Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng, khai thác kênh hình trong dạy học môn Địa lý Lớp 6

 Địa lý là một môn khoa học có phạm trù rộng lớn và có tính thực nghiệm cao, môn khoa học vừa có tính chất tự nhiên vừa có tính chất xã hội. Nó không chỉ dừng lại ở việc mô tả các sự việc và hiện tượng địa lý xảy ra trên bề mặt Trái Đất mà còn tìm cách giải thích, phân tích, so sánh, tổng hợp các yếu tố địa lý cũng như thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau. Mặt khác nó còn góp phần phát hiện, sử dụng, khai thác và cải tạo tài nguyên thiên nhiên, môi trường một cách hợp lý nhằm góp phần tích cực vào xây dựng kinh tế xã hội,quốc phòng, an ninh quốc gia.

Để phù hợp với đặc trưng bộ môn, đồng thời thực hiên tốt quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa các hoạt động học của học sinh. Việc dạy học môn địa lý ở các trường phổ thông muốn đạt được chất lượng cao thì đi đôi với lý thuyết việc sử dụng đồ dùng trực quan đặc biệt là kênh hình một yếu tố bắt buộc và có tác dungj lớn để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập, tăng cường kỹ năng địa lý( nhận xét, phân tích, giải thích,đánh giá, so sánh, tổng hợp các bản đồ, biểu đồ,tranh ảnh ). Qua đó học sinh sẽ tự mình phát hiện kiến thức và khắc sâu nội dung bài học. Mặt khác nó còn giúp giáo viên tổ chức việc dạy học theo đặc trưng bộ môn có hiệu quả trong giảng dạy Địa lý ở trường THCS nói chung và lớp 6 nói riêng. Để giúp học sinh nắm và hiểu bài, người giáo viên phải biết sử dụng, khai thác và hiểu rõ kênh hình muốn truyền đạt nội dung gì. Đây là một trong những yếu tố gây hứng thú, lôi cuốn học sinh, giúp các em hiểu bài dễ dàng, ghi nhớ lôgic, không máy móc làm cho tư duy các em sau này này tự phân tích, giải thích khi không có giáo viên bên cạnh và trong thực tế.

 

doc31 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7733 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng, khai thác kênh hình trong dạy học môn Địa lý Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cả 2 nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt trời như nhau vào các ngày 21-3 ( xuân phân) và 23 – 9 (thu phân).
 - Khi đó ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng góc với đường xích đạo trên bề mặt Trái đất.
 Bài 9: Hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa
 Hình 24. Vị trí Trái đất trên quĩ đạo Mặt trời vào các ngày hạ chí và đông chí
 * Phương pháp sử dụng: Hình 14 được sử dụng khi dạy học mục 1: Hiện
tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái đất.
 Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình và nêu câu hỏi để học sinh trả lời .
 - Vì sao đường biểu hiện trục Trái đất ( BN) và đường phân chia sáng tối (ST) không trùng nhau.
 - Vào ngày 22-6 ( hạ chí) ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?
 - Vào ngày 22-12 ( đông chí) ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?
 Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi bằng khả năng hiểu biêt của bản thân.
 Hoạt động 3: Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh, tập trung sự chú ý của học sinh vào hình vẽ và chuẩn nội dung kiến thức của bài học.
 - Đường biểu hiện trục Trái đất ( BN) và đường phân chia sáng tối (ST) không trùng nhau vì Trái đất có hình cầu trục Trái đất nghiêng 230 27’’.
 - Vào ngày 22-6 ( hạ chí) ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 230 27’’ B Vĩ tuyến đó là đường chí tuyến B
 - Vào ngày 22-12 ( đông chí) ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 230 27’’ Vĩ tuyến đó là đường chí tuyến N
 Bài 10. Cấu tạo bên trong của Trái Đất
 Hình 26: Cấu tạo bên trong của Trái Đất
 * Phương pháp sử dụng: Hình 26 được sử dụng khi dạy mục 1- Cấu tạo bên trong của Trái Đất. 
 Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình, giới thiệu 
quát về cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm có 3 lớp theo thứ tự từ ngoài vào
 trong và nêu câu hỏi để học sinh trả lời.
 - Trình bày cấu tạo bên trong của Trái Đất?
 Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi theo khả năng hiểu biết của các em.
