Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất phục vụ đổi mới phương pháp dạy học

Việc sử dụng đồ dùng dạy học ở trường hiện nay có các hình thức sau:

• * Phiếu học tập ( Cá nhân hoặc nhóm ) kết hợp với bảng phụ hoặc máy chiếu . Có thể dùng trong các giờ ôn tập hoặc kiểm tra.

 *Tranh ảnh, mô hình.( tranh vẽ của bài, tranh động, ảnh chụp thật, vật thật, đồ dùng thí nghiệm . )

 * Các phương tiện nghe nhìn : máy chiếu, đầu video, băng hình, máy tính.

 Thực trạng :

- Đồ dùng dạy học được sử dụng nhiều và tương đối có hiệu quả qua các đợt hội giảng , hội thi giáo viên giỏi hoặc các giờ kiểm tra ( Phiếu ) .

- Đồ dùng dạy học được chuẩn bị tương đối kỹ cả về nội dung và hình thức (có sự trao đổi giữa các cá nhân trong tổ , khối ).

Tuy nhiên vẫn còn hạn chế :

 + Chưa được đồng đều ở tất cả các bộ môn ( Tất nhiên không phải bài nào môn nào cũng đều sử dụng đồ dùng dạy học ).

 + Còn mang tính hình thức ( Máy chiếu sử dụng chưa triệt để . Phiếu học tập còn nặng về sao chép, chưa phát huy hết trí lực của học sinh . Tranh ảnh tuy đẹp nhưng chưa khai thác hết nội dung ) .

 + Việc thảo luận phiếu học tập theo nhóm còn chưa rõ nét chỉ tập trung vào một vài em , còn những em khác chỉ biết nghe theo chứ chưa có ý kiến gì .

 + Kiểm tra theo phiếu học sinh được làm bài nhiều , lượng kiến thức phong phú . Song lại hạn chế ở chỗ học sinh không được rèn chữ và cách trình bày.

 + Sử dụng đồ dùng dạy học trong giờ dạy đòi hỏi giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu bài , phải biết kết hợp khéo léo trong giờ dạy và phân bố thời gian hợp lý ( nhất là giờ dạy có sử dụng máy chiếu kết hợp với phiếu học tập hoặc mô hình hay tranh ảnh .) . Chính vì vậy mà nhiều giáo viên đã ngại nhất là với giáo viên lớn tuổi chỉ cần dạy theo sách giáoư khoa là đủ . Một số giáo viên còn ngại khi lên phòng đồ dùng để mượn đồ dùng dạy học . Nên đến nay việc sử dụng đồ dùng dạy học vẫn còn là điều e ngại đối với nhiều giáo viên .

 

