Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng di sản phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn trong môn Lịch sử địa phương và Địa lí địa phương nhằm phát triển các kĩ năng thực hành của học sinh

Hiện nay, việc tổ chức dạy học tại di sản của giáo viên ở trường phổ thông ngày càng phổ biến và áp dụng tích cực trong dạy học Lịch sử và Địa lí. Đây được xem là phương pháp mang lại nhiều hiệu quả. Dưới nhiều hình thức tổ chức khác nhau để thực hiện dạy học tại di sản, học sinh có điều kiện để học tập độc lập, hoạt động theo nhóm, phát huy mọi khả năng, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình. Đồng thời dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được phát biểu ý kiến cá nhân, được làm việc, được chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết của mình. Dạy học tại di sản có vai trò rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử địa phương và Địa lí địa phương ở nhà trường, góp phần tích cực vào việc nâng cao, mở rộng vốn kiến thức cho học sinh, rèn luyện kĩ năng, tăng hứng thú học tập cho học sinh.

Tuy nhiên, việc thực hiện công tác giảng dạy Lịch sử địa phương và Địa lí địa phương ở các trường còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả đạt được chưa cao. Có thể kể đến một số nguyên nhân như: Nguồn tư liệu về địa phương ở cấp huyện, xã, thôn còn ít hoặc thiếu thiết bị, dụng cụ hỗ trợ giảng dạy lịch sử địa phương như bản đồ, ảnh tư liệu, sa bàn minh họa, băng hình tư liệu. nên khi dạy đến các tiết học này, gần như học sinh chỉ được học chay, cộng với trí tưởng tượng về những gì đã được tiếp cận ở địa phương mình Trong các tiết dạy lịch sử địa phương, một số ít giáo viên có sử dụng các tranh ảnh, tư liệu khi đề cập đến các nội dung về lịch sử Ninh Bình. Tuy nhiên, các nguồn tư liệu này chỉ mang tính chất minh họa chứ giáo viên chưa tập trung khai thác hết ý nghĩa vấn đề nên chưa làm toát lên những giá trị văn hóa của những di sản nói trên.

 

doc39 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1765 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng di sản phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn trong môn Lịch sử địa phương và Địa lí địa phương nhằm phát triển các kĩ năng thực hành của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à những người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương Tam Điệp yêu dấu nhưng trên thực tế chúng em chưa có điều kiện để tìm và hiểu về mảnh đất quê hương mình. Tham gia hoạt động ngoại khóa trải nghiệm di sản đã cung cấp thêm cho chúng em rất nhiều kiến thức, hiểu biết lí thú về mảnh đất quê hương, làm cho chúng em thêm yêu và tự hào về lịch sử truyền thống của quê hương mình. Sau đây nhóm của chúng em xin báo cáo những kết quả mà chúng em đã thu nhận được trong những ngày qua về những di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nằm trong phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn.
Xin kính mời các thầy cô và các bạn cùng theo dõi.
Đền Dâu: Nằm ở phường Nam Sơn thành phố Tam Điệp. Đền thờ công chúa Liễu Hạnh, một trong tứ bất tử của điện thần Việt Nam đã hóa thân vào người con gái địa phương giúp dân trồng dâu nuôi tằm, may quần áo cho quân lính Tây Sơn. Hàng năm diễn ra lễ hội đền từ 20/2 âm lịch và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.
Di tích Đền Dâu
Đền Quán Cháo cũng là ngôi đền gắn với truyền thuyết tiên nữ nhập vào người con gái sở tại để nấu cháo dâng cho quân lính Tây Sơn trước giờ xung trận.
Di tích Đền Quán Cháo
Đền Quèn Thờ: nằm ở lũy Quèn Thờ, còn có tên là đền Cao Sơn vì thờ thần Cao Sơn - trấn ngự vùng núi phía tây Hoa Lư tứ trấn từ thời Đinh. Theo thần tích, năm xưa khi thân chinh ra Bắc, vua Quang Trung đã lên thắp hương xin kế phá giặc ở đây. Tương truyền ngôi đền thờ thần Cao Sơn trước đó ở giữa lưng chừng núi. Vua Quang Trung đã được thần báo mộng và nhắc nhở xây đền lên đỉnh núi nếu thắng trận. Sau khi thắng trận vị vua này đã cho di rời Đền lên đỉnh núi.
