Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng ứng dụng SHub Classroom để quản lí và hỗ trợ học sinh tự học bộ môn Hóa học Trung học Phổ thông

Cơ sở thực tiễn

- Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của

học sinh là giáo viên hướng dẫn học sinh chủ động khám phá kiến thức dưới sự

dẫn dắt của người thầy. Người thầy phải hướng dẫn các em cách tự học, tự

nghiên cứu. Đồng thời phải phát huy tối đa tác dụng của các phương tiện, thiết

bị vào quá trình dạy học.

- Là giáo viên giảng dạy môn Hóa học cùng với sự hỗ trợ của thiết bị dạy

học, việc tạo điều kiện thuận lợi từ ban giám hiệu nhà trường đang công tác, tôi

đã tích cực tìm hiểu nghiên cứu sử dụng các phần mềm và đưa vào sử dụng

trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học như phần mềm thí nghiệm

ảo, phần mềm soạn công thức hóa học, soạn thảo bài giảng PowerPoint, các

phần mềm đó đều giúp tôi có những bài giảng hay, hấp dẫn tạo hứng thú cho

học sinh ở trên lớp. Nhưng để kết quả học tập được tốt hơn học sinh về nhà cần

phải luyện tập, làm bài tập về nhà vậy làm sao để tôi có thể quản lý được việc

học ở nhà của các em? Tôi đã tìm hiểu ứng dụng SHub Classroom có những ứng

dụng giúp giáo viên dễ dàng cho bài tập, học sinh vào làm trực tiếp, có thể đánh

giá kết quả ngay việc làm bài của các em. Do đó ứng dụng giúp giáo viên quản

lý được việc tự học của học sinh, hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập.

Qua điều tra thực tế đa số học sinh trường THPT A ở nhà đều có sử dụng

điện thoại thông minh, có máy vi tính, các em sử dụng thành thạo internet. Do

đó tôi chỉ cần hướng dẫn các em có thể sử dụng phần mềm làm bài tập giáo viên

yêu cầu.

Như vậy để vừa có thể phát huy tính tích cực của học sinh, vừa phát huy

hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học, giáo viên quản lý được việc tự học của

