Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thí nghiệm biểu diễn trong dạy học Hóa học tích cực và kinh nghiệm để thành công khi thực hiện một số thí nghiệm biểu diễn về Clo, Oxi, Lưu huỳnh

Thí nghiệm hoá học giúp học sinh làm quen với tính chất, mối liên hệ và quan hệ có quy luật giữa các đối tượng nghiên cứu, làm cơ sở để nắm vững các quy luật, các khái niệm khoa học và biết khai thác chúng.

Thí nghiệm còn giúp học sinh sáng tỏ mối liên hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và đời sống.

Nhờ thí nghiệm mà con người có thể thiết lập được những quá trình mà trong thực tế tự nhiên hoàn toàn không có được và kết quả đã tạo ra những chất mới. Nó còn giúp học sinh khả năng vận dụng những quá trình nghiên cứu trong nhà trường, trong phòng thí nghiệm vào phạm vi rộng rãi trong các lĩnh vực hoạt động của con người.

 Đối với bộ môn Hoá học, thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nhận thức, phát triển, giáo dục như một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy- học. Người ta coi thí nghiệm là cơ sở của việc học hoá học và để rèn kĩ năng thực hành. Thông qua thí nghiệm, học sinh nắm kiến thức một các hứng thú, vững chắc và sâu sắc hơn.

Thí nghiệm hoá học còn có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy vật biên chứng và củng cố niềm tin khoa học cho học sinh, giúp hình thành những đức tính tốt: Thận trọng, ngăn nắp, trật tự, gọn gàng Đặc biệt với việc thay đổi nội dung chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh như hiện nay thì thí nghiệm càng được coi trọng, nhất là các thí nghiệm được tiến hành thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu.(học sinh nghiên cứu thí nghiệm do giáo viên biểu diễn hoặc nhóm học sinh tự nghiên cứu thí nghiệm để rút ra được kiến thức cần lĩnh hội)

Vì vậy, để làm tốt điều này thì người giáo viên cần có kinh nghiệm và biết sử dụng thí nghiệm sao cho phù hợp với nội dung kiến thức và mục tiêu của bài học nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Bên cạnh đó, khi giáo viên tiến hành thực hiện các thí nghiệm biểu diễn thì phải đảm bảo các thí nghiệm đó thành công ở mức cao nhất.

 Trong dạy - học hoá học, thí nghiệm hoá học được phân loại như sau:

Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và thí nghiệm của học sinh.

Thí nghiệm biểu diễn làm cơ sở để cụ thể hoá những khái niệm về chất và các phản ứng hoá học. Nếu trong thí nghiệm biểu diễn giáo viên là người thực hiện các thao tác, điều khiển các quá trình biến đổi của chất, học sinh chỉ theo dõi, quan sát những quá trình đó, thì thí nghiệm của học sinh, các em theo dõi, quan sát những thay đổi và các quá trình đó do chính bản thân mình thực hiện lấy. Đó là sự khác nhau chủ yếu giữa hai loại thí nghiệm.

Trong phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm, tôi chỉ xin được đề cập đến thí nghiệm biểu diễn của giáo viên nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.

 

