Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tích hợp kỹ năng thoát hiểm cho học sinh Trung học Cơ sở qua Chương III: Điện học - Vật lý 7

Về nội dung sáng kiến

Hiện nay quốc sách hàng đầu của Việt Nam vẫn là giáo dục tạo ra con người

phát triển toàn diện có đủ cả kiến thức và kỹ năng sống. Một trong những kỹ năng

sống quan trọng mà việc giáo dục cho học sinh còn nhiều hạn chế đó là kỹ năng

thoát hiểm. Với mong muốn giúp các em có thêm một kỹ năng xử lý khi gặp nguy

hiểm nếu không may gặp phải thì một hành động và hiểu biết nhỏ của các em có thể

tự giúp mình và cứu người gặp nạn thông qua môn học vật lý, nên tôi đã nghiên cứu

và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này.

Theo quan niệm của tổ chức y tế thế giới (WHO): Kỹ năng sống là những kỹ

năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong các tình

huống hàng ngày để tương tác có hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả

những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày. Giáo dục kỹ năng sống là

một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực

hành động tích cực, có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về

bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các

yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngày Trong số các kỹ năng sống cần giáo

dục cho học sinh thì kỹ năng thoát hiểm là khả năng con người dám đương đầu với

những tình huống khó khăn trong cuộc sống và biết cách vượt qua.

Với mục đích : Hình thành cho học sinh những kỹ năng thoát hiểm như:

