Sáng kiến kinh nghiệm Suy nghĩ về phương pháp dạy học thực hành ngữ pháp trong môn Ngữ văn bậc Trung học cơ sở

 Dạy học ngữ pháp ở Trung học cơ sở có vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn bậc Trung học nói chung và Trung học cơ sở nói riêng . Dạy học ngữ pháp có khả năng phát triển tư duy cho học sinh. Kiến thức ngữ pháp nhằm trang bị cho học sinh một cách hệ thống những đơn vị kiến thức cơ bản, tối thiểu về cú pháp, ngữ pháp văn bản, giúp học sinhvận dụng những kiến thức đó một cách chủ động sáng tạo vào việc nói, viết. Mặt khác, các em được làm quen với ngữ pháp văn bản để nắm được cách tổ chức các văn bản, các đoạn văn cũng như sự liên kết các câu trong một văn bản.

 Nhiệm vụ của dạy học ngữ pháp ở THCS là cung cấp một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về từ loại, cú pháp, ngữ pháp văn bản, giúp học sinh biết cách vận dụng những đơn vị kiến thức một cách chủ động, sáng tạo vào nghe, đọc , nói, viết.

 Yêu cầu của dạy học ngữ pháp là làm cho học sinh nắm được bản chất từ loại và hệ thống các quy tắc ngữ pháp của Tiếng Việt. Vì vậy phải coi ngữ pháp ở THCS là ngữ pháp thực hành, vận dụng các nguyên tắc ngữ pháp vào tiếp nhận và sản sinh văn bản ( Đặc biệt là 6 loại văn bản được đưa vào chương trình). Dạy học ngữ pháp phải gắn với thực hành.Trong dạy học ngữ pháp phải chú trọng tới các hoạt động tạo lập, phân tích lỗi và sửa chữa lỗi.

 Qua thực tế dự giờ của đồng nghiệp, tôi thấy một vấn đề bất cập là: Giáo viên coi nhẹ tính thực hành hoặc rất lúng túng về phương pháp dạy thực hành ngữ pháp. Ở các tiết dạy ngữ pháp, giáo viên mới chỉ chú trọng phương pháp dạy tri thức lý thuyết. Trong phạm vi thời gian 45 phút của một tiết dạy học ngữ pháp, giáo viên chỉ dành 10 phút ( có khi chỉ 7- 8) phút để học sinh thực hành. Hơn thế nữa, nội dung thực hành đơn điệu, cách làm hời hợt hoặc có khi chỉ đơn thuần là việc giáo viên đưa ra một chuỗi cácđịa chỉ bài tập, hoặc hàng loạt các đáp án.

 