doc14 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 2942 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thí nghiệm biểu diễn trong dạy học Hóa học tích cực và kinh nghiệm để thành công khi thực hiện một số thí nghiệm biểu diễn về Clo, Oxi, Lưu huỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Mở đầu
Thí nghiệm hoá học giúp học sinh làm quen với tính chất, mối liên hệ và quan hệ có quy luật giữa các đối tượng nghiên cứu, làm cơ sở để nắm vững các quy luật, các khái niệm khoa học và biết khai thác chúng.
Thí nghiệm còn giúp học sinh sáng tỏ mối liên hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và đời sống.
Nhờ thí nghiệm mà con người có thể thiết lập được những quá trình mà trong thực tế tự nhiên hoàn toàn không có được và kết quả đã tạo ra những chất mới. Nó còn giúp học sinh khả năng vận dụng những quá trình nghiên cứu trong nhà trường, trong phòng thí nghiệm vào phạm vi rộng rãi trong các lĩnh vực hoạt động của con người.
 	Đối với bộ môn Hoá học, thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nhận thức, phát triển, giáo dục như một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy- học. Người ta coi thí nghiệm là cơ sở của việc học hoá học và để rèn kĩ năng thực hành. Thông qua thí nghiệm, học sinh nắm kiến thức một các hứng thú, vững chắc và sâu sắc hơn.
Thí nghiệm hoá học còn có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy vật biên chứng và củng cố niềm tin khoa học cho học sinh, giúp hình thành những đức tính tốt: Thận trọng, ngăn nắp, trật tự, gọn gàng Đặc biệt với việc thay đổi nội dung chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh như hiện nay thì thí nghiệm càng được coi trọng, nhất là các thí nghiệm được tiến hành thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu.(học sinh nghiên cứu thí nghiệm do giáo viên biểu diễn hoặc nhóm học sinh tự nghiên cứu thí nghiệm để rút ra được kiến thức cần lĩnh hội)
Vì vậy, để làm tốt điều này thì người giáo viên cần có kinh nghiệm và biết sử dụng thí nghiệm sao cho phù hợp với nội dung kiến thức và mục tiêu của bài học nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Bên cạnh đó, khi giáo viên tiến hành thực hiện các thí nghiệm biểu diễn thì phải đảm bảo các thí nghiệm đó thành công ở mức cao nhất.
 Trong dạy - học hoá học, thí nghiệm hoá học được phân loại như sau:
Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và thí nghiệm của học sinh.	
Thí nghiệm biểu diễn làm cơ sở để cụ thể hoá những khái niệm về chất và các phản ứng hoá học. Nếu trong thí nghiệm biểu diễn giáo viên là người thực hiện các thao tác, điều khiển các quá trình biến đổi của chất, học sinh chỉ theo dõi, quan sát những quá trình đó, thì thí nghiệm của học sinh, các em theo dõi, quan sát những thay đổi và các quá trình đó do chính bản thân mình thực hiện lấy. Đó là sự khác nhau chủ yếu giữa hai loại thí nghiệm. 
Trong phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm, tôi chỉ xin được đề cập đến thí nghiệm biểu diễn của giáo viên nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. 
Xuất phát từ mục tiêu và vai trò quan trọng của thí nghiệm như đã nêu trên, đồng thời mong muốn ngày càng nâng cao chất lượng, sự thành công trong thí nghiệm cùng với kinh nghiệm qua những năm giảng dạy môn Hoá học, tôi lựa chọn, nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm: 