- Cách tạo ra lửa để thắp sáng, đun nấu.khi gặp nguy hiểm thông qua tác

dụng nhiệt của dòng điện bằng cách sử dụng pin

- Cách thoát khỏi hỏa hoạn do cháy chập điện

- Cách xử lý khi gặp thời tiết cực đoan có sấm sét

- Cách xử lý khi phát hiện tai nan điện

pdf13 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 674 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tích hợp kỹ năng thoát hiểm cho học sinh Trung học Cơ sở qua Chương III: Điện học - Vật lý 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hình ảnh và video đã chuẩn bị. 
+ Tạo dựng tình huống để các em tư duy giải quyết. 
+ Thực hiện các kỹ năng để học sinh theo dõi. 
+ Kiểm tra khả năng nhận thức của học sinh qua khả năng thực hiện lại các kỹ năng 
đã trình bày. 
Các điều kiện cần thiết để áp dụng 
Về phía giáo viên: Cần có kế hoạch chi tiết và rõ ràng đảm bảo chính xác về nội 
dung trình bày. 
Cần có sự giúp đỡ của một số chuyên gia về kỹ năng sống và các bác sĩ chuyên khoa 
hô hấp 
Sự trợ giúp của máy tính và máy chiếu. 
Về phía học sinh: Chú ý và quan tâm tới nội dung giáo viên triển khai. 
Giải pháp 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu và trình bày về kỹ năng 
thoát hiểm. 
Giải pháp đưa ra với mục tiêu để học sinh tự tìm hiểu về các vấn đề giáo viên 
giao một cách có định hướng. Và hình thành cho các em khả năng tự nghiên cứu và 
trình bày từ đó các em hiểu sâu hơn về nội dung đang tìm hiểu. 
Các bước thực hiện: 
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh 
Giáo viên giáo nhiệm vụ cho học sinh trước 1 tuần: Nhiệm vụ là: Tìm hiểu về cách 
phòng chống sét 
Bước 2: Học sinh hoạt động theo nhóm từ 4 đến 6 em tìm hiểu thông tin qua sách, 
báo, mạng internet để giải quyết các vấn đề như: Sét là gì? Sự nguy hiểm của sét? 
Cách phòng chống sét khi ở ngoài trời và khi ở trong nhà? 
Các em sẽ giao nhiệm vụ cho từng thành viên của nhóm để tiến hành 
Bước 3: Giáo viên cùng học sinh thảo luận về thông tin thu thập được 
Các nhóm tổng hợp ý kiến của các thành viên rồi cùng với giáo viên chính xác thông 
tin thu được và bổ xung nếu cần. Giáo viên chú ý cho học sinh cách xây dựng và 
trình bày nội dung trên lớp để tăng hiệu quả thì các em nên xây dựng bài trên phần 
mềm powerpoint có sử dụng các hình ảnh và video minh họa. 
Bước 4: Trình bày trước lớp về nội dung chuẩn bị 
Sau khi học xong phần III: Tác dụng sinh lý – Bài 23: TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG 
HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA DÒNG ĐIỆN- VẬT LÝ 7 
Giáo viên cho nhóm học sinh lên trình bày trước lớp về kỹ năng phòng chống sét. 
Điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp: 
- Các em học sinh có ý thức tốt, có kỹ năng thu thập thông tin và sử dụng 
máy tính và có khả năng thuyết trình trước lớp. 
- Máy tính và máy chiếu hỗ trợ phần trình bày. 
Giải pháp 3: Tổ chức cho học sinh diễn tập thực tế trên lớp. 
 Đây là giải pháp nhằm giúp học sinh hiểu về quy trình thực hiện một kỹ năng 
thoát hiểm và được quan sát và diễn tập ngay trên lớp với bạn bè mình. 
Giải pháp tái hiện lại một tình huống nguy hiểm liên quan tới tác dụng sinh lý của 
dòng điện và các bước xử lý đúng. Giải pháp này khắc phục được các hạn chế của 
các giải pháp trước đó là chỉ mang tính lý thuyết, học sinh không có cơ hội thực 
hành. 
Các bước thực hiện: 
Bước 1: Tạo tình huống Giáo viên đưa ra tình huống : là một tiểu phẩm học sinh đã 
chuẩn bị trước đó do giáo viên hướng dẫn về một vụ tai nạn do bị điện giật. 
