Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học chương Quang học - Vật lý Lớp 7

Để phù hợp với sự đổi mới nội dung chương trình đòi hỏi phải đổi mới về phương pháp dạy học. Đặc biệt với bộ môn vật lí, việc đổi mới nó liên quan rất nhiều đến phương pháp đặc trưng của bộ môn là phương pháp thực nghiệm, phương pháp này có liên quan đến trang thiết bị dạy học, dụng cụ thí nghiệm. Các thiết bị dạy học vật lý là điều kiện, phương tiện và nguồn tri thức không thể thiếu trong quá trình học tập của học sinh. Thông qua hoạt động với các thiết bị thí nghiệm vật lý, học sinh tiếp cận được với hình ảnh mô phỏng thực tế, rèn luyện các kỹ năng quan sát, thu thập và xử lý thông tin, hướng tới việc hình thành những năng lực cần thiết của người lao động mới. Theo quan điểm của lý luận dạy học thì thí nghiệm vật lý đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong tiến trình đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy việc tìm ra một phương pháp dạy học phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học trong trường THCS là một nhiệm vụ hàng đầu của mỗi giáo viên. Theo tôi trong đổi mới phương pháp dạy học vật lí THCS phải hướng tới việc tạo điều kiện cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua phương pháp dạy học bộ môn, đặc biệt là phương pháp thực nghiệm. Vì vậy trong đề tài này tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm cụ thể về việc “Sử dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy và học chương I: Quang học - môn Vật lí 7 ở trường THCS, sau đó phát triển thêm. Với những ý tưởng này tôi hi vọng sẽ từng bước đổi mới được phương pháp giảng dạy một cách có hiệu quả làm cho chất lượng giáo dục ngày càng cao hơn.

 

doc18 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2558 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học chương Quang học - Vật lý Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SL
%
115
46
40,0
12
10,4
69
60,0
21
18,3
Qua quá trình điều tra phân tích số liệu ở trên ta thấy chất lượng dạy học bộ môn vật lí 7 còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu. Học sinh nắm kiến thức còn mơ hồ, kỹ năng trình bày các thí nghiệm còn yếu. Nguyên nhân chính là do phương pháp dạy học cũ chưa tạo được cho học sinh tính tự giác, chủ động chiếm lĩnh tri thức thông qua các hoạt động thực hành, thí nghiệm, học sinh không được tự mình làm các thí nghiệm để phát hiện tri thức. Vì vậy cần phải sử dụng phương pháp dạy học bằng thực nghiệm để tạo cho học sinh tiếp cận một cách thường xuyên và tự tay thao tác các thí nghiệm. Qua đó học sinh nắm kiến thức chắc chắn và có kỹ năng thực hành thí nghiệm nhằm đưa chất lượng giảng dạy bộ môn được nâng cao.
II. Cách tổ chức thực hiện dạy học bằng phương pháp thực nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học lý 7 trong trường THCS.
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn vật lí, trong năm học 2008 - 2009 và đặc biệt trong năm 2009 - 2010 chúng tôi đã thực hiện dạy bằng phương pháp thực nghiệm trong chương I: “Quang học” vật lý 7 theo các hoạt động như sau:
* Thứ nhất: Làm xuất hiện vấn đề:
 	Giáo viên tổ chức tình huống có vấn đề làm nảy sinh mâu thuẩn nhận thức, tạo sự bất ngờ lôi cuốn các em vào bài học. Khi nhận thức đã trở thành nhu cầu thì ý thức xuất hiện, động cơ thúc đẩy, chủ thể hành động. Sau đó Giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện vấn đề và phát biểu vấn đề thành lời được nghiên cứu. Từ vấn đề đã được rút ra gợi cho học sinh ham muốn tìm hiểu nghiên cứu.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Sự truyền ánh sáng” trong “Chương I: Quang học” vật lý 7
Sau khi giáo viên kiểm tra bài cũ xong, giáo viên nhấn mạnh lại: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đến mắt ta (nghĩa là lọt qua lỗ con ngươi vào mắt). Vậy các em hãy vẽ trên giấy xem có bao nhiêu đường, có thể đi từ một điểm trên vật sáng đến lỗ con ngươi của mắt, kể cả đường thẳng và đường ngoằn nghèo? 
 - Có vô số đường (học sinh vẽ hoặc trả lời). Vậy ánh sáng đi theo đường nào trong những con đường có thể đó, để truyền đến mắt? Từ đó làm xuất hiện vấn đề tâm lý có hứng thú muốn được giải quyết.