“Sử dụng thí nghiệm biểu diễn trong dạy học hoá học tích cực và kinh nghiệm để thành công khi thực hiện một số thí nghiệm biểu diễn về clo, oxi, lưu huỳnh.” (Hoá học 10 - Ban cơ bản)
b. nội dung
I. Thí nghiệm biểu diễn trong dạy học hoá học tích cực.
 	1. Những yêu cầu chung khi tiến hành thực hiện các thí nghiệm biểu diễn.
Trước khi tiến hành thực hiện các thí nghiệm biểu diễn giáo viên cần nắm được những vấn đề quan trọng sau đây:
 a. Bảo đảm an toàn thí nghiệm: 
 	An toàn thí nghiệm là yêu cầu trước hết đối với mọi thí nghiệm. Để đảm bảo an toàn giáo viên phải xác định ý thức trách nhiệm cao về sức khoẻ tính mạng của học sinh. Mặt khác giáo viên cần nắm chắc kĩ thuật và phương pháp tiến hành thí nghiệm.
VD: Trước khi đốt hiđro, metan, axetilen.. đều phải thử độ tinh khiết của chúng.
Khi làm việc với các chất độc hại như : Clo, brom, lưu huỳnh đioxit. phải có biện pháp bảo hiểm. 
Không dùng quá liều lượng hoá chất dễ cháy, dễ nổ đã ghi trong tài liệu hướng dẫn.
Các thí nghiệm tạo thành chất độc bay hơi cần tiến hành trong tủ hốt hoặc ở cuối chiều gió. 
b. Đảm bảo kết quả thí nghiệm.
Thực hiện thí nghiệm thành công có tác động trực tiếp đến chất lượng dạy học và củng cố niềm tin của học sinh vào khoa học .Muốn đảm bảo kết quả thí nghiệm trước hết giáo viên phải nắm vững kĩ thuật tiến hành thí nghiệm, phải thử nhiều lần trước khi biểu diễn trên lớp. Các dụng cụ và hoá chất phải được chuẩn bị chu đáo, đồng bộ.Nếu chẳng may thí nghiệm không thành công, giáo viên cần bình tĩnh kiểm tra lại các bước tiến hành, tìm nguyên nhân và giải thích cho học sinh.
c. Đảm bảo tính trực quan.
Trực quan là một yêu cầu cơ bản của thí nghiệm biểu diễn .Để đảm bảo tính trực quan, khi chuẩn bị giáo viên cần lựa chọn các dụng cụ và sử dụng lượng hoá chất thích hợp. Các dụng cụ cần có kích thước đủ lớn để học sinh ngồi cuối lớp có thể quan sát được, có màu sắc hài hoà, bàn biểu diễn thí nghiệm phải có độ cao cần thiết, các dụng cụ thí nghiệm cần bố trí sao cho học sinh có thể nhìn rõ.
Đối với các thí nghiệm có kèm theo sự thay đổi màu sắc, có các khí sinh ra như : Cl2, NO2. hoặc các chất kết tủa tạo thành thì dùng phông đặt ở phía sau các dụng cụ thí nghiệm.
Ngoài những yêu cầu trên, về mặt phương pháp để nâng cao chất lượng các thí nghiệm biểu diễn giáo viên cần chú ý thêm đến nội dung sau đây: 
- Số lượng thí nghiệm trong một bài nên lựa chọn vừa phải.
- Cần lựa chọn những thí nghiệm phục vụ trọng tâm bài học và phù hợp với thời gian trên lớp.
- Trong thí nghiệm nên sử dụng các hoá chất học sinh đã quen biết. Đương nhiên thí nghiệm nghiên cứu bài mới thì chất đó phải là mới đối với học sinh. Nhưng khi sử dụng chất để rút ra những kết luận nào đó, thì nên dùng các chất quen thuộc.
- Chọn các dụng cụ đơn giản, đảm bảo tính khoa học, sư phạm, mỹ thuật.
- Chọn các phương án thí nghiệm đơn giản, tiết kiệm hoá chất, dễ thành công và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho học sinh.
Để giúp học sinh tập trung cao vào các phản ứng hoá học diễn ra trong các dụng cụ thí nghiệm, nếu có điều kiện trước khi tiến hành thí nghiệm giáo viên nên giúp học sinh tìm hiểu về cấu tạo, tác dụng và cách sử dụng các dụng cụ đó.
- Trong quá trình tiến hành thí nghiệm cần có biện pháp tích cực nhằm thu hút sự chú ý của học sinh vào việc quan sát, giải thích các hiện tượng xảy ra bằng cách đặt câu hỏi ở các giai đoạn khác nhau của thí nghiệm để học sinh chú ý quan sát, nhận xét và trả lời. Cần hướng sự chú ý của học sinh vào sự quan sát những hiện tượng cơ bản nhất của thí nghiệm có liên quan đến nội dung bài học.
