Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Kahoot! trong đổi mới phương pháp dạy học tiết bài tập, ôn tập và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học

+ Không khí lớp học thường trầm, ít tạo ra hứng khởi và nhiệt tình của học sinh.

+ Khi giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả, thường không đánh giá hết được

sản phẩm của tất cả các học sinh, hoặc nhóm học sinh trong lớp, từ đó đánh giá khả

năng của học sinh chưa có độ sâu và độ rộng.

+ Giáo viên mất nhiều thời gian để đánh giá xem kết quả của các nhóm hơn kém

nhau như thế nào về tốc độ, và kết quả cả một chuỗi quá trình.

+ Không phát huy hoặc ít phát huy được ưu thế của những vùng có điều kiện kinh tế

tốt, nơi mà cơ sở vật chất phục vụ học tập như máy tính kết nối Internet, máy chiếu,

máy tính bảng, điện thoại thông minh, .đặc biệt trong xu thế hội nhập và cuộc cách

mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay.

+ Tính cạnh tranh giữa cá nhân hoặc các nhóm học sinh không cao.

+ Trong bài kiểm tra: Giáo viên rất mất thời gian chấm bài kiểm tra, và chỉ thích hợp

đánh giá trên lớp, có mặt của giáo viên, còn không đánh giá đúng được khi học sinh

về nhà thực hiện nhiệm vụ học tập.