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách xử lý khi rơi vào tình huống tương tự. 
Giáo viên cùng một số học sinh tham gia tái hiện lại quy trình xử lý khi phát hiện vụ 
việc. 
Bước 3: Tổ chức cho học sinh diễn tập theo nhóm cách sơ cứu người bị điện giật 
với các trường hợp có thể xẩy ra. 
Điều kiện áp dụng giải pháp: 
- Có sự tư vấn và hỗ trợ của các chuyên gia về kỹ năng thoát hiểm và các 
bác sĩ chuyên khoa hô hấp. 
- Các thiết bị điện để tái hiện hiện trường vụ tai nạn. 
Các bài giảng minh họa 
Giải pháp 1: Xây dựng nội dung và lựa chọn thời điểm tích hợp 
Bước 1: Đơn vị kiến thức có thể tích hợp được kỹ năng thoát hiểm. 
Bài 22: TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG 
ĐIỆN- VẬT LÝ 7 
Vị trí tích hợp: Sau khi học xong phần I: Tác dụng nhiệt học sinh nắm được 
thế nào là tác dụng nhiệt của dòng điện là làm cho vật dẫn nóng lên khi có 
dòng điện chạy qua và có thể gây ra chảy dây chì thậm chí cháy những mẩu 
giấy nhỏ. 
Bước 2: Tìm hiểu các kỹ năng thoát hiểm phù hợp. 
Hình thành cho học sinh kỹ năng 
- Tạo ra lửa bằng cách sử dụng pin và giấy bạc 
- Cách thoát khỏi hỏa hoạn do cháy chập điện 
Bước 3: Xây dựng nội dung từng kỹ năng 
- Kỹ năng tạo ra lửa nhờ tác dụng nhiệt của dòng điện: Đưa ra cách tạo ra 
lửa cho học sinh bằng cách sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện từ pin. 
- Kỹ năng thoát khỏi hỏa hoạn do cháy chập điện: Cách giải quyết tình 
huống khi phát hiện cháy chập điện và cứu người bị tai nạn điện. 
Bước 4: Triển khai nội dung đã chuẩn bị tới học sinh 
Tình huống tích hợp số 1 : Khi bạn bị lạc trong một khu rừng hoặc đi dã 
ngoại hoặc ở nhà mà không có bật lửa, diêm hoặc bật lửa hết ga và không mang theo 
bật lửa mà chúng ta thì rất cần có lửa để nấu ăn, thắp sáng, sửa ấm và đuổi thú dữ thì 
bạn phải làm thế nào để có lửa đây? 
Thực hiện: Giáo viên cho học sinh suy nghĩ và đưa ra câu trả lời nếu trong số các 
câu trả lời có cách tạo ra lử học lý như: Dùng đá lửa, dùng quả cầu thủy tinh.....Giáo 
viên xác định các cách tạo ra lửa đúng và giới thiệu thêm cho học sinh một cách tạo 
ra lửa đơn giản như sau: Điều đầu tiên là bạn phải bình tĩnh và hãy tìm xem trong 
túi hay ở đâu đó có điện thoại còn pin hoặc một quả pin tiểu còn dùng được, tiếp đến 
bạn cần một mẩu giấy bạc có thể từ bao thuốc lá hoặc giấy gói kẹo cao su, một ít vật 
dễ cháy như giấy hoặc bông...Khi đã chuẩn bị xong bạn hãy xé tờ giấy bạc như sau: 
Xé tờ giấy thành một đoạn dài sao cho phần ở giữa tờ giấy bạc có kích thước bề 
ngang nhỏ nhất rồi gập 2 đầu tờ giấy lại sao cho nó dễ ràng tiếp xúc với 2 cực của 
pin đợi vài giây thôi phần ở giữa tờ giấy bạc sẽ bốc cháy và chúng ta có thể đưa 
nhanh lại gần giấy học bông đã chuẩn bị sẵn. 
Kết thúc hoạt động: Học sinh thực hành kỹ năng vừa học, giáo viên theo dõi và 
hướng dẫn thêm cho các em. 
Tình huống tích hợp số 2 : Cách xử lý khi bạn đang ở trong một đám cháy 
khi xẩy ra do cháy chập điện và rất nhiều khói có thể làm bạn hay bất kỳ ai đang ở 
trong đám cháy bị ngộ độc trước khi kịp ra ngoài. 
Thực hiện : Giáo viên nêu tình huống : Gần đây có rất nhiều vụ hỏa hoạn xẩy ra 
nguyên nhân chủ yếu là do cháy chập điện. Nếu em là nạn nhân trong vụ hỏa hoạn 
đó em sẽ xử lý như thế nào? 
 Học sinh đưa ra ý kiến chủ quan của mình sau đó giáo viên cho học sinh theo 
dõi quy trình xử lý qua video: Khi xẩy ra cháy tâm lý chung mọi người rất lo sợ, và 
thời gian được tính bằng tích tắc nhưng bạn vẫn phải bình tĩnh để phán đoán tình 
