Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp trực quan làm mẫu động tác nhảy xa kiểu ngồi ở trường THCS

Thực trạng

 - Thực tế giảng dạy môn Thể dục ở các trường THCS thì vấn đề tranh ảnh, dụng cụ tập luyện còn hạn chế, giáo viên giảng dạy thường ít có yêu cầu cao về kỹ thuật động tác đối với học sinh, học sinh còn thiếu ý thức tập luyện để hoàn thiện động tác kỹ thuật. Vì vậy, vấn đề đạt ra cho giáo viên là phải hướng dẫn cho học sinh tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc khi tập luyện, giúp các em nắm bắt và thực hiện kỹ thuật động tác một cách chính xác, thuần thục, tìm ra những biện pháp tối ưu nhất để gây hứng thú cho học sinh tập luyện, giúp các em khắc phục những sai lầm, hoàn thiện kỹ thuật và đạt kết quả cao về thành tích.

 - Khi được phân công giảng dạy bộ môn Thể dục tại Trường TH&THCS Phong Thạnh A, đặc biệt là khi quan sát quá trình tập luyện của các em học sinh, tôi thấy rõ thành tích trong qua trình học tập môn Nhảy xa kiểu ngồi của các em không như mong muốn.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp trực quan làm mẫu động tác nhảy xa kiểu ngồi ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN LÀM MẪU ĐỘNG TÁC NHẢY XA KIỂU NGỒI Ở TRƯỜNG THCS
 Lê Thành Giãng
 Giáo viên trường TH&THCS Phong Thạnh A
 I. Nhận thức (Đặt vấn đề)
 - Trong hệ thống giáo dục thể chất (GDTC) ở nước ta, điền kinh là môn Thể thao có một vị trí rất quan trọng. Chính vì vậy, điền kinh được đưa vào giảng dạy trong các trường THCS nhằm phát triển tố chất thể lực chung cho học sinh
 - Là một trong những nội dung điền kinh, Nhảy xa kiểu ngồi là kỹ thuật tương đối đơn giản khi giảng dạy cho học sinh. Để học tốt nội dung này đòi hỏi người tập phải có thể lực tốt biết nắm bắt kỹ thuật, tư duy thực hiện động tác. Trong giảng dạy môn Thể dục việc nắm bắt kỹ thuật là rất quan trọng nhưng trong quá trình tập luyện đa số học sinh thực hiện không đúng kỹ thuật, còn mắt phải những sai lầm, hạn chế khi tập luyện, vì vậy Giáo viên giảng dạy phải nhanh chóng tìm ra những sai lầm thường mắc phải cũng như những nguyên nhân để có hướng khắc phục, sữa sai. Chính vì vậy việc xác định vận dụng các biện pháp và bài tập để sữa chữa lại những sai lầm khi tập luyện là điều rất quan trọng đối với mỗi Giáo viên khi giảng dạy. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với thực tế giảng dạy ở trường, bản thân tôi “ Sử dụng phương pháp trực quan làm mẫu động tác Nhảy xa Kiểu ngồi học sinh khối 8 ở trường THCS”.
 II. Thực trạng
 - Thực tế giảng dạy môn Thể dục ở các trường THCS thì vấn đề tranh ảnh, dụng cụ tập luyện còn hạn chế, giáo viên giảng dạy thường ít có yêu cầu cao về kỹ thuật động tác đối với học sinh, học sinh còn thiếu ý thức tập luyện để hoàn thiện động tác kỹ thuật. Vì vậy, vấn đề đạt ra cho giáo viên là phải hướng dẫn cho học sinh tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc khi tập luyện, giúp các em nắm bắt và thực hiện kỹ thuật động tác một cách chính xác, thuần thục, tìm ra những biện pháp tối ưu nhất để gây hứng thú cho học sinh tập luyện, giúp các em khắc phục những sai lầm, hoàn thiện kỹ thuật và đạt kết quả cao về thành tích.
 	- Khi được phân công giảng dạy bộ môn Thể dục tại Trường TH&THCS Phong Thạnh A, đặc biệt là khi quan sát quá trình tập luyện của các em học sinh, tôi thấy rõ thành tích trong qua trình học tập môn Nhảy xa kiểu ngồi của các em không như mong muốn.