 Hoạt động 3: Giáo viên nhận xét trả lời của học sinh , tập trung sự chú ý của các em vào hình và chuẩn kiến thức của bài.
 + Cấu tạo bên trong của lớp vỏ Trái Đất gồm 3 lớp theo theo thứ tự từ ngoài vào trong.
 - Lớp vỏ Trái đất: dày 5km đến 70 km, vật chất ở trạng thái rắn chắc, càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, nhưng tối đa chỉ tới 10000C.
 - Lớp trung gian: dày gần 3000 km, vật chất ở trạng thái quánh rẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 15000C đến 47000C.
 - Lõi Trái đất: dày trên 3000 km, vật chất lỏng ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C.
* Giáo viên nhấn mạnh: Lớp vỏ Trái đất có vai trò rất quan trọng bởi nó bao gồm các thành phần khác của Trái đất như không khí, mặt đất, nước, sinh vật
 Hình 27 - Các địa mảng của lớp vỏ Tái Đất
 * Phương pháp sử dụng: Hình 27 được sử dụng trong dạy học mục 2 – bài 10: cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất
 Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ và nêu câu hỏi để học sinh trả lời.
 - Nêu số lượng các địa mảng chính của lớp vỏ Trái Đất? Đó là những địa mảng nào?
 - Chỉ những chỗ tiếp xúc của các địa mảng?
 Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh trả clowif câu hỏi và chỉ trên lược đồ hoặc hình vẽ.
 Hoạt động 3: Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh, tập trung sự chú ý vào hình vẽ và chuẩn nội dung kiến thức.
 - Lớp vỏ Trái Đất gồm 7 địa mảng, đó là: mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Phi, mảng Nam Cực, Mảng Âu – Á, Mảng Ấn Độ và mảng Thái bình dương.
 - Chỗ tiếp xúc của các địa mảng được kí hiệu bằng các nét đậm, màu đỏ trên lược đồ hình 27.
 * Giáo viên nhấn mạnh sự va chạm, xô húc giữa các địa mảng gần kề nhau là nguyên nhân sinh ra các hiện tượng động đất, núi lửa, sóng thần.
 Bài 12 : Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất
 Hình 31: Cấu tạo bên trong của núi lửa
 * Phương pháp sử dụng: Hình 31 được sử dụng khi dạy học mục 2 – Núi lửa và động đất.
 Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ và nêu câu hỏi để học sinh trả lời.
 - Hãy chỉ và đọc tên từng bộ phận của núi lửa trên hình vẽ. 
 Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi bằng khả năng hiểu biết của mình.
 Hoạt động 3: Giáo viên nhận xét học sinh trả lời, tập trung sự chú ý của học sinh vào hình vẽ và chuẩn nội dung kiến thức. 
 - Các bộ phận núi lửa bao gồm: miệng, miệng phụ, ống phun, dung
nham, khói bụi và mắc ma.
 + Giáo viên nhấn mạnh núi lửa là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất, con người cần phải tìm ra các biện pháp dự báo và phòng chốn tác hại của núi lửa.
 Hình 33 – Tác hại của một trận động đất
 * Phương pháp sử dụng: Hình 33 được sử dụng khi dạy học mục 2 – Núi lửa và động đất.
 Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ và nêu câu hỏi để học sinh trả lời.
 - Hãy mô tả về tác hại của một tác hại của trận động đất.
 Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn vào hình ảnh để mô tả theo khả năng hiểu biết của các em.
 Hoạt động 3: Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh, tập trung sự chú ý của các em vào hình ảnh và mô tả.
 - Trận động đất gây lên những tác hại như: nhà cửa, đường xá, cầu cống, các công trình xây dựng, giao thông bị ngưng trệ, thiệt hại lớn về của cải vật chất và con người.
 + Giáo viên nhấn mạnh trên thế giới có nhiều nơi xảy ra động đất như Nhật Bản, In-đô-nê-xi-a, Trung Quốc,gây nhiều thiệt hại. Nhật Bản đã từng ra thảm họạ kép vào năm 2010.
 Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất
 Hình 35 – Sơ đồ các bộ phận của núi
 *Phương pháp sử dụng: Hình 35 được sử dụng khi dạy học mục 2: Núi già, núi trẻ
 Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ và nêu câu hỏi cho học sinh trả lời.