huống và quan sát chung. Sau đây là 7 kỹ năng thoát hiểm: 
 Khi ngửi thấy mùi khét, khói hoặc trông thấy lửa cháy thì phải gọi ngay 114 
lính cứu hỏa 
 Nếu bị kẹt trong đám cháy có người lớn bên cạnh, các em phải bình tĩnh làm 
theo sự chỉ dẫn của người lớn. 
 Cố gắng thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt tuyệt đối không chần chừ mang 
theo đồ đạc hoặc nán lại gọi điện cho cứu hỏa. 
 Nếu gia đình em sống trong tòa nhà cao tầng hoặc khu chung cư, thì đừng 
bao giờ di chuyển xuống dưới đất bằng thang máy khi có hỏa hoạn vì khi đó thang 
máy có thể ngừng giữa chừng do ngắt điện. Trường hợp ở gần tầng thượng hơn, hãy 
di chuyển lên tầng thượng thay vì di chuyển xuống dưới. 
 Nhớ rằng không những lửa mà khói và hơi độc cũng có thể dẫn đến tử vong. 
Để tránh bị ngộp vì khói, em hãy di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất, men 
theo tường để ra cửa, bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng, mũi. Hãy khoác thêm 
một chiếc áo được nhúng nước nếu có thể. Nếu càng đi càng thấy nóng thì em đang 
tiến tới gần nguồn nhiệt thì hãy quay lại và tiếp tục di chuyển để tìm cửa thoát ra 
ngoài. 
 Khi tóc hoặc quần áo bị bén lửa phải dừng lại, nằm xuống và lăn người qua 
lại hoặc lăn tròn. 
 Nếu kẹt trong phòng không thể thoát ra ngoài, hãy lấy vải ướt bịt chặt các khe 
cửa rồi chui xuống gầm giường và nằm sát xuống sàn nhà. Bởi gầm giường là nơi 
đầu tiên những người lính cứu hỏa để mắt đến khi tìm kiếm những người còn kẹt lại 
trong một vụ hỏa hoạn. 
Kết thúc hoạt động: Cho học sinh theo dõi video về diễn tập cách thoát hiểm. 
Giải pháp 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu và trình bày về kỹ năng 
thoát hiểm. 
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh trước khoảng 1 tuần. 
Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt 
đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu và có cường độ rất lớn ,ở 
Việt Nam hiện tượng sét đánh thường xuyên xảy ra rất dễ gây nguy hiểm cho chúng 
ta. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách phòng chống sét để bảo vệ an toàn cho 
mình và người thân. Lớp chia làm các nhóm nhỏ tìm hiểu về cách phòng chống sét, 
các em có thời gian một tuần để chuẩn bị. 
Bước 2: Học sinh tìm hiểu thông tin qua sách báo. 
Bước 3: Giáo viên và học sinh thảo luận về thông tin thu thập được và cách trình bày 
trước lớp. 
Bài 23. TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÝ 
CỦA DÒNG ĐIỆN- VẬT LÝ 7 
1. Mục tiêu tích hợp : Hình thành cho học sinh các kỹ năng 
- Cách phòng chống sét 
2. Vị trí tích hợp: Sau khi học xong phần III: Tác dụng sinh lý 
Học sinh hiểu được dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ làm các cơ co giật, có thể 
làm tim ngừng đập, ngạt thở và hệ thần kinh bị tê liệt. Nên phải hết sức thận trọng 
khi dùng điện nhất là với mạng điện gia đình. 
3. Nội dung tích hợp: Kỹ năng xử lý khi gặp sấm sét 
Bước 4: Giáo viên đưa ra tình huống và nhóm học sinh lên trình bày về cách phòng 
chống sét. 
- Không chú mưa dưới các cây cao hoặc cây đơn độc 
- Tránh xa vùng đỉnh núi, sườn núi hay các khu vực có địa hình cao 
- Tránh xa các vật dụng bằng kim loại 
- Tránh xa những nơi chứa nước 
- Chọn nơi trú ẩn thấp hơn các khu vực xung quanh 
- Không đứng thành nhóm đông người 
- Tắt nguồn điện thoại 
- Nên ngồi xổm xuống thấp, giữ cánh tay và hai chân gần nhau, dùng 2 tay bịt tai 
- Nếu ở trong nhà: Nên đứng tránh xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, bồn nước 
và rút phích cắm các thiết bị điện 
Ngoài ra còn có phương pháp xác định vị trí của sét đó là cảm nhận cơ thể khi đang 
ở khu vực giông, mưa. Nếu thấy lông tay, tóc, dựng thì chúng ta đang có nguy cơ bị 
sét đánh, trong trường hợp này phải lập tức chụm hai chân lại, dùng tay bịt tai, cúi 
thấp người (nhưng không để cơ thể chạm đất ngoài hai bàn chân). Sau khi nghe tiếng 
sét khoảng 7-10 phút thì cơn sét đã qua có thể trở về trạng thái bình thường. 
Tư thế ngồi để tránh bị sét đánh 
Nếu như bạn cảm thấy tóc bị dựng lên (như cảm giác điện khi sờ tay trước mặt ti-vi) 
thì điều đó có nghĩa là có thể bị sét đánh bất cứ lúc nào, lập tức cúi ngồi xuống và 
lấy tay che tai, không nằm xuống đất hay đặt tay lên đất. 
Kết thúc hoạt động: Giáo viên tổ chức cho các nhóm thi thực hành ngồi theo tư thế 
hướng dẫn và có đánh giá khen thưởng. 
Giải pháp 3: Tổ chức cho học sinh diễn tập thực tế trên lớp. 
Bài 23. TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÝ 
CỦA DÒNG ĐIỆN- VẬT LÝ 7 
1. Mục tiêu tích hợp : Hình thành cho học sinh kỹ năng 
- Cách xử lý khi phát hiện người bị điện giật 
2. Vị trí tích hợp: Sau khi học xong phần III: Tác dụng sinh lý 
3. Thực hiện : Giáo viên cho học sinh trình bày nội dung đã chuẩn bị : 
Bước 1: Dựng lại tình huống qua tiểu phẩm một người đang sửa chữa bóng điện 
không may bị điện giật và xem thêm những hình ảnh về tai nạn điện và hậu quả 
nghiêm trọng để lại thậm chí gây chết người. 
Bước 2: Khi gặp phải những tình huống đó các em đưa ra cách xử lý nhanh và chính 
xác nhất vì mỗi giây trôi qua đều có ảnh hưởng nghiêm trọng tới nạn nhân thận chí 
gây chết người.Việc xử lý, cấp cứu người bị điện giật đúng cách cần thực hiện theo 
trình tự hai bước cơ bản: Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện và cấp cứu nạn nhân 
ngay sau khi tách ra khỏi nguồn điện. Giáo viên sử dụng máy tính máy chiếu để hỗ 
trợ phần trình bày. 
Thao tác 1. TÁCH NẠN NHÂN RA KHỎI NGUỒN ĐIỆN 
Trường hợp 1: Cắt được nguồn điện 
 Cần nhanh chóng cách ly nguồn điện bằng cách cắt các thiết bị đóng cắt gần nạn 
nhân nhất như: công tắc, cầu dao, aptomat. Khi cắt cần chú ý: 
- Nếu người bị nạn đang ở trên cao thì cần có biện pháp hứng, đỡ khi người đó rơi 
xuống. 
- Cắt điện trong trường hợp này cũng có thể dùng dao búa có cán cách điện để 
chặt đứt dây điện 
Trường hợp 2: Không cắt được nguồn điện 
Cần phân biệt người bị nạn là do điện hạ áp hay cao áp mà thực hiện các bước sau: 
Nếu người bị nạn do điện hạ áp 
Người cứu cần có biện pháp an toàn cá nhân tốt như dùng các vật cách điện: sào, gậy 
tre hoặc gỗ khô tách dây điện ra khỏi người nạn nhân. 
Nếu nạn nhân nắm chặt vào dây điện người cứu phải , đứng trên các vật cách điện 
khô như: bàn ghế, bệ gỗ, thảm hoặc đi ủng hoặc mang găng tay cách điện để gỡ nạn 
nhân ra hoặc cũng có thể dùng các vật dụng sẵn có như cây, gậy gỗ. 
Nếu người bị nạn do điện cao thế 
Tốt nhất là người cứu có các dụng cụ an toàn như: đi ủng, găng tay cách điện hoặc 
xào cách điện khi tách nạn nhân ra khỏi mạng điện. nếu trong tường hợp không có 
các dụng cụ an toàn kể trên thì cần làm ngắn mạch đường dây ra khỏi nguồn bằng 
cách dùng thanh sắt, đoạn dây đồng ném lên đường dây. Trong trường hợp người bị 
nạn chỉ chạm vào một pha thì chỉ cần nối đât một đầu dây còn đầu kia ném vào pha 
đó, nhưng tránh ném vào người bị nạn. 
Thao tác 2. CẤP CỨU NGAY SAU KHI TÁCH NẠN NHÂN RA KHỎI 
NGUỒN ĐIỆN. 
Ngay sau khi tách khỏi nạn nhân ra khỏi nguồn điện, phải căn cứ vào tình trạng sức 
khỏe của nạn nhân để xử ý cho thích hợp 
 Cách ly nạn nhân ra khỏi nguồn điện Hô hấp nhân tạo 
Người bị nạn chưa mất tri giác 
Khi người bị nạn chưa mất tri giác, chỉ bị mê man trong chốc lát, còn thở yếu cần 
đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh cấp tốc chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần 
nhất. 
Người bị nạn mất tri giác 
Khi người bị nạn đã mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu, cần đặt nạn 
nhân nơi thoáng khí yên tĩnh, nếu trời lạnh đặt nạn nhân trong phòng thoáng. Nới 
rộng quần áo, thắt lưng và xem có gì trong miệng thì lấy ra và cho ngửi ammoniac, 
nước tiểu, xoa bóp toàn thân cho nóng lên đồng thời chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế. 
Người bị nạn đã tắt thở. 
Nếu người bị nạn đã tắt thở, tim ngừng đập, toàn thân co giật như chết cần đặt nạn 
nhân nơi thoáng khí , bằng phẳng, nới rộng quần áo và thắt lưng, lau sạch máu, nước 
bọt và các chất bẩn. Kiểm tra miệng nạn nhân xem có vướng gì không rồi thực hiện 
hô hấp nhân tạo nếu có thể chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất vừa đi vừa làm 
hô hấp nhân tạo. 
PHƯƠNG PHÁP HÔ HẤP NHÂN TẠO 
- Khi chỉ có một người làm hô hấp. 
Đặt nạn nhân nằm ngửa kê gáy bằng vật mềm và đầu ngữa về phía sau: kiểm tra khí 
quản có thông suốt không và lấy các dị vật ra. Nếu hàm bị co cứng phải mở miệng 
bằng cách để tay áp vào phía dưới của góc hàm dưới, tỳ ngón tay vào mép hàm để 
lấy hàm dưới ra. 
- Kéo ngửa nạn nhân về phía sau sao cho cằm và cổ trên một đường thẳng đảm bảo 
cho không khí vào dễ dàng. Đẩy hàm dưới về phía trước, đề phòng lưỡi rơi xuống 
thanh quản. 
- Mở miệng và bịch mũi nạn nhân. Người cấp cứu hít hơi và thổi mạnh vào miệng 
nạn nhân ( nên đặt gạc sạch lên miệng nạn nhân khi thổi ). Nếu không thể thổi vào 
miệng được thì có thể bịt miệng nạn nhân và thổi vào mũi. Viêc thổi khí cần làm 
nhịp nhàng và liên tục 10 – 12 lần/phút với trẻ thì cần lập lại các thao tác trên nhiều 
lần. 
- Khi có 2 người làm hô hấp 
Nếu có hai người làm hô hấp thì một 
người hà hơi thổi ngạt, người kia 
xoa bóp nhịp tim. 
Cách xoa bóp nhịp tim: đặt 
hai 
tay chồng lên nhau và đặt ở 1/3 
phần dưới xương ức của nạn nhân 
ấn khoảng 4 – 6 lần thì dừng lại 2 
giây để người kia thổi khí vào phổi 
nạn nhân. Khi ấn cần ép mạnh lồng 
ngực xuống khoảng 4 – 6cm sau đó 
giữ tay lại khoảng 1/3 giây rồi mới 
để tay lại vị trí ban đầu. 
Các thao tác phải được thực hiện 
liên tục nếu có thể trong quá trình 
chuyển nạn nhân tới bệnh viện. 
Tóm lại cứu người bị nạn là công việc khẩn cấp làm càng nhanh càng tốt. Tùy thuộc 
vào hoàn cảnh mà áp dụng phương pháp cứu chữa cho phù hợp. Phải hết sức bình 
tĩnh và kiên trì để xử lý. Chỉ được phép coi người bị nạn đã chết khi đã có bằng 
chứng rõ ràng như: vỡ xọ, cháy toàn thân, hay có quyết định của y bác sỹ. 
Bước 3: 4 học sinh tham gia xây dựng và tái hiện lại một vụ tai nạn điện với các 
bước xử lý vừa học để cả lớp cùng đóng góp ý kiến. Giáo viên theo dõi và chốt lại 
các thao tác xử lý đã chính xác, chỉnh sửa các thao tác chưa đảm bảo kỹ thuật. 
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Các giải pháp để tích hợp kỹ năng thoát hiểm cho học sinh khối 7 năm học 2017- 
2018. Sáng kiến có thể áp dụng không những cho các em học sinh lớp 7 mà cho tất 
cả các em học sinh các khối lớp khác và có thể nhân rộng ra các cơ sở trường học 