học sinh tôi đã sử dụng ứng dụng SHub Classroom quản lý việc học của học

sinh, từ những kết quả thu được tôi có phương pháp giảng dạy cho phù hợp với

từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

pdf43 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng ứng dụng SHub Classroom để quản lí và hỗ trợ học sinh tự học bộ môn Hóa học Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 của mình 
Ví dụ: Câu trả lời có 2 đáp án là B hoặc C GV nhập vào ô đáp án với cú pháp 
B/C như hình 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Năm học 2019 - 2020 13 
Hình 15: Tạo nhiều đáp án bằng dấu “/” 
 Thêm hình ảnh, video, audio vào câu hỏi 
 Giáo viên nhấn vào nút “Mở rộng” để bắt đầu thêm hình ảnh, video, 
audio, gợi ý cho từng câu hỏi 
Hình 16: Thêm gợi ý cho câu hỏi 
 Nhấn vào từng biểu tượng như hình để thêm loại gợi ý mà quý thầy cô 
mong muốn và nhấn lưu lại 
 Sau khi tải bài tập lên, tạo hết các tính năng của bài tập sau đó nhấn nút 
“Hoàn tất”. 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Năm học 2019 - 2020 14 
Hình 17: Điền tên bài tập - số câu - đáp án - Hoàn tất 
 Kết quả sau khi tạo bài tập thành công 
Hình 10 Tạo bài tập thành công 
2.2.4. Kiểm tra kết quả làm bài của học sinh 
 Sau khi đưa bài tập lên giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập, học sinh 
vào làm bài giáo viên có thể kiểm tra ngay được kết quả học của các em. 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Năm học 2019 - 2020 15 
2.2.4.1. Kết quả theo bài kiểm tra 
 Để kiểm tra kết quả HS theo từng bài kiểm tra giáo viên bấm vào bài tập 
sau khi các bạn học sinh đã làm 
Hình 11 Xem kết quả theo bài 
GV có thể quan sát điểm bài tập của lớp qua màn hình này 
Hình 20: Bảng điểm bài tập 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Năm học 2019 - 2020 16 
2.2.4.2. Kết quả theo từng câu hỏi 
 Để kiểm tra kết quả theo từng câu hỏi giáo viên nhấn vào nút “Thông số 
từng câu” tại màn hình 
Hình 21: Thông số từng câu 
 Giáo viên nhấn vào nút “Đúng nhiều nhất” hoặc “Sai nhiều nhất” để biết 
được câu nào học sinh làm đúng, sai nhiều nhất. 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Năm học 2019 - 2020 17 
Hình 12 Tỷ lệ làm đúng sai các câu của lớp học 
Giáo viên nhấn vào từng câu để biết chi tiết bạn nào giải sai bạn nào giải đúng 
Hình 13: Học sinh làm sai và đúng của từng câu 
2.2.4.3 Xem kết quả từng học sinh 
Nhấn vào nút “Xem” tại bảng điểm để xem chi tiết bài làm của một học sinh 
Hình 24: Nhấn nút xem để quan sát chi tiết bài làm một học sinh 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Năm học 2019 - 2020 18 
 Màn hình chi tiết bài làm của học sinh xuất hiện, thầy/cô có thể quan sát 
kết quả bài làm bên phải màn hình 
Hình 25: Màn hình chi tiết bài làm của từng học sinh 
2.2.4.4 Xem kết quả theo danh sách lớp 
Để xem điểm trung bình của tất cả học sinh GV nhấn vào nút “Thành viên” và 
quan sát điểm trung bình các bài tập các em đã làm. 
Hình 26: Điểm trung bình các bài của học sinh 
2.2.4.5. Xem kết quả theo bảng điểm lớp 
Giáo viên nhấn vào nút “Bảng điểm” và xem bảng điểm của lớp 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Năm học 2019 - 2020 19 
Hình 14 Màn hình bảng điểm lớp 
2.2.5. Các tính năng khác 
2.2.5.1. Chỉnh sửa – xóa lớp học 
Để chỉnh sửa lớp học giáo viên nhấn vào trang “Tổng quan”. Nhấn vào 
biểu tượng cài đặt như hình để thay đôi các thông tin của lớp 
Hình 28: Nhấn nút chỉnh sửa lớp học 
Chỉnh sửa lớp học – Xóa lớp học 
 Nút “không nhận thêm học sinh vào lớp” để tránh người lạ tham gia lớp 