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Gương cầu lồi” trong “Chương I: Quang học” giáo viên có thể đặt vấn đề như sau:
Nhìn vào một gương phẳng ta thấy ảnh của mình ở trong gương . Nếu gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu (gương cầu lồi) thì ta có thể nhìn thấy ảnh của mình ở trong gương nữa không? Nếu có thì ảnh đó khác ảnh trong gương phẳng như thế nào?
* Thứ hai: Xây dựng dự đoán, có thể đúng hoặc sai.
Từ vấn đề đã được rút ra học sinh suy nghĩ hướng giải quyết, mỗi học sinh có thể đưa ra dự đoán của mình.
Ví dụ: 	* Từ vấn đề đưa ra ở ví dụ 1 (ở trên) học sinh có thễ dự đoán: 
 	- ánh sáng nó truyền theo đường cong 
 	- ánh sáng nó truyền đi theo đường thẳng; ...
 	 * Từ vấn đề đưa ra ở ví dụ hai (ở trên) học sinh có thể dự đoán: 
 	- ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo (ảnh thật)
 	- ảnh đó lớn bằng vật (hoặc nhỏ hơn vật, hoặc lớn hơn vật)
*Thứ 3: Đề xuất và thực hiện một phương án thí nghiệm, thí nghiệm kiểm tra.
 + Giáo viên cho học sinh phát biểu một phương án thí nghiệm kiểm tra.
 + Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, ghi nhận xét kết quả, công bố kết quả
Ví dụ: Từ dự đoán của học sinh về ánh sáng truyền đi theo đường nào? Giáo viên yêu cầu học sinh nghĩ ra phương án thí nghiệm kiểm tra. Dựa vào kinh nghiệm của mình học sinh có thể đưa ra một số phương án như sau:
Phương án một: 
 Dùng các ống thẳng hay ống cong để quan sát dây tóc bóng đèn
Phương án hai: 
 Dùng một màn chắn có dùi một lỗ nhỏ di chuyển từ nguồn sáng đến mắt: Đánh dấu các vị trí liên tiếp của màn mà ở đó mắt nhìn thấy dây tóc bóng đèn, chứng tỏ ở vị trí đó có lỗ nằm trên đường truyền của ánh sáng. Nối liền các vị trí đó ta sẽ có đường trường truyền của ánh sáng từ vật sáng đến mắt.
Phương án ba: 
 Từ các phương án mà học sinh đưa ra giáo viên tổ chức cho học sinh chọn một phương án hay và tổ chức cho các nhóm tiến hành làm thí nghiệm, quan sát và ghi nhận xét kết quả, các nhóm công bố kết quả.
Từ dự đoán về tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi ở trên học sinh nêu phương án thí nghiệm để kiểm tra điều dự đoán.
+ Có thể làm theo cách 1 : (đối với đối tượng học sinh khá giỏi) 
 Làm như đã làm với gương phẳng, dùng một gương cầu lồi trong suốt. 
+ Có thể làm theo cách 2: Đặt hai vật giống nhau trước gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước, gương phẳng và gương cầu lồi một khoảng bằng nhau. So sánh độ lớn ảnh của hai vật đó tạo bởi hai gương.
Từ hai cách trên giáo viên xác nhận là đều hợp lý nhưng vì ở cách 1 không có dụng cụ nên chúng ta chỉ thực hiện theo cách 2 như SGK. Giáo viên tổ chức phát dụng cụ cho các nhóm tiến hành làm thí nghiệm, quan sát và ghi nhận kết quả, các nhóm công bố kết quả.
Lưu ý: Trong hoạt động này rèn luyện cho học sinh thái độ làm việc nghiêm túc, khoa học tránh được những sai lầm có thể xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm. Mặt khác bồi dưỡng năng lực ứng xử, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, thảo luận giữa các nhóm với nhau và thống nhất kết quả cuối cùng. Trong hoạt động này cần lưu ý cho học sinh bằng những định hướng của các phương án thí nghiệm trên các em thực tế bắt tay vào sờ mó và điều khiển, tiến hành thí nghiệm, thu thập thông tin. Việc ghi chép các thông tin thu được, thành lập biểu bảng một cách trung thực. Trong khi hình thành kiến thức cần chú trọng nhiều đến phương pháp suy luận quy nạp. Cần chú trọng việc phát triển ngôn ngữ cho học sinh, rèn luyện cho các em kĩ năng diễn đạt rõ ràng, chính xác ngôn ngữ vật lý thông qua việc thảo luận nhóm, tạo điều kiện cho các em được nói nhiều hơn ở nhóm, ở lớp.