pdf36 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 9935 | Lượt tải: 12Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Kahoot! trong đổi mới phương pháp dạy học tiết bài tập, ôn tập và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đây đổi mới giáo dục đào tạo 
là xu thế toàn cầu. Vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, khoa học và công nghệ 
trên thế giới phát triển như vũ bão tạo ra những bước tiến nhảy vọt, đặc biệt trong các 
lĩnh vực điện tử - viễn thông, tin học và công nghệ thông tin, chính là cuộc Cách 
mạng Công nghiệp 4.0. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 này đã và đang diễn ra 
mạnh mẽ trong đời sống và mọi lĩnh vực, trong đó có cả giáo dục. Đây chính là bước 
ngoặt trong tiến trình phát triển của nhân loại, một thời đại tin học với sự bùng nổ 
Trang 8 
thông tin và công nghệ đổi mới nhanh đến mức chóng mặt. Đó chính là nền tảng khoa 
học – công nghệ của quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển của kinh tế tri thức. 
Những chuyển biến hết sức mạnh mẽ này đã làm thay đổi, nếu không nói là đảo lộn 
nhiều triết lý, quan niệm, phương thức tổ chức và hoạt động của hầu hết các lĩnh vực 
mà trước hết và chủ yếu lại chính là giáo dục và đào tạo. 
Tri thức mới được tạo ra với cấp số nhân, được phổ biến nhanh và rộng đến 
mức không hình dung được lại có thể lưu giữ những khối lượng khổng lồ bằng những 
phương tiện vô cùng gọn nhẹ và việc tìm kiếm, sử dụng dễ dàng đến mức trẻ con 
cũng có thể làm được và thậm chí còn thao tác nhanh hơn người lớn Trong bối 
cảnh ấy kiến thức chuyên môn cụ thể rất nhanh lạc hậu, cái mới luôn có cái mới hơn 
thay thế trong một thời gian ngắn. Đã xuất hiện và trở nên rất phổ biến các lớp học 
điện tử, thư viện điện tử, các chương trình đào tạo từ xa, hội nghị trực tuyếnCho 
đến hôm nay việc tìm kiếm thông tin, kiến thức và giao lưu qua mạng đã trở nên phổ 
biến hơn rất nhiều so với việc đọc sách, báo giấy trước đây. Đã trở thành câu nói cửa 
miệng của rất nhiều người, rằng với đà phát triển của công nghệ thông tin như hiện 
nay, không thể biết trước điều gì sẽ xảy ra. 
Trang 9 
Trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, về phương diện công nghệ, với sự trợ 
giúp của các thiết bị công nghệ thông tin (mà phổ biến là máy tính xách tay, máy tính 
bảng, điện thoại thông minh kết nối Internet) với các phần mềm ứng dụng vô cùng 
phong phú thì rất nhiều kiến thức trước đây thầy cần rất nhiều thời gian và công sức 
để dạy và trò phải vô cùng vất vả để đển nhớ thì nay chỉ cần biết có nó và nó có thể 
dùng vào việc gì, còn những chi tiết, thậm chí cả những thao tác để tính toán tìm 
ra kết quả chỉ cần vài cái “click” là xong. Trí tuệ con người được dùng vào việc sáng 
tạo, những kiến thức cần nhớ đã có sự trợ giúp của máy tính hay một thiết bị USB 
gọn nhẹ mà chỉ cần với dung lượng khoảng 2G cũng có thể ghi được hàng chục triệu 
trang A4, một khối lượng mà bất cứ một trí nhớ siêu việc nào cũng không thể so sánh 
được. 
Về một phương diện khác, sự tha hóa đạo đức trong xã hội (không trừ một 
nước nào) ngày càng trầm trọng đang tạo nên những bức xúc, đòi hỏi hệ thống giáo 
dục phải điều chỉnh theo hướng tăng mạnh việc trang bị tảng nền văn hóa, kỹ năng 
sống và các giá trị đạo đức cho người học. Chưa bao giờ yêu cầu dạy làm người cấp 
bách như bây giờ. 
Tri thức là của chung nhân loại. Giáo dục, đào tạo là truyền thụ kiến thức nên 
từ bản chất lĩnh vực này đã chứa đựng thuộc tính không biên giới. Tuy nhiên, bất cứ 
nền giáo dục nào cũng lại chịu sự chi phối rất mạnh của văn hóa dân tộc và những bệ 
đỡ tư tưởng xuất phát từ những ý thức hệ khác nhau nên trong một thời gian dài từng 
tồn tại sự khác biệt rất xa về cấu trúc hệ thống giáo dục và cấu tạo chương trình. Quá 
trình toàn cầu hóa diễn ra như một xu thế không thể cưỡng lại, nhất là từ sau khi Liên 
bang Xô viết tan rã và hệ thống phe xã hội chủ nghĩa sụp đổ, các nước (kể cả Tây Âu 
và Bắc Mỹ) đều tiến hành xem xét lại hệ thống giáo dục của mình và tiến hành rất 
nhiều điều chỉnh mang tính cải cách. 
Đổi mới giáo dục đào tạo, với những phân tích trên đây, phải được xem là xu 
thế mang tính toàn cầu. Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó, đặc biệt trong cuộc 
Cách mạng Công nghiệp 4.0 này. Và chúng ta, đội ngũ giáo viên bậc THPT phải tìm 
hiểu và làm mới bản thân nếu không muốn bị tụt hậu và đào thải, cũng như đào tạo ra 
Trang 10 
những con người không còn phù hợp với thực tế cuộc sống thì đó chính là thất bại to 
lớn nhất. 
II. SỬ DỤNG KAHOOT TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP NHẰM 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC. 
1. Kahoot là gì? Thiết lập tài khoản Kahoot như thế nào? 
a. Kahoot là gì ? 
 Kahoot là công cụ hỗ trợ học tập 
miễn phí dựa trên nền tảng trò chơi và được 
sử dụng như một hệ thống lớp học tương 
tác. 
Về bản chất Kahoot là một website, vì vậy 
nó có thể sử dụng trên mọi thiết bị: laptop, 
tablet, smartphone, máy tính miễn là thiết bị 
đó kết nối mạng được. 
Kahoot hỗ trợ người dùng tạo trò 
chơi (bài kiểm tra trắc nghiệm) với nhiều 
lựa chọn với tính năng có thể tích hợp hình 
ảnh và video một cách dễ dàng và nhanh 
chóng. 
b. Thiết lập tài khoản Kahoot 
Trang 11 
+ Đối với giáo viên: 
Giáo viên cần đăng ký tài khoản Kahoot tại đại chỉ : https://getkahoot.com/ 
Sau đó chọn vai trò người cần 
đăng ký. Click vào ô “I’m a 
teacher” (Tôi là giáo viên) 
+ Đối với học sinh, sinh viên: 
Sau khi giáo viên nhấn 
nút Classic (Chế độ chuẩn- 
cho từng người) hoặc Team 
mode (Chế độ cho một nhóm), 
Kahoot sẽ cho biết số hiệu 
(game-pin) để giáo viên thông báo cho người học. 
Lúc này, người học sẽ truy cập vào website kahoot.it bằng bất kỳ thiết bị nào có kết 
nối Internet, và nhập vào số hiệu (game-pin) rồi nick-name của mình mà không cần 
đăng ký tài khoản. 
2. Sử dụng Kahoot trong tiết bài tập, ôn tập và kiểm tra đánh giá 
Trước hết giáo viên cần đăng nhập 
bằng cách truy cập vào trang Wed 
https://create.kahoot.it/ , đăng nhập 
vào tài khoản đã đăng ký, hoặc đăng 
nhập bằng tài khoản Google. 
Trang 12 
Màn 
hình 
giao 
diện 
khi 
đăng 
nhập: 
a. Xây dựng bộ câu hỏi 
Chọn Tab New K → Nhấn Create new Kahoot! → Tùy theo thể loại câu hỏi định 
soạn mà chọn Quiz (Câu đố), Discussion (Thảo luận), hay Survey (Khảo sát) 
Các bạn phải chọn mình muốn tạo gì. Có 3 lựa chọn: 
Quiz (Câu đố): Tạo một bài quiz với các câu hỏi để cả lớp cùng làm. Cách này phù 
hợp để giúp cả lớp ôn lại những gì mình vừa thuyết trình xong, và để mọi người hào 
hứng vào bài thuyết trình hơn (vì được chơi game và thi đua với nhau xem ai trả lời 
đúng nhiều hơn). 
Discussion (Thảo luận): Đặt ra một câu hỏi để cả lớp cùng thảo luận. Cách này hợp 
để mở đầu bài thuyết trình. Các bạn có thể đưa ra một câu hỏi nhỏ cho cả lớp, để mọi 
Trang 13 
người suy nghĩ, tranh luận, xong rồi mình bắt đầu bài thuyết trình nhằm đưa ra kết 
luận cho câu hỏi đó. 
Survey (Khảo sát): Tạo một bảng khảo sát để xem ý kiến số đông là gì. Cách này phù 
hợp trong lúc thuyết trình để cả lớp không bị nhàm chán vì bạn nói huyên thuyên mà 
không cho người ta đóng góp ý kiến. Bạn tạo một bảng khảo sát liên quan tới chủ đề 
bạn đang đề cập tới, sau đó bảo cả lớp vote rồi cho mọi người cùng xem kết quả khảo 
sát. 
Ví dụ: Tôi đã soạn bộ câu 
hỏi thể loại Quiz, chủ đề 
về Ôn tập tổng hợp học 
kỳ II, Vật lý 11 (chuẩn bị 
cho tiết ôn tập tổng hợp 
học kỳ II, Vật lý 11) 
Sau đó nhấn nút Ok, Go! → Điền các thông tin: Tên câu hỏi, chọn câu hỏi có 
điểm hay không, chọn thời gian. Sau đó soạn các câu trả lời, đáp án, có thể thêm hoặc 
bớt số câu trả lời, chọn hình ảnh đính kèm. 
Nhấn nút Save & continue → thiết lập chỉnh sửa. Trong mỗi câu hỏi, giáo 
viên có thể điều chỉnh thời gian, click đáp án và lựa chọn đúng, và ghi thêm phần 
Trang 14 
diễn giải cho câu trả lời sau mỗi câu hỏi đề học sinh hiểu rõ hơn. Cũng có thể chèn 
thêm các hình ảnh, video minh họa từ nguồn file trên máy tính hoặc trên trang Wed: 
Youtube,.. 
Sau khi hoàn thiện bộ câu hỏi theo ý mình, thì giáo viên ấn và nút “I’m done” 
 Khi đó giáo viên ấn “Edit it” nếu cần chỉnh sửa thêm 
Ấn “play it” nếu muốn tổ chức ngay trò chơi. Khi đó sẽ hiện ra một mã pin để người 
học nhập vào và tiến hành trò chơi. 
Trang 15 
Ấn “Share it” nếu muốn chia sẻ nó ngay trên cộng đồng Kahoot. 
b. Tổ chức giảng dạy 
 Giáo viên chuẩn bị: 
Giáo viên có thể chọn bộ câu hỏi do mình biên soạn (Tab My Kahoots) hoặc bộ câu 
hỏi được chia sẻ từ cộng đồng (Tab Public Kahoots) 
Ví dụ: Chọn My 
Kahoots → Chọn bộ câu 
hỏi Ôn tập tổng hợp 
chương I, II → Nhấn 
nút Play (có dạng hình 
tam giác được đánh dấu 
như bên hình vẽ) 
Thiết lập Cài đặt & Tùy chọn 
Giáo viên nhấn nút Classic hoặc Team mode. Chọn tham số của bộ câu hỏi như có 
hiện số hiệu game-pin không, có hiện ngẫu nhiên câu hỏi không, hiện ngẫu nhiên câu 
trả lời không  
Trang 16 
Kahoot sẽ cho biết số hiệu game-pin để giáo viên thông báo cho học sinh. 
Sau khi các nhóm học sinh đã tiến hành đăng nhập, giáo viên tiến hành cho trò chơi 
bắt đầu. 
Câu hỏi sẽ hiện ra, cùng với các đáp án tương ứng, trên giao diện sẽ là các hình tam 
giác , hoặc hình thoi, hình tròn, hoặc hình vuông. Màn hình hiển thị cả thời gian còn 
lại của câu hỏi. 
Trang 17 
 Màn hình của điện thoại hoặc máy tính của học sinh sẽ hiển thị như sau: 
 Học sinh đăng nhập: cá nhân học sinh hoặc các nhóm học sinh lần lượt nhập mã 
game-pin → nickname (tên cá nhân, hoặc tên nhóm) 
- Sau đó, màn hình giao diện của giáo viên sẽ hiện đầy đủ tên các học sinh hoặc 
nhóm học sinh. 
- Giáo viên có thể loại những người chơi có những tên đăng nhập không hợp lệ 
ra khỏi trò chơi, điều này buộc người học phải tạo lại một tên đăng nhập phù hợp 
thì mới được tham gia trò chơi. 
Trang 18 
- Khi đã hoàn tất công việc chuẩn bị giáo viên sẽ nhất nút START để kích hoạt các 
câu hỏi và người học sẽ sử dụng thiết bị của họ để trả lời. Sau mỗi câu hỏi, điểm của 
các thành viên tham gia sẽ hiển thị ngay trên màn hình, tùy thuộc vào mức độ đúng 
sai, hoặc là tốc độ trả lời của các thành viên tham gia. 
- Giáo viên cũng có thể lưu các kết quả này để sử dụng đánh giá sau này bằng cách 
ấn và Get Results, sau đó ấn tiếp Save Results, ấn Direct Download (nếu muốn lưu 
vào máy tính cá nhân, hoặc ấn Save to Drive nếu muốn lưu trên Drive 
Hình ảnh File đã lưu 
Trang 19 
3. Sử dụng Kahoot trong ra bài tập về nhà cho học sinh 
Vẫn trên nền tảng các bài Kahoot đã chuẩn bị, giáo viên bằng cách đặt lịch hẹn 
thời gian để học sinh làm bài về nhà vào 1 thời gian đã qui định sẵn trước theo hướng 
dẫn sau đây. 
- B1: Mở My Kahoot, lựa chọn bộ câu hỏi cần yêu cầu học sinh về nhà làm. 
- B2: Ấn và phần Challenge (thử thách) 
Trang 20 
Sau đó giao diện hiện ra sẽ như hình ảnh sau, giáo viên tiến hành cài đặt thời gian sau 
khi đã có sự thống nhất với học sinh. 
Khi các hộp thoại mở ra, chọn thời gian, rồi ấn Create, sau đó ấn Done, cho 
học sinh ghi rõ thời gian và các mã pin đăng nhập để đến giờ tiến hành làm bài. Theo 
đúng lịch hẹn, học sinh sẽ tiến hành làm bài ngay tại nhà thông qua tương tác trực 
tuyến. Giáo viên hoàn toàn có thể giám sát theo dõi kết quả ngay tại nhà của mình, rất 
đơn giản, nhẹ nhàng và có tính chính xác cao. 
Trang 21 
4. Một số nhược điểm, lưu ý và mẹo khắc phục nhược điểm trong sử dụng Kahoot 
a. Nhược điểm: 
- Chỉ làm việc với các câu hỏi trắc nghiệm 
- Vì đây là một trò chơi trực tiếp nên người chơi phải ở cùng một phòng trong cùng 
thời điểm (trên lớp hặc trong phòng học nào đó) 
- Có tối đa 95 ký tự cho các câu hỏi và 60 ký tự cho các câu trả lời. 
- Thời gian cài đặt tối đa cho mỗi câu hỏi chỉ là 120s. 
- Mạng kết nối Internet mà yếu hoặc gián đoạn người chơi sẽ bị thoát ra và khi kết 
nối lại mất hết điểm trước đó. 
- Các câu hỏi cùng lúc được dùng chung cho tất cả học sinh, nên trong tiết kiểm tra 
nếu ý thức tự giác của học sinh không cao thì khó tránh được kết quả đưa ra chưa thật 
sự khách quan lắm khi học sinh nhìn bài nhau. 
b. Lưu ý: 
- Cần có mạng ổn định để kết nối không bị gián đoạn. 
- Khi sử dụng tùy và không gian lớp học mà có thể điều chỉnh âm thanh của Kahoot 
to nhỏ phù hợp để tránh sao nhãng cho học sinh. 
- Sau mỗi câu hỏi, giáo viên nên để học sinh giãn cách ra giữa các câu hỏi để cá nhân 
hoặc nhóm học sinh giải thích rõ hơn về các kết quả thu được, từ đó học sinh nắm rõ 
được bản chất của các bài tập được đưa ra. 
- Trang Wed Kahoot không có ngôn ngữ riêng cho tiếng Việt, vậy nên nếu giỏi tiếng 
Anh, mọi chuyện sẽ đơn giản, nếu không giỏi tiếng Anh thì nên làm theo hướng dẫn 
cho đến khi thành thục. Nếu sử dụng trình duyệt Cốc Cốc, sẽ có phần dịch tự động, 
khi đó có thể sẽ dễ dàng hơn khi không biết tiếng Anh, tuy nhiên khi nhập các câu 
hỏi ở chế độ Tiếng Việt, sẽ bị lỗi. Khi đó hãy tắt chế độ dịch văn bản đi (hiển thị văn 
bản gốc) khi đó phần Tiếng Việt lỗi sẽ mất đi. 
c. Mẹo để sử dụng Kahoot tốt hơn 
Trang 22 
- Để khắc phục cho nhược điểm “Có tối đa 95 ký tự cho các câu hỏi và 60 ký tự cho 
các câu trả lời” chúng ta có giải pháp như sau: có thể khắc phục bằng cách nhập các 
câu hỏi dưới dạng văn bản và chụp ảnh để đăng tải lên. 
- Mỗi câu hỏi chỉ có thời gian suy nghĩ tối đa là 2 phút nên tùy mức độ nhận 
thức của học sinh ở các lớp khác nhau, làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm mà lựa 
chọn độ khó của các câu hỏi đưa ra. Để đảm bảo thời gian suy nghĩ, suy luận, hoặc 
tính toán của học sinh là phù hợp và đưa ra đáp án trong thời gian cho phép, tránh 
trường hợp quá khó để học sinh không có thời gian suy nghĩ. 
- Trường hợp vẫn cần thiết đưa ra các câu hỏi có độ khó và cần nhiều thời gian 