 - Sự khác nhau giữa các bộ phận ( đỉnh núi, sườn núi, thung lũng) của núi già, núi trẻ như thế nào?
 Hoạt đông 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi bằng khả năng hiểu biết của mình.
 Hoạt động 3: Giáo viên nhận xét trả lời của học sinh; tập trung sự chú ý của các em vào hình và chuẩn kiến thức.
 - Núi trẻ có đỉnh nhọn, sườn dốc và thung lũng sâu.
 - Núi già có đỉnh bằng, sườn thoải và thung lũng nông.
 + Giáo viên nhấn mạnh các núi trẻ hiện nay vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển kiến tạo và tiếp tục được nâng cao.
 Hình 38 Hang động và thạch nhũ.
 * Phương pháp sử dụng: Hình 38 được sử dụng khi dạy mục 3- Địa hình Caxtơ và các hang động
 Hoạt đông 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình ảnh và nêu câu hỏi để học sinh trả lời.
 - Hãy quan sát hình ảnh và mô tả những gì mà em thấy trong hang động?
 Hoạt động 2: Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh, tập trung sự chú ý của các em và miêu tả.
 - Trong hang động Caxtơ có những khối thạch nhũ với đủ loại hình, thường được gọi là các nhũ đá, măng đá, rèm đá
 + Giáo viên nhấn mạnh ở nước ta rất phát triển loại hinhfdu lịch tại các vùng có địa hình cacxtơ và các hang động, trong đó nổi bật là vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
 Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất( tiếp)
 Hình 40. Địa hình cao nguyên và bình nguyên.
 * Phương pháp sử dụng: Hình 40 được sử dụng khi dạy học mục 2 – Cao nguyên.
 Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình và nêu câu hỏi để học sinh trả lời.
 - Nêu những điểm giống và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên.
 Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời bằng khả năng hiểu biết của mình.
 Hoạt động 3: Giáo viên nhận xét phần trả lời của học sinh, tập trung sự chú ý của các em vào hình và chuẩn kiến thức
 - Giống nhau: bình nguyên và cao nguyên đều có bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng, hoặc gợn sóng.
 - Khác nhau:
 + Bình nguyên là dạng địa hình thấp, độ cao tuyệt đối dưới 200m, sườn thoải
 + Cao nguyên là dạng địa hình cao, độ cao tuyệt đối trên 500m, sườn dốc
 + Giáo viên nhấn mạnh cao nguyên là dạng địa hình rất thuận lợi để trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
 Bài 17 Lớp vỏ khí
 Hình45.- Các thành phần không khí
 * Phương pháp sử dụng: Hình 45 được sử dụng khi dạy học mục 1 – Thành phần của không khí.
 Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ và đọc thông tin của hình vẽ, giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời.
 - Trong không khí có mấy thành phần.
 - Mỗi thành phần chiếm tỷ lệ bao nhiêu.
 Hoạt động 2: Học sinh trả lời câu hỏi kết hợp với kênh chữ và gợi ý của giáo viên .
 Hoạt động 3: Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh, và tập trung sự chú ý của học sinh vào kênh hình đồng thời chuần kiến thức hoàn thành nội dung câu hỏi.
 - Không khí bao gồm 2 loại khí chính là khí Nitơ và khí Ôxi còn lại là hơi nước và các khí khác.
 - Trong đó khí nitơ chiếm 78%, khí oxi chiếm 21%, hơi nước và các khí khác chiếm 21%
 + Giáo viên nhấn mạnh khí nitơ chiếm hơn 3/4 thành phần không khí, hơi nước chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa...
 Hình 46: Các tầng khí quyển
 * Phương pháp sử dụng: Hình 46 được sử dụng khi dạy học mục 2 – cấu tạo của lớp vỏ khí( lớp khí quyển)
 Hoạt động 1: giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình và các thông ting trong hình vẽ, đồng thời nêu câu hỏi để học sinh trả lời.
 - Lớp vỏ khí gồm những tầng nào?
 - Tầng gần mặt đất, có độ cao trung bình đế 16 km là tầng gì
 - Tầng không khí nằm trên tầng đối lưu là tầng gì?
 - Vai trò của lớp vỏ khí đối với đời sống trên Trái Đất?
 Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi bằng khả năng hiểu biết của các em .
