Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy trong một số bài môn Hóa học 9

Đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục đã và đang thực hiện đồng bộ và hiệu quả trong ngành giáo dục. Đối với bộ môn hoá học, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm được thực hiện xuyên suốt quá trình dạy học, quan trọng hơn phải hình thành cho học sinh kỹ năng khai thác và vận dụng kiến thức đã học có hiệu quả.

 Theo cách dạy học hóa học truyền thống những kiến thức cơ bản về tính chất vật lí, tính chất hoá học, điều chế, ứng dụng . thường được giáo viên và học sinh trình bày dưới dạng tuần tự các đề mục như trong sách giáo khoa theo một khuôn khổ quy định sẵn, lặp đi lặp lại đôi khi làm cho học sinh thấy nhàm chán, học sinh vẫn tiếp thu bài một cách thụ động, chưa gây được hứng thú và niềm say mê cho học sinh. Nhiều học sinh thuộc bài nhưng khi vận dụng để giải các bài tập thì các em còn gặp nhiều khó khăn, lung túng. Nhiều học sinh không ghi nhớ được hết tất cả các vấn đề trọng tâm của bài học.

 Là một giáo viên giảng dạy bộ môn hóa học ở trường trung học cơ sở tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng dạy và học thì cần phải kết hợp tối ưu các phương pháp dạy học, sau khi được tham gia lớp tập huấn về đổi mới PPDH “Dạy và học tích cực” do ngành giáo dục tổ chức, tôi đã được tiếp cận với nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học mới, trong đó tôi nhận thấy việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Hóa học là rất hợp lý, dễ vận dụng và trường THCS nào cũng có đủ cơ sở vật chất để tiến hành. Hình thành kỹ năng vẽ bản đồ tư duy có hiệu quả giúp học sinh học tập và lĩnh hội kiến thức một cách chủ động sáng tạo.

 Trên thế giới, nhiều nước đã phát triển mạnh mẽ công cụ Bản đồ Tư duy trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực dạy và học. Ở Việt Nam vài năm gần đây Bản đồ Tư duy cũng đã được sử dụng nhiều, tuy nhiên chưa phát triển mạnh. Đặc biệt với các trường THCS việc sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy và học còn hạn chế, sử dụng phần mềm vẽ Bản đồ Tư duy vẫn chưa phổ biến. Vì vậy việc thực hiện đề tài “ Sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy học hoá học 9” là rất cần thiết.

 

doc26 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7222 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy trong một số bài môn Hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ sở thực tiễn:
 Trong những năm qua khi thực hiện chương trình thay sách giáo khoa, viếc đổi mới phương pháp dạy học đã được nhiều người quan tâm và khẳng định vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học. Hóa học có vài trò rất quan trọng đối với đời sống chúng ta, bộ môn hóa học cung cấp cho học sinh những kiến thức về các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng. Đó là những kiến thức khó, đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Cho nên, cùng với các môn khác, việc học tập hóa học đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo.
 Trong thực tế có những học sinh khi học bài mặc dù ghi được rất nhiều nhưng khi học vẫn không đầy đủ kiến thức hoặc không thành hệ thống. Việc học như vậy khiến các em mất nhiều thời gian, học thụ động, chưa đem lại hiệu quả cao. 
 Sau đây là bảng thống kê kết quả điểm bài kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2011 – 2012 của 2 lớp 9A và 9B như sau:
Lớp
0- <3
3- < 5
5- < 6,5
6,5- < 8
8- 10
9A
3
4
14
6
3
9B
3
4
15
5
3
Từ bảng thống kê ta thấy:
 Điểm kiểm tra chất lượng học kỳ II của 2 lớp khá tương đương nhau. Tổng số học sinh đạt điểm khá, giỏi chưa cao.
 Vậy làm thế nào để học sinh nắm bắt kiến thức vận dụng một cách có hiệu quả hơn? 