để suy nghĩ, khi đó giáo viên có thể chuyển đề bài đó dưới dạng một video, thời gian 
video chạy thì chưa tính thời gian làm bài, trong lúc đó học sinh có thêm thời gian để 
suy luận, tính toán. Thời lượng video có thể dài ngắn theo độ khó của bài tập. 
- Có thể lồng ghép kiến thức ứng dụng thực tiễn, hoặc là các bài học giáo dục 
thêm thông qua các video được lồng ghép vào và sau đó đưa ra câu hỏi tương ứng. Ví 
dụ như sau đây: 
Trang 23 
 - Để quá trình hoạt động của học sinh và giáo viên tốt, có thể thực hiện ngay 
trên lớp, khi đó, giáo viên có thể đăng ký mạng Internet và phát Wifi ngay trên lớp 
học cho từng nhóm học sinh sử dụng. Tuy nhiên, phải đảm bảo tốc độ mạng cần thiết 
nếu không sẽ bị gián đoạn và phải vào lại từ đầu. Nếu chẳng may việc này xảy ra, thì 
giáo viên sẽ cho các nhóm bị thoát ra đặt tên theo 1 kiểu, ví dụ Quỳnh Anh, rồi 
Quỳnh Anh 1 (nếu vào lần 2),.... sau đó cộng điểm của các nhóm này lại, vẫn đảm 
bảo được tính công bằng. 
 - Thay vì sử dụng điện thoại thông minh, giáo viên có thể tiến hành tiết học tại 
phòng tin học hoặc thư viện tại đó có sẵn máy tính kết nối Internet rất đảm bảo kết 
nối mạng. 
5. Một số kết quả đạt được sau khi sử dụng Kahoot nâng cao chất lượng dạy và 
học 
 Tuy không thể khẳng định hoàn toàn là bản thân tôi làm rất tốt, nhưng sau một 
quá trình sử dụng Kahoot vào đổi mới phương pháp dạy học, tôi nhận thấy mình đã 
thu được một vài kết quả khả quan như sau: 
 - Học sinh thật sự hứng thú, tích cực trong học tập, bài giảng của tôi thật sự có 
sức hấp dẫn cao với học sinh. 
 - Kết quả thu được là rất nhanh chóng, chính xác và khách quan. 
 - Hỗ trợ thêm vào công việc dạy học và học sinh tự học ở nhà để nâng cao hiệu 
quả công tác giảng dạy. 
 - Bản thân mình cũng năng động hơn, bắt nhịp hơn với công nghệ và phương 
pháp giáo dục hiện đại. 
Trang 24 
 - Ngoài dạy về kiến thức, còn giúp các em mở rộng thế giới quan, biết sử dụng 
các thiết bị công nghệ vào việc học tập, tạo thế giới quan mới mẻ cho học sinh. 
6. Một số hình ảnh sử dụng Kahoot trong giảng dạy các tiết bài tập, ôn tập, kiểm 
tra đánh giá trên lớp 
a. Tại lớp 11A2 
GV cấp mã pin để học sinh đăng nhập 
Kết nối sẵn sàng 
Kết quả hiển thị HS đăng nhập thành công 
Nhóm Lyly tích cực tương tác, thảo luận 
Các câu hỏi hiện ra, các nhóm tương tác 
Điểm, thứ tự các nhóm xuất hiện sau mỗi câu 
Trang 25 
Hoạt động nhóm Đặng Hằng 
Giáo viên phân tích câu trả lời và kết quả 
Màn hình hiển thị số nhóm đã trả lời 
Hs hào hứng khi trả lời đúng và nhanh 
Nhóm Lyly tích cực hoạt động Toàn cảnh hoạt động của lớp 
Trang 26 
Nhóm Phương Thảo vui mừng với kết quả 
Kết quả xếp hạng sau mỗi câu hỏi 
Dao diện điện thoại mỗi câu đúng 
Nhóm Tú phấn khởi khi trả lời đúng 
Các thành viên nhóm Lê Văn Học tập 
trung cao độ 
Bảng kết quả thứ tự các nhóm cuối cùng 
sau buổi học 
Trang 27 
Kết quả của các nhóm theo bản lưu trữ của giáo viên 
1. Bảng tổng hợp chung 
2. Bảng tổng hợp kết quả các nhóm lớp 11A2 
Trang 28 
3. Đáp án lựa chọn và điểm từng câu cụ thể của các nhóm được lưu lại 
4. Thông số cụ thể của mỗi câu hỏi 
Trang 29 
b. Tại lớp 11A3 
GV cấp mã pin để học sinh đăng nhập 
Câu hỏi hiển thị để học sinh tương tác 
Hình ảnh màn hình tương tác của HS 
Nhóm Huế tích cực tương tác, thảo luận 
Toàn cảnh hoạt động của lớp 11A3 
Điểm, thứ tự các nhóm xuất hiện sau mỗi câu 
Trang 30 
Hoạt động nhóm 1 (Mạnh Đạt) 
Giáo viên phân tích câu trả lời và kết quả 
Nhóm Phạm Nguyên tương tác trả lời 