2. Sử dụng thí nghiệm biểu diễn trong dạy học hoá học tích cực. 
Sử dụng thí nghiệm biểu diễn trong giảng dạy là một yêu cầu hết sức quan trọng vì môn Hoá học là bộ môn khoa học thực nghiệm, không có thí nghiệm sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến việc nắm bắt kiến thức của học sinh.
Vai trò của thí nghiệm trong giờ hoá học có thể khác nhau. Chúng có thể minh họa các kiến thức do giáo viên trình bày, có thể là nguồn kiến thức mà học sinh tiếp thu dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong quá trình quan sát thí nghiệm. Vì vậy, các thí nghiệm biểu diễn có thể tiến hành thực hiện bằng hai phương pháp chính:
- Phương pháp minh họa.
- Phương pháp nghiên cứu.
Tuỳ theo nội dung kiến thức và mục tiêu của bài học mà các thí nghiệm biểu diễn được giáo viên tiến hành thực hiện theo phương pháp minh hoạ hay phương pháp nghiên cứu hoặc có thể tiến hành biểu diễn theo cả hai phương pháp. 
Tuy nhiên trong hai phương pháp trên thì phương pháp nghiên cứu có giá trị lớn hơn, vì nó tạo điều kiện phát triển khả năng nhận thức của học sinh như :
- Học sinh nắm được mục đích của thí nghiệm.
- quan sát, mô tả hiện tượng.
- giải thích hiện tượng. 
- rút ra kết luận về tính chất của chất.
Đặc biệt là có tác dụng kích thích học sinh làm việc tích cực hơn, chủ động hơn. Phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học, nội dung chương trình và sách giáo khoa như hiện nay.
 Một số ví dụ. 
*VD 1: Thí nghiệm về Cl2 tác dụng với kim loại Na (hoặc với Cu, Fe)
Với thí nghiệm này, giáo viên có thể tiến hành thực hiện theo phương pháp minh hoạ hay phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp minh hoạ:
Giáo viên thông báo cho học sinh biết:
 Na nóng chảy cháy trong khí Cl2 với ngọn lửa sáng chói tạo thành NaCl. Tiếp theo, giáo viên yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng, cân bằng, xác định số oxihoá, cuối cùng giáo viên tiến hành thực hiện thí nghiệm biểu diễn theo phương pháp minh hoạ cho những điều mà giáo viên vừa thông báo.
Sau khi hoàn thành thí nghiệm, học sinh sẽ thấy những điều giáo viên mô tả được khẳng định về mặt thực nghiệm. Hay nói cách khác, giáo viên đã minh hoạ cho các kiến thức đã đưa ra bằng thí nghiệm(thí nghiệm minh hoạ)
- Phương pháp nghiên cứu:
Giáo viên đặt vấn đề:
 	Cl2 có tác dụng được với kim loại như Na( hoặc với Cu, Fe) hay không?
Trước khi tiến hành thực hiện thí nghiệm biểu diễn, giáo viên yêu cầu học sinh tập trung quan sát hiện tượng xảy ra, sau đó giáo viên biểu diễn thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu.
Kết thúc thí nghiệm, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu mục đích của thí nghiệm?
+ Hiện tượng quan sát được? 
+ Viết phương trình phản ứng. Giải thích?
+ Rút ra kết luận về tính chất hoá học của Cl2 khi tác dụng với kim loại Na( hoặc với Cu, Fe)?
Qua đó ta thấy rằng, với cùng một nội dung thí nghiệm mà giáo viên có thể tiến hành biểu diễn thí nghiệm theo hai phương pháp khác nhau. Nhưng rõ ràng với phương pháp nghiên cứu học sinh được tham gia vào hoạt động học tập nhiều hơn ( trả lời nhiều câu hỏi và trên cơ sở đó rút ra được kiến thức cần lĩnh hội) chủ động hơn và đặc biệt là phát huy được tính tích cực của học sinh. 