 Muốn học sinh học tập tích cực thì giáo viên phải có những phương pháp dạy học tích cực, thay vì học sinh lệ thuộc vào giáo viên, sách giáo khoa và học tập một cách thụ động, có một công cụ hiệu quả hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, lĩnh hội, hệ thống hóa kiến thức – day học dùng bản đồ tư duy kết hợp các phương pháp khác như: Thí nghiệm, nêu vấn đề, hoạt động nhómViệc sử dụng BĐTD rất hữu ích với người dạy, có thể thiết lập khả năng học tập chủ động của học sinh. Đây là cách làm khả thi có thể góp phần giải quyết tận gốc phương pháp dạy học đọc chép mà bộ GD – ĐT đã chỉ đạo khắc phục.
 III. Các giải pháp thực hiện: 
 1. Thiết kế bản đồ tư duy:
 * Bước 1. Chọn từ trung tâm
 Từ trung tâm thường là tên của một bài, một chương, một chủ đề hay một nội dung kiến thức cần khai thác.
Từ trung tâm nên gắn với hình ảnh của chủ đề. Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp ta tập trung được vào chủ đề và làm cho ta hưng phấn hơn.
Vi dụ: Lập bản đồ tư duy cho bài tính chất hóa học của kim loại thì từ trung tâm là tính chất hóa học của kim loại.
* Bước 2: Vẽ nhánh cấp 1
Từ trung tâm của BĐTD vẽ các nhánh chính, mỗi nhánh thể hiện mỗi nội dung chính của chủ đề ( Nên dùng các đường cong với các màu sắc khác nhau để dễ nhớ nội dung bài học)
Ví dụ: Nhánh cấp 1 của BĐTD là 3 mục lớn của bài
* Bước 3: Vẽ các nhánh cấp 2,3,và hoàn thiện Bản đồ Tư duy.
 Các nhánh con cấp 2, 3, 4,  là nhánh con của các nhánh trước đó là các ý triển khai của nhánh trước đó.
Ví dụ: Nhánh cấp 2 của tính chất hóa học của kim loại là ý của từng mục
 2. Một số chú ý khi vẽ Bản đồ Tư duy
 1. Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. 
 2. Nối các nhánh cấp 1 đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp 2 đến các nhánh cấp 1, bằng các đường kẻ, đường cong khác nhau. 
 3. Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ hay đường cong.
 5. Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,)
 6. Nên dùng các đường cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều so với đường thẳng
 7. Có thể chỉnh sửa, thêm bớt thông tin, thêm bớt nhánh, điều chỉnh sao cho đẹp, rõ ràng, 
 8. Một số điều cần tránh khi vẽ Bản đồ Tư duy
 - Tránh ghi lại cả đoạn văn dài
 - Ghi chép quá nhiều ý không cần thiết
 - Dành quá nhiều thời gian để ghi chép.
 3. Tổ chức dạy học bằng bản đồ tư duy:
 Có thể tổ chức dạy học bằng Bản đồ Tư duy với các mức độ sau:
 * Mức 1: Làm quen với Bản đồ Tư duy
 Cho học sinh làm quen với bản đồ tư duy bằng cách giới thiệu một số “bản đồ” cùng với dẫn dắt của giáo viên để các em nhận biết.
 Tập “đọc hiểu” Bản đồ Tư duy, sao cho chỉ cần nhìn vào Bản đồ Tư duy học sinh nào cũng có thể thuyết trình được nội dung một bài học hay một chủ đề, một chương theo mạch lôgic của kiến thức. 
 Hướng cho học sinh thói quen khi tư duy lôgic theo hình thức sơ đồ hoá trên Bản đồ Tư duy. 
 Từ một vấn đề hay chủ đề chính đưa ra các ý lớn. Mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó, mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ hơn ... Các nhánh này như “bố mẹ” rồi “con, cháu, chắt, chút chít”... các đường nhánh có thể là đường thẳng hay đường cong.
