Sáng kiến kinh nghiệm Sưu tầm và viết lời mới cho một số bài đồng dao phục vụ công tác giáo dục trẻ mầm non - Năm học 2015-2016

Các bài đồng dao được sưu tầm, viết lời mới cùng với các trò chơi đi kèm theo nó đều được lựa chọn dựa trên cở sở đặc điểm nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi mầm non. Trong đó:

- Đồng giao được truyền tụng trong dân gian và không biết tác giả. Nhưng đồng dao vẫn mãi mãi trong tâm hồn người Việt Nam từ khi trẻ thơ cho đến lúc trưởng thành và thường gặp nhất là các bài đồng dao gắn liền với các trò chơi của trẻ. Đó là những kỷ niệm gắn liền với que chuyền nhỏ, quả bưởi con trong trò chơi đánh chuyền, là những viên sỏi trong trò chơi ô ăn quan hay những tiếng hò hét vang cả khoảng sân trong trò chơi kéo co, rồng rắn lên mây. Tuy chỉ được lưu truyền qua các thế hệ bằng các phương thức truyền miệng, nhưng đồng dao và trò chơi đồng dao đã mang lại cho trẻ em đời sống tinh thần phong phú qua những cảm xúc vui tươi, hồn nhiên, trong sáng cũng như một môi trường giáo dục mang tính cộng đồng .

- Đồng dao là thơ ca truyền miệng trẻ em. Đồng dao đư¬ợc chia làm hai loại gắn với công việc của trẻ em và gắn với trò chơi của trẻ em. Đồng dao đư¬ợc truyền từ đời này tiếp đời nọ, vùng này qua vùng kia, có khi thay đổi, có khi sai lạc, có khi thất truyền và bị lãng quên.

 

doc20 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sưu tầm và viết lời mới cho một số bài đồng dao phục vụ công tác giáo dục trẻ mầm non - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hả đỉa ba ba 
Con đỉa đeo bà
Con gà cục tác
Mỏ nhát cầm chầu
Con mèo cầm lái
Con nhái chạy buồm
Con tôm tát nớc
 Vục nước rỡn trăng.
 (Suu tầm)
3.2.Viết lời mới cho một số bài đồng dao và cách chơi các trò chơi tương ứng với các bài đồng dao đó.
Bài 1:   Chi chi chành chành
Lời 1: Chi chi chành chành               Lời 2: Chi chi chành chành
Chi chi chành chành                               Chi chi chành chành
Nhớ rút cho nhanh                                 Chim oanh học nói
Tay xoè ngón đặt                                   Khỉ già múa rối
Miệng đặt mắt nhìn                               Chó sói đuổi bò
Đi trốn đi tìm                                         Rùa nhảy khỏi hồ
Ú tim oà ập!                                           Bắt cò ăn thịt
                   (Lời mới)                            Sáo nằm gốc mít
                                                             Khóc mẹ hu hu!
                                                                           (Lời mới) 
* Mục đích giáo dục:
- Luyện tập cho trẻ có tính phản xạ, cử động nhanh nhẹn.
- Cung cấp thêm kiến thức về thế giới động vật cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ và thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
* Đối tuợng chơi: Trẻ nhà trẻ (dưới 3 tuổi), trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi).
Hình ảnh : Bé chơi “chi chi chành chành”
 * Cách chơi:
Khoảng 3-4 trẻ một nhóm. Một trẻ làm “cái” xoè bàn tay ra. Các trẻ khác đặt ngón tay trỏ vào lòng bàn tay trẻ làm “cái”. Trẻ làm “cái” vừa gõ ngón tay vừa đọc theo nhịp bài đồng dao. Đến câu cuối cùng, trẻ làm “cái” nắm tay vào để bắt các ngón tay của các bạn. Các bạn phải rút nhanh ngón tay khỏi bàn tay của trẻ làm “cái”. Ai bị “cái” bắt ngón tay thì xoè bàn tay ra, đọc theo nhịp bài đồng dao trên cho các bạn chơi tiếp.