 Kết quả khảo sát chất lượng ở đầu HK2 năm học 2020- 2021, ở nội dung Nhảy xa kiểu ngồi tôi thu được như sau:
 KHỐI 8
HS thực hiện đúng kỹ thuật
HS thực hiện chưa đúng kỹ thuật
SỐ LƯỢNG
%
SỐ LƯỢNG
%
52 HS
22
42,3%
30
57,7%
 	Từ kết quả trên tôi nhận thấy nguyên nhân phần lớn là do các em chưa có thể lực tốt, chưa nắm vững kỹ thuật, một số động tác không đúng kỹ thuật, phối hợp thiếu nhịp nhàng ở các giai đoạn; những sai sót trong từng giai đoạn của học sinh khi luyện tập kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi là:
- Giai đoạn chạy đà: Tư thế chuẩn bị không đúng, nhịp chạy đà không ổn định nhất là các bước đà cuối dẫn đến giậm nhảy không đúng ván giậm, độ ngã người khi chạy đà không hợp lý.
- Giai đoạn giậm nhảy: Bước cuối cùng đặt chân giậm vào ván giậm nhảy ngắn hoặc quá dài, giậm nhảy yếu, không duỗi hết các khớp nên không tận dụng được sức mạnh của cơ chân, sự phối hợp giữa chân lăng và hai tay không tốt.
- Giai đoạn trên không: Không thực hiện được tư thế bước bộ trên không, thời kỳ ngồi xổm trên không, không đúng tư thế. Giai đoạn bay trên không thân người ngã về sau hoặc về trước quá nhiều dẫn đến mất thăng bằng.
- Giai đoạn tiếp đất: Gập duỗi chân ra trước không tích cực, không đưa được người về phía trước để tận dụng được độ xa. Khi tiếp đất học sinh không trùng gối dẫn đến chấn động lớn đối với cơ thể. 
 1. Thuận lợi:
 	 - Nhà trường có trang bị sân tập luyện hố nhảy xa.
 	 - Sân bãi đầy đủ kích thước.
 	 - Vào dịp lễ lớn tổ chức những buổi ngoại khóa và những trò chơi dân gian.
 2. Khó khăn:
 - Đối với các em ở Trường TH &THCS Phong Thạnh A khi nói đến nhảy xa thì các em sợ độ nhảy xa và những chấn thương.
 	 - Cũng có một số em học sinh xem như bộ môn thể dục không quan trọng.
 III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
 	 Để giúp học sinh đạt kết quả cao hơn khi thực hiện kỹ thuật Nhảy xa kiểu ngồi, tôi thiết nghĩ trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần phải làm thế nào giúp học sinh rèn luyện để có thể lực tốt, lĩnh hội được kiến thức một cách đầy đủ, nắm vững kỹ thuật, thực hành thuần thục đồng thời sớm phát hiện những sai lầm của học sinh và có biện pháp khắc phục tối ưu nhất. Để học sinh yêu thích môn học, tự giác tích cực trong tập luyện và sữa chữa sai sót trong kỹ thuật tôi áp dụng những bài tập sau: Trước tiên phải xây dựng khái niệm đúng cho học sinh thông qua việc sử dụng phương pháp trực quan làm mẫu động tác, đưa ra thành tích nhảy xa của trường, huyện, tỉnh, quốc gia; tích cực đưa các bài tập bổ trợ dưới dạng trò chơi để kích thích tính hứng thú và tích cực của học sinh từ đó các em có hiểu biết đúng về kỹ thuật, tự giác tích cực tập luyện
 Qua đó tôi dùng những bài tập cụ thể để sửa sai trong từng giai đoạn của kỹ thuật Nhảy xa kiểu ngồi là:
- Giai đoạn chạy đà:
+ Tập tư thế chuẩn bị trước vạch xuất phát.
+ Cho học sinh đo đà và đánh dấu mức đà, tập lại nhiều lần kỹ thuật đó.
+ Chạy đà nhiều lần cú ý nhịp điệu chạy đà và tăng tốc độ, hạ thấp trọng tâm để chuẩn bị giậm nhảy tốt.
+Sử dụng vạch báo hiệu để điều chình đà.
+Chạy tốc độ cao nhiều lần trên đường chạy đà.
- Giai đoạn giậm nhảy:
+ Bước cuối cùng bước nhanh, giậm mạnh tiếp đất cả bàn chân.
+ Xây dựng bài tập giậm nhảy – bước bộ duỗi chân giậm nhảy.