Còn đối với thí nghiệm biểu diễn tiến hành thực hiện bằng phương pháp minh hoạ thì học sinh ít được tham gia vào hoạt động học tập và các hoạt động học tập đó mang tính thụ động, áp đặt, ít phát huy đựợc tính tích cực, không tạo được yếu tố bất ngờ và sự hứng thú cho học sinh mà trong học tập tích cực thì những yếu tố này lại rất cần thiết. Vì trước khi được quan sát thí nghiệm do giáo viên làm, học sinh đã được thông báo hiện tượng xảy ra cũng như sản phẩm tạo thành sau phản ứng.Vì vậy, thí nghiệm ở đây chỉ mang tính chất minh hoạ cho những kiến thức đã được thông báo.
 	ở thí nghiệm Cl2 tác dụng với kim loại Na như đã nêu trên, giáo viên có thể biểu diễn thí nghiệm theo phương pháp minh hoạ mặc dù phương pháp này còn nhiều hạn chế so với phương pháp nghiên cứu. Tuy nhiên, để phát huy được tính tích cực ở học sinh thì trong thực tế giảng dạy giáo viên cần sử dụng phương pháp nghiên cứu.
Có những thí nghiệm giáo viên phải biết lựa chọn, sử dụng phương pháp tiến hành thí nghiệm phù hợp mới đảm bảo đúng được mục tiêu về kiến thức, về mặt khoa học thực nghiệm, khoa học bộ môn. 
Như khi nghiên cứu độ tan của khí hiđro clorua trong nước, ta tiến hành thực hiện thí nghiệm biểu diễn bằng cả hai phương pháp minh hoạ và phương pháp nghiên cứu.Thông qua hai phương pháp này, ta hãy so sánh để thấy rằng phải sử dụng phương pháp nghiên cứu mới đảm bảo được những mục tiêu như đã nêu trên.
* VD 2: Thí nghiệm về tính tan của khí hiđro clorua.
- Phương pháp minh hoạ:
Giáo viên thông báo : Tiến hành thực hiện thí nghiệm về khí hiđro clorua ta thấy nước có thể tự chảy ngược vào bình đựng khí hiđro clorua do khí hiđro clorua tan rất nhiều trong nước .
Làm thí nghiệm chính xác, người ta đã xác định được ở 20 0C, một thể tích nước có thể hoà tan tới gần 500 thể tích khí hiđro clorua.
Sau khi thông báo như trên, giáo viên mới tiến hành làm thí nghiệm biểu diễn theo phương pháp minh hoạ đồng thời yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm.
Kết thúc thí nghiệm, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu hiện tượng xảy ra?
+ Vì sao nước trong chậu phun vào bình?
+ Kết luận về độ tan của khí hiđro clorua?
Qua quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi học sinh sẽ thấy những điều giáo viên thông báo là đúng với thực nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu: 
Dùng phương pháp nghiên cứu giáo viên chỉ cần đặt vấn đề ngắn gọn như dưới đây để hướng sự tập trung cao nhất của học sinh vào quan sát thí nghiệm:
Khí hiđro clorua có tan trong nước không, mức độ tan của khí hiđro clorua như thế nào? Để trả lời câu hỏi này tôi và các em cùng nhau nghiên cứu thí nghiệm về độ tan của khí hiđro clorua trong nước.
Sau khi đặt vấn đề như trên, giáo viên tiến hành biểu diễn thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu.
Kết thúc thí nghiệm, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời những câu hỏi như ở phần phương pháp minh hoạ.
Từ thí nghiệm về độ tan của khí hiđro clorua được biểu diễn bằng hai phương pháp khác nhau, ta dễ dàng thấy ở phương pháp nghiên cứu sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh hơn. Mặt khác, yếu tố bất ngờ để gây nên sự hào hứng trong học tập là rất tốt, vì học sinh phải tự mình nghiên cứu thí nghiệm do giáo viên biểu diễn trên cơ sở các hoạt động học tập như :
 Quan sát, trả lời câu hỏi, từ đó rút ra được kiến thức cần lĩnh hội: Khí hiđro là khí tan rất nhiều trong nước.