 Nhấn “Xóa lớp” khi bạn không sử dụng nữa 
 Nhấn “Cập nhật” để lưu lại thao thác cuối cùng sau khi chỉnh sửa 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Năm học 2019 - 2020 20 
Hình 29: Chỉnh sửa - Xóa lớp học 
2.2.5.2. Kho tài liệu 
 Giáo viên nhấn vào nút “Kho tài liệu” để đi đến màn hình lưu trữ tài liệu 
Nhấn nút tải tài liệu để lưu trữ - chia sẻ cho lớp học của mình 
Hình 30: Kho tài liệu, và tải tài liệu lên 
2.2.5.3. Tạo thông báo 
 Nhấn vào nút “Tạo thông báo” bên phải màn hình để tạo thông báo tới các 
em học sinh trong lớp của bạn. 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Năm học 2019 - 2020 21 
Hình 31: Nhấn nút tạo thông báo 
Kết quả sau khi tạo thông báo 
Hình 32: Thông báo sau khi tạo 
2.2.5.4. Xuất bảng điểm ra file excel 
Nhấn vào nút thành viên và nhấn vào nút bảng điểm lớp. 
Nhấn vào biểu tượng xuất file excel để tải bảng điểm 
Hình 33: Nhấn nút tải bảng điểm 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Năm học 2019 - 2020 22 
Kết quả sau khi xuất file excel 
Hình 34: Xuất file excel bảng điểm lớp 
2.2.5.5. Xóa học sinh khỏi lớp 
Nhấn vào nút thành viên và nhấn vào biểu tượng để xóa thành viên ra 
khỏi lớp học 
Hình 35: Xóa thành viên khỏi lớp học 
2.2.5.6. Tạo thư mục cho bài tập 
Tại màn hình bài tập nhấn vào biểu tượng tạo thư mục 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Năm học 2019 - 2020 23 
Hình 36: Tạo thư mục cho bài tập 
2.2.5.7. Lấy lại mật khẩu 
Nhấn vào nút Quên mật khẩu trên màn hình đăng nhập 
Hình 37: Nhấn nút quên mật khẩu 
 Sau đó nhập email hoặc số điện thoại 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Năm học 2019 - 2020 24 
Hình 38: Nhập email hoặc số điện thoại 
Hình 39: Nhập mã 
Nhập mã gửi từ điện thoại và nhấn nút hoàn tất 
2.2.5.8. Phần thưởng khuyến khích 
 Tính năng hỏi đáp toàn hệ thống 
Tại trang chủ, nhấn vào nút “Hỏi đáp” sẽ hiển thị sàn hỏi đáp của toàn hệ thống 
Hình 40: Màn hình hỏi đáp 
 Nhấn vào vùng đặt câu hỏi để tạo câu hỏi cho cộng đồng các bạn học sinh 
– giáo viên trên cả nước cùng giải đáp thắc mắc 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Năm học 2019 - 2020 25 
Hình 41: Đặt câu hỏi trên SHub Classroom 
 Quà tặng cho những học sinh tích cực 
 Các em học sinh có thể nhận được điểm Spoints khi giúp đỡ cộng đồng 
trả lời câu hỏi hoặc làm bài tập mỗi ngày từ thầy/cô 
Điểm Spoints này dùng để đấu giá các món quà có giá trị 
Hình 42: Sử dụng Spoints thông minh 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Năm học 2019 - 2020 26 
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 
3.1. Địa bàn thực nghiệm 
 - Thực nghiệm được tiến hành ở lớp 12A2 sĩ số 31 trong đó có 9 học sinh 
nữ và 22 học sinh nam tại trường THPT A, tôi so sánh kết quả học tập của các 
em trước và sau khi sử dụng SHub Classroom hỗ trợ quản lí việc học của các 
em. 
3.2. Quá trình thực nghiệm 
 - Đầu tiên tôi điều tra các em học sinh trong lớp có sử dụng điện thoại 
thông minh hay máy vi tính không, kết quả đa số học sinh có sử dụng điện thoại 
smart phone hoặc máy tính. 
 - Tôi hướng dẫn học sinh tải ứng dụng trên điện thoại hoặc vào trang Web 
để đăng kí tài khoản, tìm lớp và hướng dẫn cách làm bài và sử dụng các tính 
năng của ứng dụng. 
 - Trong quá trình giảng dạy trực tiếp trên lớp sau mỗi phần kiến thức lý 
thuyết cơ bản tôi đưa bài tập luyện tập, bài kiểm tra kiến thức lên ứng dụng. Học 
sinh sử dụng điện thoại hoặc máy vi tính vào ứng dụng để làm bài, bài nào khó 
không làm được học sinh có thể hỏi đáp trực tiếp. Qua phần mềm giáo viên nắm 
được học sinh nào đã làm bài tập và kết quả đạt được của các em mà không cần 
