Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương tiện trực quan theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong việc dạy học môn Khoa học lớp 4

Trong quá trình dạy học ở trường Tiểu học nói chung ở môn Khoa học lớp 4,5 nói riêng, phương tiện trực quan là một yếu tố đóng vai trò quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học. Phương tiện trực quan là nguồn thông tin phong phú và đa dạng giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách cụ thể, chính xác và sinh động, là con đường tốt nhất giúp học sinh tiếp cận hiện thực khách quan, góp phần mở rộng, củng cố tri thức, phát triển hứng thú nhận thức, năng lực quan sát, năng lực tư duy. Đồng thời, việc sử dụng các phương tiện trực quan một cách hợp lí sẽ giúp giáo viên tổ chức, điều khiển quá trình nhận thức cho học sinh một cách chủ động, đạt được hiệu quả cao .

 Hiện nay môn Khoa học (lớp 4, 5 ) là môn học cần có nhiều phương tiện trực quan nhất so với các môn học khác ở trường Tiểu học về số lượng và chủng loại. Phần lớn các tiết học cần phải sử dụng các phương tiện dạy học trực quan với các mức độ, hình thức khác nhau. Để phát huy được vai trò của phương tiện trực quan trong việc nâng cao chất lượng dạy môn Khoa học ở lớp 4, vấn đề cơ bản nhất là trang bị phương tiện và sử dụng phương tiện. Trong đó, vấn đề sử dụng có hiệu quả các phương tiện trực quan có ý nghĩa quyết định .

 

doc8 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 6182 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương tiện trực quan theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong việc dạy học môn Khoa học lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưa khai thác hết nội dung. Điều đó dẫn đến kết quả không phát huy được tính tích cực chủ động nhận thức của học sinh. Sử dụng phương tiện trực quan như thế nào để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học là vấn đề cấp thiết đang đặt ra cho mỗi giáo viên. Vì vậy, tôi chọn vấn đề: " Sử dụng phương tiện trực quan theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong việc dạy học môn Khoa học lớp 4 " làm nội dung nghiên cứu của mình.
II. Thực trạng sử dụng phương tiện trực quan trong quá trình dạy học môn khoa học lớp 4 ở trường Tiểu học.
	1. Mức độ sử dụng phương tiện trực quan của giáo viên trong quá trình dạy học môn Khoa học.
 	Thực tế dạy học cho thấy, nếu phương tiện trực quan càng dễ tìm kiếm thì càng được nhiều giáo viên sử dụng thường xuyên. Tranh ảnh là loại phương tiện trực quan mà giáo viên Tiểu học sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học. Phương tiện càng có giá trị kinh tế thấp càng được nhiều giáo viên sử dụng như sơ đồ, biểu đồ. Các loại phương tiện trực quan như: vật thật, hiện tượng thí nghiệm là những phương tiện trực quan có nhiều ưu điểm, có tác dụng cung cấp cho các em những tri thức cụ thể về các sự vật, kỹ năng nhìn thấy tính chất của chúng thì ít được giáo viên sử dụng.
	2. Cách thức sử dụng phương tiện trực quan trong quá trình dạy môn Khoa học.
 Qua dự giờ của một số đồng nghiệp tôi nhận thấy rằng: Mặc dù giáo viên đã nhận thức đúng vai trò của trực quan trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nhưng nhìn chung giáo viên còn lúng túng trong việc sử dụng. Thông thường giáo viên căn cứ vào nội dung bài dạy, yêu cầu học sinh quan sát phương tiện trực quan sau đó đặt câu hỏi cho học sinh trả lời. Vì vậy hệ thống câu hỏi còn lộn xộn, chưa hướng cho học sinh quan sát cái tổng thể trước mới đi sâu vào cho tiết bộ phận, từ bên ngoài đi vào bên trong.
III. Đánh giá chung về thực trạng sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học môn Khoa học lớp 4.
	Phần lớn giáo viên đều đánh giá cao vai trò của việc sử dụng phương tiện trực quan trong giờ dạy Khoa học là góp phần phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học, giờ học sinh động, học sinh học tập hứng thú hơn, từ đó hiệu quả dạy học được nâng cao. Đa số giáo viên sử dụng phương tiện trực quan để minh hoạ cho bài giảng là chính mà chưa biết tổ chức cho học sinh tìm kiếm tri thức từ nguồn này.