doc51 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 1093 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất phục vụ đổi mới phương pháp dạy học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i bên trao đổi, tranh luận chuyên môn và nhận được sự đồng thuận cao, cùng hướng về mục đích là thúc đẩy hoạt động dạy học trong nhà trường. (Góp ý nhẹ nhàng, không tạo áp lực cho người dạy, động viên khuyến khích là chính). 
5 - Nêu kết quả và ghi biên bản: Người dự giờ cho giáo viên ghi nhận những việc đạt được và những hạn chế của tiết dạy, làm cơ sở cho việc kiểm tra đánh giá sự tiến bộ, khả năng cập nhật đổi mới phương pháp dạy học. Bản thân người dự rút kinh nghiệm sau dự giờ, học được ở giáo viên sự sáng tạo nào? Từ đó bổ sung kiến thức, phương pháp cho mình làm hành trang trong việc kiểm tra, đánh giá đồng nghiệp trong những lần dự giờ sau. Ngoài việc bồi dưỡng cho khối trưởng biết cách dự giờ, tư vấn thúc đẩy giáo viên, cán bộ quản lý cần giúp cho khối trưởng nắm một số hình thức dự giờ:
 + Dự giờ thường xuyên: Là dự giờ nằm trong kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường. Đây là hoạt động chính mà khối trưởng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cán bộ quản lý kiểm tra đánh giá giáo viên, làm căn cứ đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên. 
+ Dự giờ đột xuất: Là việc dự giờ không báo trước người dự muốn nắm bắt xem những tiết dạy bình thường hay một hoạt động dạy của giáo viên. + Dự giờ hội giảng: Là hoạt động dự giờ mang tính tập thể giáo viên trong trường và đơn vị bạn nhằm đẩy mạnh phong trào dạy học trong và ngoài nhà trường. 
+ Dự giờ chuyên đề: Là hoạt động thao giảng chuyên đề cấp huyện, trường, tổ chuyên môn nhằm đi đến thống nhất chuyên môn theo chuyên đề đã mở. + Dự giờ có sử dụng công nghệ thông tin: Là hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, làm cho bài giảng sinh động, học sinh tiếp thu bài tốt hơn. 
+ Dự giờ song song: Là cùng một tiết dạy nhưng dự hai giáo viên khác nhau, để so sánh cùng một nội dung kiến thức, hai giáo viên vận dụng phương pháp dạy học, cách thức tổ chức, hiệu quả giờ dạy như thế nào và tìm những sáng tạo của mỗi giáo viên. 
4. Khối trưởng tiến hành hoạt động dự giờ thăm lớp: Để giúp cho khối trưởng tự tin hơn trong khâu dự giờ đánh giá xếp loại giáo viên, theo kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường, cán bộ quản lý cùng đi dự giờ với khối trưởng. Trong quá trình dự giờ, cán bộ quản lý hướng dẫn khối trưởng cách lập phiếu tiết dạy, trao đổi thống nhất với khối trưởng cách ghi nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm, xếp loại tiết dạy, những vấn đề cần tư vấn thúc đẩy và giao cho khối trưởng trao đổi trực tiếp với giáo viên. Đồng thời, cán bộ quản lý theo dõi, giúp đỡ kịp thời khi có tình huống xảy ra. 
6 Ngoài việc dự giờ theo kế hoạch của nhà trường, khối trưởng tự xây dựng kế hoạch dự giờ theo kế hoạch tổ chuyên môn mà mình phụ trách (dự giờ trong thao giảng chuyên đề tổ khối, cấp trường, dự giờ rút kinh nghiệm các thành viên,). Khối trưởng có thể dự độc lập hoặc dự song song cùng giáo viên để giúp giáo viên biết cách dự giờ đồng nghiệp và thực hiện đúng quy trình.
 5. Tổng kết rút kinh nghiệm: Dự giờ thăm lớp là việc làm thường xuyên diễn ra trong suốt cả năm học, nhưng hoạt động này lại là con dao hai lưỡi nếu tư vấn thúc đẩy đúng sẽ làm cho giáo viên hưng phấn trong chuyên môn, tích cực trau dồi nghề nghiệp. Ngược lại tư vấn thúc đẩy không đúng hướng sẽ làm cho giáo viên ỷ lại hoặc mặc cảm tự ti, mất phương hướng phấn đấu. Do vậy, hàng tháng hoạt động dự giờ thăm lớp của lực lượng khối trưởng phải được tổ chức họp rút kinh nghiệm. Thông qua buổi họp, cán bộ quản lý lắng nghe các khối trưởng trình bày những thuận lợi, khó khăn vướng mắc và kết quả đạt được trong quá trình dự giờ. Qua đó cán bộ quản lý nắm bắt được năng lực của từng khối trưởng mà có hướng tiếp tục bồi dưỡng. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Những giải pháp trên đã được áp dụng trong công tác kiểm tra nội bộ, quản lý dạy và học tại trường tiểu học tôi làm quản lý ba năm qua có tính khả thi cao. Tôi nghĩ rằng có thể thực hiện và nhân rộng cho tất cả cán bộ quản lý, khối trưởng ở các trường tiểu học khác trong và ngoài huyện, tỉnh. Việc vận dụng như thế nào để đạt được hiệu quả còn tùy thuộc vào năng lực, bản lĩnh của người áp dụng, sự lựa chọn các biện pháp vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế đơn vị. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thu được do áp dụng giải pháp: - Hiệu quả, lợi ích thu được theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến: Việc bồi dưỡng kỹ năng dự giờ thăm lớp cho khối trưởng là hết sức quan trọng và cần thiết. Khối trưởng được trang bị kỹ năng dự giờ thăm lớp, có điều kiện thể hiện hết khả năng làm việc. Công tác quản lý điều hành chuyên môn trong nhà trường nhẹ nhàng và hiệu quả, tạo được niềm tin về chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Chất lượng tay nghề giáo viên và hiệu quả giáo dục chuyển biến tích cực. - Hiệu quả, lợi ích thu được theo ý kiến của tác giả sáng kiến: Công tác quản lý chuyên môn trong nhà trường nhẹ nhàng và hiệu quả, kế hoạch kiểm tra thực hiện đúng thời gian quy định. Khối trưởng mạnh dạn tự tin trong dự giờ 7 đánh giá giáo viên, biết cách tư vấn thúc đẩy, biết hỗ trợ đồng nghiệp xây dựng tiết dạy, tạo ra một phong trào thi đua dạy tốt học tốt. Hàng năm, giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp trường, huyện, tỉnh có nâng lên (Xem chi tiết phụ lục I - Thống kê giáo viên giỏi các cấp). Giáo viên chủ động nhiều hơn trong tâm thế lên lớp, tự tin và vững vàng về kiến thức, nhuần nhuyễn về phương pháp, tiết dạy nhẹ nhàng, hạn chế tâm lí ngại được dự giờ mà thay vào đó là sẵn sàng trao đổi chuyên môn cùng với người dự. Tay nghề giáo viên từng bước ổn định và nâng dần lên. (Xem chi tiết phụ lục II – Thống kê chất lượng tay nghề giáo viên). Học sinh mạnh dạn, tự tin, chủ động tích cực tham gia cùng giáo viên, thực hiện tốt mục tiêu yêu cầu bài dạy, nắm bắt kiến thức và thực hành được kỹ năng. Chất lượng học tập của học sinh khá giỏi nâng lên và giảm học sinh yếu kém. (Xem chi tiết phụ lục III - Thống kê chất lượng học tập của học sinh). 3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ 1 Trần Thanh Bình 1964 Trường TH Vĩnh Bình Chợ Lách – Bến Tre HT CĐTH Áp dụng SK 2 Nguyễn Thị Trinh Thảo 1964 Trường TH Hòa Nghĩa B Chợ Lách – Bến Tre HT ĐHTH Áp dụng SK 3 Nguyễn Ngọc Tiếng 1967 Trường TH Sơn Định Chợ Lách – Bến Tre P.HT ĐHTH Áp dụng SK 4 Võ Thành Phương 1962 Trường TH Đa Phước Hội Mỏ Cày Nam – Bến Tre HT ĐHTH Áp dụng SK 5 Bùi Văn Chiếm 1968 Trường TH Bình Thạnh Thạnh Phú – Bến Tre HT ĐHTH Áp dụng SK 3.6. Những thông tin cần được bảo mật: Không. 