Với phương pháp minh hoạ thì tính tích cực, chủ động ở học sinh bị mất đi rất nhiều đặc biệt là yếu tố bất ngờ không còn nữa, học sinh có thể không quan sát thí nghiệm nhưng vẫn có thể trả lời được câu hỏi do giáo viên đặt ra. Vì phần lớn hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm và nội dung câu trả lời đã được giáo viên thông báo trước khi tiến hành làm thí nghiệm.
Qua ví dụ trên rõ ràng là để phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học, nội dung chương trình, sách giáo khoa như hiện nay thì sử dụng phương pháp nghiên cứu trong thí nghiệm biểu diễn sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động và đạt hiệu quả cao hơn trong học tập ở học sinh. Mặt khác, kiến thức lĩnh hội theo phương pháp này bền vững, sâu sắc hơn so với phương pháp minh hoạ.
Với phương pháp minh hoạ giáo viên thường chỉ dùng khi dạy thí nghiệm về điều chế hay nhận biết các chất. 
II. Kinh nghiệm để thành công khi thực hiện một số thí nghiệm biểu diễn về clo, oxi, lưu huỳnh. (lớp 10 - Ban cơ bản)
 Trong hoá học, để thực hiện thành công thí nghiệm nói chung và thí nghiệm biểu diễn nói riêng thì ngoài việc nắm vững nguyên tắc và phương pháp tiến hành thí nghiệm đòi hỏi người giáo viên phải có kinh nghiệm thực tế trong khi làm thí nghiệm, đặc biệt là đối với các thí nghiệm khó thành công. 
Dưới đây, tôi xin nêu lên kinh nghiệm để thành công khi tiến hành thực hiện thí nghiệm biểu diễn về Cl2, O2, S với một số kim loại. Đây là những thí nghiệm biểu diễn trong chương trình hoá học lớp 10 – Ban cơ bản. 
1. Thí nghiệm về S tác dụng với Fe.
- Hiện tượng:
Những hiện tượng thường gặp là S chảy ra, Fe không cháy, đốt 2-3 phút hoặc lâu hơn kết quả vẫn như vậy. 
- Nguyên nhân: 
+ Bột Fe không mịn.
+ Tỉ lệ về khối lượng hoặc tỉ lệ về thể tích chưa đúng. 
- Kinh nghiệm để thí nghiệm thành công: 
+ Bột Fe phải nhuyễn, mịn, tỉ lệ về khối lượng là 7g Fe và 4g S (hoặc có thể ước lượng bằng mắt 3 thể tích Fe với 1 thể tích S)
Thí nghiệm này thường làm sau khi trộn lẫn giữa Fe và S mà ưu thế hơn thuộc về bột Fe không mịn. Do đó, nếu đốt hỗn hợp bột Fe không mịn, S nóng chảy trong toàn khối hỗn hợp và Fe không còn để phản ứng.
+ Vì phản ứng toả nhiệt nên chỉ cần đốt chưa tới một phút một đốm đỏ ở đáy ống xuất hiện (lưu ý khi đó ở phần giữa hỗn hợp đen đi do S nóng chảy nhưng nửa bên trên vẫn còn nguyên màu vàng và xám của hỗn hợp) lập tức rút đèn cồn ra vệt sáng đỏ tự cháy tan dần khắp hỗn hợp.
Kết quả thí nghiệm thành công. Hiện tượng phản ứng xảy ra rất đẹp và hấp dẫn.
2. Thí nghiệm về O2 tác dụng với Fe.
- Hiện tượng:
 Hiện tượng thường gặp là que diêm hay mẩu than mồi bị rơi xuống bình O2, Fe không cháy. Bình thủy tinh bị vỡ khi đang làm thí nghiệm. 
- Nguyên nhân:
 	 + Do buộc không chặt que diêm hay mẩu than hoặc để than cháy quá lâu nên thể tích than nhỏ lại và rơi xuống khi Fe chưa kịp cháy. 
 	 + Hoặc do miệng bình oxi nhỏ, dây sắt và que diêm mồi quá dài vì thế dây sắt bị rung, thao tác chậm làm mất nhiệt hoặc que diêm quá dài cháy lâu làm mất một lượng lớn oxi nên không đủ oxi cho Fe phản ứng.
 	 + Không cho nước hoặc ít cát vào bình oxi.
 + Dây Fe bị gỉ hoặc bị bẩn.
 	 + Dây Fe quá to.
 	 + Mẩu than chưa nung nóng đỏ(nếu mồi là than).
- Kinh nghiệm để thí nghiệm thành công: 
+ Cho ít nước trong bình oxi.(hoặc ít cát sạch)
+ Dùng giấy nhám chà sạch gỉ hoặc bẩn trên dây Fe (dây sắt không nên to quá, tốt nhất là 1 dây phanh xe đạp) dài độ 30 cm cuộn thành lò so và ở đầu buộc chặt 1/ 3 que diêm.