Bài 2:   Dung dăng dung dẻ
 Dung dăng dung dẻ
 Dắt trẻ đi chơi
Đến hỏi ông trời
Xin vài cái bánh
Gặp xe thì tránh
Đội mũ trên đầu
Đi chậm đi mau
Ta đi cùng nhau
Lâu lâu lại ngồi.
 (Lời mới)
 Lời 2: Dung dăng dung dẻ
 Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến chỗ mát trời
 Chớ nên bỏ phí
 Thở làn không khí
 Vừa sạch vừa trong
 Em thấy mát lòng
 Thân càng mạnh mẽ
 Dung dăng dung dẻ
 Dắt trẻ đi chơi 
 Đến chỗ đông ngời
 Nếu không nhìn kỹ
 Người ta vô ý
 Chân dẫm phải chân
 Đau đớn vô cùng
 Còn chi vui vẻ
 Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Những buổi đẹp trời
Tìm nơi râm mát
Cùng nhau ca hát
Cất tiếng cuời vang
Nhảy múa nhịp nhàng
Cho lòng tuơi trẻ.
                                      (Lời mới)
 * Mục đích giáo dục:
- Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ và củng cố vận động đi cho trẻ.
- Dạy trẻ biết tự bảo vệ bản thân khi đi ra đường.
- Giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
* Đối tuợng chơi: Trẻ nhà trẻ (dưới 3 tuổi), trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi), trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi).
 Hình ảnh : Bé chơi “dung dang dung d?”
* Cách chơi:
 - Các cháu cùng nắm tay nhau, vừa đi vừa đung đưa theo nhịp bài đồng dao. Đến câu “ngồi thụp xuống đây” hay “lâu lâu lại ngồi” thì tất cả cùng ngồi xổm một lát, rồi lại đứng dậy vừa đi vừa đọc tiếp bài đồng dao.
Bài 3:   Nu na nu nống
 Nu na nu nống
Nu na nu nống
Một hồ nước trong
Sao không rửa chân
Cho trắng cho xinh
Đi thi chân đẹp
Chân ai sạch sẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bẩn tí nào
Được vào đánh trống.
(Lời mới)
* Mục đích giáo dục:
 - Cho trẻ làm quen với âm điệu du dương của đồng dao, nhằm giúp cho trẻ sau này biết yêu mến ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam.
- Phát triển ngôn ngữ và thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
* Đối tuợng chơi: Trẻ nhà trẻ (dưới 3 tuổi), trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi).
Hình ảnh : Bé chơi “nu na nu n?ng”
* Cách chơi: Cho trẻ ngồi hàng ngang, duỗi chân ra, ngời điều khiển trò chơi đọc bài đồng dao. Mỗi từ đập nhẹ vào một chân, đập từ đầu theo thứ tự đến cuối cùng, rồi lại quay ngược lại cho đến chữ “đánh trống”, chân nào trúng từ “đánh trống” thì co lại. Cứ thế cho đến khi các chân co lại hết, lại bắt đầu từ đầu.
 Bài 4:   Trồng đậu, trồng cà
Trồng đậu trồng cà
Hoe hoe hoa khế
Khế ngọt khế chua
Cột đình cột chùa
Hai tay ôm cột
Cây cam cây quýt
Cây mít cây hồng
Cành đa cành nhãn
Có chân thì rụt
(Lời mới)
* Mục đích giáo dục: 
- Cho trẻ làm quen với âm điệu du dương của đồng dao, nhằm giúp cho trẻ sau này biết yêu mếm ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam.
- Cung cấp thêm kiến thức về thế giới thực vật cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ và thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
* Đối tuợng chơi: Trẻ nhà trẻ (dưới 3 tuổi), trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi).
* Cách chơi:
Cho trẻ ngồi hàng ngang, duỗi chân ra, nguời điều khiển trò chơi đọc bài đồng dao. Mỗi từ đập nhẹ vào một chân, đập từ đầu theo thứ tự đến cuối cùng, rồi lại quay ngược lại cho đến chữ “rụt”, chân nào trúng từ “rụt” thì co lại. Cứ thế cho đến khi các chân co lại hết, lại bắt đầu từ đầu.
 Bài 5:   Câu ếch
Ếch ở dưới ao
Vừa ngớt mưa rào
Nhảy ra bì bọp
Ếch kêu ộp ộp! 