* Thứ tư: Thảo luận để mọi người chấp nhận kết quả
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm.
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thảo luận rút ra kết quả.
Ví dụ: Khi học sinh làm thí nghiệm để xác định xem ánh sáng truyền đi theo đường nào giáo viên yêu cầu học sinh điền vào chỗ trống để hoàn thành câu kết luận sau:
 Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng. 
Hoặc khi học sinh làm thí nghiệm để xác định ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi có tính chất gì và yêu cầu học sinh ghi kết quả quan sát vào phần kết luận sau:
 ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất sau đây:
 1. Là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn.
 2. ảnh quan sát được nhỏ hơn vật.
* Thứ năm: ứng dụng kiến thức mới:
Từ kết quả rút ra, giáo viên hướng cho học sinh giải thích một số hiện tượng trong thực tế. Trên cơ sở đó có thể hướng dẫn học sinh chế tạo hoặc làm một thiết bị được đưa vào bài tập ở nhà nhằm khuyến khích học sinh khá giỏi làm việc hoặc giao nhiệm vụ cho các nhóm làm ở nhà.
Ví dụ: Từ kết luận được rút ra: “đường truyền ánh sáng trong không khí là đường thẳng”. Giáo viên có thể cho học sinh giải thích một số bài tập sau:
Bài tập 1: Trong một buổi tập đội ngũ, đội trưởng hô: “Đằng trước - thẳng” em đứng trong hàng, hãy nói xem em làm thế nào để biết mình đã đứng thẳng hàng chưa? Giải thích cách làm? 
Bài tập 2: Dùng một đèn pin, một sợi dây thép thẳng, nhỏ và 3 tấm bìa A, B, C. Trên mỗi tấm bìa đục một lỗ nhỏ có cùng độ cao như nhau. Em hãy đưa ra phương án để kiểm tra sự truyền thẳng của ánh sáng.
Từ kết luận rút ra được đặc điểm ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi giáo viên yêu cầu học sinh: Em hãy tìm trong các đồ vật ở nhà một vật có dạng giống một gương cầu lồi. Đặt một vật trước gương đó và quan sát ảnh của vật tạo bởi gương. ảnh đó có độ lớn thay đổi thế nào khi ta đưa vật lại gần gương hoặc ra xa gương?
Chú ý: Muốn sử dụng phương pháp thực nghiệm có hiệu quả trong dạy học vật lý 7 cần có một số biện pháp bồi dưỡng cho học sinh về phương pháp thực nghiệm. Phải làm cho học sinh có hứng thú và yêu thích bộ môn vật lý. Phải xây dựng đội ngũ cán sự bộ môn của lớp mình giảng dạy. Để làm được điều đó giáo viên cần chọn những học sinh từ khá giỏi trở lên, có năng lực quản lý nhóm, có kỹ luật, nhiệt tình. Cán sự bộ môn phải được giáo viên tập huấn về cách thức thực hiện các thí nghiệm của tất cả các bài ở trong chương. Sau đó đội ngũ cán sự bộ môn sẽ được phân công chỉ đạo từng nhóm cụ thể. Ngoài ra, trong từng tiết học phải cho học sinh tiếp xúc đầy đủ với các dụng cụ thí nghiệm. Trong khi tiến hanh thí nghiệm trên lớp cố gắng tạo điều kiện cho nhiều học sinh trong nhóm được trực tiếp tiến hành thí nghiệm. Khi đó học sinh sẽ tự mình làm chủ hoạt động nhận thức, nâng cao hiểu biết của mình. Bằng các thao tác vật chất hướng các em được hoạt động nhiều hơn, tự chủ tìm tòi kiến thức tự tin hơn, kết quả các em nắm chắc kiến thức.
Sau đây tôi xin đưa ra một bài soạn được thiết kế theo phương pháp thực nghiệm mà bản thân đã áp dụng có hiệu quả:
Thiết kế bài dạy trong chương 1 - Vật lý 7
Ngày dạy:
 Tiết 7 Gương cầu lồi
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: 
- Nêu được những tính chất của ảnh một tạo bởi gương cầu lồi.
- Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn của gương phẳng có cùng kích thước.
* Kĩ năng: 
- Giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi.
 	- Làm thí nghiệm để xác định được tính chất ảnh của vật qua gương cầu lồi.
 * Thái độ: 
- Trung thực, tỉ mĩ, cẩn thận trong khi làm TN.