Di tích Đền Quèn
Động Trà Tu: Động Trà Tu còn có tên là Động Lễ, thuộc xã Đông Sơn. Vượt qua Quèn Thờ, đi bộ 4 km đường rừng quanh co, vượt qua các thung lũng và triền núi, vào tới một chiếc động đẹp tuyệt vời. Động rộng rãi, thoáng mát, rộng độ hơn 200m2, có xây bệ thờ Phật, và những "gian" động khuất khúc bên trong. Tương truyền rằng, ở đây có loại thuốc tiên gọi là "linh đan" được sinh ra từ các nhũ đá, có thể chữa bách bệnh. Đây là một nhóm hang động động còn giữ được nhiều nhũ đá tự nhiên, có dấu tích của con người thời kỳ văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn như hang Mo, hang Trâu, hang Cò, hang Khỉ.v.v. Cửa động quay về hướng đông bắc. Ðộng có hai hang là hang Sáng và hang Tối. Hang Sáng ở bên ngoài, cửa động nhỏ, rộng 7m, cao hơn 5 m, bên trong như một cái dù cao khoảng 15 m, sâu gần 30 m có nhũ đá rủ xuống hình quả phật thủ, ngà voi, những con rồng, con trăn, con rắn, đàn rùa v.v. Từ hang Sáng có lối ở bên phải hang vào hang Tối, một ngách núi như một đường hầm khổng lồ dài hơn 100m. Từng đoạn lại có ngách rẽ trái, rẽ phải, có hai vách đá tách ra tạo thành đường lên trời, có ngách ăn sâu xuống thăm thẳm như đường xuống âm phủ. Nước ở nhũ đá rỏ xuống làm cho không khí mát lạnh.
Hồ Yên Thắng: Là một hồ nước lớn ở giáp giữa Tam Điệp và Yên Mô. Tại đây đang xây dựng khu liên hợp thể thao hồ Yên Thắng rộng 773 ha với sân Golf quy mô 54 lỗ.
Hồ Đoòng Đèn thuộc địa phận xã Đông Sơn, diện tích 30 ha, hồ rộng và đẹp, giữa hồ có ngọn núi Lồng Đèn. Tương truyền trên đỉnh núi có ngọn đèn thắp sáng liên tục hàng đêm soi rọi cho cả một vùng rộng lớn.
 Trên đây là báo cáo trải nghiệm di sản của nhóm em, Chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn. Xin cảm ơn!
*Đội 3: Kế sách của vua Quang Trung trong việc đánh bại quân Thanh năm 1789 (máy chiếu)
Kính thưa quí vị đại biểu, các thầy cô giáo và toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Trong những ngày qua đội chúng em đã tham gia hoạt động trải nghiệm tìm hiểu về di sản phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn. Chính những kiến thức thực tế mà chúng em có được qua trải nghiệm và những kiến thức lịch sử đã được học qua sách vở đã giúp chúng em có được bài báo cáo đầy đủ và hoàn thiện. Sau đây em xin được thay mặt đội 3 báo cáo kết quả trải nghiệm di sản của đội em:
Kính thưa các quí vị đại biểu, các thầy cô giáo, cùng toàn thể các bạn học sinh!
Trong cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc năm 1788 – 1789, phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn giữ vai trò chiến lược quan trọng trong giai đoạn rút lui chiến lược cũng như giai đoạn phản công chiến lược. Đó là giới hạn rút lui cuối cùng của quân Tây Sơn ở Bắc Hà. Đó cũng là địa điểm tập kết của đại quân Tây Sơn do Quang Trung thống lĩnh từ phú Xuân kéo ra. Và đó cũng là bàn đạp của cuộc phản công chiến lược, là căn cứ xuất phát của các đạo thuỷ bộ hùng binh Tây Sơn tiến ra đại phá quân giặc.