	Phương tiện mà giáo viên sử dụng thường rất đơn điệu, chủ yếu là tranh, ảnh ở trong sách giáo khoa, giáo viên ít chịu khó sưu tầm các đối tượng khác nhau cho học sinh quan sát như: Vật thật, các đồ dùng học tập.
	Chất lượng học tập môn Khoa học còn hạn chế, học sinh chưa tích cực và hứng thú.
Sở dĩ tồn tại các thực trạng trên là do những nguyên nhân:
	• Môn Khoa học nói chung và chương trình Khoa học lớp 4 nói riêng nội dung kiến thức phong phú và đa dạng.
	• Vẫn còn giáo viên và phụ huynh coi môn học này là môn phụ. Vì vậy thời gian đầu tư cho môn này chưa thích đáng.
	• Đồ dùng tuy đã được trang cấp nhưng vẫn còn thiếu, cơ sở vật chất phục vụ cho môn học chưa đảm bảo.
	Từ thực trạng trên, để việc sử dụng phương tiện trực quan trong môn Khoa học lớp 4 đạt hiệu quả cao, phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, biện pháp sau:
IV. các giải pháp thực hiện.
 Để sử dụng phương tiện trực quan trong quá trình dạy học có hiệu quả cần thực hiện theo các giải pháp sau:
 1. Lựa chọn một cách thận trọng các phương tiện trực quan sao cho phù hợp với mục đích và nhiệm vụ của bài học, xem trong trường hợp nào thì dùng các vật thật, các vật tượng trưng hoặc các vật tạo hình, trong trường hợp nào thì dùng chúng phối hợp với nhau, cần chú ý về số lượng (nếu có thể) và kiểm tra lại tình trạng của chúng một cách thận trọng (nhất là đối với các thí nghiệm ).
 2. Giải thích mục đích trình bày trực quan theo một trình tự nhất định tuỳ theo yêu cầu của nội dung bài giảng.
 3. Đảm bảo cho tất cả học sinh quan sát các sự vật hiện tượng được rõ ràng, đầy đủ, nếu có thể phân phát các vật cho học sinh (theo nhóm hoặc cá nhân), cần chú ý tới quy luật cảm giác, tri giác 
 4. Đảm bảo phát triển óc quan sát - năng lực quan sát nhanh, chính xác, độc lập. Quan sát toàn bộ rồi mới quan sát bộ phận, quan sát tập trung vào những chi tiết, những bộ phận chủ yếu, không quan sát tràn lan, tích cực phân tích so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, tự rút ra những kết luận cần thiết.
 5. Đảm bảo kết hợp lời nói với việc trình bày các phương pháp trực quan. Cụ thể :
 - Giáo viên dùng lời nói để lãnh đạo học sinh tự quan sát. Trong quá trình quan sát học sinh rút ra các thuộc tính và các mối liên hệ trực tiếp của chúng.
 - Trên cơ sở học sinh quan sát các đối tượng và trên cơ sở những tri thức các em tích luỹ được, giáo viên dẫn dắt các em suy nghĩ, thông hiểu và nêu ra những mối liên hệ trong các hiện tượng mà học sinh trong quá trình quan sát không thể tri giác được.
 - Từ lời giảng của giáo viên, học sinh tiếp thu được tri thức về bề ngoài của đối tượng, về các thuộc tính và mối quan hệ trực tiếp của nó. Còn các phương tiện trực quan có tác dụng khẳng định và cụ thể hoá lời giảng.
 - Xuất phát từ việc quan sát các đối tượng của học sinh, giáo viên thông báo các mối liên hệ, các hiện tượng mà học sinh không trực tiếp tri giác được, rồi các em rút ra lết luận, khái quát những cứ liệu riêng biệt.
 6. Khai thác vốn sống của học sinh bằng cách sử dụng các vật thật. Trên cơ sở vốn hiểu biết của mình kết hợp đồ dùng các em sẽ được hoạt động, tự mình tìm ra tri thức.
V. Biện pháp, quy trình sử dụng phương tiện trực quan theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của hs trong quá trình dh môn Khoa học lớp 4.
 Trong quá trình dạy học môn Khoa học lớp 4, để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, để chuyển vị trí của họ từ khách thể đến chủ thể của quá trình nhận thức, việc sử dụng các phương tiện trực quan phù hợp với yêu cầu bài dạy theo một quy trình hợp lý đóng vai trò quan trọng.
	1. Các biện pháp.
	Như chúng ta đã biết, môn Khoa học là môn tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như: vật lý, hoá học, sinh học... Vì vậy, các phương tiện trực quan được sử dụng trong quá trình dạy học môn Khoa học lớp 4 cũng phong phú và đa dạng, mỗi loại đều có những thế mạnh khác nhau.