3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cán bộ quản lý phải qua lớp bồi dưỡng Quản lý trường Tiểu học. Tổ khối trưởng phải năng nổ, nhiệt tình có tinh thần học tập và giúp đỡ đồng nghiệp. Giáo viên phải có tinh thần cầu tiến. Cơ sở vật chất phục vụ tốt công tác dạy và học. 3.8. Tài liệu kèm theo gồm: - Phụ lục I: Thống kê giáo viên giỏi các cấp. - Phụ lục II: Thống kê chất lượng tay nghề giáo viên. 01 bản - Phụ lục III: Thống kê chất lượng học tập của học sinh. Bến Tre, ngày 25 tháng 3 năm 2013 8 Phụ lục I: THỐNG KÊ GIÁO VIÊN GIỎI CÁC CẤP Năm học Tổng số GVG trường GVG huyện GVG tỉnh SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 2010-2011 32 22 68.8 10 31.3 1 (bảo lưu) 3.1 2011-2012 31 21 67.8 10 32.3 1 (bảo lưu) 3.2 2012-2013 33 24 72.7 14 42.4 1 3.0 Phụ lục II: THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG TAY NGHỀ GIÁO VIÊN Xếp loại tay nghề Tốt Khá ĐYC Năm học Tổng số SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 2010-2011 32 22 68.8 10 31.3 0 0 2011-2012 31 23 74.2 8 25.8 0 0 2012-2013 33 25 75.8 9 27.3 0 0 Phụ lục III: THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Giỏi Khá Trung bình Yếu Năm học TSHS SL % SL % SL % SL % 2010-2011 716 349 48.7 269 37.6 94 13.1 4 0.6 2011-2012 697 366 52.5 229 32.8 98 14.1 4 0.6 2012-2013 675 353 52.3 231 34.2 89 13.2 2 0.3 Nguyễn Thị Mộng Thùy Trường Tiểu học Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách Phó Hiệu trưởng 8,3đ . Bồi dưỡng công tác dự giờ thăm lớp cho khối trưởng để nâng cao chất lượng giờ dạy giáo viên ở trường Tiểu học. ” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý chuyên môn Tiểu học. 3. Mô tả bản chất. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “BỒI DƯỠNG CÔNG TÁC DỰ GIỜ, THĂM LỚP CHO KHỐI TRƯỞNG ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ DẠY Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC” 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. để hoàn thiện bồi dưỡng công tác dự giờ thăm lớp cho khối trưởng trong trường tiểu học hiện nay. + Các bước thực hiện của giải pháp mới. Gồm 5 bước như sau: 1. Lựa chọn lực lượng khối trưởng: - Xem thêm - Xem thêm: SKKN Bồi dưỡng công tác dự giờ, thăm lớp cho khối trưởng để nâng cao chất lượng giờ dạy ở trường tiểu học, SKKN Bồi dưỡng công tác dự giờ, thăm lớp cho khối trưởng để nâng cao chất lượng giờ dạy ở trường tiểu học, SKKN Bồi dưỡng công tác dự giờ, thăm lớp cho khối trưởng để nâng cao chất lượng giờ dạy ở trường tiểu học
giải pháp góp phần xây dựng nề nếp dự giờ để hình thành văn hoá dự giờ trong trường 
      . Mục đích yêu cầu của sáng kiến kinh nghiệm.
- Tạo điều kiện cho giáo viên làm sâu sắc, phong phú thêm nội dung giảng dạy, đổi mới phương pháp, tăng cường trao đổi kinh nghiệm, học tập, giúp đỡ lẫn nhau trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, tình cảm và trách nhiệm nghề nghiệp.
- Góp phần tăng cường và làm tốt hơn nữa việc quản lý dạy và học, thúc đẩy phong trào thi đua "dạy tốt, học tốt", nâng cao chất lượng đào tạo.
-  Dự giờ sẽ giúp cho giáo viên chủ động, tích cực hơn trong bài giảng của mình. Dù thế nào đi nữa thì mỗi khi có người đến dự giờ, các giáo viên đều có tinh thần chuẩn bị bài kĩ hơn. Việc dự giờ không chỉ giúp cho giáo viên đi dự giờ học tập, rút kinh nghiệm từ tiết dạy của đồng nghiệp mà còn giúp cho họ những sáng tạo trong xử lí các tình huống trong dạy học, khắc phục được những thiếu sót trong quá trình giảng dạy...
           . Những giải pháp chính của sáng kiến kinh nghiệm..
1.Thực trạng việc thực hiện và hiệu quả việc dự giờ ở trường ..
Thực tế nhiều năm qua ở trường . chúng tôi, việc dự giờ còn mang tính hình thức và còn nhiều điều phải bàn vì chưa mang lại hiệu quả cao như mong muốn. Xuất phát từ thực tế hầu như các giáo viên còn chưa tự giác, tích cực dự giờ của đồng nghiệp bởi tâm lí e ngại cho rằng đi dự giờ tức là kiểm tra tiết dạy lãn nhau, do đó việc dự giờ phần lớn chỉ do chỉ đạo chuyên môn của nhà trường, hoặc do tổ chức thao giảng, hội thi mà thôi. Nói đến dự giờ tức là nói đến hoạt động của Hiệu trưởng, Hiệu phó, Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn trong khi lẽ ra việc làm này phải là việc làm thường xuyên đối với mỗi giáo viên. Giáo viên hầu như mới chỉ tham gia dự giờ trong các hoạt động mang tính chất “Thao giảng” chào mừng các ngày kỉ niệm trong năm học như 20-10, 20-11, 8-3, 26-3,... Chính vì lẽ đó bản thân tôi qua nhiều năm chỉ đạo thực hiện vẫn còn nhiều băn khoăn, bởi: “Làm thế nào để chỉ đạo thực hiện có nề nếp và nâng cao hiệu quả công tác dự giờ trở thành văn hoá dự giờ”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.  Với suy nghĩ đó và công tác chỉ đạo thực hiện tại nhà trường, tôi xin được trình bày dưới đây nội dung  "Một vài giải pháp góp phần xây dựng nề nếp dự giờ để hình thành văn hoá dự giờ trong trường Trung học cơ sở Phong Hiền" mà bản thân đã thực hiện trong năm học vừa qua. Xin được sự góp ý trao đổi của lãnh đạo, đồng nghiệp để có kinh nghiệm tốt hơn, góp phần chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
2.Những giải pháp chính:
1/ Chỉ đạo tổ chuyên môn trong công tác dự giờ, thăm lớp:
Trường chúng tôi có 24 lớp, được chia thành 05 tổ chuyên môn. Với gần 50 giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy ở các môn văn hoá, do đó việc dự giờ thăm lớp của các giáo viên nếu không thực hiện tốt sẽ mất đi một cơ hội tốt để giáo viên phát triển được chuyên môn cho mình. Vì vậy, chúng tôi đã chỉ đạo các tổ chuyên môn tích cực, chủ động trong công tác dự giờ thăm lớp đối với mỗi giáo viên. Hàng tuần tổ chuyên môn  đều có lịch cụ thể cho sinh hoạt, và dự giờ. Hầu như tuần nào chúng tôi cũng tổ chức được ít nhất một  số tiết dự của một tổ khối. Trong mỗi tiết dạy chúng tôi đều chọn các giáo viên dạy một cách phù hợp và thường chia ra để tạo điều kiện cho mỗi giáo viên đều có cơ hội tham gia một cách có hiệu quả nhất. Vai trò của tổ trưởng chuyên môn và Hiệu phó là cùng với các giáo viên dạy soạn bài và trao đổi về bài dạy trước khi giáo viên giảng, trực tiếp chỉ đạo giáo viên rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy  và làm chuyên đề.
2/ Xây dựng nề nếp dự giờ thường xuyên cho giáo viên:
Phần lớn các giáo viên chỉ dự giờ chứ ít khi rút kinh nghiệm, hoặc có làm cũng sơ sài chiếu lệ. Cũng chính vì lí do trên mà công tác dự giờ của giáo viên kém hiệu quả, giáo viên chưa thực sự ý thức tự giác trong trao đổi bài với đồng nghiệp và dần đánh mất cơ hội tham gia góp ý bài dạy cho đồng nghiệp, các đóng góp ý kiến thường chỉ tập trung vào các cán bộ chỉ đạo như Tổ trưởng hay Hiệu trưởng, Hiệu phó. Xuất phát từ những thực tế đó, chúng tôi đã chú ý khắc phục để đưa ra những cách làm khác nhau giúp giáo viên tích cực chủ động hơn trong việc dự giờ thăm lớp. Căn cứ vào thời khoá biểu trên lớp của mỗi giáo viên, chúng tôi đã cùng với các tổ trưởng chuyên môn lên lịch dự giờ cụ thể cho mỗi giáo viên. Việc làm này đã giúp giáo viên tự giác, tích cực hơn rất nhiều trong hoạt động dự giờ. Nếu như trước đây giáo viên e ngại không đến dự giờ đồng nghiệp vì làm họ mất tự nhiên và nhiều người không thông cảm cho rằng người đi dự là thế này, thế nọ,... thì nay giáo viên đã chủ động hơn vì có lịch cụ thể. Đây là một hoạt động theo chúng tôi là rất có hiệu quả, người dạy thì chủ động về bài dạy do đó chất lượng bài dạy sẽ cao hơn rất nhiều, còn người dự thì không phải chỉ được dự giờ trong số tiết theo quy định mà có khi được dự vượt số tiết quy định. Sau mỗi tiết dạy, cả người dạy và người dự đều rút được kinh nghiệm để chủ động hơn cho các bài sau.
Cũng nên thay đổi mục đích của việc dự giờ, từ dự giờ để đánh giá sang dự giờ để học tập, bởi dự giờ để đánh giá sẽ không thể tạo ra bầu không khí mà trong trong đó mọi giáo viên có thể thoải mái bày tỏ với đồng nghiệp những ý kiến, chia sẻ những khó khăn mà chúng ta gặp phải trong quá trình dạy học. Điều đó sẽ hạn chế việc phát triển năng lực chuyên môn của giáo viên.
3/Hoạt động rút kinh nghiệm giờ dạy của giáo viên:
Đây có thể nói là một hoạt động quan trọng nhất trong việc dự giờ, thăm lớp. Nội dung trao đổi cần tập trung vào việc nhận xét các hoạt động học tập của học sinh: Hoạt động nào hiệu quả, hoạt động nào chưa hiệu quả? Câu hỏi nào hay? Tình huống nào tốt? Học sinh nào, nhóm nào hoạt động hiệu quả, lí do?... Luôn bắt đầu với các ưu điểm trước, nội dung có liên quan đến các trọng tâm đặt ra và đồng thời cũng cần đề cập đến các điểm hay và thành công trong tiết dạy. Sau đó đề cập đến các khía cạnh cần bổ sung (đề cập đến các điểm nằm trong trọng tâm trước rồi sau đó mới đến các nhân tố quan trọng khác); Và quan trọng là cần phải đưa ra được những gợi ý nên sửa đổi như thế nào, vì mỗi thầy, cô giáo đều có phương pháp giảng dạy của mình sao cho học sinh dễ hiểu bài. Các thầy, cô dự giờ không nên yêu cầu đồng nghiệp mình phải dạy theo cách của mình vì như thế chắc gì học sinh tiếp thu bài tốt.
Nếu trong tiết dạy có nhiều ý kiến đóng góp trái ngược nhau thì Tổ trưởng sẽ trực tiếp thống nhất ý kiến với các giáo viên để đi đến kết luận và có thể chỉ đạo giáo viên dạy lại tiết dạy đó để mỗi giáo viên thực sự hết những thắc mắc băn khoăn về tiết dạy. Một điểm cũng rất quan trọng là chúng tôi chỉ đạo nhiiêù giáo viên cùng dạy một bài trên cơ sở đó giáo viên dự giờ sẽ rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy và sẽ học được ở mỗi người dạy cách chủ động sáng tạo khi xử lí tình huống. 
4/ Chú ý chất lượng dự giờ chứ không chạy theo số lượng giờ dự.
 Vì là trường có số giáo viên quá đông cho nên ban giám hiệu nhà trường qui định là mỗi giáo viên chỉ nên thao giảng 4 tiết trong một năm.  Nhà trường lên kế hoạch dự giờ rải đều cho các tháng trong năm học, cho nên giáo viên được tham gia dự giờ đều trong cả năm học. Nhà trường không chủ trương giáo viên dự giờ thật nhiều mà hãy chú ý đến chất lượng giờ dự. Yêu cầu những giáo viên cùng bộ môn mới nên cho dự giờ lẫn nhau để học tập kinh nghiệm. hạn chế dự giờ khác môn mình dạy. Mặt khác giáo viên rất cần thời gian để nghiên cứu bài dạy, chấm bài cho các em học sinh. Vì vậy số tiết dự giờ cho mỗi giáo viên không nhất thiết cần phải nhiều là việc làm để giảm áp lực cho giáo viên.
5/ Xây dựng nguyên tắc chính của việc dự giờ:
* Không nên nói chuyện hoặc phân tán sự tập trung trong lớp vào bất cứ thời điểm nào trong tiết dạy.
* Không trao đổi với học sinh trong tiết dạy trừ khi muốn hỏi học sinh một số câu hỏi để đánh giá hoặc quan sát việc học của học sinh trong phần phát triển bài.
* Không được nói chuyện, trao đổi với những người khác trong suốt tiết dự giờ;
* Quan sát tất cả các nhân tố của tiết dạy nhưng tập trung vào các trọng tâm;