doc5 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3485 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Suy nghĩ về phương pháp dạy học thực hành ngữ pháp trong môn Ngữ văn bậc Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Suy nghĩ về phương pháp dạy học thực hành ngữ pháp
trong môn Ngữ văn bậc Trung học cơ sở
Đặt vấn đề
 Dạy học ngữ pháp ở Trung học cơ sở có vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn bậc Trung học nói chung và Trung học cơ sở nói riêng . Dạy học ngữ pháp có khả năng phát triển tư duy cho học sinh. Kiến thức ngữ pháp nhằm trang bị cho học sinh một cách hệ thống những đơn vị kiến thức cơ bản, tối thiểu về cú pháp, ngữ pháp văn bản, giúp học sinhvận dụng những kiến thức đó một cách chủ động sáng tạo vào việc nói, viết. Mặt khác, các em được làm quen với ngữ pháp văn bản để nắm được cách tổ chức các văn bản, các đoạn văn cũng như sự liên kết các câu trong một văn bản.
 Nhiệm vụ của dạy học ngữ pháp ở THCS là cung cấp một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về từ loại, cú pháp, ngữ pháp văn bản, giúp học sinh biết cách vận dụng những đơn vị kiến thức một cách chủ động, sáng tạo vào nghe, đọc , nói, viết.
 Yêu cầu của dạy học ngữ pháp là làm cho học sinh nắm được bản chất từ loại và hệ thống các quy tắc ngữ pháp của Tiếng Việt. Vì vậy phải coi ngữ pháp ở THCS là ngữ pháp thực hành, vận dụng các nguyên tắc ngữ pháp vào tiếp nhận và sản sinh văn bản ( Đặc biệt là 6 loại văn bản được đưa vào chương trình). Dạy học ngữ pháp phải gắn với thực hành.Trong dạy học ngữ pháp phải chú trọng tới các hoạt động tạo lập, phân tích lỗi và sửa chữa lỗi.
 Qua thực tế dự giờ của đồng nghiệp, tôi thấy một vấn đề bất cập là: Giáo viên coi nhẹ tính thực hành hoặc rất lúng túng về phương pháp dạy thực hành ngữ pháp. ở các tiết dạy ngữ pháp, giáo viên mới chỉ chú trọng phương pháp dạy tri thức lý thuyết. Trong phạm vi thời gian 45 phút của một tiết dạy học ngữ pháp, giáo viên chỉ dành 10 phút ( có khi chỉ 7- 8) phút để học sinh thực hành. Hơn thế nữa, nội dung thực hành đơn điệu, cách làm hời hợt hoặc có khi chỉ đơn thuần là việc giáo viên đưa ra một chuỗi cácđịa chỉ bài tập, hoặc hàng loạt các đáp án.
 Theo tôi nghĩ thì cách dạy học thực hành ngữ pháp như vậy chưa hiệu quả. Trong bài viết này tôi mạnh dạn đưa ra: Những suy nghĩ về phương pháp dạy thực hành ngữ pháp trong môn Ngữ văn ở bậcTrung học cơ sở.
Giải quyết vấn đề
I/ Mục đích của dạy học thực hành
- Dạy học ngữ pháp là một bộ phận của dạy học Tiếng Việt nên không thể tách rời khỏi thực hành giao tiếp.
- Dạy học thực hành nhằm làm sáng tỏ và củng cố cho các khái niệm , các qui tắc lý thuyết, đồng thời giúp cho học sinh trực tiếp vận dụng những điều đã học vào trong hoạt động giao tiếp, nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Việt cho học sinh.
- Không nên quan niệm dạy học thực hành tách rời với dạy học lý thuyết. Dạy học thực hành gắn liền với dạy học lý thuyết sẽ làm cho bài học ngữ pháp sinh động hơn và học sinh chủ động nắm được tri thức lý thuyết.
II/ Dạy học ngữ pháp thông qua hệ thống bài tập
 Bên cạnh hệ thống câu hỏi hướng vào việc hình thành khái niệm ngữ pháp và quy tắc ngữ pháp, học sinh chủ yếu được luyện tập chủ yếu thông qua một số hình thức bài tập.
1/ Bài tập nhận diện, phân tích:
 - Dạng bài tập này cho sẵn một số ngữ liệu và yêu cầu phân tích, xác định,nhận diện một số dấu hiệu của yếu tố ngữ pháp.
 - Dạng bài tập này có tác dụng sáng tỏ và củng cố, mở rộng khắc sâu hiểu biết về một khái niệm ngữ pháp nào đó.
 - Dạng bài tập này giáo viên nên lưu ý một số thao tác sau:
 +Cho học sinh xác định lại khái niệm ngữ pháp có liên quan để làm căn cứ.