Ếch kêu oạp oạp!
Thấy bạc đi câu
Rủ nhau chốn mau
Ếch kêu ộp ộp! 
Ếch kêu oạp oạp!
                                                                      (Lời mới)
* Mục đích giáo dục: 
- Củng cố vận động bật nhảy cho trẻ.
- Cung cấp thêm kiến thức về thế giới động vật cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ và thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
* Đối tuợng chơi: Trẻ nhà trẻ (dưới 3 tuổi), trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi), trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi), trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi).
* Cách chơi: Vẽ một vòng tròn lớn ở giữa sân
- Một trẻ làm người đi câu, người đi câu cầm một sợi dây dài chừng 1m, đầu sợi dây buộc một miếng giấy gấp nhỏ lại cho hơi nặng để có thể hất chú ếch ở xa.
- Tất cả các bạn còn lại đứng trong vòng tròn làm ếch. Khi ngời điều khiển phát lệnh và bắt nhịp thì các chú ếch bắt đầu hát bài đồng dao. Khi hát làm động tác như chú ếch đang nhảy, tay chống nạnh, chân chụm lại, hơi nhún xuống nhảy lung tung như con ếch.
- Nếu thấy người đi câu còn ở xa thì các chú ếch nhảy lên bờ (ra khỏi vòng tròn) để rong chơi.
- Người đi câu đuổi theo, nếu quăng giây chúng vào chú ếch nào thì chú ếch đó phải thay làm người đi câu. Nếu lâu người đi câu không bắt được chú ếch nào thì nười đi câu phải nhảy ếch một vòng quanh ao.
 Bài 6:   Tập tầm vông
Tập tầm vông
Tay đàng đông
Tay đàng tay
Tay nào mây?
Tay nào gió?
Tập tầm vó
Tay nào có?
Tay nào không?
Tay nào phồng?
Tay nào đẹp
 (Lời mới)
 * Mục đích giáo dục: 
- Phát triển cơ tay và rèn luyện sự nhanh nhẹn của đôi bàn tay trẻ.
- Giáo dục tình cảm gia đình cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ và thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
* Đối tuợng chơi: Trẻ nhà trẻ (dới 3 tuổi), trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi), trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi), trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi).
Hình ảnh : Bé chơi “tập tầm vông”
* Cách chơi:
- Đối với những trẻ bé, trẻ vừa hát vừa đưa tay theo nhịp bài đồng dao. Cô giáo có thể cùng trẻ sáng tạo nhiều hình thức vận động khác như: làm nhiều kiểu vận động tay khác nhau, vận động chân, lắc đầu...
- Đối với những trẻ lớn, cô cho hai trẻ ngồi đối mặt nhau, vừa hát bài đồng dao vừa theo nhịp đập lòng bàn tay vào nhau: hoặc đập thẳng, hoặc đập chéo, hoặc một cao một hạ thấp, hoặc kết hợp nhiều cách khác nhau...
Bài 7:   Kéo cưa lừa xẻ
Lời 1:  Kéo ca lừa xẻ
Kéo ca lừa xẻ
Bé ngoan bé khoẻ
Nhớ chăm học hành
Học nhanh học giỏi
Sẽ giành điểm nời.
(Lời mới)
Lời 2:  keo ca lừa kít
Keo ca lừa kít
Làm ít ăn nhiều
Làm đâu bỏ đấy
Trộm lấy mất cưa
Lấy gì mà kéo!!!
(Lời mới)
* Mục đích giáo dục: 
- Cho trẻ làm quen với âm điệu du dương của đồng dao.
- Giáo dục trẻ đức tính chăm chỉ.
- Phát triển ngôn ngữ và thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
* Đối tuợng chơi: trẻ nhà trẻ ( duới 3 tuổi)
Hình ảnh : Bé chơi “kéo cưa lừa xẻ”
* Cách chơi: trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi), trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi).
Hai trẻ ngồi đối diện nhau, cả hai duỗi chân ra và đạp hai bàn chân vào nhau, hai tay nắm lấy nhau, cùng nhau vừa đẩy qua đẩy lại vừa đọc bài đồng dao
Bài 8:   Thả đỉa ba ba
Thả đỉa ba ba
Làm ngỗng làm gà
Làm voi, làm gấu
Làm anh cá sấu
Làm chị ếch ương
Làm bác linh dương 
Cùng chạy bốn phương.