	Môn Khoa học lớp 4, ngoài những phương tiện trực quan như: Vật thật, ảnh, mô hình... thì các thí nghiệm chiếm một vai trò quan trọng. Thí nghiệm là một dạng phương tiện trực quan có hiệu qủa và đa số giáo viên thích sử dụng vì nó tạo nên những hiện tượng mà học sinh ít được quan sát trong thực tế. Các thí nghiệm có khả năng hấp dẫn học sinh, kích thích trí tò mò, sự sáng tạo và lòng yêu khoa học của các em. Các thí nghiệm nếu được sử dụng tốt thì sẽ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
 Từ thực tiễn dạy học của bản thân, qua các tiết dự giờ của đồng nghiệp, tôi rút ra được một số biện pháp sử dụng phương tiện trực quan sau đây có thể phát huy được tính tích cực nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học môn Khoa học lớp 4.
	* Sử dụng phối hợp các phương tiện trực quan.
	* Sử dụng các thí nghiệm có tính chất nêu vấn đề.
	* Sử dụng thí nghiệm có tính chất nghiên cứu của học sinh.
	2. Quy trình sử dụng.
	a. Quy trình chung.
 Quy trình sử dụng phương tiện trực quan cho một bài dạy trên lớp theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh có thể được quy trình hoá theo 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Lựa chọn biện pháp
	Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu, nội dung bài học. Nhiệm vụ của bước này nhằm trả lời câu hỏi: với mục đích, yêu cầu, nội dung của bài dạy này có thể sử dụng những biện pháp nào? Những phương tiện trực quan nào? Biện pháp nào, phương tiện trực quan nào là tốt nhất, đạt hiệu quả bài dạy cao nhất?
	Bước 2: Xác định biện pháp sử dụng phương tiện trực quan chủ yếu đối với bài học.
	Bước 3: Lựa chọn phương tiện trực quan phục vụ bài học.
	Căn cứ vào nội dung bài, điều kiện cơ sở vật chất, các phương tiện trực quan hiện có của nhà trường để giáo viên lựa chọn phương tiện trực quan cho bài dạy.
Giai đoạn 2: Tổ chức thực hiện biện pháp.
	Bước 1: Soạn giáo án:
	Giáo án là bản kế hoạch tổ chức và hướng dẫn các hoạt động dạy học cho một bài cụ thể. Trong giáo án giáo viên cần phân định rõ tiến trình của bài học bằng những hoạt động của giáo viên và học sinh, cần dự kiến phân bố thời gian cho từng hoạt động, việc sử dụng các phương tiện trực quan theo các hoạt động và giai đoạn của tiết học.
	Bước 2: Tổ chức dạy học trên lớp.
	Đây là bước mà giáo viên vận dụng một cách linh hoạt giáo án đã được thiết kế. Kết quả của bài dạy phụ thuộc vào bước này. Quan điểm chủ đạo là xem phương tiện trực quan như là nguồn tri thức tổ chức cho học sinh tự quan sát, tự hoạt động tiếp cận với đối tượng học tập. Giáo viên là người tổ chức hoạt động, học sinh tự tìm kiếm tri thức thông qua hoạt động của mình.
Giai đoạn 3: Kiểm tra, đánh giá kết quả bài học.
	Mục đích của giai đoạn này là nhằm giúp giáo viên đánh giá kết quả dạy học, từ đó đánh giá hiệu quả của biện pháp lựa chọn.
	Trong 3 giai đoạn, giai đoạn 2 là giai đoạn trọng tâm.
 b. Quy trình cụ thể (tổ chức thực hiện biện pháp )
 - Biện pháp 1: Sử dụng thí nghiệm có tính chất nêu vấn đề.
 Thí nghiệm là một phương tiện trực quan nhằm tạo ra các hiện tượng tự nhiên, giúp học sinh nhận thức thế giới khách quan dưới dạng thuần khiết, ít bị chi phối bởi những yếu tố phụ, nhờ đó mà học sinh nhận được rõ ràng những đặc tính khách quan của sự vật, hiện tượng. Nó là cơ sở, là điểm xuất phát của quá trình nhận thức cảm tính của học sinh,để rồi sau đó diễn ra sự trừu tượng hoá, khái quát hoá. Ngoài ra, thí nghiệm còn góp phần làm tăng hứng thú đối với môn khoa học, phát triển kỹ năng, kỹ xảo thực hành. Trong dạy học căn cứ vào hoạt động của giáo viên và học sinh có thể chia làm hai loại thí nghiệm: Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và thí nghiệm của học sinh.