 +Vận dụng đơn vị kiến thức đó vào xác định đối tượng ngữ pháp cần nhận diện, cần phân tích.
 Ví dụ :Khi dạy học sinh ôn tập về dấu câu, giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại công dụng của dấu câu: Dâú chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu ngoặc đơn , dấu ngoặc kép
 Các bước tiến hành:
Bước 1: Treo bảng phụ có chép ngữ liệu
Bước 2: Gọi học sinh xác định yêu cầu của bài tập . Xác định đơn vị kiến thức lý thuyết để vận dụng vào làm bài tập ( Tìm đường lối giải)
Bước 3:Yêu cầu học sinh giải quyết các bài tập
Bước 4: Gọi học sinh trình bày kết quả nhận diện.
Bước 5: Nhận xét, bổ sung, khái quát hoá để củng cố khái niệm.
2/ Bài tập tạo lập( Bài tập sáng tạo)
 Đây là loại bài tập học sinh tự mình tạo ra một sản phẩm ngôn ngữ theo một yêu cầu nào đó.Kiểu bài này yêu cầu HS vận dụng các tri thức lý thứêt vào một tình huống cụ thể. Tác dụng của kiểu bài tập này là rèn cho Hs kỹ năng vận dụng lý thuyết để hình thầnh những đơn vị ngôn ngữ phục vụ cho giao tiếp. đây là loại bài tập gây hứng thú cho HS.
 Bài tập sáng tạo có thể chia làm 2 loại: Bài tập nửa sáng tạo và bài tập sáng tạo hoàn toàn. Bài tập nửa sáng tạo là bài tập yêu cầu HSvận dụng lý thuyết vào tình huống quen thuộc( Có thể điền vào chỗ trống hoặc thay yếu tố ngôn ngữ này vào yếu tố ngôn ngữ khác; hoặc phát hiện chỗ sai). Bài tập sáng tạo hoàn toàn là bài tập yêu cầu HS vận dụng lý thuyết vào việc sáng tạo câu và sáng tạo đoạn vănhoặc văn bản.
 Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Yêu cầu HS đọc bài tập.
Bước 2: Hướng dẫn HS xác định các yêu cầu cần sáng tạo.
Bước 3: GV giám sát, yêu cầu HS làm bài tập sáng tạo.
Bước 4:Gọi một vài HS đọc bài làm của mình.
Bước 5: Các HS khác nhận xét, bổ sung,GV đánh giá, sửa chữa.
3/ Bài tập sửa chữa
- Sửa chữa lỗi là mặt hoạt động thứ 2 của hoạt động thực hành.
- Sửa chữa lỗi ngữ pháp có thể tiến hành trong nhiều hoàn cảnh dạy học, chấm bài, trả bài, nhận xết lời phát biểu của HS, giảI và chữa bài tập
- Hình thức chủ yếu là bài tập thực hành sửa chữa
 Một số thao tác của dạng bài tập này:
Bước 1: Hướng dẫn HS phát hiện, xác định loại lỗi.
Bước2: Hướng dẫn HS phân tích biểu hiện lỗi.
Bước3: Yêu cầu HS chỉ ra được những nguyên nhân mắc lỗi cơ bản.
Bước4: Xác định hướng và cách sửa chữa phù hợp với đặc điểm lỗi và mục đích giao tiếp.
Bước5: HS nhận xét và GV đánh giá.
III/ Thiết kế phần luyện tập bài dạy: Liên kết câuvà liên kết đoạn văn( SGK Ngữ văn 9- Tập 2)
 Trước khi vào phần luyện tập, GV cho HS khái quát lại khái niệm lý thuyết vừa hình thành như sau:
 - Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
 - Về nội dung:
+ Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn( Liên kết chủ đề)
+ Các câu và các đoạn văn phải được liên kết theo một trình tự hợp lý( Liên kết lô- gíc)
 - Về hình thức:
 Các câu và các đoạn văn có thể liên kết với nhau bằng một số hình thức sau:
+ Lặp lại ở các câu đứng sau từ ngữ đã có ở những câu trước( Phép lặp từ ngữ)
+ Sử dụng ở các câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với các từ ngữ đã có ở câu trước( Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và phép liên tưởng).
+ Sử dụng ở các câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước ( Phép thế)
+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước( Phép nối)
Bài tập vận dụng
A/ Bài tập nhận diện, phân tích
Bài tập 1,2( Ngữ văn 9 tập 2 trang 44)
Hướng dẫn:
1. Đoạn văn khẳng định năng lực, trí tuệ của người Việt Nam đó là: Thông minh nhạy bén. Nhưng quan trọng hơn là hạn chế cần khắc phục : lỗ hổng về kiến thức cơ bản, khả năng thực hành và sáng tạo =>Chủ đề của đoạn văn.
- Nội dung trong đoạn văn đều làm nổi bật chủ đề.