Thế nhưng, sử sách xưa ghi chép sơ lược đến mức hầu như không thể hình dung được cách tổ chức phòng tuyến, thậm trí vị trí đèo Tam điệp ở đâu cũng không xác định được. Điều may mắn là tuy 187 năm đã trôi qua (1789 – 1976), nhưng phòng tuyến Tam Điệp lịch sử đó còn để lại một số di tích và dấu ấn đậm đà trong ky ức của nhân dân qua nhiều truyền thuyết dân gian phong phú. Gần đây, những người làm công tác sử học đã phát hiện và khảo sát những di tích đó.
Núi Tam Điệp, xét về mặt địa ly, là dải cuối cùng của vòng cung đá vôi Hoà Bình ăn ra gần sát biển. Đó là một dải núi đá vôi xen lẫn một số đồi đất ở vào vùng giáp giới hai tỉnh Hà Nam Ninh và Thanh Hoá. Núi Tam Điệp tự nó đã có giá trị như một bức tường thành thiên nhiên lợi hại ngăn cách hai vùng Ninh Bình – Thanh Hoá và án ngữ các đường thuỷ bộ từ Thăng Long vào Thanh Hoá. Đấy là đường Thiên ly qua đèo Tam Điệp; đường núi (hay thượng đạo) qua Phố Cát và đường thuỷ qua cửa Thần Phù.
Bộ binh Tây Sơn lui về giữ Tam Điệp là chiếm lĩnh một tuyến địa hình lợi hại, giành nơi dừng chân vững chắc trong phòng ngự cũng như tiến công. Quân Tây Sơn tổ chức phòng ngự nhằm ngăn chặn các đường giao thông qua Tam Điệp, chủ yếu là đường Thiên lý.
Đường Thiên lý qua ải Tam Điệp rồi men theo các vách núi đá vôi dựng đứng, băng qua một số thung lũng và trườn qua đèo Tam Điệp gồm ba đỉnh đèo, rồi vào đồng bằng Thanh Hoá. Di tích của con đường giao thông cổ đó đến nay vẫn còn từng đoạn và có nơi cách quốc lộ 1 đến 4 km về phía đông. Trên đỉnh đèo cao nhất với độ cao 110m còn tấm bia đá khắc bài thơ “ qua núi Tam Điệp “ ( quá Tam Điệp Sơn) của thiệu trị khi tuần du qua đây năm 1842. Đỉnh đèo phía Bắc cao 68m, phía Nam cao 80m. Qua đèo Tam Điệp ( hay đèo Ba Dội) mới hiểu được những lời thơ mô tả hết sức hiện thực và sinh động của “ bà chúa thơ nôm “ Hồ Xuân Hương.
Một đèo, một đèo lại một đèo
 Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo
 Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,
 Hòn đá xanh rì lún phún rêu.
Trước ải Tam Điệp còn di tích thành luỹ của quân Tây Sơn. Luỹ dài 135m, chân rộng 15m, có chỗ cao 1,8m, nối liền hai mạch núi đá vôi nhằm chặn một lối đi qua đấy. Thành rộng gần một mẫu Bắc bộ, hình gần vuông, chân rộng 7m, có chỗ cao hơn 2m. Phía ngoài thành đều có hào, di tích còn lại có chỗ rộng 4m, sâu 0,5m. Thành nằm gần đường Thiên Ly và giữ như một tiền đồn phía bắc cửa ải. Những luỹ này được xây dựng từ trước và quân Tây Sơn đã tu bổ, xây dựng khi lập phòng tuyến Tam Điệp. Vì vậy nhân dân địa phương thường gọi “đồn lính trú cổ triều” hay là ‘’luỹ Quang Trung", ‘’ đồn Tây Sơn” Biện Sơn là một hòn đảo ở phía nam Thanh Hoá, nay thuộc xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia. Đảo rộng gần 4km vuông, dài hơn 4km, chiều ngang chỗ rộng nhất hơn 1km, cách gần 1km. Phía ngoài Biện Sơn còn một loạt đảo lớn nhỏ như đảo hòn Bung, đảo hòn Sò, hòn Sập  lớn nhất là đảo hòn Me.
Thuỷ quân Tây Sơn rút về giữ Biện Sơn là kiểm soát con đường thuỷ ven biển từ Bắc vào Nam và chuẩn bị sẵn một căn cứ tập kết và xuất phát cho các đạo thuỷ binh.
Phía Bắc đảo Biện Sơn có vũng Biện Sơn ăn lõm vào, ba bề núi bao bọc. Hàng trăm chiến thuyền có thể đậu an toàn trong vũng sóng yên biển lặng ấy. Trên đảo còn di tích ba thành nhỏ, xây theo lối ghép đó.
Thành Đồn ở phía đông Bắc, hình tròn, đường kính phía trong là 72m. Thành dày 10m, có chỗ cao đến 3,5m, phía trên thành đắp thêm tường phụ cao 1m, dầy 1,2m.
Thành Hươu ở phía đông nam, cũng hình tròn, đường kính phía trong 13m. Thành dày 1,3m, chỗ cao 1,7m. Nhân dân gọi là ‘’ thành Hươu” vì gần đó có ghềnh đá hình con hươu.
Thành Ngọc ở nam tây đảo, phía trên vũng Ngọc ( vì vậy gọi là thành Ngọc), thành hình bán nguyệt, đường kính phía trong 22m và đã bị phá huỷ nhiều chỗ.
Những thành trên đảo Biện Sơn đã có từ đời Lê và quân Tây Sơn sử dụng trong thời gian đóng quân ở đây. Sau đó, nhà Nguyễn sửa chữa lại, lập thành đồn Biện Sơn ( thành Đồn) và pháo đài Tĩnh Hải( thành Hươu). Di tích cả hai thành này đã qua sự tu tạo của nhà Nguyễn.
Những di tích trên là những tư liệu lịch sử rất quí, cho phép bổ sung những thiếu sót của sử sách, khôi phục một cách đầy đủ hơn phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn của quân đội Tây Sơn
Trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh, trên phòng tuyến Tam Điệp - Biên Sơn không sẩy ra một trận đánh nào. Nhưng chính bằng chiến tuyến đó, một binh lực nhỏ của quân Tây Sơn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bí mật cho đại quân Tây Sơn do Quang Trung trực tiếp chỉ huy tiến ra tổ chức cuộc phản công chiến lược và cũng chính từ chiến lược này, 5 đạo quân Tây Sơn xuất trận, hình thành thế trận tiến công bất ngờ, thần tốc, giáng những đòn sấm sét nghiền nát hàng chục vạn quân xâm lược, lập nên chiến công kỳ diệu của màu xuân Kỷ Dậu năm 1789, giành lại độc lập, thực hiện thống nhất nước nhà. .
Trải nghiệm và tìm hiểu về di sản phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn chúng em cảm thấy rất tự hào và thêm mến yêu mảnh đất nơi mình đã chôn rau cắt rốn. Chúng em sẽ cố gắng học tập để góp phần công sức nhỏ bé của mình để xây dựng quê hương Tam Điệp ngày càng giàu đẹp. Đội em rất mong nhận được ý kiến đóng góp các thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn!
Hoạt động 2. Phần chơi “Rung chuông vàng” với chủ đề “Phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn và kế sách đánh giặc giữ nước của vua Quang Trung” cho 20 học sinh khối 10, 11
* Thể lệ cuộc thi:
- Mỗi lớp cử 2 hs tham dự, các em ngồi đúng vị trí, hs dự thi có số báo danh trước ngực.
- Tổng số có 9 câu hỏi chính thức cho học sinh trả lời, thời gian chuẩn bị mỗi câu là 15 giây. Khi người dẫn chương trình thông báo hết giờ thí sinh phải dừng bút, giơ bảng đáp án đề thông báo kết quả.