mất nhiều thời gian. 
3.3. Thời gian thực nghiệm 
 Thời gian thực nghiệm tiến hành từ 15/10/2019 đến 15/02/2020 
3.4. Kết quả thực nghiệm 
 Qua đánh giá kiểm tra chất lượng của học sinh trước và sau khi sử dụng 
ứng dụng tôi thu được như sau: 
 - Thống kê kết quả khảo sát trước khi sử dụng ứng dụng (lần 1), sau khi 
sử dụng ứng dụng (lần 2) của học sinh thu được như sau: 
Sĩ số Thống kê theo làn điểm Điểm 
min 
Điểm 
max 
ĐTB 
0 →=2 2→=5 >5 
Lần 1 0 0% 26 84% 5 16% 2,5 6,5 4,42 
Lần 2 0 0% 13 42% 18 58% 2,75 7,0 5,28 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Năm học 2019 - 2020 27 
Hình 43: Đồ thị biểu thị kết quả thi khảo sát lần 1 và lần 2 của học sinh 
 Nhận xét: Qua kết quả trên tôi thấy kết quả học tập của các em tăng lên 
đáng kể. 
 - Dựa vào kết quả làm từng bài tập, kết quả trung bình giáo viên phân loại 
được học sinh từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp ví dụ học sinh khá giỏi thì 
động viên khuyến khích học tập cho thêm các bài tập nâng cao, học sinh yếu 
kém thì phụ đạo thêm cho các em. 
ĐIỂM TRUNG BÌNH CÁC ĐỀ CÁC EM ĐÃ LÀM TRÊN PHẦN MỀM 
TT Họ và tên Ngày sinh Điểm trung bình Thứ hạng 
1 Tạ Lan Anh 30/09/2002 6,3 20 
2 Trần Hùng Cường 31/07/2002 7,4 2 
3 Trần Văn Chung 28/02/2002 6,8 11 
4 Nguyễn Xuân Dũng 28/11/2002 6,2 24 
5 Đặng Trọng Hà 11/11/2002 6,0 26 
6 Tạ Thị Hà 02/05/2002 6,5 17 
7 Nguyễn Minh hiếu 07/07/2002 6,1 25 
8 Trần Bá Hiếu 25/05/2002 6,4 19 
9 Bùi Thị Huyền 17/11/2002 7,9 1 
10 Nguyễn Tuấn Hưng 25/07/2002 5,4 29 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Năm học 2019 - 2020 28 
11 Phạm Quang Hưng 04/09/2002 6,0 27 
12 Phạm Văn Khương 16/10/2002 6,5 15 
13 Đỗ Văn Lâm 23/05/2002 7,2 7 
14 Trần Thị Ly 08/06/2002 7,4 3 
15 Nguyễn Văn Nhâm 03/05/2002 7,1 9 
16 Doãn Thị Nhung 15/01/2002 6,3 22 
17 Trần Thị Oanh 12/10/2002 6,8 10 
18 Trần Lê Phong 25/08/2002 6,2 23 
19 Nguyễn Xuân Phương 17/09/2002 6,7 14 
20 Trần Thị Bích Phượng 04/08/2002 7,1 8 
21 Nguyễn Hồng Quân 23/05/2001 7,5 2 
22 Đoàn Thu Quyên 25/10/2002 6,5 15 
23 Đào Anh Tiến 25/02/2002 4,7 31 
24 Trần Quốc Tuấn 02/04/2002 4,9 30 
25 Nguyễn Trọng Tùng 30/06/2002 7,3 5 
26 Trần Văn Thái 16/04/2002 6,8 12 
27 Hoàng Đức Thể 04/05/2002 6,7 13 
28 Nguyễn Văn Thế 22/01/2002 6,0 28 
29 Đỗ Văn Thủy 13/11/2002 6,5 18 
30 Nguyễn Thị Yến Vi 09/11/2002 7,3 6 
31 Trần Hoàng Vượng 07/04/2002 6,3 20 
 - Thống kê điểm trung bình học sinh qua các bài kiểm tra: 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Năm học 2019 - 2020 29 
Điểm trung bình Dưới 5,0 5,0 → <6,5 Từ 6,5 trở lên 
Số học sinh 2 11 18 
Hình 44: Đồ thị biểu thị điểm trung bình của học sinh sau các bài kiểm tra 
 Qua thực thực tế quan sát, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, trao đổi với 
học sinh, phụ huynh học sinh về vấn đề sử dụng SHub Classroom để quản lí và 
hỗ trợ học sinh học tập bộ môn Hóa học do tôi trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy: 
 - Phần mềm giúp giáo viên dễ dàng quản lí việc học của học sinh ở nhà, 
đánh giá được ngay kết quả học tập của học sinh mà không mất nhiều thời gian. 
Qua phân tích đánh giá kết quả học của từng học sinh giáo viên sẽ có biện pháp 
giáo dục phù hợp từng đối tượng để đạt hiệu quả tốt nhất. 
 - Học sinh tích cực, tự giác làm bài giáo viên giao cho một cách hứng thú 
vì sau khi làm bài các em biết kết quả ngay. Bài nào không làm được học sinh 
có thể trao đổi ngay với giáo viên hoặc các bạn. 
 - Học sinh sử dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu 