- Trình tự sắp xếp của đoạn văn là phù hợp với quá trình phát triển ý: Mặt mạnh của trí tuệ Việt Nam->Những hạn chế-> Cần khắc phục những hạn chế.
2. Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn:
- Câu2 nối với câu 1: bản chất trời phú ấy => Phép đồng nghĩa.
- Nhưng nối câu 3 với câu2=> Phép nối.
- ấy là nối câu 4 với câu 3=> Phép nối.
- Lỗ hổng ở câu 4 và câu 5=> Phép lặp từ ngữ.
- Thông minh ở câu 5và câu 1=> Phép lặp từ ngữ.
Bài tập 2,( Ngữ văn 9, tập 2, trang 50)
- Những cặp từ trái nghĩa:
Thời gian vật lý
Thời gian tâm lý
vô hình
giá lạnh
thẳng tắp
đều đặn
hữu hình
nóng bỏng
hình tròn
lúc nhanh, lúc chậm
B/ Bài tập sáng tạo
Bài tập 1:Vì sao các câu trong đoạn trích dưới đây lại liên kết được với nhau?
 Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. ( Nguyễn Công Hoan)
Gợi ý: Đây có thể được coi là đoạn văn đặc biệt gồm 6 câu đặc biệt diễn tả một cách hết sức súc tích, cô đọng cuộc ẩu đả đang xảy ra. Các câu được liên kết với nhau theo trình tự diễn biến của sự việc=> Phép trật tự tuyến tính.
Bài tập 2
 a/ Viết một đoạn văn ngắn tóm tắt truyện ngắn “ Làng” của Kim lân trong đó có sử dụng các phép liên kết câu. 
 b/ Chỉ ra các phép liên kết câu và phương tiện liên kết trong đoạn văn đó?
GV lưu ý: Bài tập này giuýp các em rèn kỹ năng tạo lập văn bản đồng thời có ý thức sử dụng các phép liên kết câu và nắm được tác dụng của phép liên kết khi tạo lập văn bản. Các em càng sử dụng được nhiều phép liên kết càng tốt.
C/ Dạng bài tập sửa chữa
*Bài tập 3: (SGK Ngữ văn 9 tập 2 trang 50)
 Hướng dẫn:
a/ Nguyên nhân sai: Các từ không làm nổi rõ chủ đề chung của toàn đoạn.
Cách sửa: Thêm một số từ liên kết chủ đề của đoạn:
Ví dụ: Cắm đi một mình trong đêm.Trận địa đại đội 2 của anh đống trên bãi bồi của một dòng sông. Anh nhớ lại hồi đầu mùa lạc, hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.
b/- Nguyên nhân sai: Lỗi về liên kết nội dung, trật tự sự việc sắp xếp không hợp lý. –Cách sửa: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào trước câu 2
 Ví dụ: Năm 19 tuổi chị sinh đứa con trai , sau đó chồng mắc bệnh, ốm liền trong 2 năm rồi chết. Trong 2 năm anh bị bệnh nặng, chị làm quần quật, phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú mớm cho con. Có những ngày ngắn ngủi cơn bệnh tạm lui, chồng chị yêu thương chị vô cùng.
* Bài tập 4( SGK Ngữ văn 9 tập 2 trang 51)
Hướng dẫn:
a/- Nguyên nhân sai: Lỗi về liên kết hình thức.
- Cách sửa: Câu 2 thay nó bằng chúng.
b/ -Nguyên nhân: Câu 1 và câu 2 không thống nhất địa điểm.
 - Cách sửa: Thay từ hội trường ở câu 2 bằng từ văn phòng.
Kết thúc vấn đề
 Trong quá trình dạy học thực hành ngữ pháp cho HS ở bậc Trung học cơ sở, tôi đã vận dụng phương pháp trên.Tôi thấy phương pháp này có những ưu điểm sau:
- Học sinh được củng cố và khắc sâu các khái niệm, các quy tắc ngữ pháp ngay trong phần thực hành. Các em trực tiếp vận dụng những điều đã học vào trong giao tiếp,nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Việt cho học sinh.
- Dưới sự hướng dẫn của thầy, học sinh thực sự chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức, khắc sâu kiến thức, tránh được trạng thái trì trệ trong học sinh.Học sinh hoạt động tích cực hơn.Và như vậy học sinh không ngại làm bài tập thực hành ngữ pháp, không khí giờ học trở nên nhẹ nhàng, thoải mái mà vẫn đạt hiệu quả cao. 
 Từ những ý kiến nêu trên, tôi muốn được góp tiếng nói vào phương pháp dạy thực hành ngữ pháp trong môn Ngữ văn ở Trung học cơ sở.
 Tôi rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các đồng nghiệp!
 Quỳnh Hưng ngày 15/ 4/ 2008
 Người trình bày
 Trần Thị Toan

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan