Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử Việt Nam Lớp 12 giai đoạn 1930-1954
Cơ sở thực tiễn:
Đã nhiều lần chúng ta bàn đến việc sử dụng các phương tiện trực quan trong
dạy học lịch sử, coi đó là nguyên tắc trong dạy học, một phương pháp không thể
thiếu được trong quá trình giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông. Tuy nhiên sử dụng
như thế nào để có hiệu quả dạy học nói chung, phát huy tính tích cực hoạt động độc
lập của học sinh nói riêng trong dạy học lịch sử thì không đơn giản, chưa có sự
thống nhất, mỗi người sử dụng một cách.
Tình trạng sử dụng các phương tiện dạy học còn mang tính hình thức chưa
phát huy được những ưu thế của các đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử.
Trong bài viết này, tôi không trình bày lại phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan3
trọng dạy học lịch sử nói chung mà chủ yếu đề xuất một số kinh nghiệm sử dụng
nhằm phát huy năng lực trí tuệ và tính độc lập sáng tạo của học sinh
Trước tiên khẳng định hiệu quả của việc sử dụng phương pháp trực quan
trong dạy học lịch sử do nhiều yếu tố quyết định: như chất lượng đồ dùng trực
quan, hiện vật, bản đồ, tranh ảnh lịch sử Phương pháp sử dụng, kỹ năng, năng
lực sư phạm của giáo viên và đặc biệt là trình độ nhận thức của học sinh. Đồ dùng
trực quan được sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ
kết hợp được hai hệ thống tín hiệu trong quá trình nhận thức “ Tai nghe - Mắt thấy”
tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, phát huy ở học sinh năng lực chú ý,
quan sát, hứng thú, đặc biệt là tính tích cực hoạt động độc lập. Ngược lại nếu không
sử dụng đúng mức mà bị lạm dụng thì dễ làm cho học sinh phân tán xử lý, không
tập trung vào các dấu hiệu cơ bản chủ yếu, thậm chí hạn chế phát triển năng lực tư
duy trừu tượng của học sinh.
Thực tế giảng dạy ở trường phổ thông đã cho thấy: không ít giáo viên đã coi
nhẹ việc sử dụng đồ dùng trực quan. Nếu có chăng phải sử dụng thì chủ yếu là
minh hoạ một cách qua loa mang tính hình thức, chứ không dùng trong khi giảng
dạy. Lý luận dạy học chỉ ra cho chúng ta thấy cần phải tăng cường sử dụng đồ dùng
trực quan trong giảng dạy và học tập.
Để đáp ứng yêu cầu này cũng như khắc phục tình trạng trước đây, chúng ta
cần phải biết kết hợp hài hoà giữa lời dạy và hình ảnh cụ thể qua đồ dùng trực
quan. Tuy nhiên đối với mỗi loại, chúng ta cần có những phương pháp sử dụng
riêng phù hợp với nội dung từng loại bài.
loại, chúng ta cần có những phương pháp sử dụng riêng phù hợp với nội dung từng loại bài. 3. Nội dung nghiên cứu Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử có nhiều loại, mỗi loại có cách sử dụng riêng. Sau đây, tôi xin giới thiệu một số cách sử dụng cơ bản đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1930 -1954 a/ Phương pháp sử dụng hình vẽ, tranh ảnh trong SGK: Tranh ảnh trong sách giáo khoa là một phương tiện trực quan tạo hình có tác dụng rất lớn trong dạy học lịch sử. Nó cung cấp cho học sinh hình ảnh về quá khứ một cách cụ thể, sinh động và khá xác thực. Chẳng hạn như bức ảnh của Nguyễn Ái Quốc tại đại hội của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua (hình 27- trang 81 ), Đấu tranh trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ( Hình 32 – trang 93) Lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ( hình 39- Trang 111 ) v.v.Những hình ảnh lịch sử này có giá trị như một tư liệu lịch sử quý giá, giúp học sinh hiểu sâu sắc tính chất sự kiện lịch sử và tạo cho học sinh những ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp hướng dẫn các em quan sát các tranh ảnh in trong sách giáo khoa. Học sinh thích xem tranh ảnh lịch sử nhưng ít biết khai thác nội dung của tranh ảnh để phục vụ bài học. Vì thế để sử dụng có hiệu quả, giáo viên hướng dẫn gợi mở giúp học sinh tự tìm ra nội dung tranh ảnh. Sau 4 đó giáo viên bổ sung, để các em hiểu bức ảnh một cách đầy đủ, toàn diện sâu sắc hơn. Ví dụ : khi sử dụng bức ảnh “Lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” ( hình 39- trang 111 ) trong bài 16 “ Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1939-1945. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời ” Giáo viên phải gợi mở để học sinh quan sát: Ai là người ra chỉ thị thành lập đội VNTTGPQ ? Lá cờ biểu hiện điều gì? Ai là người chỉ huy trực tiếp đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân khi mới thành lập? Đội bao nhiêu người ? Trang bị lúc đầu như thế nào? Tất cả những điều này cuối cùng giúp học sinh nắm được Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành lập và lãnh đạo lực lượng vũ trang đầu tiên của cách mạng. Họ là những người du kích trong đội “Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ” và “ Cứu quốc quân ” (5/1945). Tuy số lượng còn ít ỏi ( chỉ có 34 người ) vũ khí trang bị còn thô sơ nhưng đã tích cực hoạt động góp phần rất quan trọng vào thắng lợi của các mạng. Đồng thời đây là mầm mống đầu tiên của lực lượng vũ trang Việt Nam sau này. Hình vẽ, tranh ảnh trong SGK là một phần của đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học. Nó có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ là nguồn kiến thức có tác dụng giáo dục tính cách, mà còn phát triển tư duy học sinh, sử dụng tốt loại phương tiện trực quan này sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh, tạo ra sự hứng thú trong quá trình nhận thức. Từ việc quan sát, học sinh sẽ đi tới tư duy trừu tượng. Bản thân tranh ảnh không thể tạo ra sự quan sát tích cực của học sinh nếu như nó không được quan sát trong tình huống có vấn đề. Mặt khác thông qua quan sát, miêu tả tranh ảnh học sinh được rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em ngày càng phong phú 5 và trong sáng hơn. Vì vậy trong dạy học lịch sử chúng ta cần phải khai thác triệt để nội dung lịch sử được biểu hiện qua tranh ảnh, hình vẽ trong SGK. Đồng thời khi sử dụng cần kết hợp sử dụng câu hỏi, miêu tả hoặc tường thuật kiến thức lịch sử biểu hiện trong đồ dùng trực quan. Sau khi quan sát, học sinh cần nêu lên suy nghĩ của mình, phát biểu của các em dù đúng, sai, nông cạn hay sâu sắc đều là cơ sở để giáo viên đánh giá trình độ của học sinh để uốn nắn, hướng dẫn nhận thức của các em. Trong những điều kiện có thể cần gợi ý, tạo ra các cuộc thảo luận, tranh luận của các em khi quan sát một bức tranh hay một hình vẽ nào đó. Sách giáo khoa hiện nay kênh hình tương đối đầy đủ và phong phú, do vậy việc sử dụng hình vẽ tranh ảnh để giới thiệu khắc sâu bài học lịch sử cho học sinh nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh hiệu quả nhất. b/ Sử dụng ảnh chân dung của các nhân vật lịch sử Chân dung các nhân vật lịch sử có tác dụng tạo biểu tượng về đặc điểm các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, của các nhà cách mạng v.vgiáo viên sử dụng để giảng dạy nhằm tăng cường, cụ thể hóa về hình ảnh cũng như đặc điểm tính cách tài đức của các nhân vật lịch sử. Khi sử dụng, giáo viên không nên miêu tả quá nhiều về hình dáng bên ngoài của nhân vật mà chủ yếu là làm nổi bật những nét tính cách, tài đức, lập trường, quan điểm và nội tâm của nhân vật để cho học sinh hiểu nhân vật một cách trọn vẹn, sâu sắc. Chẳng hạn như khi dạy về Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 10/1930, học sinh không thể không biết đến Trần Phú - Tổng bí thư đầu tiên của Đảng- người cộng sản trung kiên đã khởi thảo ra bản Luận cương của Đảng. Để học sinh hiểu rõ về Trần Phú Trần Phú ( 1904-1931 ) 6 Trước hết, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát chân dung ( hình 33 – Trang 94 ), và trình bày những hiểu biết của mình về Trần Phú, sau đó giáo viên chốt lại những nét tiêu biểu nhằm giúp học sinh có ấn tượng sâu sắc về nhà cách mạng trẻ tuổi này. Giáo viên có thể dựa vào đoạn tư liệu sau: “Trần Phú sinh ngày 1/5/1904 tại Quảng Ngãi ( nguyên quán ở huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh ). Ngay từ thuở thơ ấu Trần Phú đã sống trong cảnh côi cút tha phương cầu thực vô cùng cực khổ, vì cha mẹ mất sớm. Trước cuộc sống quá khó khăn, anh em Trần Phú phải về Quảng Trị tìm họ hàng nương tựa, nhờ bà con giúp đỡ, Trần Phú vào học ở trường Quốc học Huế. Ông học rất giỏi và nuôi trong lòng một hoài bão lớn, rồi sau đó Trần Phú đi theo cách mạng, trở thành người chiến sĩ trung kiên chiến đấu vì độc lập tự do. Tháng 10/1930 Ông tham gia Hội nghị Ban chấp hành trung ương lâm thời và được cử làm Tổng bí thư. Trần Phú được cử thảo ra Luận cương chính trị, để viết luận cương, Ông đã dựa vào Chính cương, điều lệ vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc; đi vào tìm hiểu thực tế phong trào công nhân ở Hải Phòng, lên Hà Nội dựa vào anh em bồi bếp làm cho tên công chức cao cấp thực dân Pháp ở số nhà 90 Phố Thợ Nhuộm. Tại đây Trần Phú đã bí mật thảo Luận cương chính trị của Đảng ngay dưới tầng hầm của ngôi nhà. Sau một thời gian hoạt động, vì sự phản bội của Ngô Đức Trì, ngày 19/4/1931 Trần Phú bị bắt tại số nhà 66, đường Săm bơ nhơ (Sài Gòn). Những tên mật thám khét tiếng đã điên cuồng tra tấn Trần Phú ( bắt ngồi vào thùng nước bẩn rồi cho dòng điện chạy qua, đến thủ đoạn treo ngược lên xà nhà, cắt gân bàn chân rồi cho xăng đốt ). Cuối cùng, chúng phải lắc đầu trước tinh thần gang thép của người chiến sĩ trẻ tuổi. Trước khi chết, Trần Phú đã nhắn lại các đồng chí của mình “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”. Câu nói của Ông đã trở thành vũ khí chiến đấu của mỗi người Việt Nam đi vào trận đánh. Trần Phú hy sinh giữa lúc 27 tuổi đời, tuổi thanh niên rất tươi đẹp”. Cách giới thiệu bức chân dung kết hợp với một vài nét chấm phá về tiểu sử nhân vật sẽ khắc vào trái tim các em lòng yêu mến, kính phục người chiến sĩ cách mạng đã hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc. Nói tóm lại, sử dụng tốt kênh hình đã in sẵn trong sách giáo khoa có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử. Bởi vì, hình ảnh rõ ràng, cụ thể của kênh hình không những giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức mà còn nảy sinh những cảm xúc lịch sử trong tâm hồn các em. c/ Phương pháp sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng biểu, sơ đồ. c1. Sử dụng lược đồ Bản đồ, lược đồ, bảng biểu là những đồ dùng trực quan quy ước không thể thiếu được trong dạy học lịch sử. Nhờ có bản đồ, lược đồ lịch sử mà học sinh có biểu tượng đúng đắn về hình ảnh địa lý, địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử. Chúng ta đều biết rằng mỗi một sự kiện lịch sử bao giờ cũng gắn liền với một không gian và thời gian nhất định. Tách sự kiện khỏi không gian và thời gian, chúng ta sẽ không 7 hiểu được nội dung ý nghĩa của sự kiện đó. Nắm được địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử sẽ không phải chỉ là biết tên địa điểm xảy ra sự kiện mà quan trọng hơn gắn liền với mỗi địa danh đó là các yếu tố, địa hình phạm vi không gian cũng như đặc điểm điều kiện tự nhiện của địa điểm đó. Trong khi sử dụng bản đồ, lược đồ giáo viên luôn chú ý đến sự thu nhận của học sinh, giúp học sinh phân tích, nêu kết luận khái quát về sự kiện được phản ánh trên bản đồ, lược đồ chứ không nên cho học sinh tiếp thu một cách thụ động. Ví như: khi giảng về “ Chương trình khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp ” trong bài 12 “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925 ”, giáo viên sử dụng lược đồ của trường, nếu không có thì giáo viên tự vẽ hoặc cho học sinh vẽ. Lược đồ Nguồn lợi của tư bản Pháp trong cuộc khai thác thuộc đại lần thứ hai 8 Tác dụng của việc sử dụng lược đồ này là nhằm cụ thể hóa kiến thức giúp học sinh thấy rõ mục đích, quy mô của cuộc khai thác cũng như hậu quả của cuôc khai thác đối với Việt Nam, qua đó các em hiểu sâu hơn bản chất và những thủ đoạn tàn bạo trắng trợn của thực dân Pháp. Sau khi đã chuẩn bị lược đồ trong tiến trình giảng dạy giáo viên thực hiện các bước sau: Sau khi đã phân tích rõ nguyên nhân mục đích của cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp. Giáo viên treo lược đồ lên bảng để lần lượt trình bày quá trình khai thác của thực dân Pháp về mục đích, quy mô, hậu quả v.v kết hợp với lời giảng, giáo viên chỉ rõ cho các em những vị trí, địa điểm mà thực dân Pháp khai thác, khai thác những nguồn lợi gì, ở đâu? Tại sao lại khai thác những nguồn lợi này? Nó có tác dụng gì? v.v... sau đó yêu cầu các em nhận xét và rút ra kết luận khái quát. Việc giảng dạy kết hợp với việc sử dụng lược đồ, bảng biểu thực tế đã cho những kết quả tốt, hầu hết các em đã chăm chú lắng nghe, dễ hiểu và nắm được bài học ngay trên lớp. Không những thế còn làm nảy sinh những xúc cảm lịch sử của các em. Đó là thái độ căm phẫn trước những hành động vơ vét tàn bạo của thực dân Pháp, là lòng xót xa, sự uất ức đối với người dân Việt Nam sống trong cảnh nước mất nhà tan. C2. Sử dụng bảng biểu Ví dụ: khi dạy về bài “ Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời,” giáo viên có thể hướng dẫn học sinh xây dựng và sử dụng bảng so sánh: Cương lĩnh chính trị ( tháng 2 năm 1930) của Nguyễn Ái Quốc với luận cương chính trị của Trần Phú ( tháng 10/1930 ) để giúp các em rút ra những mặt hạn chế của luận cương chính trị tháng 10/1930 Nội dung so sánh Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt ( 2/1930 ) Luận cương chính trị ( 10/1930 ) Mục tiêu Đánh đổ Đế quốc, phong kiến, tư sản phản cách mạng Đánh đổ phong kiến, cách bóc lột tiền tư bản, thực hiện cách mạng thổ địa triệt để Giai cấp lãnh đạo Giai cấp Vô sản (Nhân tố quyết đinh thắng lợi cách mạng là sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam ) Giai cấp Vô sản (Nhân tố quyết đinh thắng lợi cách mạng là sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương ) 9 Ví dụ trong bài 20 “ Cuộc kháng chiến chống thực Pháp kết thúc 1953 – 1954 ” giáo viên kết hợp sử dụng lược đồ, bảng biểu trống, trình bày diễn biến chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954, sau đó hướng dẫn các em lập bảng biểu hoàn chỉnh. Từ đó hình thành cho học sinh nhận thức về sự phối hợp lien quân Việt lào. Các cuộc tiến công chiến lược của ta đã làm cho kế hoạch Na Va của pháp phá sản ntn Thời gian Sự kiện lịch sử 12/1953 Bộ đội chủ lực của ta tấn công Thị xã Lai Châu Đầu tháng 12/1953 Liên quân Lào – Việt tấn công địch ở Trung Lào Tháng 1/1954 Liên quân Lào – Việt tấn công địch ở Thượng Lào Tháng 2/1954 Quân ta tấn công địch ở Bắc Tây Nguyên Sau khi học xong bài 20 cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc 1953 -1954 , giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà xây dựng bảng niên biểu tổng hợp những sự kiện lớn trong tiến trình phát triển lịch sử Việt Nam từ 1930-1954 như sau: Nhiệm vụ Tịch thu tài sản ruộng đất của Đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày Đánh đổ Đế quốc Pháp, lật đổ phong kiến Lực lượng CM Liên minh công-nông chặt chẽ, bên cạnh đó phải biết đoàn kết với tư sản dân tộc, tiểu tư sản trí thức, thành phần trung nông Liên minh công-nông chặt chẽ Vị trí Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng Thế giới Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng Thế giới 10 THỜI GIAN SỰ KIỆN CHÍNH 1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 1930-1931 Cao trào cách mạng 1930-1931 và sự thành lập Xô Viết Nghệ- Tĩnh 1936 Thành lập mặt trận dân chủ Đông Dương 1941 Bác Hồ về nước và chủ trì Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 1945 Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời 1946 Tổng tuyển cử bầu quốc hội; Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1951 Đại hội lần thứ II của Đảng- Đại hội kháng chiến thắng lợi 1954 Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ; Hội nghị Giơnevơ về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương. Miền Bắc xây dựng CNXH, miền Nam tiếp tục cách mạng DTDCND Khi tiến hành tổng kết bài, giáo viên dựa vào bảng niên biểu để dạy, yêu cầu học sinh cùng xây dựng bảng niên biểu, trên cơ sở đó mà bổ sung, sửa chữa những điều chưa chính xác trong bảng niên biểu của các em. C3. Sử dụng sơ đồ. Mục đích sử dụng sơ đồ trong dạy học lịch sử nhằm phát huy khả năng suy luận logic của học sinh khi diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử...... Như vậy, khi dựa vào vào sơ đồ học sinh có thể phân tích, giải thích, suy luận các sự kiện lịch sử có quan hệ ràng buộc lẫn nhau một cách chính xác, khoa học. Từ đó tư duy học sinh phát triển cao hơn và chất lượng dạy học sẽ được nâng lên Ví dụ: Khi dạy bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp kết thúc ( 1953 – 1954 ) để cụ thể hóa nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ sau : 11 Như vậy với việc sử dụng bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng biểu trong quá trình giảng dạy làm cho tiết học trở nên sôi nổi, gây được sự chú ý tập trung của học sinh, phát huy khả năng độc lập tư duy cũng như khả năng khái quát tổng kết kiến thức lịch sử của học sinh. Chính vì lẽ đó, trong các giờ dạy lịch sử nếu có điều kiện cho phép, giáo viên nên tích cực sử dụng có hiệu quả các loại đồ dùng trực quan này. Tóm lại: sử dụng hình vẽ, tranh ảnh trong sách giáo khoa, cũng như sử dụng các đồ dùng trực quan do giáo viên và học sinh tự sưu tầm, tự làm, bổ sung cho sách giáo khoa là một điều hết sức cần thiết có tác dụng lớn lao trong dạy học lịch sử. Đây là phương tiện quan trọng tạo nên hình ảnh lịch sử. Song khi sử dụng giáo viên cần chú ý đến các yêu cầu của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp Chủ quan Khách quan Do có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh Nhân dân ta yêu nước, đoàn kết, chiến đấu dũng cảm Xây dựng lực vũ trang lớn mạnh,hậu phư hậu phương vững chắc Sự phối hợp chiến đấu và đoàn kết của ba nước Đông Dương. Sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN Sự giúp đỡ của các lực lượng dân chủ tiến bộ, yêu chuộng hoà bình trên thế giới 12 Trong những năm vừa qua tôi đã sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử theo những kinh nghiệm đã đúc kết ở nội dung trên, đây không phải là phương pháp mới, có thể cũng đã được thầy cô ở nhiều trường áp dụng. Tuy vậy với bản thân phần nào cũng đạt được một số kết quả nhất định. Vì vậy có thể khẳng định thấy được tính khả thi của việc áp dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử đã phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh. III : MỘT SỐ NGUYÊN TẮC KHI SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN Khi sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử cần chú ý các nguyên tắc sau: - Phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dục của bài học để lựa chọn đồ dùng trực quan tương ứng thích hợp. Vì vậy cần xây dựng một hệ thống đồ dùng trực quan phong phú, phù hợp với từng loại bài lịch sử. - Có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan. - Phải đảm bảo được sự quan sát đầy đủ đồ dùng tực quan của học sinh. - Phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng đồ dùng trực quan. - Đảm bảo kết hợp lời nói và việc trình bày các đồ dùng trực quan, đồng thời rèn luyện khả năng thực hành của học sinh khi sử dụng đồ dùng trực quan - Tùy theo yêu cầu của bài học và loại hình đồ dùng trực quan mà có cách sử dụng khác nhau. Loại đồ dùng trực quan treo tường được sử dụng nhiều nhất trong dạy học lịch sử hiện nay là lược đồ, sơ đồ, bảng biểu, trước khi sử dụng chúng cần chuẩn bị thật kĩ (nắm chắc nội dung, ý nghĩa của từng loại, phục vụ cho nội dung nào của giờ học.......). Trong khi giảng cần xác định đúng thời điểm để treo bản đồ... không nên treo trên bảng đen vì còn dùng bảng để viết mà treo cao ở góc bên phải của bảng, nơi có ánh sáng cho tất cả học sinh nhìn thấy rõ, giáo viên cần đứng bên phải đồ dùng, dùng que chỉ vị trí thật chính xác. - Loại đồ dùng trực quan cỡ nhỏ được sử dụng riêng cho từng học sinh trong giờ học, trong việc tự học ở nhà, giáo viên phải hướng dẫn học sinh sử dụng tốt loại đồ dùng trực quan này, quan sát kĩ, tìm hiểu sâu sắc nội dung, hoàn thành các bài tập, tập vẽ bản đồ, chứ không phải “can” theo sách. - Tổ chuyên môn cần tăng cường tổ chức các giờ hoạt động ngoại khóa, các chuyên đề lịch sử như các cuộc thi đố vui, các trò chơi lịch sử sẽ tăng cường bổ sung tính hình ảnh thông qua các đồ dùng trực quan phục vụ cho bài học trên lớp. IV: KẾT LUẬN Công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào tạo những con người phát triển toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mỗi môn học ở nhà trường phổ thông với đặc trưng của mình đều 13 phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ, trong đó có lịch sử. Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông có chức năng, nhiệm vụ to lớn trong việc đào tạo con người Việt Nam vừa có trình độ năng lực khoa học vừa thấm nhuần truyền thống dân tộc, có năng lực tư duy sáng tạo để hội nhập với thế giới và khu vực. Để đáp ứng được yêu cầu trên, cần phải có sự đổi mới về phương pháp dạy học môn Lịch sử mà trong đó phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả là một trong những nhân tố góp phần to lớn để đạt được mục tiêu giáo dục trong dạy học lịch sử cả về mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển nhân cách cho học sinh. Biển học là vô bờ. Tôi nghĩ rằng mỗi thầy cô giáo đều có những biện pháp riêng để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử. Trong phạm vi hạn hẹp của đề tài, tôi chỉ mạn phép nêu lên “Một số kinh nghiệm về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử việt Nam lớp 12 giai đoạn 1930 – 1954 ” mà bản thân đã thực hiện trong quá trình giảng dạy và đạt được một số hiệu quả nhất định. Thiết nghĩ rằng, những kinh nghiệm trên ít nhiều có thể giúp quý thầy cô tham khảo, bổ sung và ứng dụng trong quá trình giảng dạy của mình nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử. Những thiếu sót trong quá trình viết đề tài là điều không thể tránh khỏi, rất mong được sự góp ý chân thành của quý thầy cô. Xác nhận của BGH ..................01/06/2016 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Người viết Nguyễn Văn Thắng 14 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. SGK lịch sử 12 – Phan Ngọc Liên – Chủ biên – NXB giáo dục 2009 2. SGV lịch sử 12 – Phan Ngọc Liên – Chủ biên – NXB giáo dục 2009 3. Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT- Phan Ngọc Liên- chủ biên-NXB Đại học sư phạm. 4. Tài liệu hội nghị - Bộ giáo dục và đào tạo vụ trung học phổ thông 5. Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông – Nguyễn Thị Côi- NXB Đại học sư phạm năm 2006 6. Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường THPT – Nguyễn Thị Côi – NXB Đại học quốc gia Hà Nội
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_do_dung_truc_quan_trong_day_ho.pdf