quả và hữu ích. Khi sử dụng máy tính hoặc điện thoại đề làm bài tập sẽ hạn chế 
được thời gian vô ích khi các em sử dụng mạng xã hội như facebook hoặc chơi 
điện tử 
 - Phụ huynh cũng rất hài lòng khi thông qua phần mềm phụ huynh dễ 
dàng cập nhật được tình hình học tập của con mình thường xuyên, biết được thứ 
hạng, lực học của con từ đó có các biện pháp giáo dục phù hợp. 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Năm học 2019 - 2020 30 
PHẦN KẾT LUẬN 
1. Những kết luận chủ yếu 
 Ngày nay thời đại công nghệ phát triển việc sử dụng và ứng dụng CNTT 
trong giáo dục là một trong những việc cần thiết. Sau khi sử dụng ứng dụng hỗ 
trợ tôi thấy: 
 - SHub Classroom là một trong những ứng dụng hỗ trợ giáo viên và học 
sinh rất tốt đem lại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy. Theo xu hướng mới 
học sinh có thể sẽ học và thi THPTQG trực tiếp trên máy tính, thì phần mềm là 
một công cụ học tập giúp học sinh rèn kỹ năng làm bài trực tiếp trên máy. Giáo 
viên sử dụng ứng dụng là việc cần thiết và trở thành xu hướng trong tương lai. 
Giáo viên có thể theo dõi lớp học ở bất cứ đâu, chỉ cần thông quan hệ thống 
internet, các thông báo, trao đổi diễn ra tức thời. 
 - Học sinh thích thú và tích cực tự giác trong học tập, giúp học sinh phát 
triển năng lực tự học, ứng dụng công nghệ thông tin. Tạo ra một kênh học tập 
mà ở đó vai trò của người học được nâng cao, yêu cầu tính tích cực trong quá 
trình học. 
 - Việc trao đổi thông tin trong quá trình dạy - học được thực hiện nhanh 
chóng, cập nhật kịp thời, sử dụng nhất quán thông qua ứng dụng. 
 - Việc trao đổi tài liệu học tập, nội dung yêu cầu được chia sẻ đến tất cả 
các thành viên hoàn toàn miễn phí và thuận lợi. 
 - Qua những kết quả đạt được khi sử dụng ứng dụng, tôi đã hướng dẫn các 
đồng nghiệp sử dụng, đa số các giáo viên rất hài lòng khi sử dụng. 
2. Kết quả và hạn chế của đề tài 
2.1. Kết quả đạt được 
 Sau khi thực hiện sáng kiến tôi thu được một số kết quả quan trọng như 
sau: 
 - Giáo viên đã ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Phần mềm hỗ 
trợ cho giáo viên dễ dàng quản lí việc học của học sinh mà không mất nhiều thời 
gian. 
 - Học sinh sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong học tập, bắt kịp 
xu thế tương lai. Khi dùng điện thoại, máy tính vào việc học các em sẽ không có 
thời gian lãng phí như chơi điện tử hoặc dùng mạng xã hội facebook 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Năm học 2019 - 2020 31 
 - Từ những đánh giá kết quả học tập của ứng dụng giáo viên có các 
phương pháp giảng dạy với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng 
dạy học. 
2.2. Hạn chế và hướng khắc phục của đề tài 
 Trong quá trình thực hiện đề tài dù đã cố gắng hết sức nhưng vẫn còn 1 số 
hạn chế sau: 
 - Để sử dụng được ứng dụng SHub Classroom thì các em cần có và biết 
sử dụng internet, smartphone, laptoptuy nhiên cũng không phải lúc nào học 
sinh cũng có đủ các điều kiện đó vì một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Vì 
vậy có một số học sinh không làm được đúng và đủ bài theo thời gian giáo viên 
yêu cầu. Để khắc phục hạn chế đó tôi rất mong nhà trường, gia đình tạo điều 
kiện về cơ sở vật chất như trang bị các máy tính có kết nối mạng để học sinh có 
thể học trên thư viện, trên phòng máy. 
 - Đề tài mới chỉ dừng lại ở 1, 2 lớp tôi thực nghiệm nghiên cứu và trực 
tiếp giảng dạy nên kết quả chưa thực sự khách quan và mang lại tính thuyết phục 
cao. Những năm sau tác giả sẽ mở rộng ứng dụng với các lớp khác và hướng dẫn 
các giáo viên khác cùng thực nghiệm để tiếp tục kiểm chứng. 