 (Lời mới)
* Mục đích giáo dục: 
- Củng cố vận động chạy, củng cố kỹ năng ghép tương ứng 1-1 cho trẻ.
- Cung cấp thêm kiến thức về thế giới động vật cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ và thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
* Đối tuợng chơi: Trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi), trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi).
 * Cách chơi: 
- Vẽ hai đường thẳng song song dài 2m, rộng 3m giả làm con sông.
- Số trẻ chơi có thể 10 - 12 trẻ đứng thành vòng tròn, chọn một trẻ thuộc lời ca đứng ở giữa vòng tròn, vừa đi vừa đọc lời ca, cứ mỗi tiếng lại đập nhẹ tay vào vai một bạn. Tiếng cuối cùng rơi vào ai người ấy sẽ làm “đỉa”, nếu cần 2- 3 trẻ làm “đỉa” cách chọn như trên  
- Khi chơi các con “đỉa” đứng ở giữa sông. Các trẻ khác đứng ở ngoài vạch kẻ (bờ sông), tìm cách lội qua sông, sao cho các con “đỉa” không bắt được mình. Khi qua sông đọc: Sang sông - Về sông - Trông cây - Ăn quả - Nhả hột. Khi đọc đến câu cuối cùng trẻ làm “đỉa” bắt đầu đuổi bắt những người qua sông, nhưng chỉ được bắt những người qua sông cho tới bờ.
- Những người qua sông phải tìm cách chạy thật nhanh lên bờ sao cho “đỉa” không bắt được. Ai bị “đỉa” bắt phải đứng ra ngoài cuộc một lần chơi.
Bài 9:   Bịt mắt bắt dê
Một bầy trẻ nhỏ
Bịt mắt bắt dê
Dê vấp bờ hè
Ngã kềnh bốn vó
Mọi ngời cời rộ
Cố đuổi vòng quanh
Dê chạy thật nhanh
Túm ngay một chú
(Lời mới)
* Mục đích giáo dục: 
- Củng cố vận đi, vận động bò, phát triển khả năng định hướng trong không gian cho trẻ.
- Phát triển các giác quan và khả năng phán đoán cho trẻ.
- Cung cấp thêm kiến thức về thế giới động vật cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ và thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
* Đối tợng chơi: trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi), trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi).
* Cách chơi:
- Cách 1: Cô kẻ một vòng tròn trên sân (hoặc trong nhà). 
+ Mời hai trẻ lên chơi “oẳn tù tì”, ngời thua cuộc sẽ phải bịt mắt đi tìm dê, người thắng làm dê. Các bạn đứng ngoài cổ vũ. 
+ Ngời bị bịt mắt sẽ đi (hoặc bò) theo tiếng hát đồng dao của ngời làm dê để bắt bạn. Cả hai không được chạy (hoặc bò) ra khỏi vòng tròn. Nếu bắt được “dê” là thắng cuộc, không bắt được là thua cuộc.
- Cách 2:
+ Mời một trẻ lên bịt mắt đi tìm dê, các bạn đứng thành vòng tròn làm đàn dê. 
+ Người bị bịt mắt sẽ đi theo tiếng hát đồng dao của các bạn để tìm bắt một bạn. Bắt được rồi trẻ bị bịt mắt sẽ phải sờ và đoán xem đã bắt đợc bạn nào. Nếu bắt được “dê” và đoán đúng là thắng cuộc, không bắt được hoặc đoán sai là thua cuộc
Bài 10:   Rồng rắn lên mây
Rồng rắn đi chơi
Vừa hát vừa cười
Đến thăm thầy thuốc
Đếm chân mà bước
Thong thả mà đi
Tay chống chân quỳ
Hỏi cho thật lớn
Thầy thuốc có nhà không?
                                                                     (Lời mới
 * Mục đích giáo dục: 
- Củng cố vận động chạyvà rèn luyện khả năng định hướng trong không gian cho trẻ.