trong và ngoài huyện. Qua các em để tuyên truyền các kỹ năng thoát hiểm về gia 
đình và bạn bè. 
- Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác 
giả 
+ Lợi xã hội thu được khi áp dụng giải pháp: 
Việc áp dụng giải pháp giúp cho học sinh có thêm cơ hội được học tập và rèn luyện 
kỹ năng sống ngay tại trường rút ngắn được thời gian đi lại nếu các em tham gia học 
ở trung tâm, và đưa ra cho các em những thông tin với độ tin cậy cao. Các em được 
trải nghiệm và thực hành những kỹ năng thoát hiểm với sự giúp đỡ của thầy cô và 
các bạn từ đó tăng sự tự tin cho mỗi em qua sự tương tác trực tiếp với các tình huống 
nguy hiểm. Ngoài ra việc rèn luyện có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục nhận 
thức cho các em về tình hình xã hội đang có rất nhiều sự thay đổi và thử thách thì 
những kỹ năng sống sẽ là hành trang không thể thiếu cho mỗi em ngay từ bây giờ. 
Rèn cho các em cách sống có trách nhiệm hơn nếu gặp tình huống xấu các em cũng 
có thể giải quyết vừa giúp mình và giúp nhiều người khác mang lại lợi ích to lớn cho 
xã hội vì không gì quý hơn tính mạng con người. 
Tuy thời lượng không nhiều, với điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế nên một số kỹ 
năng không thể tổ chức cho các em diễn tập trên lớp. Nhưng sáng kiến cũng đã mang 
lại lợi ích nhất định cho mỗi học sinh cụ thể : Đối với học sinh lớp 7 
Lớp Số học 
sinh 
tham 
gia 
Trước khi chưa thực hiện áp 
dụng 
Sau khi áp dụng sáng kiến 
Chưa 
biết cách 
xử lý 
Biết 
nhưng 
chưa đầy 
đủ 
Hiểu rõ 
quy trình 
và thực 
hiện xử lý 
Chưa 
biết cách 
xử lý 
Biết 
nhưng 
chưa đầy 
đủ 
Hiểu rõ 
quy trình 
và thực 
hiện xử lý 
7A 42 
31 
73,8% 
11 
26,2% 
0 
2 
4,8% 
8 
19% 
32 
76,2% 
7B 40 
28 
70% 
12 
30% 
0 
3 
7,5% 
7 
17,5% 
30 
75% 
Từ kết quả trên cho thấy các em học sinh rất quan tâm tới các kỹ năng sống đặc biệt 
là kỹ năng thoát hiểm. Và cũng cho thấy hiệu quả của các giải pháp mang lại. 
+ Lợi ích kinh tế khi thực hiện giải pháp 
 Việc áp dụng sáng kiến có ý nghĩa thiết thực với việc giáo dục kỹ năng sống 
cho học sinh và góp phần thực hiện thành công mục tiêu giáo dục về đào tạo và phát 
triển con người toàn diện. 
Với 4 kỹ năng thoát hiểm tích hợp trong 2 tiết học tương đương với 40 phút các em 
tham gia lớp học bồi dưỡng kỹ năng sống thì số tiền làm lợi cụ thể là: Nếu mỗi buổi 
học khoảng 2 tiếng thì một học sinh sẽ phải đóng khoảng 50 nghìn. Khi thời gian 
tham gia học là 40 phút thì số tiền phải đóng là 17 nghìn. 
Số lượng học sinh 
7AB 
Thời lượng 
Số tiền khoảng 
VNĐ 
82 40 phút 82.17000= 1 390 000 
Các thông tin cần được bảo mật (nếu có); không 
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
+ Học sinh lớp 7 chưa biết và hiểu rõ về kỹ năng thoát hiểm muốn học hỏi và hình 
thành kỹ năng sống 
+ Sự giúp đỡ của các chuyên gia về phòng cháy chữa cháy và các thầy cô trung tâm 
kỹ năng sống hỗ trợ. 
+ Máy tính, máy chiếu phục vụ giảng dạy. 
+ Một số đoạn video về kỹ năng thoát hiểm liên quan. 
+ Một số thiết bị tái hiện tình huống tai nạn điện. 
+ Các bác sĩ chuyên khoa hô hấp . 
- Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức 
nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có); 
Sáng kiến có thể áp dụng không những cho các em học sinh lớp 7 mà cho tất cả các 
em học sinh các khối lớp khác và có thể nhân rộng ra các cơ sở trường học trong và 
ngoài huyện. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_tich_hop_ky_nang_thoat_hiem.pdf
Sáng Kiến Liên Quan