- Đáp án viết phải đúng chính tả, nếu đúng kiến thức mà sai chính tả thí sinh đó vẫn bị loại
- Khi các bạn trả lời được từ ½ số câu hỏi của chương trình mà các bạn thí sinh bị loại nhiều thì các em sẽ được cứu trợ một lần
- Trường hợp nếu còn lại 1 thí sinh cuối cùng dự thi, nếu gặp câu hỏi khó em được quyền cứu trợ nhờ sự giúp đỡ của bạn bè hoặc ban cố vấn.
- Trường hợp còn 2 hs trở lên sẽ trả lời câu hỏi phụ để chọn người trả lời câu số 9. 
- Người trả lời được câu hỏi số 9 sẽ là người chiến thắng. 
* Cuộc thi “Phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn và kế sách đánh giặc giữ nước của vua Quang Trung”: MC đọc câu hỏi, có đội thư ký xác minh đáp án, loại những thí sinh trả lời sai.
Câu hỏi dành cho khán giả
Câu 1: Phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn thuộc địa phận những tỉnh nào?
- ĐA: NINH BÌNH – THANH HÓA.
Câu 2: Tại sao Ngô Thì Nhậm và Ngô Văn Sở lại rút quân khỏi kinh thành Thăng Long về Tam Điệp - Biện Sơn lập phòng tuyến chống giặc?
- ĐA: BẢO TOÀN LỰC LƯỢNG
Câu 3: Trước thế giặc mạnh, quân Tây Sơn đã có sự chuẩn bị như thế nào?
- ĐA: Rút quân khỏi Thăng Long, lui về xây dựng phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn.
Câu 4: Em hãy cho biết vì sao quân ta lập phòng tuyến Tam Điệp- Biện Sơn?
ĐA: Phòng tuyến có chiều sâu, liên kết thủy bộ vững chắc.
Câu 5: Nêu ý nghĩa Bài hiểu dụ của vua Quang Trung có viết:
“Đánh cho để tóc dài
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ".
- ĐA: ý nghĩa cuối cùng mà bài thơ này muốn nói đến chính là ý chí đánh tan quân xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc, giữ gìn nền văn hóa và những phong tục tập quán lâu đời của nhân dân. Ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc khiến cho quân thù phải điêu tàn và khẳng định nước Nam đã có chủ.
Câu 6: Bài thơ: Đèo Ba Dội sau đây do ai sáng tác
“Một đèo, một đèo, lại một đèo, 
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo. 
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc, 
Hòn đá xanh rì lún phún rêu. 
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc, 
Đầm đià lá liễu giọt sương gieo. 
Hiền nhân, quân tử ai là chẳng ... 
Mỏi gối, chồn chân vẫn muốn trèo”.
- ĐA: Hồ Xuân Hương
Câu 7: Lễ hội Đền Dâu (phường Nam Sơn – TĐ) được mở hội hàng năm bắt đầu vào thời gian nào (theo âm lịch)
ĐA: 15 tháng giêng.
Câu 8: Kể tên 2 hồ nước lớn trong di sản phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn có vai trò trong việc cung cấp nước tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản, điều hòa khí hậu, có khả năng phục vụ phát triển du lịch trong tương lai?
- ĐA: Hồ Yên Thắng, Hồ Đòong Đen
Câu 9: Quần thể di tích Phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn thuộc thành phố Tam Điệp được công nhận gồm 2 cụm A và cụm B. Hãy kể tên các di tích lịch sử thuộc quần thể di tích này?
- ĐA: : Đèo Tam Điệp (đèo Ba Dội), Kẽm Đó, luỹ Ông Ninh, đoạn đường Thiên lý cũ, luỹ Quèn Thờ
4. Kết quả áp dụng	
Với hình thức dạy học trên, chúng tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm tại khối lớp 10 và 11 vào ngày 25/03/2019 đạt kết quả rất khả quan: Học sinh có điều kiện để học tập độc lập, hoạt động theo nhóm, phát huy mọi khả năng, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình. Đồng thời dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được phát biểu ý kiến cá nhân, được làm việc, được chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết của mình. Hoạt động ngoại khoá có vai trò rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử và Địa lý ở nhà trường, góp phần tích cực vào việc nâng cao, mở rộng vốn kiến thức cho học sinh, rèn luyện kĩ năng, tăng hứng thú học tập cho học sinh.