- Luyện tập đếm trong phạm vi 10 cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ và thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
* Đối tợng chơi: Trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi), trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi).
Hình ảnh: Nào mình cùng “rồng rắn lên mây”
* Cách chơi:
- Một trẻ làm thầy thuốc, đứng hoặc ngồi một chỗ. Các trẻ khác túm đuôi áo nhau thành rồng rắn. Rồng rắn đi lượn vòng vèo vừa đi vừa hát bài đồng dao. 
- Đến câu cuối cùng thì dừng lại trước mặt “thầy thuốc”. Người đóng vai “thầy thuốc” trả lời: “Thầy thuốc đi chơi!” (hay di chợ, đi vắng). Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời: “có”.
- “Rồng rắn” và“thầy thuốc” đối thoại với nhau:
+ Thầy thuốc: Mẹ con rồng rắn đi đâu?
+ Rồng rắn: Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.
+ Thầy thuốc: Con lên mấy?
+ Rồng rắn: Con lên một.
+ Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.
+ Rồng rắn: Con lên hai.
+ Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.
Cứ thế cho đến khi “Rồng rắn” trả lời:
+ Rồng rắn: con lên mười
+ Thầy thuốc: Thuốc ngon vậy.
Tiếp theo thì thầy thuốc đòi hỏi:
+ Thầy thuốc: Xin khúc đầu
+ Rồng rắn: Cùng xương cùng xẩu
+ Thầy thuốc: Xin khúc giữa
+ Rồng rắn: Cùng máu cùng me.
+ Thầy thuốc: Xin khúc đuôi
+ Rồng rắn: Tha hồ thầy đuổi.
- “Thầy thuốc” đuổi bắt “rồng rắn”. Trẻ đứng đầu dang tay cản “thầy thuốc”. “Thầy thuốc” tìm nọi cách để bắt được “khúc đuôi” ( trẻ cuối cùng). Nếu “thầy thuốc” bắt được “khúc đuôi” hay “rồng rắn” bị đứt khúc hay bị ngã thì cũng thua.
* Mục đích giáo dục: 
- Củng cố vận đi, vận động bò, phát triển khả năng định hướng trong không gian cho trẻ.
- Phát triển các giác quan và khả năng phán đoán cho trẻ.
- Cung cấp thêm kiến thức về thế giới động vật cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ và thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
* Đối tuợng chơi: Trẻ nhà trẻ (dưới 3 tuổi)
 * Cách chơi:
+ Mời một trẻ lên bịt mắt đi tìm dê, các bạn đứng thành vòng tròn làm đàn dê. 
+ Người bị bịt mắt sẽ đi theo tiếng hát đồng dao của các bạn để tìm bắt một bạn. Bắt được rồi trẻ bị bịt mắt sẽ phải sờ và đoán xem đã bắt đợc bạn nào. Nếu bắt được “dê” và đoán đúng là thắng cuộc, không bắt được hoặc đoán sai là thua cuộc
    3.3. Đưa các bài đồng dao vào giờ học của trẻ.
 - Đầu giờ cô dùng những hình ảnh, đồ dùng trực quan mang tính chất sáng tạo. Cô lồng những bài hát gây sự hứng thú cho trẻ.
 - Chuyển tiếp trong một giờ học: cô động viên, khen ngợi để thu hút trẻ hướng vào trò chơi. 
 - Kết thúc giờ học cô nhận xét, nêu gương trẻ, cho trẻ vận động nhẹ nhàng theo nhạc bài hát.
 3.4. Đưa các bài đồng dao vào mọi lúc, mọi nơi trong hoạt động mốt nagỳ cảu trẻ :
* Với thuộc tính của trẻ mầm non dễ nhớ, mau quên nên tôi lồng ghép các bài đồng dao vào trong hoạt động hàng ngày của trẻ: hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chiều, hoạt động đón trả trẻ.
 - Họat động đón trrả trẻ tôi lồng ghép các bài đồng dao.