 Thí nghiệm có tính chất nêu vấn đề là thí nghiệm biểu diễn của giáo viên kết hợp với việc hướng dẫn học sinh tích cực tự lực giải quyết vấn đề, lĩnh hội nội dung bài học.
Ví dụ: Bài 32: Không khí gồm những thành phần nào?
	Giáo viên giới thiệu bài học bằng cách đặt vấn đề: Người đầu tiên trên thế giới đã xác định được các thành phần của không khí là nhà Bác học người Pháp tên là La- Vô- đi- e. Ông đã xác định được các thành phần của không khí như thế nào? Không khí là do một chất khí hay nhiều chất khí tạo thành. Bài học hôm nay qua thí nghiệm chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó.
GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm: lọ thuỷ tinh, chậu thuỷ tinh, ít nước nến, diêm. Trước khi thí nghiệm gv đặt câu hỏi:
Phán đoán xem hiện tượng gì sẽ xảy ra khi ta úp chiếc cốc vào cây nến đang cháy ?
- HS dự đoán. GV làm thí nghiệm .
 Hiện tượng xảy ra như thế nào?
 + Que nến yếu dần và tắt hẳn.
 Tại sao que nến đang cháy lại tắt?
 +Vì ngọn nến đã đốt hết chất duy trì sự cháy.
 Khi cây nến tắt mực nước trong cốc như thế nào?
 + Trong cốc nước dâng lên.
 Tại sao nước dâng lên trong cốc?
 + Vì nó chiếm chỗ không khí cháy.
 Tại sao nước không dâng lên chiếm toàn bộ thể tích chiếc cốc?
 + Vì trong cốc còn có các chất khí khác, chất khí này không duy trì sự cháy(vì ngọn nến tắt).
 GV giải thích : 
 Chất duy trì sự cháy là ô xi.
 Chất không duy trì sự cháy là Ni tơ.
 GV nêu câu hỏi: Qua thí nghiệm trên thì chúng ta rút ra được kết luận gì về thành phần chính của không khí?
	+ Không khí gồm có 2 thành phần chính là khí ô xy và khí ni tơ. Khí ô xy duy trì sự cháy, khí ni tơ không duy trì sự cháy.
GV nói thêm:	Người ta đã chứng minh được rằng, lượng khí ni tơ gấp 4 lần lượng khí ô xy trong không khí. Điều này cho thấy khi đun bếp bằng than, củi hay rơm rạ mà ta không cơi rỗng bếp sẽ rất dễ tắt bếp.
Học sinh tiếp tục quan sát thí nghiệm 2:
Học sinh sử dụng chiếc cốc ở thí nghiệm 1. GV rót nước vôi trong vào cốc cho học sinh.
HS quan sát nước vôi, nhận xét ( Nước vôi rất trong ).
GV yêu cầu học sinh dùng ống nhỏ thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần, quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra.
+ Nước vôi đã bị vẫn đục. Do trong không khí và hơi thở của chúng ta có khí Các bo níc.
GV kết luận: Khí Các bo níc gặp nước vôi trong sẽ tạo ra các hạt đá vôi rất nhỏ lơ lững trong nước làm nước vôi vẫn đục.
GV tiếp tục yêu cầu học sinh quan sát hình 4, 5 thảo luận:
Theo em trong không khí còn chứa những thành phần nào khác? Lấy ví dụ chứng tỏ điều đó?
	+ Trong không khí còn chứa hơi nước. Những hôm trời nồm, độ ẩm không khí cao, trên sàn nhà, bàn ghế hơi ướt. Hiện tượng đó là do không khí chứa nhiều hơi nước.
	+ Trong không khí chứa nhiều chất bụi bẩn. Khi ánh nắng chiếu qua khe cửa, nhìn vào tia nắng ta thấy các hạt bụi bé nhỏ lơ lững trong không khí.
	+ Trong không khí còn chứa các khí độc do khói của nhà máy, khói xe máy, ô tô thải vào không khí.
	+ Trong không khí còn chứa các vi khuẩn do rác thải nơi ô nhiễm sinh ra.
Vậy chúng ta phải làm gì để giảm lượng các chất độc hại trong không khí?
Học sinh nêu.
GV chốt vấn đề
 Biện pháp 2: Sử dụng phối hợp các phương tiện trực quan.
