(Kết quả đánh giá cụ thể được thể hiện ở Phụ lục I)
Kiểm tra kết quả hoạt động của từng nhóm:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HỌC SINH
PHIẾU HỌC SINH ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
NHÓM:
I. Tiêu chí đánh giá:
- Cho điểm các thành viên theo 4 tiêu chí (tinh thần trách nhiệm cao, ý thức hợp tác, lắng nghe, tham gia ý kiến, đóng góp hoàn thành sản phẩm) với thang điểm cho mỗi tiêu chí cao nhất là 2,5 điểm.
- Tổng điểm tối đa đối với mỗi thành viên 10,0 điểm.
II. Đánh giá, xếp loại:
STT
Họ và tên
Nhiệm vụ
Tinh thần trách nhiệm cao
Ý thức hợp tác, lắng nghe
Tham gia ý kiến
Đóng góp hoàn thành sản phẩm
Tổng
1
2
3
PHIẾU GIÁO VIÊN ĐÁNH GIÁ CHUNG TỪNG NHÓM 
I. Tiêu chí đánh giá:
 - Kiến thức: Đảm bảo nội dung kiến thức của bài học; Liên hệ, mở rộng kiến thức.
 - Kỹ năng: Sử dụng công nghệ thông tin, kỹ năng tự học, tự sưu tầm, hợp tác, lắng nghe, tham gia ý kiến
 - Thái độ: Tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm trong công việc.
 - Tổng điểm tối đa đối với mỗi nhóm là 10,0 điểm.
II. Đánh giá, xếp loại:
NHÓM
ĐÁNH GIÁ
Điểm
Ưu điểm
Vấn đề cần
 rút kinh nghiệm
1
2
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHUNG CỦA HỌC SINH
- Điểm của mỗi học sinh là : kết quả điểm đánh giá của học sinh + điểm đánh giá của giáo viên + điểm bài kiểm 15 phút sau mỗi chủ đề chia cho 3.
STT
Họ và tên
Điểm đánh giá của học sinh
Điểm đánh giá của giáo viên
Điểm kiểm tra 15’ sau chủ đề
Điểm trung bình
1
2
3
Kiểm tra bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm(Trong bộ câu hỏi kiểm tra đánh giá)
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
BÀI KIỂM TRA SAU CHỦ ĐỀ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ
MÔN: Tin học 10
(Thời gian 15 phút)
Điểm
Lời phê của giáo viên
Khoanh vào chữ cái trước phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu dưới đây:
1/ Để bảo vệ thông tin, chúng ta cần
A. Cài đặt phần mềm phát hiện và diệt virus
B. Thay đổi cấu hình máy tính.
C. Lắp đặt thêm các thiết bị ngoại vi.
D. Cài đặt mật khẩu cá nhân trên máy tính.
2/ Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào sai ?
Sự phát triển của tin học làm cho xã hội có nhiều nhận thức mới về cách tổ chức các hoạt động.
Các mặt hoạt động chính của xã hội trong thời đại tin học hóa sẽ được điều hành với sự hỗ trợ của các mạng máy tính, các hệ thống tin học lớn.
Xã hội văn hóa có những quy định và điều luật để bảo vệ thông tin và xử lí các tội phạm phá hoại thông tin.
Cả ba phát biểu trên đều sai.
3/ Một số ứng dụng chính của tin học, đó là: 
Giải bài toán khoa học kĩ thuật, hỗ trợ việc quản lí.
Tự động hóa và điều khiển, truyền thông, công việc văn phòng;
Trí tuệ nhân tạo, giáo dục và y tế, giải trí, trò chơi, văn hóa nghệ thuật, âm nhạc, thể thao.
Tất cả các ý trên đều đúng.
4/ Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào sai?
A.Thông qua máy tính, ta có thể thiết kế được nhiều thiết bị hỗ trợ cho việc dạy và học.
B. Mọi tiết học có sử dụng máy tính đều tốt hơn các tiết học thông thường.
C. Có thể học tập từ xa nhờ hệ thống mạng máy tính toàn cầu Internet.
D. Trong các giờ học có sử dụng máy tính điện tử thì buổi học sẽ sinh động, người học sẽ hứng thú hơn.
5/ Để phát triển Tin học cần có : 
A. Một xã hội có tổ chức trên cơ sở pháp lí chặt chẽ. 
B. Một đội ngũ lao động có trí tuệ. 
C. Câu a sai và câu b đúng. 
D. Cả hai câu a , b đều đúng. 
6/ Chọn phát biểu sai trong các câu sau : 
 A. Nền Tin học của một quốc gia được xem là phát triển nếu nó đóng góp được phần đáng kể vào nền kinh tế quốc dân và vào kho tàng tri thức chung của thế giới. 
 B. Để bảo vệ lợi ích chung, xã hội phải có những quy địng chung, những điều luật để bảo vệ thông tin và để xử lí các tội phạm liên quan đến việc phá hoại thông tin ở các mức độ khác nhau. 
 C. Cả hai câu a, b đều sai. 
 D. Cả hai câu a, b đều đúng. 
7/ Trên Internet:
A. Ta muốn làm gì thì làm.
B. Mọi thông tin đề miễn phí.
C. Có tất cả những gì ta cần.
D. Chúng ta cũng phải có ý thức và tuân thủ theo pháp luật
8/ Các việc nào dưới đây cần phê phán?
Sao chép phần mền không có bản quyền.
Đặt mật khẩu cho máy tính của mình.
Sử dụng mã nguồn chương trình của người khác đưa vào chương trình của mình mà không xin phép.
Phát tán các hình ảnh đồ trụy lên mạng.
9/ Việc nào dưới đây không bị phê phán?
A.Tự ý thay đổi cấu hình máy tính không được sự cho phép của người phụ trách phòng máy. Tự ý đặt mật khẩu cá nhân trên máy tính dùng chung.
B. Cố ý làm nhiễm virus vào máy tính trong phòng máy của trường.
C. Quá ham mê các trò chơi điện tử.
D. Tham gia một lớp học trên mạng về ngoại ngữ.
10/ Việc phát triển các phương tiện kĩ thuật hiện đại có hàm lượng tin học ngày càng cao, năng suất lao động?
A. Năng suất lao động giảm.
B. Năng suất lao động tăng lên rõ rệt.
 C. Năng suất lao động không đổi.
D. Cả 3 đáp án trên đều sai.
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHUNG CỦA HỌC SINH
- Điểm của mỗi học sinh là : kết quả điểm đánh giá của học sinh + điểm đánh giá của giáo viên + điểm bài kiểm 15 phút sau mỗi chủ đề chia cho 3.
STT
Họ và tên
Điểm đánh giá của học sinh
Điểm đánh giá của giáo viên
Điểm kiểm tra 15’ sau chủ đề
Điểm trung bình
1
2
8, Các sản phẩm của học sinh 
- Bài kiểm tra nhanh 15 phút sau chủ đề
Kết quả: 
Điểm
Đối tượng
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
Sl
TL %
Lớp 10C
(35 HS)
27
77,1
7
20
1
2,9
0
0
Như vậy, theo thống kê ở trên, sau chủ đề 97,1% HS đạt kết quả khá giỏi trở lên, tỉ lệ điểm giỏi tương đối cao (77,1%) 
- Sản phẩm nhóm: Bài trình bày trên file word và powerpoint, tranh ảnh sưu tầm.
- Bài dự thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh THCS và THPT” với tình huống được chọn là: “Tin học và đời sống”.