5. Hiệu quả kinh tế - xã hội
Qua việc thực hiện đề tài này, chúng tôi thấy đề tài mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực, giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả hơn, giáo viên đỡ vất vả vì hạn chế việc thuyết trình, đỡ tốn kém trong việc sử dụng bảng phụ, bảng giấy rô-ki như trước đây, học sinh có nhiều cơ hội hoạt động tập thể, có ý kiến trao đổi, từ đó giúp các em học tập tốt hơn, có hứng thú học tập. Vì thế chất lượng giáo dục được nâng lên. Đáp ứng được phần nào tính áp lực và ngại học môn Lịch sử và Địa lí hiện nay.
6. Điều kiện và khả năng áp dụng
 Chúng tôi đã đúc rút kinh nghiệm trên từ thực tiễn giảng dạy của bản thân, đồng thời cũng đã vận dụng sử dụng di sản phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn vào giảng dạy bộ môn Lịch sử và Địa lý trong chương trình toàn cấp. Chúng tôi nhận thấy, việc dạy học sử dụng di sản phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn nói riêng, việc dạy học sử dụng di sản trong hoạt động ngoại khóa nói chung là một việc làm không khó, có tính khả thi và thực tiễn cao. Bởi nó có thể ứng dụng rộng rãi trong thực tế dạy và học của các giáo viên. Việc vận dụng cách dạy học này có thể vận dụng rộng rãi ở toàn bộ chương trình Lịch sử và Địa lý từ khối lớp 10 đến khối lớp 12, bất kì người giáo viên nào cũng có thể làm được. Hơn nữa, không chỉ vận dụng ở bộ môn Lịch sử, Địa lý mà còn có thể vận dụng ở tất cả các môn học trong nhà trường: như Văn, Anh, GDCD...Bản thân chúng tôi là những giáo viên dạy môn Địa lý và Lịch sử, chúng tôi thấy vận dụng cách dạy học này khá hiệu quả, giờ học sôi nổi, học sinh được thể hiện năng lực nhận thức của mình nhiều hơn. Bởi vì đây là một trong những con đường nhằm khắc phục tình trạng dạy học nhồi nhét, truyền thụ một chiều, mà để phát huy trí thông minh, năng lực độc lập nhận thức của học sinh...
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Đề tài “Sử dụng di sản Phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn trong dạy học môn Lịch sử địa phương và Địa lí địa phương nhằm phát triển các kĩ năng thực hành của học sinh” có ý nghĩa rất quan trọng:
Thông qua việc triển khai đề tài, đã thực hiện có hiệu quả chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông trên cơ sở lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa vào môn học lịch sử phần giáo dục địa phương (cả nội khóa và ngoại khóa). Ngoài ra, còn cung cấp cho giáo viên Lịch sử và Địa lý một nguồn tư liệu quý báu về một số di tích lịch sử - văn hóa ở địa phương Thành phố Tam Điệp. Nâng cao năng lực khai thác sử dụng phương pháp, hình thức dạy học của giáo viên góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học.
Khi giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia vào việc xây dựng, cấu trúc nên bài học lịch sử. Các em rất thích thú khi được trực tiếp tham gia vào quá trình chuẩn bị tư liệu cho bài học. Các em tự chụp ảnh, quay phim, tìm kiếm thông tin từ nhiều kênh Bên cạnh đó các em còn tham gia cùng thầy cô lựa chọn tư liệu, sử dụng phần mềm tin học để dựng phim, dựng file trình chiếu Qua đó giúp hình thành nhiều kĩ năng bổ ích cho cuộc sống như kĩ năng chụp ảnh, quay phim, kĩ năng tìm kiếm và khai thác thông tin đây là một trong những biện pháp hiệu quả góp phần rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện các kỹ năng học tập của học sinh. Qua đó sẽ tạo ra hứng thú, hăng say học tập ở các em, có thái độ tích cực đối với môn học Lịch sử và Địa lý.