- Đặc điểm biện pháp.
	Để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong giờ học, việc sử dụng phối hợp các phương tiện trực quan là một trong những biện pháp được sử dụng có hiệu quả vì nó phát huy được ưu thế của các loại phương tiện trực quan khác nhau, khai thác được khả năng cuả từng loại phương tiện trực quan.
	Nếu các phương tiện trực quan được sử dụng một cách đơn lẻ đẫn đến hậu quả là HS không nhận thức đầy đủ, chính xác bản chất sự vật, hiện tượng nghiên cứu.
 - Tổ chức thực hiện trên lớp.
	GV trình bày phương tiện trực quan theo logíc vấn đề: Định hướng, hướng dẫn học sinh tự quan sát, khai thác phương tiện để lĩnh hội tri thức mới. Có thể tiến hành:
- GV trình bày phối hợp các phương tiện trực quan và khai thác phương tiện theo chủ đề bài học.
	Có thể trình bày lần lượt từng phương tiện trực quan hoặc cùng một lúc trình bày phối hợp các phương tiện trực quan tuỳ theo mục đích yêu cầu của bài học. Trong quá trình tổ chức, quan sát, GV tăng cường tính chủ động, tích cực, độc lập của học sinh bằng cách gợi mở, định hướng thông qua hệ thống câu hỏi nêu vấn đề.
	- GV trình bày mẫu: Hướng dẫn học sinh tự quan sát, khai thác phương tiện trực quan thông qua câu hỏi định hướng của giáo viên, giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức mới.
Ví dụ: Bài 31: Không khí có những tính chất gì? 
Mục đích: Hướng đẫn học sinh tìm hiểu hoạt động: Tính chất của không khí.
Đồ dùng trực quan: Một chiếc cốc thuỷ tinh, bóng bay ( to, nhỏ, hình dạng khác nhau ), bơm tiêm, lọ nước hoa, bơm tay, Tranh H4( SGK ), quả bóng.
Cho HS quan sát chiếc cốc thuỷ tinh rỗng.
HS quan sát, nhận xét.
Cho học sinh sờ, ngửi, nếm, nhìn trong chiếc cốc và trả lời:
+ Em nhìn thấy gì?
+ Dùng mũi ngửi, lưỡi nếm em thấy có vị gì?
- Mắt không nhìn thấy không khí. Vì không khí không màu, không mùi, không vị.
- GV xịt nước hoa vào một góc phòng.
	+ Em ngửi thấy mùi gì? 
Em ngửi thấy mùi thơm.
+ Đó có phải là mùi của không khí không?
Đó không phải là mùi của không khí, mà là mùi của nước hoa có trong không khí.
	+ Vậy không khí có tính chất gì?
Không khí trong suốt không có màu, không mùi, không vị.
GV tổ chức cho HS thổi bong bóng trong nhóm.
 	( Bóng đủ màu sắc, hình dạng)
Trong quá trình học sinh thổi GV hỏi học sinh:
+ Cái gì làm cho những quả bóng căng phồng lên?
Không khí được thổi vào quả bóng và bị buộc lại trong đó khiến quả bóng căng phồng lên.
+ Các quả bóng này có hình dạng như thế nào?
Các quả bóng này có hình dạng khác nhau.
+ Điều đó chứng tỏ không khí có hình dạng nhất định không? Tại sao?
Điều đó chứng tỏ không khí không có hình dạng nhất định mà nó phụ thuộc vào hình dạng của vật chứa nó.
 GV kết luận và hỏi thêm: Còn có những ví dụ nào em biết không khí không có hình dạng nhất định?
- HS kể các túi ni lông to, nhỏ khác nhau.
- Các chai "rỗng" to, nhỏ khác nhau.
- Các cốc có hình dạng khác nhau.
 GV tiếp tục dùng bơm tiêm mô tả thí nghiệm ở hình 2 - trang 65.
 GV dùng một tay bịt kín đầu dưới của chiếc bơm tiên và hỏi: Trong chiếc bơm tiêm này có chứa gì?
Trong chiếc bơm tiêm có chứa đầy không khí.
+ Khi thầy dùng ngón tay ấn thân bơm vào sâu trong, vỏ bơm còn chứa đầy không khí không?
Trong vỏ bơm vẫn còn chứa không khí.
GV nói thêm: Lúc này không khí vẫn còn và nó đã bị nén lại dưới sức nén của thân bơm.
	+ Khi thầy thả tay ra, thân bơm trở về vị trí ban đầu thì không khí ở đây có hiện tượng gì?