3. Một số khuyến nghị 
 Trong quá trình thực hiện đề tài, đặc biệt qua thực tế điều tra việc vận 
dụng vào thực tiễn tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến như sau: 
 - Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là mục tiêu hướng tới 
của toàn ngành giáo dục, đặc biệt theo xu hướng mới học sinh có thể sẽ học và 
thi THPTQG trực tiếp trên máy tính, thì ứng dụng là một công cụ học tập giúp 
học sinh rèn kỹ năng làm bài trực tiếp trên máy thành thạo. Ứng dụng cũng giúp 
giáo viên dễ dàng quản lí học sinh, hỗ trợ kịp thời trong quá trình học tập của 
các em. Vì vậy theo tôi cần nhân rộng ứng dụng trong dạy học cũng góp phần 
nào nâng cao chất lượng dạy học. 
 - Để ứng dụng các phần mềm trong dạy học đạt kết quả cao nhà trường 
địa phương, gia đình cần tạo điều kiện về thời gian, vật chất. Đặc biệt là hệ 
thống phòng học hoặc thư viện có trang thiết bị máy tính có nối mạng. 
 - Để học sinh sử dụng ứng dụng đạt hiệu quả cao thì rất cần sự phối hợp 
quản lí của gia đình. Tôi rất mong các phụ huynh tạo điều kiện cho em mình có 
đủ điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin để học tập, đồng thời phối hợp kiểm 
tra quản lí để các em không lợi dụng việc dùng máy tính ngoài việc học. 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Năm học 2019 - 2020 32 
4. Hướng phát triển của đề tài 
Trong thời gian tới tôi sẽ tiến hành phát triển đề tài theo các hướng: 
 - Mở rộng nghiên cứu và áp dụng với các lớp khác tôi được phân công 
giảng dạy, hướng dẫn đồng nghiệp sử dụng. 
 - Tìm hiểu nghiên cứu nhiều ứng dụng thiết thực khác để cùng kết hợp 
SHub Classroom quản lí hỗ trợ học sinh trong học tập nhằm nâng cao chất lượng 
dạy học. 
5. Khả năng áp dụng của sáng kiến 
 Qua thực nghiệm nghiên cứu và ứng dụng tôi thấy học sinh rất hứng thú 
và tích cực làm bài, hợp tác với giáo viên hướng dẫn nên kết quả thu được khá 
khả quan, nên khả năng áp dụng của sáng kiến sẽ được nhân rộng. 
 Ứng dụng SHub Classroom trong việc quản lí và hỗ trợ học sinh tự học ở 
nhà là sự kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại, giúp các 
em làm quen với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật rèn luyện kĩ năng tin học, kĩ 
năng tự giác của học sinh. 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Năm học 2019 - 2020 33 
8. Những thông tin cần bảo mật : không có 
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 
 Trong quá trình thực nghiệm tôi thấy để đạt được hiệu quả cao khi áp 
dụng sáng kiến cần có các điều kiện cần thiết sau: 
 - Giáo viên, học sinh phải có máy tính, điện thoại smartphone có kết nối 
mạng. 
 - Phải có sự phối kết hợp quản lí của phụ huynh và nhà trường. 
10. Đánh giá lợi ích thu được 
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến tác giả. 
 Về phía tác giả, tôi tự nhận thấy: 
 - Việc ứng dụng SHub Classroom trong dạy học sẽ giúp giáo viên dễ dàng 
quản lí việc học của học sinh, hỗ trợ kịp thời những thắc mắc của học sinh, qua 
đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 
 - Tạo cơ hội hình thành và phát triển năng lực của học sinh như năng lực 
sử dụng CNTT thành thạo. 
 - Tạo hứng thú cho học sinh từ đó các em tích cực chủ động hơn trong 
việc học. 
10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, 
cá nhân đã tham gia dùng thử nghiệm. 
 Sau khi trao đổi trực tiếp với học sinh lớp thực nghiệm 12A2, ý kiến của 
các em đều cho rằng: 
 - Các em đều hứng thú khi được sử dụng CNTT trong học tập, qua mỗi 
bài tập làm các em đều biết được điểm số, câu nào mình làm đúng, làm sai để có 