 * Mức 2: Thực hành vẽ Bản đồ Tư duy
 Cho học sinh thực hành vẽ Bản đồ Tư duy trên giấy: Chọn từ trung tâm là tên chủ đề hoặc hình vẽ của chủ đề chính cho vào vị trí trung tâm, chẳng hạn: Tính chất hóa học của axit, metan, benzen ... để HS có thể tự mình ghi tiếp kiến thức vào tiếp các nhánh “con”, “cháu”, “chắt”... theo cách hiểu của các em. 
Vẽ Bản đồ Tư duy theo nhóm hoặc từng cá nhân
 4. Tổ chức dạy học hóa học 9 bằng bản đồ tư duy qua một số bài học:
 a. Hướng dẫn học sinh trình bày BĐTD có sẵn:
 Sau khi thực hiện các hoạt động dạy và học về nội dung bài mới. Giáo viên chiếu BĐTD hoặc vẽ nhanh BĐTD lên bảng yêu cầu học sinh lên bảng trình bày.
Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit
 Với bài đầu tiên cho học sinh làm quen với Bản đồ Tư duy, tôi sử dụng Bản đồ Tư duy oxit ở cuối bài, phần củng cố. Trong đó giáo viên giới thiệu những nội dung chính của bài thể hiện qua BĐTD và hướng dẫn học sinh cách vẽ BĐTD.
Bài 2: Một số oxit quan trọng. Canxi oxit
Sau khi thực hiện các hoạt động dạy và học tìm hiểu kiến thức về canxi oxit.
Giáo viên chiếu BĐTD về những nội dung chính của bài. Giáo viên gọi học sinh lên bảng trình bày.
 Dựa vào BĐTD học sinh trình bày theo các ý như sau: Canxi oxit có các tính chất hóa học là tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ; tác dụng với axit tạo thành muối và nước; tác dụng với oxit axit tạo thành muối. Canxi oxit có các ứng dụng là dùng trong công nghiệp luyện kim; nguyên liệu cho công nghiệp hóa học; khử chua đất trồng; khử độc, diệt nấm, sát trùng. Canxi oxit được sản xuất từ nguyên liệu là đá vôi và chất đốt như than đá...Trong quá trình sản xuất có các phản ứng than cháy tạo ra nhiệt và khí cacbonic. Nhiệt cung cấp cho phản ứng phân hủy của đá vôi tạo thành vôi sống. 
 Bài 2: Một số oxit quan trọng. Lưu huỳnh dioxit
 Sau khi thực hiện các hoạt động dạy và học tìm hiểu kiến thức về lưu huỳnh đioxit. Giáo viên chiếu BĐTD về những nội dung chính của bài. Giáo viên gọi học sinh lên bảng trình bày.
Nội dung từ trung tâm ra các nhánh chính, từ nội dung các nhánh chính triển khai nội dung ra các nhánh nhỏ hơn.
Bài 4: Một số axit quan trọng
 Sau khi thực hiện các hoạt động dạy và học tìm hiểu kiến thức về axit sunfuric. Giáo viên chiếu BĐTD axit sunfuric. Giáo viên gọi học sinh lên bảng trình bày.
 Nội dung từ trung tâm ra các nhánh chính, từ nội dung các nhánh chính triển khai nội dung ra các nhánh nhỏ hơn.
b. Hướng dẫn học sinh vẽ BĐTD:
* Lập BĐTD trong nội dung kiến thức mới
 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit
 Học sinh trình bày kiến thức phần II: Khái quát về sự phân loại oxit theo dạng BĐTD vào vở dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
* Vẽ BĐTD cũng cố bài học
 Cuối mỗi tiết học giáo viên yêu cầu học sinh hệ thống lại những nội dung chính của bài bằng BĐTD vào phiếu học tập hoặc trên bảng. Trình bày BĐTD mà cá nhân hoặc nhóm mình vừa vẽ. Các nhóm khác bổ sung. Giáo viên chốt lại bằng BĐTD của mình.
+ Bài 3: Tính chất hóa học của axit
 * Lập bản đồ tư duy trong hệ thống lại kiến thức một chủ đề, một chương:
 Học sinh học xong bài 1,2,3,4 sẽ hệ thống lại kiến thức bằng BĐTD về tính chất hóa học của oxit, axit.