	+ Thân bơm trở về vị trí ban đầu, không khí cũng trở về dạng ban đầu khi chưa ấn thân bơm vào.
GV: Lúc này không khí đã giãn ra ở vị trí ban đầu
Hỏi: Qua thí nghiệm này các em thấy không khí còn có tính chất gì?
Không khí còn có thể bị nén lại hoặc giản ra.
 HS thực hành bơm bong bóng và giải thích.
Hỏi: Để giữ bầu không khí trong lành chúng ta nên làm gì?
Thu dọn rác, tránh để bẩn, thối bốc mùi.
Hỏi: Trong thực tế đời sống con người đã ứng dụng tính chất này vào những việc gì?
Bơm bóng bay, bơm lốp xe, bơm phao bơi, làm bơm kim tiêm...
Vi. Điều kiện để thực hiện các biện pháp và quy trình có hiệu quả.
1. Đổi mới việc sử dụng các phương tiện trực quan.
	- Nâng cao nhận thức cho GV Tiểu học về việc sử dụng phương tiện dạy học nhằm giúp họ ý thức được sự cần thiết và có nhu cầu sử dụng thường xuyên các phương tiện dạy học và phát huy hiệu quả của nó.
	- Để phát huy tác dụng của phương tiện dạy học cần chú ý đến vấn đề bồi dưỡng phương pháp sử dụng phương tiện cho GV. Thực tiễn cho thấy nhiều GV còn lúng túng trong việc sử dụng các phương tiện trực quan trong quá trình dạy học môn Khoa học, đặc biệt là việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm.
2. Tăng cường phương tiện dạy học ở nhà trường Tiểu học.
	- Hoàn thiện việc xây dựng danh mục phương tiện dạy học môn KH lớp 4.
	- Tăng cường phương tiện trực quan, đó là phương tiện giúp GV tổ chức cho HS hoạt động để các em có thể chiếm lĩnh tri thức của bài học.
	- Kết hợp trang bị phương tiện dạy học truyền thống và các phương tiện dạy học hiện đại, tăng cường các phương tiện nghe - nhìn.
- Xây dựng hệ thống phòng học bộ môn, đảm bảo điều kiện cho GV và HS thực hành, thí nghiệm.
3. Tạo môi trường thích hợp cho việc học môn Khoa học.
	Nên có vườn trường, góc sinh giới để ngoài việc quan sát các đối tượng học tập trên lớp HS có thể được trực tiếp quan sát các đối tượng học tập ngoài thiên nhiên. 
Vii. Kết luận và kiến nghị.
 1. Kết luận.
	Từ những nhận xét trên đây đã khẳng định được đề tài mà tôi nghiên cứu. Các biện pháp và quy trình được xác lập là thích hợp, có tác dụng rõ rệt trong việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học ở lớp 4 nói chung. Chúng ta có thể áp dụng những quy trình này vào dạy chương trình Khoa học lớp 5.
	Trong nhà trường Tiểu học học sinh được xem là nhân vật trung tâm, mọi hoạt động dạy học cần phải hướng tập trung vào học sinh, hướng vào việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; vào việc khai thác mọi tiềm năng trí tuệ của học sinh. Một trong những hướng quan trọng, nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong giờ Khoa học là sử dụng phương tiện trực quan. Các phương tiện trực quan là yếu tố then chốt dạy học môn Khoa học lớp 4; nhằm phát triển hứng thú nhận thức, hình thànhbiểu tượng chính xác, sinh động về thế giới xung quanh.
	Trong quá trình thực hiện vấn đề nghiên cứu của mình, qua dự giờ đã đánh giá được: Đa số giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học môn TNXH nói chung và môn KH ở lớp 4 nói riêng còn lộn xộn, rời rạc, thiếu khoa học nên hiệu quả giờ học chưa cao.
 Từ kết quả nghiên cứu tôi đã đề xuất việc sử dụng phương tiện trực quan theo 4 biện pháp. Chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt, học sinh học tập chủ động, tích cực, hứng thú. Học sinh được rèn các kĩ năng cơ bản, bước đầu hình thành ý thức nghiên cứu khoa học của mình.
 2. Kiến nghị.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn Khoa học lớp 4.
- Cần xây dựng phòng học bộ môn dành cho môn Khoa học.
- Biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng phương tiện trực quan cụ thể hơn nữa.

File đính kèm:

  • docSKKN_Mon_KH.doc
Sáng Kiến Liên Quan