hướng giải quyết. Kết quả học tập sẽ kích thích các em cố gắng vươn lên cùng 
các bạn tiến bộ. 
 - Tăng cường năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp khi cần trao đổi bài với 
giáo viên, bạn bè. 
 - Rèn được kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin. 
11. Danh sách những tổ chức đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu 
TT Tên tổ chức Địa chỉ Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Năm học 2019 - 2020 34 
1 Lớp 12A2 Trường THPT 
A 
Sử dụng ứng dụng SHub Classroom 
quản lí, hỗ trợ học sinh tự học bộ môn 
Hóa học THPT. 
Yên Lạc, ngày 27 tháng 02 
năm 2020. 
KT. HIỆU TRƯỞNG 
PHÓ HIỆU TRƯỞNG 
Nguyễn Hồng Chi 
........, 
ngày.....tháng......năm...... 
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ 
Yên Lạc, ngày 24 tháng 02 
năm 2020 
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN 
 Phạm Thị Hằng 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Năm học 2019 - 2020 35 
PHỤ LỤC 1 
ĐIỂM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12A2 LẦN 1, LẦN 2 
TT SBD Họ và tên Ngày sinh Lần 1 Lần 2 
1 290002 Tạ Lan Anh 30/09/2002 4,50 5,50 
2 290023 Trần Hùng Cường 31/07/2002 5,00 6,00 
3 290025 Trần Văn Chung 28/02/2002 6,00 6,75 
4 290034 Nguyễn Xuân Dũng 28/11/2002 4,25 5,75 
5 290059 Đặng Trọng Hà 11/11/2002 4,50 6,00 
6 290060 Tạ Thị Hà 02/05/2002 3,00 4,00 
7 290061 Nguyễn Minh hiếu 07/07/2002 5,25 5,75 
8 290062 Trần Bá Hiếu 25/05/2002 4,25 5,25 
9 290063 Bùi Thị Huyền 17/11/2002 4,50 6,25 
10 290064 Nguyễn Tuấn Hưng 25/07/2002 2,50 2,75 
11 290065 Phạm Quang Hưng 04/09/2002 4,50 4,75 
12 290103 Phạm Văn Khương 16/10/2002 3,25 5,75 
13 290106 Đỗ Văn Lâm 23/05/2002 4,50 5,50 
14 290107 Trần Thị Ly 08/06/2002 4,25 4,50 
15 290146 Nguyễn Văn Nhâm 03/05/2002 4,00 3,50 
16 290147 Doãn Thị Nhung 15/01/2002 4,00 2,75 
17 290154 Trần Thị Oanh 12/10/2002 5,50 5,50 
18 290158 Trần Lê Phong 25/08/2002 3,50 3,50 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Năm học 2019 - 2020 36 
19 290159 Nguyễn Xuân Phương 17/09/2002 4,75 4,00 
20 290160 Trần Thị Bích Phượng 04/08/2002 6,25 5,75 
21 290168 Nguyễn Hồng Quân 23/05/2001 6,50 6,00 
22 290169 Đoàn Thu Quyên 25/10/2002 4,00 4,25 
23 290182 Đào Anh Tiến 25/02/2002 4,75 5,00 
24 290183 Trần Quốc Tuấn 02/04/2002 4,00 5,75 
25 290184 Nguyễn Trọng Tùng 30/06/2002 4,50 7,00 
26 290202 Trần Văn Thái 16/04/2002 4,25 4,75 
27 290203 Hoàng Đức Thể 04/05/2002 4,25 6,00 
28 290204 Nguyễn Văn Thế 22/01/2002 4,00 5,75 
29 290205 Đỗ Văn Thủy 13/11/2002 4,75 4,00 
30 290227 Nguyễn Thị Yến Vi 09/11/2002 4,75 6,25 
31 290228 Trần Hoàng Vượng 07/04/2002 3,00 4,25 
Điểm trung bình 4,42 5,28 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Năm học 2019 - 2020 37 
PHỤ LỤC 2 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH KẾT QUẢ LÀM BÀI TẬP HỌC SINH 
Kết quả làm đề ôn tập chương 1, 2 – ĐỀ SỐ 1 
Kết quả làm đề ôn tập chương 1, 2 – ĐỀ SỐ 2 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Năm học 2019 - 2020 38 
Kết quả làm đề ôn tập chương 3, 4 – ĐỀ SỐ 3 
Kết quả làm đề ôn tập chương 3, 4 – ĐỀ SỐ 4 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Năm học 2019 - 2020 39 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Mai Hoàng Phương (2012). Định hướng giáo viên sử dụng máy tính, Internet 
trong dạy học. Tạp chí Khoa Học ĐHSP TPHCM số 37. 
 2. https://shub.edu.vn/login 
3.https://www.youtube.com/watch?v=t_yfcixlq_s 
4. https://www.youtube.com/watch?v=1AcIIdN2RTU 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_ung_dung_shub_classroom_de_qua.pdf
Sáng Kiến Liên Quan