 Hoạt động 3:Giáo cvieen nhận xét câu trả lời của học sinh, tập trung sự chú ý của các em và chuẩn nội dung kiến thức qua hình 
 - Lớp vỏ khí gồm tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao khí quyển.
 - Tầng gần mặt đất, có độ cao trung bình đến 16 km là tầng đối lưu.
 - Tầng không khí nằm trên tầng đôi lưu là tầng bình lưu.
 -Các tầng cao khí quyển nằm ở độ cao trên 80 km là tầng có độ dày lớn nhất.
 *Vai trò: lớp vỏ khí có tác dụng điều hòa nhiệt độ của Trái Đất, chứa những hạt nhân ngưng kết gây ra mây, mưa xuống bề mặt Trái Đất. Lớp ôzôn trong tầng bình lưu có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người trên Trái Đất.
 + Giáo viên nhấn mạnh tầng đối lưu là tầng xảy ra hầu hết các hiện tượng khí tượng ngoài Trái Đất.
 Bài 23 Sông hồ
 Hình 59: Hệ thống sông và lưu vực sông
 * Phương pháp sử dụng: - Hình 59 được sử dụng khi dạy mục 1. Sông và lượng nước của sông
 Hoạt động 1:Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình và đọc thông tin
ghi trong hình đồng thời giáo viên nêu câu hỏi
 -Xác định lưu vực, các phụ lưu và chi lưu của con sông chính?
 - Lưu vực của một con sông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào những điều kiện nào?
 - So sánh lưu vực và tổng lượng nước của sông Hồng và sông Mê công?
 - Cho ví dụ về lợi ích của sông.
 Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi bằng khả năng hiểu biết của các em.
 Hoạt động 3: Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và hoàn thành nội dung câu trả lời đồng thời nhấn mạnh .
 -Lưu vực sông là toàn bộ diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông.
 - Phụ lưu sông là các sông đổ nước vào sông chính.
 - Chi lưu sông là các sông thoát nước cho sông chính.
 - Lưu lượng của một con sông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào diện tích lưu vực, số lượng các phụ lưu sông, địa hình và lớp phủ thực vật ở lưu vực sông, đặc điểm thời tiết, khí hậu từng mùa
 + Giáo viên nhấn mạnh vai trò quan trọng của các phụ lưu trong việc cung cấp nước cho hệ thống sông chính.
 Bài 27: Lớp vỏ sinh vật, các nhân tố ảnh hưởng đên sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất
 Hình 67. Rừng mưa nhiệt đới.
 Hình 68. Hoang mạc nhệt đới.
 * Phương pháp sử dụng: Hình được dùng để dạy học mục 2. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đế sự phân bố thực, động vật.
 Hoạt động 1: Giáo viên hướng dân học sinh quan sát hình và nêu câu hỏi để học sinh trả lời.
 - Sự phát triển của thực vật ở 2 nơi này khác nhau như thế nào? Tại sao?
 Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi bằng khả năng hiểu biết của các em, kết hợp với kênh chữ.
 Hoạt động 3: Giáo viên nhận xét, tổng hợp và hoàn thiện nội dung câu hỏi.
 + Sự khác nhau: Hình 67 Rừng mưa nhiệt đới có đủ loại thực vật: thân gỗ, thân cỏ phân hóa thành nhiều tầng, tán khác nhau.
 Hình 68 là vùng hoang mạc nhiệt đới là nơi khí hậu khô hạn, hầu như không có mưa, nên chỉ có rất ít loài thực vật có thể sinh trưởng và phát triển.
 + Giáo viên nhấn mạnh các nhân tố tự nhiên như khí hậu, nguồn nước, điều kiện thổ nhưỡng quyết định đến sự tồn tại, phát triển và phân bố các loại thực vật trên bề mặt Trái Đất.
 Hình 69: Đài nguyên
 Hình 70: Đồng cỏ nhiệt đới
 *Phương pháp sử dụng: Dùng để dạy mục 2 – các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật.
 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát hình và nêu câu hỏi để học sinh trả lời.
 - Hình 69,70 cho biết tên mỗi lòa động vật trong mỗi miền. Vì sao các loại động vật giữa 2 miền lại có sự khác nhau.
 - Kể tên một số động vật ngủ đông và di cư theo mùa mà em biết.