 IV. Kết quả nghiên cứu
 1. Quá trình thực hiện:
 * Các bài học có sử dụng bản đồ tư duy trong đề tài là:
 1. Bản đồ Tư duy tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit.
 2. Bản đồ Tư duy canxi oxit 
 3. Bản đồ Tư duy lưu huỳnh dioxit
 4. Bản đồ Tư duy tính chất hóa học của axit
 5. Bản đồ Tư duy axit sunfuric
 6. Bản đồ tư duy luyện tập tính chất hóa học của oxit, axit.
 * Đối tượng học sinh lớp 9A có sử dụng các Bản đồ Tư duy trên, lớp đối chứng là 9B dạy học theo cách thông thường không sử dụng các Bản đồ Tư duy trên ở các tiết học tương ứng.
 * Thời gian thực hiện: Một số tiết học ở lớp 9A năm học 2012 - 2013
 - Để so sánh hiệu quả học tập giữa 2 lớp tôi có 3 bài kiểm tra chung cho 2 lớp với cùng nội dung kiến thức ( Đề kiểm tra xem phần phụ lục).
 - Tiêu chí đánh giá hiệu quả học tập ở 2 lớp như sau:
 + Mức độ hứng thứ học tập của học sinh thông qua số học sinh tham gia xây dựng bài.
 + Kết quả nhớ kiến thức, hiểu và vận dụng kiến thức thông qua tỷ lệ học sinh đạt điểm cao trong các bài kiểm tra. 
 Tiết học hiệu quả thì số học sinh tham gia xây dựng bài nhiều và kết quả kiểm tra kiến thức có nhiều em nhớ kiến thức, hiểu và vận dụng được kiến thức và đạt điểm cao hơn.
 2. Kết quả nghiên cứu:
 Kết quả cụ thể:
* Đề kiểm tra số 1:( Kiểm tra bài cũ) 
 * Kết quả đánh giá:
Lớp 9A
Lớp 9B
Số học sinh giơ tay xung phong lên bảng 2/3 tổng số học sinh trong lớp
Số học sinh giơ tay xung phong lên bảng 1/3 tổng số học sinh trong lớp
Dương: 10 điểm, Hòa 9
Chi: 7, Thiên: 8
 * Đề kiểm tra số 2( Kiểm tra 15 phút)
 * Kết quả đánh giá:
Lớp
0- <3
3- < 5
5- < 6,5
6,5- < 8
8- 10
9A
0
1
8
16
5
9B
0
4
14
10
2
 * Đề kiểm tra số 3( Kiểm tra 45 phút)
* Kết quả đánh giá:
Lớp
0- <3
3- < 5
5- < 6,5
6,5- < 8
8- 10
9A
1
2
12
9
6
9B
3
4
15
5
3
 * Qua các lần kiểm tra kết quả nghiên cứu được thống kê trong bảng sau :
Tiêu chí
Lớp 9A
Lớp 9B
Mức độ hứng thú học tập của học sinh
Số học sinh tham gia xây dựng bài nhiều hơn
Số học sinh tham gia xây dựng bài ít hơn
Kết quả nhớ kiến thức, hiểu và vận dụng kiến thức thông qua bài kiểm tra
Tỷ lệ học sinh nhớ kiến thức, hiểu và vận dụng kiến thức cao hơn 9B.
Tỷ lệ học sinh nhớ kiến thức, hiểu và vận dụng kiến thức thấp hơn 9A.
 Nghiên cứu được tiến hành trên 2 lớp 9 tương đương tại trường THCS Lê Thế Hiếu – Cam Lộ - Quảng Trị: lớp 9A là lớp đối chứng, lớp 9B là lớp thực nghiệm đều do cùng một giáo viên dạy. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài học của chương I : Các loại hợp chất vô cơ đầu năm học 2012 – 2013. Kết quả cho thấy tác động đã ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng: Sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy Hoá học 9 đã phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh và nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.
C. KẾT LUẬN:
 I. Kết luận chung:
 Qua kết quả đạt được của đề tài. Tôi nhận thấy việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học kiến thức giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực, huy động tất cả các học sinh xây dựng bài một cách hào hứng. HS sáng tạo nhiều hơn, tiết kiệm thời gian hơn, HS ghi nhớ kiến thức sâu hơn có hệ thống hơn, vận dụng giải bài tập hiệu quả hơn.
 Bản đồ tư duy đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình tổ chức cho HS lĩnh hội kiến thức. Nó là phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “ sắp xếp” ý nghĩ của con người. Vì vậy, việc sử dụng BĐTD trong dạy học hóa học đã góp phần giúp cho việc dạy và học môn hóa học đạt hiệu quả cao.
 II. Điểm còn hạn chế của đề tài
 Phạm vi nghiên cứu của đề tài còn hẹp, mới ở một số tiết học ở đầu chương I của 1 lớp trong thời gian ngắn. Vì vậy trong thời gian tới tôi tiếp tục nghiên cứu ở nhiều tiết học và nhiều lớp để phát huy hiệu quả cao hơn. 
 III. Kiến nghị, đề xuất
 Vấn đề đổi mới phương pháp trong giờ học trong trường THCS đang là vấn đề bức xúc. Để dạy hoá học trong nhà trường THCS có hiện quả tôi đề nghị một số vấn đề sau: 
 Đối với giáo viên: Phải kiên trì, đầu tư nhiều tâm, sức để tìm hiểu cách thiết kế BĐTD sử dụng BĐTD trong các tiết dạy đạt kết quả tốt.
 Đối với Sở GD & ĐT: Cần trang bị cho giáo viên thêm những tài liệu tham khảo cần thiết để bổ sung, hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Với những sáng kiến kinh nghiệm tốt, theo tôi nên phổ biến để cho các giáo viên tham khảo và vận dụng. 
 Với thực trạng học hoá học và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, có thể coi đây là một quan điểm của tôi đóng góp ý kiến vào việc nâng cao chất lượng học hoá học trong thời kỳ mới. Mặc dù đã cố gắng song không thể tránh được các thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Cam Chính, ngày tháng 11 năm 2012
 Người viết đề tài
 Nguyễn Thị Hải Vân 
PHỤ LỤC
Đề kiểm tra số 1:( Kiểm tra bài cũ) Về tính chất hóa học của oxit.
 Cho các hợp chất oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3 . Ôxit nào tác dụng với: 
Nước
HCl
NaOH
Viết các PTHH minh họa.
Đáp án: 
Các oxit tác dụng với nước: CaO, SO3
CaO + H2O → Ca(OH)2
SO3 + H2O → H2SO4
Các oxit tác dụng với HCl: CaO, Fe2O3
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
Oxit tác dụng với NaOH: SO3
2NaOH + SO3 → Na2SO4 + H2O
* Kết quả đánh giá:
Lớp 9ª
Lớp 9C
Số học sinh giơ tay xung phong lên bảng 2/3 tổng số học sinh trong lớp
Số học sinh giơ tay xung phong lên bảng 1/3 tổng số học sinh trong lớp
Dương: 10 điểm, Hòa 9
Chi: 7, Vỹ: 8
2. Đề kiểm tra số 2( Kiểm tra 15 phút)
 Câu 1: ( 5 điểm) Nêu các tính chất hóa học của axit? Viết các phương trình hóa học minh họa.
 Câu 2: ( 5 điểm) Cho một lượng bột sắt dư vào 50ml dung dịch axit sunfuric. Phản ứng xong thu được 3,36 lit khí hidro( đktc).
Viết phương trình hóa học.
Tính khối lượng sắt đã tham gia phản ứng.
Tính nồng độ mol của axit sunfuric đã dùng ( Cho rằng thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể)
Đáp án:
Câu 1: ( 5 điểm) Tính chất hóa học của axit
1.Làm đổi màu chất chỉ thị:
 Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
2.Axit tác dụng với kim loại:
 PTPƯ: 2Al +3H2SO4→ Al2(SO4)3 +3H2.