Ví dụ bài: Dung dang dung dẻ
 Dung dăng dung dẻ
 Dắt trẻ đi chơi
 Đến chỗ mát trời
 Chớ nên bỏ phí
 Thở làn không khí
 Vừa sạch vừa trong
 Em thấy mát lòng
 Thân càng mạnh mẽ
 Dung dăng dung dẻ
 Dắt trẻ đi chơi 
 Đến chỗ đông người
 Nếu không nhìn kỹ
 Người ta vô ý
 Chân dẫm phải chân
 Đau đớn vô cùng
 Còn chi vui vẻ
 Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến chỗ mát trời
 Chớ nên bỏ phí
 Thở làn không khí
 Vừa sạch vừa trong
 Em thấy mát lòng
 Thân càng mạnh mẽ
 Dung dăng dung dẻ
 Dắt trẻ đi chơi 
 Đến chỗ đông nguời
 Nếu không nhìn kỹ
 Người ta vô ý
 Chân dẫm phải chân
 Đau đớn vô cùng
 Còn chi vui vẻ
 Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Những buổi đẹp trời
Tìm nơi râm mát
Cùng nhau ca hát
Cất tiếng cuời vang
Nhảy múa nhịp nhàng
Cho lòng tuơi trẻ.
 + Sau khi đón trẻ cô và trẻ cùng chơi. Với bài này tôi cho trẻ chơi một, hai đọan
 Cô và trẻ cùng đọc:
 Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến chỗ mát trời
 Chớ nên bỏ phí
 Thở làn không khí
 Vừa sạch vừa trong
 Em thấy mát lòng
 Thân càng mạnh mẽ
 - Vừa đọc các cháu nắm tay nhau, vừa đi vừua đung đưa theo nhịp bài đồng dao. Ddến câu “ thân càng mạnh mẽ” thì ngồi xổm một lát rồi lại đứng lên. Cô và trẻ chơi tạo hứng thú cho trẻ trước khi vào học. Đồng thời qua bài chơi cô giáo dục trẻ đi học các con hãy dắt tay bố mẹ vào lớp và cả khi tan học, chú ý đi không dẫm vào chân ngưuời bên cạnh.
 - Tương tự với góc hoạt động ngoài trời và các góc khác tôi cũng lồng ghép các bài đồng dao như:
+ Góc hoạt động ngoài trời thì tôi cho chơi bài: “câu ếch”, “ đi cầu đi quán”
+ Hoạt động góc ( với góc thiên nhiên) trẻ đọc và chơi bài “trồng đậu, trồng cà”
+ Hoạt động chiều cô và trẻ cùng ngồi lại và chơi bài “nu na nu nống” cho trẻ khỏi chán trước giờ về.
4. Kết quả thực hiện 
 Hiệu quả cuả việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ thông qua các bài đồng dao
 Tôi tiến hành tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với các bài đồng dao và chơi các trò chơi dân gian trong 8 tháng tại lớp và kết quả đạt được như sau:
Thứ tự
Nội dung thí nghiệm
KQ trước thí nghiệm
KQ sau thí nghiệm
1
Trẻ chú ý vào nội dung cô hướng dẫn.
76%
88%
2
Trẻ hứng thú và tích cực tham gai vào các hoạt động.
64%
80%
3
Trẻ năm được nội dung và thuộc các bài đồng dao.
69%
83%
4
Trẻ nắm được kỹ năng chơi các trò chơi dân gian.
76%
86%
Nhận xét:
 Kết quả trên cho thấy, các bài đồng dao đã gây được hứng thú, thu hút trẻ vào các hoạt động, trẻ háo hức được tham gia vào các trò chơi dân gian mà cô giáo tổ chức. Trẻ yêu thích các bài đồng dao biểu hiện là trẻ tự đọc đồng dao cho nhau nghe. Trẻ tự tổ chức chơi các trò chơi dân gian và đọc các bài đồng dao trong các giờ chơi tự do mà không cần giáo viên gợi ý, hay trực tiếp hướng dẫn.
Như vậy, kết quả thực nghiệm của tôi thành công và tạo thêm cảm hứng cho tôi tiếp tục sưu tầm và viết thêm lời mới cho các bài đồng dao, cũng như sưu tầm và sáng tạo thêm các trò chơi dân gian làm tư liệu phục vụ công tác chăm sóc - giáo dục trẻ ngày một tốt hơn.