 - Nêu mối quan hệ giữa thực vật và các loài động vật 
 Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi bằng khả
năng hiểu biết của mình.
 Hoạt động 3: Nhận xét, tổng hợp, tập trung sự chú ý cuả học sinh vào hình ảnh và chuẩn kiến thức .
 - Đài nguyên có các loài động vật: Sơn dương, công, trĩ, hải cẩu.
 - Đồng cỏ nhiệt đới có một số loài đa dạng hơn: Voi, sư tử, hươu, đại bàng, sóc
* Nguyên nhân: Miền đồng cỏ nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, nên thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại động vật ưa nhiệt. Đài nguyên
có khí hậu lạnh nên thích hợp với các động vật ưa lạnh.
 + Nhấn mạnh Các nhân tố tự nhiên như khí hậu, nguồn nước, điều kiện thổ nhưỡng, quyết định đến sự tồn tại, phát triển và phân bố các loài động vật trên Trái Đất.
 Triển khai kết quả áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Để thấy được kết quả và tác dụng của phương pháp này, tôi đã kiểm nghiệm ở tiết dạy bài 12 mục 2. núi lửa và động đất. Học sinh quan sát hình 33 Tác hại của một trận động đất, sau đó hướng dẫn học sinh quan sát, tìm hiểu nội dung kiến thức qua kênh hình có kết hợp với kênh chữ bằng hệ thống câu hỏi gợi mở để học trả lời câu hỏi.
Qua kiểm tra 10 phút cuối giờ học. Hãy mô tả những gi em trông thấy ở hình 33 về tác hại của một trận động đất
 Kêt quả
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A(36 h/s)
10
28
19
53
4
11
3
8
6B(36 h/s)
12
33
17
47
5
14,4
2
5,6
\
 Cũng dạy bài 12 mục 2 – học sinh quan sát bức tranh “ Tác hại của một trận động đất” sau đó các em tự tìm hiểu nội dung kiến thức của bài học, không có sự hướng dẫn của giáo viên
 Qua kiểm tra 10 phút cuối giờ học. Hãy mô tả những gi em trông thấy ở hình 33 về tác hại của một trận động đất.
 Kêt quả
Lơp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6C(36 h/s)
5
14
10
27
15
42
6
17
 Qua kết quả thu được tôi thấy việc sử dụng, khai thác kênh hình địa lý lớp 6 làm cho tiết dạy của giáo viên đạt kết quả cao.Việc sử dụng kênh hình kết hợp với kênh chữ trong sách giáo khoa giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn, nắm nội dung chắc hơn và khắc sâu được nội dung kiến thức vừa học.
 Phần C: Kết luận
 A/ Nhận định chung:
 Trên đây là kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong năm học 2013 – 2014 và kiểm nghiệm lại trong năm học 2014 – 2015 ở 3 lóp 6A,6B, 6C.
 Trong giảng dạy tôi thấy sách giáo khoa môn Địa 6 được biên sọan theo hướng đổi mới, kênh chữ giảm bớt, tăng kênh hình về số lượng. Qua đó giúp học sinh chủ động, tự giác tìm hiểu bài, phát huy tính tích cực, độc lập suy nghĩ, kết hợp vận dụng kênh chữ, kênh hình để tiếp thu kiến thức thông qua hệ thông câu hỏi gợi mở, hướng dẫn của giáo viên.
 Trong giờ học giáo viên động viên kịp thời, khuyến khích đánh giá học sinh nhằm tạo không khí học tập gây hứng thú, kích thích tính tích cực học tập chủ động, sáng tạo, tìm hiểu, khám phá các hoạt động nhận thức của học sinh.
 Trong giờ học giáo viên cần có thái độ cởi mở, thân thiện, gần gũi và tạo tâm lý tốt cho các em. Tìm hiểu khả năng tiếp thu bài, vận dụng kiến thức và khả năng quan sát, thực hành cả học sinh để có những điều chỉnh thích hợp khi áp dụng sáng sáng kiến này. Qua giảng dạy tôi rút ra một số kinh nghiệm sau::
 - Giáo viên phải nghiên cứu, tìm hiểu nội dung bài. Xác định rõ nội dung kiến thức của bài, mục bài ở cả kênh chữ và kênh hình để định hướng cho học sinh trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra hoặc trả lời câu hỏi phía dưới kênh chữ của mỗi mục bài.