 	- Có tinh thần cộng tác phối hợp với bạn trong hoạt đông chung của nhóm. 
II. Chuẩn bị:
* Mỗi nhóm: 1 gương cầu lồi, 1 gương phẳng có cùng kích thước rìa mép...
 2 viên phấn giống nhau.
 1 tấm bìa đã kẻ ô sẵn
* GV chuẩn bị: Giáo viên phải làm trước thí nghiệm, lường trước những tình huống có thể xảy ra và có cách giải quyết thích đáng tránh bị động.
Chuẩn bị sẵn cho HS một số bản trong với nội dung sau:
Phiếu 1: Kết luận: 
ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi có tính chất sau:
Là ảnh ......................không hứng được trên màn chắn.
ảnh quan sát được ....... hơn vật.
Phiếu 2: So sánh vùng quan sát được của gương phẳng và gương cầu lồi bằng thực nghiệm. (thí nghiệm mục II SGK)
 Nhìn vào gương cầu lồi ta quan sát được một vùng .................. hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.
III. Hoạt động dạy học:
1) ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
 ? Nhắc lại các tính chất của ảnh một vật tạo bởi gương phẳng.
(1 hs đứng tại chỗ trả lời, các bạn khác theo dõi, nhận xét và bổ sung)
3) Dạy học bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1: (4 phút) Tổ chức tình huống
 - GV: Trên bàn các nhóm có 2 gương:một là gương phẳng, chúng ta đã xét đặc điểm của gương phẳng từ tiết trước; hai là gương cầu lồi. Hãy so sánh hai gương và cho biết đặc điểm của gương cầu lồi?
- Em hãy tìm các đồ vật trong nhà ví dụ một vật có thể dùng như gương cầu lồi?
- GV : Đưa ra 1 đồ vật có thể dùng như gương cầu lồi (mặt ngoài cái thìa).
- Đặt vấn đề: Khi nhìn vào gương phẳng ta thấy ảnh của mình trong gương. Còn khi nhìn vào gương cầu lồi ta có nhìn thấy ảnh của mình ở trong gương không? Nếu có thì ảnh đó khác ảnh trong gương phẳng như thế nào? Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta câu trả lời.
HĐ2: (12 phút) Dự đoán và làm thí nghiệm kiểm tra tính chất ảnh tạo bởi gương cầu lồi .
- Yêu cầu HS đọc mục I phần “Quan sát”, của SGK và làm Thí nghiệm hình 7.1.
- Yêu cầu 2 nhóm nêu dự đoán về tính chất ảnh tạo bởi gương cầu lồi
(GV ghi tóm tắt dự đoán ở góc bảng)
- Để kiểm tra dự đoán chúng ta phải tiến hành thí nghiệm.
- Yêu cầu HS nêu mục đích thí nghiệm.
- Yêu cầu HS đưa ra các phương án làm thí nghiệm
- HS có thể đưa ra các phương án khác nhau, giáo viên phải giải thích có thực hiện được hay không, hướng dẫn HS làm thí nghiệm với dụng cụ có sẵn (Phương án thí nghiệm của SGK) để hoàn thành kết luận vào phiếu 1.
- GV gợi ý cách tiến hành thí nghiệm: Sử dụng tấm bìa có kẻ ô sẵnđể vật được đặt cách đều hai gương.
- GV thu kết quả của 2 nhóm chiếu trên máy. Yêu cầu các nhóm khác nhận xét.
- GV chốt lại kết luận đúng.
HĐ3: (12 phút) so sánh vùng quan sát được trong gương cầu lồi và gương phẳng 
- GV gọi 1 HS đọc SGK phần thí nghiệm ở mục II.
- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu câù làm thí nghiệm
 (lưu ý cho các nhóm có thể đánh dấu điểm ngay trên bàn để gương không cần phải đánh dấu ở bàn sau )
- Sau đó điền nội dung thông tin còn thiếu vào phiếu đã chuẩn bị.
- GV thu kết quả 2 đến 3 phiếu, chiếu và tổ chức cho các nhóm khác nhận xét.
- GV chốt lại và ghi bảng.
HĐ5: (7 phút) Vận dụng
- GV hướng dẫn HS trả lời câu3, câu 4 SGK.
- 1 đến 2 HS trả lời, yêu cầu nêu được: Gương cầu lồi có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu.
- 1 đến 2 HS cho ví dụ
- HS ghi tên bài vào vở.