 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Việc sưu tầm, viết lời mới cho các bài đồng dao là rất cần thiết bởi các lý do sau:
- Các bài đồng dao được sưu tầm và viết lời mới mang nội dung phù hợp với các chủ đề, chủ điểm giáo dục mà vẫn gần gũi với trẻ, vẫn giữ được nhịp điệu truyền thống của đồng dao cổ.
- Các bài đồng dao được sưu tầm, viết lời mới đều có kèm theo các trò chơi dân gian rất hấp dẫn và thu hút trẻ, vì vậy trẻ hứng thú và tham gia các hoạt động tích cực hơn.
- Khi tham gia vào các hoạt động làm quen với các bài đồng dao trẻ không những được phát triển ngôn ngữ, mà còn được củng cố các vận động, rèn luyện các tố chất thể lực cũng như mở rộng thêm vốn kiến thức về môi trường xung quanh.
 - Đặc biệt cho trẻ làm quen với các bài đồng dao và các trò chơi dân gian còn có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt và giáo dục những truyền thống văn hoá dân tộc cho trẻ.
2. Bài học kinh nghiệm
 - Cô giáo phải tìm tòi sáng tạo, sưu tầm các bài ca dao ngày ca dao nhày càng phong phú hơn, đa dạng hơn, thay đổi môi trường lớp và nội dung để trẻ hứng thú chơi.
 - Giới thiệu đến phụ huynh học sinh qua việc mời phụ huynh đến dự giờ.
 - Tổ chức nghiêm túc hoạt động tạo nề nếp và rèn kỹ năng cho trẻ.
3. Kiến nghị: 
1. Ngành học mầm non cần nghiên cứu để bổ sung vào chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ một số bài đồng dao phù hợp với độ tuổi, phù hợp với các chủ đề chủ điểm. Cần lưu ý tới một số bài đồng dao đặt lại lời mới dựa trên lời đồng dao cũ. Đồng dao là ca dao nhi đồng được truyền tụng từ đời này sang đời khác song cần phải chỉnh lý các bài đồng dao có lời quá dài.
2. Tùy theo từng địa phương, vùng miền, các cô giáo mầm non đã có khả năng sáng tác đồng dao phù hợp cho các cháu ở các độ tuổi. Chính vì thế, Bộ giáo dục hàng năm nên có một kế hoạch cụ thể để giáo viên có thể sáng tác gửi bài cho NXB Giáo dục. Bài viết sẽ được chỉnh sữa đa về cho các vùng, khu vực. Trẻ sẽ nắm bắt một cách nhanh hơn, thoải mái hơn và dễ thuộc hơn.
3. Đề nghị Khoa Giáo dục mầm non nên nghiên cứu để đưa đồng dao vào chương trình học cho trẻ bộ môn giáo trình văn học dân gian...
Qua việc nghiên cứu, sưu tầm và viết lời mới cho một số bài đồng dao phục vụ công tác giáo dục trẻ, tôi có một số ý kiến đề xuất sau:
- Cho phép được phổ biến các bài đồng dao được su tầm và viết lời mới cùng những trò chơi dân gian đi kèm các bài đồng dao trong phạm vi trường trong những năm học sau.
- Cần tạo điều kiện cho giáo viên trong trường được đi thăm quan, dự các lớp tập huấn để giáo viên có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi cho trẻ.
- Tăng cường đầu tư kinh phí, thời gian, đồng thời hớng dẫn, động viên, khuyến khích giáo viên tích cực nghiên cứu, sáng tạo thêm nhiều học liệu mới, nhiều hoạt động mới, hấp dẫn trẻ và có hiệu quả để phục vụ cho công tác giáo dục trẻ.
Trên đây là một số bài đồng dao mà tôi sưu tầm, viết lời mới, cùng các trò chơi dân gian mà tôi đã nghiên cứu và đề xuất. Tôi mạnh dạn nêu ra để đồng nghiệp và các bậc phụ huynh tham khảo. Tuy vậy, do điều kiện có hạn nên đề tài còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của lãnh đạo cấp trên để cho đề tài được hoàn thiện áp dụng tốt trong việc đưa đồng dao đến với trẻ.
Xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docGD nha tre_Hong Diep_ Mn Hoa Thuy Tien.doc
Sáng Kiến Liên Quan