+ Đốt cho que diêm cháy(hoặc nung nóng đỏ mẩu than) và đưa nhanh vào bình oxi. Que diêm cháy mạnh làm cho sợi dây Fe nóng lên và cháy khi hết oxi ở đầu dây Fe, Fe nóng chảy viên thành giọt tròn. 
3. Thí nghiệm về Cl2 tác dụng với Fe.
- Hiện tượng:
 Hiện tượng thường gặp là dây Fe không cháy hoặc cháy quá nhanh. 
- Nguyên nhân:
+ Do nung dây Fe chưa đủ nóng hoặc thao tác đưa dây Fe vào bình Cl2 chậm làm mất nhiệt.
+ Dây Fe chưa được làm sạch gỉ hay bẩn hoặc dây Fe nhỏ quá cháy nhanh nên học sinh không kịp quan sát hiện tượng xảy ra.
+ Không đủ Cl2 để phản ứng với Fe do thu khí Cl2 vào bình quá nhỏ hoặc thu Cl2 vào bình nhưng chưa đủ. 
- Kinh nghiệm để thí nghiệm thành công:
+ Dùng dây Fe to bằng 1 sợi dây phanh xe đạp hoặc to hơn một chút (tốt nhất dùng luôn 1 sợi dây phanh xe đạp) cọ sạch, dài 30 cm, một đầu quấn chặt vào đũa thuỷ tinh xuyên qua nút cao su, một đầu cuộn thành hình lò xo. 
+ Thu đầy khí Cl2 vào bình cầu đáy bằng hoặc bình tam giác 250 ml. 
+Đốt nóng đỏ đầu dây Fe đã cuộn hình lò xo rồi đưa nhanh vào bình dựng Cl2.	
C. Kết luận
Thí nghiệm hoá học giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình nhận thức, phát triển và giáo dục. Sử dụng thí nghiệm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Hoá học. Đặc biệt là khi sử dụng thí nghiệm biểu diễn bằng phương pháp nghiên cứu vì phương pháp này phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Do đó, giáo viên cần chú trọng sử dụng phương pháp này trong quá trình giảng dạy bộ môn. Nếu trong một thí nghiệm biểu diễn có thể sử dụng được cả hai phương pháp minh hoạ và phương pháp nghiên cứu thì giáo viên thường phải sử dụng phương pháp thứ hai. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào mục tiêu của bài học mà giáo viên có thể lựa chọn phương pháp minh hoạ hay phương pháp nghiên cứu cho phù hợp. Mặt khác, giáo viên cần vận dụng linh hoạt việc đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại và nhất là đảm bảo thí nghiệm thành công ở mức cao nhất, tạo được niềm tin khoa học cho học sinh. Điều này chỉ có được khi giáo viên tìm tòi nghiên cứu, làm nhiều thí nghiệm để rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân. 
 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm trên đã được kiểm nghiệm qua thực tế giảng dạy tại trường TCSP cho thấy nó phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
 Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song có thể còn những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý cấp trên và đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn. 
 Xin trân trọng cảm ơn! 
Nghĩa Lộ, ngày 30 tháng 12 năm 2007.
 Người viết 
 Phạm Hoài Minh 
mục lục
Trang
A. Mở đầu.
1
B.Nội dung.
2
 I. Thí nghiệm biểu diễn để dạy học hoá học tích cực. 
2
II. Kinh nghiệm thành công khi thực hiện một số thí nghiệm biểu diễn về clo, oxi, lưu huỳnh. 
8
C. Kết luận.
11
Tài liệu tham khảo
Tài liệu bồi dưõng giáo viên môn Hoá học 10.
 	 (Nhà xuất bản Giáo dục – Năm 2006)
 Tác giả: 	Nguyễn Xuân Trường
Lê Xuân Trọng
2.Tài liệu bồi dưõng giáo viên môn Hoá học 11.
(Nhà xuất bản Giáo dục – Năm 2007)
Tác giả: 	Nguyễn Xuân Trường
Lê Xuân Trọng
3.Thí nghiệm hoá học.
 ( Nhà xuất bản Giáo dục - Năm 2001) 
 Tác giả: Trần Quốc Đắc
3.Thí nghiệm thực hành lí luận dạy học hoá học.
 ( Nhà xuất bản Giáo dục - Năm 1980) 
 Tác giả:	 Nguyễn Cương
 Dương Xuân Trinh
 Trần Trọng Dương

File đính kèm:

  • docSu dung thi nghiem bieu dien trong day hoc hoa hoc tich cuc.doc
Sáng Kiến Liên Quan