-1HS đọc to phần quan sát (SGK); Các nhóm tiến hành thí nghiệm quan sát
- Qua quan sát HS nêu dự đoán về tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi.
- 1 HS nêu mục đích thí nghiệm.
- Nêu phương án thí nghiệm và dụng cụ cần thiết
- HS tiến hành TN theo nhóm để hoàn thành kết luận vào phiếu 1.
- HS dưới lớp quan sát, nhận xét kết quả nhóm bạn.
- HS theo dõi và ghi vở.
- 1HS đứng tại chỗ đọc, cả lớp theo dõi.
- Bố trí thí nghiệm làm việc theo nhóm, rút ra nhận xét so sánh vào phiếu học tập 2.
- HS thảo luận và rút ra kết luận.
- HS nhận xét kết quả của nhóm bạn.
- HS làm việc cá nhân theo gợi ý của GV
Tiết7:
Gương cầu lồi
I) ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi:
- Quan sát H7.1 tr.20
- Dự đoán: .......
- Phương án làm thí nghiệm: + ......
 + ......
(Máy chiếu bài của các nhóm)
Kết luận:
 ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có các tính chất sau đây:
1) Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
2) ảnh quan sát được nhỏ hơn vật.
II) Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
1.Thí nghiệm: 
 (H7.3 tr.21)
2. Kết luận: Nhìn vào gương cầu lồi ta quan sát được một vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.
III) Vận dụng:
C3: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng,vì vậy giúp cho người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn ở đằng sau.
C4: Người lái xe nhìn vào trong gương cầu lồi thấy được xe cộ và người bị các vật cản bên đường che khuất, tránh được tai nạn.
4) Củng cố bài: (5 phút) GV chia lớp thành hai nhóm tổ chức trò chơi; mỗi nhóm chọn 2 em lên bảng. Mỗi nhóm chỉ cầm 1 viên phấn lần lượt 1 em sẽ viết 1 câu trả lời và trao phấn cho em kia viết câu còn lại. Xem nhóm nào làm nhanh, đúng. Dưới lớp vừa làm vừa theo dõi và nhận xét. GV chiếu câu hỏi và tổ chức cho HS trò chơi trên:
?ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi có tính chất gì?
?so sánh về đặc điểm ảnh tạo bởi gương cầu lồi và vùng nhìn thấy của gương cầu lồi so với gương phẳng có cùng kích thước?
Sau khi học sinh trả lời xong GV chốt lại và chiếu nội dung ghi nhớ của bài, gọi 1 đến 2 học sinh lần lượt đọc lại ghi nhớ.
5) Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
Học bài theo vở ghi + ghi nhớ.
Đọc phần “ Có thể em chưa biết”.
Làm bài tập 7.1 đến 7.4 ở SBT.
 Đọc trước và nghiên cứu bài: “Gương cầu lõm”.
 Trả lời các câu hỏi: ?ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm có tính chất gì?
 ?So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lõm so với gương phẳng và gương cầu lồi.
Qua hình thức tổ chức trên tôi thấy đa số các em rất hứng thú, các em nắm kiến thức rất chắc chắn, thông qua việc tự mình làm thí nghiệm để rút ra kiến thức, đặc biệt đối với những em yếu.
D. kết quả thực hiện
Đổi mới phương pháp dạy học vật lý chú trọng vào phương pháp thực nghiệm có ý nghĩa không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Trong quá trình giảng dạy, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn các giáo viên giảng dạy bộ môn vật lý cùng thảo luận, trao đổi kinh nghiệm và vận dụng vào thực tiễn dạy học theo các bước từ kinh nghiệm rút ra ở trên. Vì vậy các tiết dạy đều thành công, được đồng nghiệp đánh giá cao, gây nhiều hứng thú cho học sinh, chất lượng học tập bộ môn vật lý toàn trường nói chung và kết quả bài kiểm tra chương I vật lý 7 nói riêng được nâng lên một bước.
Kết quả kiểm tra chương I của toàn trường 
Năm học: 2009 - 2010
Tổng số học sinh
Điểm < 5
Điểm 0 - 2
Điểm ³ 5
Điểm Khá - giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
108
14
12,96
0
0
94
87,04
40
37,0
Qua kết quả trên tôi nhận thấy rằng việc sử dụng phương pháp dạy học bằng thực nghiệm trong dạy học vật lý đã làm cho chất lượng học tập của học sinh từng bước được nâng lên một cách rõ rệt, học sinh đã tự mình nắm vững kiến thức, đặc biệt là học sinh yếu kém đã có hứng thú hơn trong học tập. Do đó cần phải đưa phương pháp dạy học thực nghiệm vào trong quá trình giảng dạy bộ môn Vật lý. Phương pháp này không những có hiệu quả trong dạy học chương: Quang học (vật lý 7) mà nên được áp dụng rộng rãi trong dạy học bộ môn Vật lý lớp 6, 7, 8, 9 ở trường THCS .