+ Tập nhảy xa giậm nhảy nhanh, mạnh.
+ Tập bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh chân.
Ví dụ: Trò chơi Lò cò tiếp sức, bật cóc, bậc xa tiếp sức
- Giai đoạn trên không:
+ Tập bước bộ nhiều lần từ chậm đến nhanh.
+ Tại chỗ tập mô phỏng động tác bước bộ sau đó thu chân giậm.
+ Tập tại chỗ bật xa.
+ Tập bước bộ thu chân, chú ý giữ chân giậm thẳng, phối hợp tốt chân lăng và hai tay thăng bằng tư thế ngay ngắn.
- Giai đoạn tiếp đất:
+ Tập bậc xa chủ động nâng được đùi và duỗi cẳng chân ra trước.
+Bật từ ván giậm xuống hố các chủ động chùng gối.
+ Phối hợp động tác đánh tay với động tác chân và thân người hợp lý khi tiếp đát.
+ Phối hợp toàn bộ kỹ thuật chú ý động tác khi tiếp đất.
Trong giảng dạy từng giai đoạn giáo viên cần sửa sai kiệp thời và xây dựng kinh nghiệm cho học sinh. Hoàn chỉnh các giai đoạn để hình thành một kỹ thuật hoàn thiện. Trong giờ học luôn quan tâm đến ba đối tượng học sinh để những em khá, giỏi không chủ quan, những em yếu không bi quan, động viên khích lệ cộng điểm học sinh để các em tích cực tự giác luyện tập để giờ học đạt kết quả cao.
	Kết quả giữa HK2 năm học 2020- 2021, ở nội dung Nhảy xa kiểu ngồi tôi thu được như sau: 
 KHỐI 8
HS thực hiện đúng kỹ thuật
HS thực hiện chưa đúng kỹ thuật
SỐ LƯỢNG
%
SỐ LƯỢNG
%
52 HS
50
96,1%
2
3,9%
 IV. Kết quả đạt được
 - Qua thực hiện phương pháp nêu trên tôi thấy học sinh có chuyển biến rõ rệt, kỹ thuật được hoàn thiện, thành tích được nâng lên, kết quả đạt được sau khi áp dụng thể hiện ở bảng sau:
 KHỐI 8
(52 HS)
HS thực hiện đúng kỹ thuật
HS thực hiện chưa đúng kỹ thuật
SỐ LƯỢNG
%
SỐ LƯỢNG
%
Trước khi áp dụng
22
42,3%
30
57,7%
Sau khi áp dụng
50
96,1%
2
3,9%
 V. Bài học kinh nghiệm
Từ kết quả đạt được qua việc áp dụng phương pháp trên tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
 	 * Đối với giáo viên:
 - Xác định rõ mục tiêu bài học lẫn kỹ năng cần tập luyện.
 - Thiết kế bài giảng đảm bảo đầy đủ nội dung, đúng phương pháp, phù hợp đối tượng học sinh.
 - Chuẩn bị tốt mọi điều kiện cơ sở vật chất ( sân bãi, dụng cụ,), kiểm tra sức khỏe của học sinh, tạo tâm lý phấn khởi khi tham gia tiết học.
 - Sử dụng các bài tập hợp lý phù hợp với bộ môn, phù hợp đối tượng học sinh.
 - Tập trung chú ý quan sát, phát hiện những sai lầm thường mắc phải của học sinh và sữa chữa kịp thời.
 - Không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
* Đối với học sinh:
 - Có nhận thức đúng đắn, ý thức học tập tốt.
 - Có hứng thú tham gia giờ học 
 - Có chú ý sự hướng dẫn của giáo viên, tích cực trong quá trình tập luyện.
 	 - Với phương pháp trình bày không thể tránh thiếu những sai sót. Rất mong quý đồng nghiệp góp ý để hoàn thiện phương pháp cho tốt hơn, xin chân thành cảm ơn! 
 VI. Kiến nghị
 Người viết
 Lê Thành Giãng
 Xác nhận của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường TH&THCS Phong Thạnh A xác nhận: Biện pháp
 “ Phương pháp trực quan làm mẫu động tác Nhảy xa Kiểu ngồi học sinh khối 8 ở trường THCS” của giáo viên: Lê Thành Giãng áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
 Phong Thạnh A, ngày tháng năm 2021
 HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_truc_quan_lam_mau.doc
Sáng Kiến Liên Quan