* Quan sát học sinh một cách cẩn thận, chứ không chỉ quan sát giáo viên.
* Cảm ơn giáo viên đứng lớp vào cuối tiết dạy.
   Dự đoán, kết quả và ảnh hưởng của sáng kiến kinh nghiệm:
- Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng trở thành nề nếp và có hiệu quả trong phạm vị toàn trường với tất cả các môn học.
     1. Kết quả:
1/ Qua sự chỉ đạo 100% giáo viên thực hiện bước đầu có nền nếp và hiệu quả công tác dự giờ, coi đó là một giải pháp quan trọng để nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân.
2/ Do yêu cầu  nên giáo viên đã dần hình thành thói quen và chất lượng của các buổi sinh hoạt chuyên môn đã tăng lên một cách đáng kể, các ý kiến trao đổi sôi nổi hơn vì các bài dạy. Nhiều môn, nhiều giáo viên đã coi dự giờ đồng nghiệp là một nhu cầu không thể thiếu. Như vậy tính đối phó của giáo viên khi thực hiện công tác dự giờ cũng giảm dần, số lượng giáo viên dạy giỏi ngày càng nhiều, chất lượng mũi nhọn cũng như chất lượng đại trà ngày một tăng cao so với mặt bằng chung của huyện.
 Qua thanh tra trong tháng 4/2013, phòng Giáo dục & Đào tạo huyện cũng đánh giá cao chất lượng giáo dục nhà trường.
3/ Các tổ bước đầu hình thành một số chuyên đề ở các môn học, quy định đưa vào bài giảng, bài soạn trên cơ sở đó nhà trường tiếp tục chỉ đạo để hoàn thiện dần vào các năm tiếp theo.
4/ Việc dự giờ không chỉ giúp cho giáo viên đi dự giờ học tập, rút kinh nghiệm từ tiết dạy của đồng nghiệp mà còn giúp cho họ những sáng tạo trong xử lí các tình huống trong dạy học. Trước cùng một câu hỏi đặt ra, tuỳ từng đối tượng học sinh mà giáo viên có thể giúp các em trả lời câu hỏi theo một hướng khác nhau, thông qua việc xử lí tình huống của đồng nghiệp giáo viên sẽ khắc phục được những thiếu sót trong quá trình giảng dạy...
5/ Đã làm thay đổi suy nghĩ của giáo viên về việc dự giờ. Từ chỗ dự giờ để "phán xét" lẫn nhau thành dự giờ để trao đổi học tập lẫn nhau. Đồng thời qua dự giờ đồng nghiệp, mỗi giáo viên nhìn lại chính mình trong quá trình lên lớp đã trải qua tình huống tương tự như vậy.  Nhờ có sự xây dựng và đổi mới trong công tác dự giờ mà tất cả giáo viên  không cảm thấy bị áp lực khi thao giảng hoặc được dự giờ và bước đầu tạo được nếp “văn hóa dự giờ”. số tiết dự giờ, thao giảng của giáo viên trong năm học qua đã vượt chỉ tiêu. Nhiều giáo viên đã thực sự trưởng thành sau mỗi lần được dự giờ góp ý.
       2. Ảnh hưởng:
 Kinh nghiệm xây dựng nề nếp dự giờ mà bản thân tôi chỉ đạo thực hiện, bước đầu góp phần vào việc đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Vì là kinh nghiệm góp phần đổi mới phương pháp dạy học nên sẻ được phổ biến và vận dụng áp dụng trong phạm vi toàn Trường.
   Kết luận:
         Xây dựng nề nếp dự giờ là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thành công việc nâng cao chất lượng Giáo dục đào tạo. Từ thực tiễn công tác chỉ đạo dạy học trong đó “ Xây dựng nề nếp dự giờ” là một nội dung không thể không có trong dạy học. Để làm tốt điều này, lực lượng giáo viên phải chủ động đi đầu trong nhận thức và trong dạy học. Qua chỉ đạo và thực hiện, tôi thấy rằng: Nếu được thực hiện tốt và đầy đủ, xây dựng được "Văn hoá dự giờ", sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Xây dựng Văn hoá dự giờ cần tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung và cũng tuỳ tình hình cụ thể để thực hiên, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_do_dung_day_hoc_nhu_the_nao_de.doc
Sáng Kiến Liên Quan