E. bài học kinh nghiệm
Việc tổ chức thực hiện bằng phương pháp dạy học thực nghiệm trong dạy học vật lý có hiệu quả để đạt được mục tiêu của mỗi bài học, cũng như để đạt được mục tiêu của chương trình vật lý THCS cần phải thực hiện những việc sau:
Đối với giáo viên: 
Nghiên cứu kỹ SGK, SGV và các tài liệu có liên quan đến bài dạy.
Chuẩn bị chu đáo các thiết bị dạy học, các dụng cụ thí nghiệm, lường trước các phương án thí nghiệm và thực hiện trước các thí nghiệm trong bài
Nắm chắc các danh mục hiện có về đồ dùng dạy học, đối chiếu với chương trình giảng dạy nếu còn thiếu phải lập kế hoạch đề nghị nhà trường mua sắm hoặc tự sưu tầm, làm thêm các thiết bị cần thiết.
Rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm cho học sinh. Xây dựng đội ngũ cán sự bộ môn trong lớp mình giảng dạy.
Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học, có sự kết hợp giữa thí nghiệm thực tế và thí nghiệm ảo qua trình chiếu powerpoint.
Đối với học sinh:
Tích cực, tự giác trong việc chiếm lĩnh các tri thức khoa học.
Học sinh hình thành thói quen học theo phương pháp thực nghiệm.Học sinh phải tự giác, tích cực làm thí nghiệm, tiếp xúc với cơ sở vật chất như cân, đong, đo, đếm. Đặc biệt cán sự bộ môn phải tích cực bồi dưỡng thường xuyên hơn.
Rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp, trao đổi thảo luận rút ra kết luận qua các thí nghiệm.
Đối với nhà trường:
Mua sắm thêm một số thiết bị còn thiếu tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh triển khai dạy học theo phương pháp thực nghiệm có hiệu quả.
Nhà trường cần đầu tư thêm kinh phí, tạo điều kiện về thời gian cho giáo viên vật lí để có thời gian học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
F. Kết luận
Từ tình hình thực tiễn dạy học môn vật lý nói chung và chất lượng dạy học chương “Quang học” trong vật lý 7 nói riêng. Tôi đã có một số giải pháp để sử dụng phương pháp dạy học bằng thực nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn vật lý và đã thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên đây chỉ mới là một số kinh nghiệm nhỏ được rút ra trong quá trình dạy học của bản thân.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài chắc chắn sẽ có những tồn tại, khiếm khuyết không thể tránh khỏi. Tôi rất mong được sự góp ý chân thành, thẳng thắn của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh nghiệm ngày càng được hoàn thiện hơn góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng dạy học vật lý nói riêng.
Nhân đây tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu - Giáo viên và học sinh trường THCS Dương Thủy đã quan tâm góp ý, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này.
 Dương Thủy, ngày 25 tháng 03 năm 2010
 Người thực hiện 
Bùi Thị Kim Lan
Xác nhận của hội đồng khoa học
Tài liệu tham khảo
Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010 của Phòng GD - ĐT Lệ Thủy và Sở GD - ĐT Quảng Bình
Một số đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý ở trường THCS
Tạp chí thế giới trong ta
Sách giáo khoa Vật lý 7, sách giáo viên Vật lý 7
Tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học Vật lý lớp 7
Mục lục
A. Đặt vấn đề 	1
I. Lí do chọn đề tài: 	1
II. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: 	2
B. cơ sở lí luận - cơ sở thực tiễn 	3
I. Cơ sở lí luận: 	3
II. Cơ sở thực tiễn: 	3
C. thực trạng và các giải pháp thực hiện 	4
I. Thực trạng tình hình: 	4 
II. Cách tổ chức thực hiện dạy học bằng phương pháp thực nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học lý 7 trong trường THCS 	5
D. kết quả thực hiện 	14
E. bài học kinh nghiệm 	15
F. Kết luận 	16
Tài liệu tham khảo 	17

File đính kèm:

  • docSD_PP_thuc_nghiem_trong_trong_day_hoc_chuong_Quang_hoc_Vat_ly_7.doc
Sáng Kiến Liên Quan