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học tích cực, đó là cách thức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Ở đó giáo viên giữ vai trò là người hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học, tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận, hội thảo theo nhóm. Người thầy có vai trò là trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy. Phương pháp dạy học này rất đáng chú ý đến đối tượng học sinh, coi trọng việc nâng cao quyền năng cho học sinh. Giáo viên là người nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân sử các ý kiến đối lập của học sinh; từ đó hệ thống hóa các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những kiến thức cần nắm vững. Giáo án dạy học được thiết kế kiểu chiều ngang theo 2 hướng song song giữa hoạt động dạy của thầy và học của trò. Ưu điểm của phương pháp dạy học này rất chú trọng kĩ năng thục hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học. Đặc điểm của dạy học theo phương pháp này là giảm bớt thuyết trình, diễn giải; tang cường dẫn dắt, điều khiển, tổ chức, xử lý tình huống, song nếu không tập trung cao, học sinh sẽ không hệ thống và logic. Yêu cầu của phương pháp này cần có phương tiện dạy học, học sinh chuẩn bị bài kĩ ở nhà trước khi đến lớp và phải mạnh dạn, tự tin bộc lộ ý kiến, quan điểm. Giáo viên phải chuẩn bị kĩ bài giảng, thiết kế giờ dạy, lường trước các tình huống để chủ động tổ chức giờ dạy, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò.
	Mỗi phương pháp dạy học truyền thống hay hiện đại cũng đều có những đặc điểm, ưu thế và nhược điểm riêng. Không có phương thuốc nào chữa bách bệnh, không có phương pháp dạy học nào là chìa khóa vạn năng. Việc nghiên cứu kĩ từng bài dạy, từng đặc điểm bộ môn và từng đối tượng người học để có sự phối kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học là việc cần làm ngay của mỗi giáo viên để nâng cao chất lương giáo dục, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Kiến nghị
Để làm tăng tính khả thi của đề tài, người viết xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghi sau:
Về phía giáo viên:
+ Không ngừng học tập, bồi dưỡng kiến thức đảm bảo có trình độ khoa học cơ bản vững vàng của môn học.
+ Luôn trau dồi, học tập và áp dụng những phương pháp đổi mới, đặc biệt là phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp. Tham gia thường xuyên cuộc thi “ Dạy học theo chủ đề tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống trong thực tiễn” do sở giáo dục và đào tạo phát động, tổ chức.
+ Trước mỗi bài học, giáo viên phải định hướng, nghiên cứu để vận dụng kiến thức liên môn phù hợp, giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh, khuyến khích các em học tập và sáng tạo.
+ Giáo viên phải có hồ sơ theo dõi từng học sinh trong lớp học, hồ so baoo gồm kết quả, điểm số, nhận xét rõ ràng trước mỗi sản phẩm tích hợp của học sinh, từ đó đánh giá điểm mạnh và điểm yếu, sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập.
+ Thường xuyên trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ với đồng nghiệp trong tổ - nhóm chuyên môn để cùng xây dựng những bài học thú vị và bổ ích cho học sinh
Về phía học sinh
+ Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập.
+ Có phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn để giải quyết vấn đề.
+ Lập kế hoạch, thảo luận nhóm, phân công nhiệm vụ rõ ràng tới từng thành viên. Nhóm trưởng vừa điều hành, vừa báo cáo kết quả làm việc của cả nhóm, các thành viên tích cực tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng sản phẩm của nhóm.
+ Rèn luyện kĩ năng báo cáo, khả năng phát biểu trước lớp, bảo vệ chính kiến của mình trên cơ sở khoa học đúng đắn.
+ Tự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh quy trình học tập của bản thân.
Trên đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Đề tài sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của ban tổ chức và các quý thầy cô.
Xin trân trọng cảm ơn!
	 Tam Điệp, ngày 01 tháng 05 năm 2017
 Tác giả
 Trịnh Thị Kim Phương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hướng dẫn chuẩn KTKN môn tin học lớp 10 – 11 – 12 (NXB Giáo dục)
Sách giáo khoa tin học lớp 10 – 11 – 12 (NXB Giáo dục)
Sách giáo viên tin học lớp 10 – 11 – 12 (NXB Giáo dục)
Sách bài tập tin học lớp 10 – 11 – 12 (NXB Giáo dục)
Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trường THCS, THPT – NXB đại học sư phạm.

File đính kèm:

  • docx5. NH Dạy học theo dự án “ Tầm quan trọng của Tin học đối với sự phát triển của xã hội.docx
Sáng Kiến Liên Quan