Bên cạnh đó, học sinh được hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa địa phương Thành phố Tam Điệp. Từ đó, học sinh được hoàn thiện về nhân cách, bồi dưỡng và nâng cao hơn nữa tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm của bản thân đối với đất nước. Với ý nghĩa như vậy, sử dụng di sản văn hóa Thành phố Tam Điệp trong dạy học ngoại khóa nhằm phát huy tính tích cực của học sinh nói riêng và sử dụng di sản trong dạy học ngoại khóa nói chung có tác dụng to lớn đối với việc nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử và Địa lý, tích hợp giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước. 
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
ĐỒNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Tạ Thị Thu Hiền
Đinh Thị Hiền
Lưu Thị Thanh
Phạm Thị Loan
Nguyễn Thị Hợp
MẪU, PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Dưới đây là mẫu phiếu thăm dò ý kiến học sinh về giờ dạy có sử dụng di sản văn hóa địa phương của 216 học sinh khối 10, 11 trường THPT Ngô Thì Nhậm
Họ và tên: ....................................
Lớp: ........Trường: ........................
Ý KIẾN CỦA HỌC SINH VỀ GIỜ DẠY CÓ SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA
Khi được tham gia các giờ lên lớp của GV có sử dụng di sản văn hóa địa phương, anh (chị) hãy đánh dấu vào phương án thích hợp nhất phù hợp với ý kiến của mình.
TT
Nội dung câu hỏi 
Không đồng ý
Phân vân
Đồng ý
1
Phương pháp dạy học có sử dụng di sản có phù hợp với nội dung bài học và khả năng học tập của em?
01
4
211
2
Phương pháp này giúp em dễ tiếp thu kiến thức, thực hành kỹ năng hoá học?
02
2
212
3
Phương pháp này mang lại kết quả đáng kể trong học tập của em?
04
6
206
4
Phương pháp này giúp em khám phá, trải nghiệm trong học tập
0
0
216
5
Phương pháp này cần thiết trong hoạt động dạy và học môn Địa lí và Lịch sử
5
10
201
6
Em rất thích học với phương pháp dạy học có sử dụng di sản văn hóa địa phương
0
2
214
7
Em có thực sự hứng thú với phương pháp học tập này
0
5
211
10
Em có thích các thầy cô thường xuyên sử dụng di sản văn hóa trong dạy học bộ môn hoá học?
0
0
216
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Di sản văn hóa, năm 2001 sửa đổi bổ sung năm 2009);
2. Lịch sử Đảng bộ Tỉnh Ninh Bình, NXB Chính trị Quốc gia.
3. Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội, năm 2008;
4. Thế giới Di sản số 11 năm 2012;
5. Tài liệu tập huấn dạy học di sản của Bộ GD&ĐT, tháng 01/2013;
6. Hội Giáo dục Lịch sử - Nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy Lịch sử địa phương ( Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc)- Đại học Vinh –Vinh, 2002;
7. Bộ Giáo dục và đào tạo - Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học tập Lịch sử và giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông- NXB Giáo dục- H. 2008;
8. Nguyễn Minh Nguyệt- Giáo dục trải nghiệm di sản ở nhà trường phổ thông – hướng tiếp cận mới trong giáo dục truyền thống- Tạp chí Giáo dục số 297 kì 1- 11/2012;
9. Nguyễn Văn Huy: Quy trình giáo dục trải nghiệm di sản trong nhà trường. Trung tâm Nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa;
10. Phạm Mai Hùng, Dạy học Lịch sử thông qua các di sản, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, năm 2012.
11. Tham khảo tài liệu trên google.com.vn

File đính kèm:

  • docNTN SD DI SẢN PHÒNG TUYẾN TAM ĐIỆP - BIỆN SƠN Phu luc.doc
Sáng Kiến Liên Quan