Hs hào hứng khi trả lời đúng và nhanh 
Nhóm Bảo tích cực hoạt động 
Chờ đợi kết quả 
Trang 31 
Kết quả của các nhóm theo bản lưu trữ của giáo viên 
1. Bảng tổng hợp chung 
2. Bảng tổng hợp kết quả các nhóm lớp 11A3 
Trang 32 
3. Đáp án lựa chọn và điểm từng câu cụ thể của các nhóm được lưu lại 
4. Thông số cụ thể của mỗi câu hỏi 
Trang 33 
PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Trong nghiên cứu này, tác giả đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã: 
1: Hệ thống lại tầm quan trọng và tính cấp thiết của đổi mới giáo dục trong giai 
đoạn hiện nay. 
2: Khái quát về công cụ hỗ trợ dạy học Kahoot. 
3: Trình bày rõ ràng cách thức một giáo viên sử dụng công cụ hỗ trợ Kahoot để 
đổi mới phương pháp dạy học về trong tiết bài tập, ôn tập và kiểm tra đánh giá về 
hình thức, về nội dung, về thời gian. 
4. Khái quát lại những kết quả đã thu được sau khi ứng dụng vào thực tiễn. 
5. Hình ảnh minh họa về sử dụng Kahoot trong các tiết dạy trên lớp mà giáo 
viên và học sinh đã sử dụng. 
2. Kiến nghị 
 - Với người viết đề tài cần có kế hoạch cho việc chuẩn bị viết một đề tài, phải đặt ra 
được vấn đề nghiên cứu và thời gian cần thiết để nghiên cứu, sau đó phác thảo nội 
dung và trình bày trước tổ chuyên môn để có sự góp ý cần thiết của các đồng nghiệp. 
Khi đã có tính khả thi nội dung đề tài cần phải có áp dụng thử nghiệm trong thực tế 
đối với bản thân và đồng nghiệp, nếu thực sự có tác dụng thì mới nên triển khai viết 
thành nội dung hoàn chỉnh. 
 - Đối với người giáo viên trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, phải luôn luôn 
năng động, làm mới mình có như vậy mới bắt kịp được xu thế của thời đại, và góp 
phần giúp học sinh thích nghi cao độ với nhịp sống hiện đại ngày nay. Nếu bản thân 
chúng ta không thay đổi, thì khác nào con ốc chỉ nằm trong cái vỏ của mình và tự hào 
về bản thân trong khi xã hội thay đổi không ngừng nghỉ. 
 - Về phía nhà trường cần có kế hoạch lâu dài trong việc khuyến khích các giáo viên 
tham gia viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm chuyên sâu cho từng phần, từng chương 
của môn học, từ đó có thể nâng cao được chất lượng dạy học cho các bộ môn. Ngoài 
ra, cần phải góp phần thay đổi tư duy của các giáo viên để họ có thể thay đổi và hoàn 
thiện bản thân hơn nữa. Tích cực giúp đỡ các giáo viên còn yếu kém vè công nghệ 
thông tin để có thể tiếp cận tốt hơn các công nghệ mới tiên tiến trên thế giới mà 
không bị lạc hậu. 
Trang 34 
 - Về phía sở Giáo Dục và Đào Tạo, hàng năm nên có chuyên đề báo cáo các đề tài 
mà hội đồng khoa học đánh giá là có chất lượng sau đó cho áp dụng vào thực tiễn ở 
các trường trong quá trình dạy học. Tích cực đôn đốc các nhà trường mạnh mẽ hơn 
nữa trong đổi mới phương pháp dạy học. Tạo điều kiện thuận lợi để các giáo viên 
cũng như nhà trường có thể phát huy hết khả năng và sức sáng tạo của bản thân. 
 - Xin cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thiện đề 
tài này. 
 - Đề tài có sử dụng một số thông tin trên mạng Internet . 
 - Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà đề tài còn nhiều thiếu sót, 
mong sự góp ý và hoàn thiện từ các đồng chí đồng nghiệp và quý độc giả để hoàn 
thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. 

File đính kèm:

  • pdfGVB Sử dụng Kahoot! trong đổi mới PP dạy học tiết bài tập, ôn tập và kiểm tra đánh giá KQ học tập củ.pdf
Sáng Kiến Liên Quan