+ Động viên khuyến khích học sinh học tập sáng tạo, chủ động.
+ Trao đổi dự giờ, giao lưu với đồng nghiệp
+ Tìm đọc tài liệu về bộ môn, hướng dẫn học sinh phương pháp sử dụng kênh hình không phụ thuộc nhiều vào kênh chữ.
 B/ Những điệu kiện kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp
 - Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện đại trà học sinh ở lớp 6 Trường THCS Thắng Lợi.
 - hướng dấn học sinh quan sát, mô tả, phân tích, tổng hợp...
 C/ Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp.
 Sáng kiến kinh nghiêm này mới đề cập tới một số hình ảnh của các bài. Còn một số hình khác chưa đề cập tới để phản ánh được toàn bộ nội dung bài học, mục học.
 Sáng kiến kinh nghiệm này có thể vận dụng vào việc khai thác các kênh hình môn Địa lý lớp 7, 8, 9..
 Trong quá trình giảng dạy tôi tiếp tục áp dụng kinh nghiệm này trong học kỳ II và những năm học tiếp theo.
 D/ Những đề xuất, kiến nghị.
 + Đối với giáo viên: Dành thời gian cho việc nghiên cứu nội dung bài học, nghiên cứu sách giáo viên, đọc tài liệu tham khảo.
 - Sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên, có hiệu quả, chú trọng sử dụng, khai thác kênh hình trong sách giáo khoa một cách hiệu quả.
 + Đối với học sinh: Phải học bài cũ, chuẩn bị đọc trước bài mới, chú ý nghe giảng.rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy.
 Với những kinh nghiệm có được trong quá trình giảng dạy, trao đổi với đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu dù đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được nhiều ý kiến trao đổi góp ý của các bạn đồng nghiệp, của các thầy,cô giáo, những người làm công tác chuyên môn để cho sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Tôi cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi viết, không sao chép nôi dung của người khác.
 Thắng Lợi, ngày 15 tháng 3 năm 2015
 Hoàng Văn Tài
.
.
 Tài liệu tham khảo
- Sách giáo khoa địa lý lớp 6.
- Sách giáo viên địa lý lớp 6.
- Tạp chí khoa học giáo dục.
-Tạp chí nghiên cứu khoa học giáo dục.
- Tạp chí thế giới trong ta.
- Một số vấn đề về đổi mối phương pháp dạy học địa lý THCS.
- Kinh nghiệm chỉ đạo chuyên môn của một số cán bộ quản lý trong huyện.
- Kinh nghiệm sử dụng, khai thác kênh hình dạy môn địa lý của các bạn đồng nghiệp.
 - Hướng dẫn khai thác và sử dụng kên hình trong SGK Địa THCS của tác giả PGS – Ts Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Vũ Kim Đức, Lê Huy Huấn, Phạm Anh Thái, Nguyễn Tú Linh.
 Mục lục
 Phần I. Mở đầu
 A. Đặt vấn đề
 I.Thực trạng của vấn đề dạy học môn Địa lý ............................... 1
 II Ý nghĩa và tác dụng ........ 2.
 III Phạm vi nghiên cứu .............3
 B/ Phương pháp tiến hành
 1. Cơ sở lý luận .3
 2. Cơ sở thực tiễn.................................................................4
 Các biện phát tiến hành và thời gian tạo giải pháp............................5
 Phần II Giải quyết vấn đề
 A/ Mục tiêu ; nhiệm vụ của đề tài......................................................6 
 B/ Giải pháp của đề tài.......................................................................6
 1. Những vấn đề cần giải quyết......................................................6
 2. Các giải pháp để tổ chức thực hiện.............................................7
 2.1. Các nguyên tắc sử dụng
 2.2. Cach tiếp cận khai thác.
 2.3. Kĩ năng khai thác
 2.4 . Hướng dẫn khai thác.
 3. Hướng dẫn khai thác cụ thể........................................................8
 Kết quả áp dụng SKKN..........................................................24
 Phần C. – Kết luận
 Tài liệu tham khảo......................................................................28
 Mục lục......................................................................................29

File đính kèm:

  • docSKKN_SU_DUNG_VA_KHAI_THAC_KENH_HINH_MON_DIA_LI_6.doc
Sáng Kiến Liên Quan