 *TQ:Dd axit+ nhiều kim loại→ muối + khí hiđrô.
 *Chú ý:HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng với kim loại không giải phóng khí hiđro.
3.Axit tác dụng với bazơ:
 PTPƯ: Cu(OH)2 +H2SO4 →CuSO4 +2H2O.
 *Axit + Bazơ → Muối + Nước.
4.Axit tác dụng với ôxit bazơ:
 PTPƯ: Fe2O3 + 6 HCl → 2FeCl3 + 3H2O.
 *Axit + ôxit bazơ→ muối + nước.
5.Tác dụng với muối: 
 ( Mỗi ý đúng được 1 điểm)
Câu 2: ( 5 điểm)
a)Số mol của khí hiđro:
nH= 3,36: 22,4 = 0,15(mol) ( 1 điểm)
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (1) ( 1 điểm)
b) Theo (1) nFe= nH= 0,15(mol) ( 0,5 điểm)
Khối lượng của sắt phản ứng là:
 mFe = 0,15.56 = 8,4g ( 1 điểm) 
c) Tìm số mol H2SO4 có trong dd:
Theo (1) nHSO= nH= 0,15(mol) ( 0,5 điểm)
50ml = 0,05 l
Nồng độ mol của dung dịch axit sunfuric là:
CM = n: V = 0,15: 0,05= 3M ( 1 điểm)
3. Đề kiểm tra số 3( Kiểm tra 45 phút)
Đề A
Câu 1:( 2 điểm). Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a) BaO + H2O → 
b) CuO + HCl → 
c) BaO + CO2 → 
d) Cu + H2SO4đặc 
Câu 2:( 2 điểm) Viết các phương trình hoá học cho mỗi chuyển đổi sau ( Ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
 (4)
Câu 3:( 2 điểm) Có 4 dung dung đựng trong 4 lọ bị mất nhãn chứa các chất sau: HCl, H2SO4, NaCl, Na2SO4. Hãy nhận biết các chất trên bằng phương pháp hoá học.
 Viết các phương trình phản ứng xãy ra nếu có.
Câu 4: ( 2 điểm) Biết 6,72 lit khí CO2 (Đktc) tác dụng vừa hết với 200ml dung dịch Ba(OH)2 sản phẩm là BaCO3 và nước.
 a) Viết phương trình hoá học xảy ra.
 b) Tính nồng độ mol của dung dịch ba(OH)2 đã dùng.
Câu 5( 2 điểm): Hoà tan hoàn toàn 16,15 gam hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 200ml dung dịch HCl 2M.
a) Viết các phương trình hoá học xảy ra.
b) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu. 
( Biết Ba: 137, C: 12, Zn: 65, Cu: 64, O: 16)
Đề B
Câu 1:( 2 điểm). Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a) P2O5 + H2O → 
b) CO2 + Ca(OH)2 → 
c) Fe + HCl → 
d) CuO + H2SO4 → 
Câu 2:( 2 điểm) Viết các phương trình hoá học cho mỗi chuyển đổi sau ( Ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
 (4)
Câu 3:( 2 điểm) Có 4 dung dung đựng trong 4 lọ bị mất nhãn chứa các chất sau: HNO3, H2SO4, MgCl2, K2SO4. Hãy nhận biết các chất trên bằng phương pháp hoá học. Viết các phương trình phản ứng xãy ra nếu có.
Câu 4: ( 2 điểm) Biết 3,36 lit khí SO2 (Đktc) tác dụng vừa hết với 100ml dung dịch Ca(OH)2 sản phẩm là CaSO3 và nước.
 a) Viết phương trình hoá học xảy ra.
 b) Tính nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2 đã dùng.
Câu 5( 2 điểm): Hoà tan hoàn toàn 24,2 gam hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 200ml dung dịch HCl 3M.
a) Viết các phương trình hoá học xảy ra.
b) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu. 
( Biết Ca: 40, S: 32, Zn: 65, Cu: 64, O: 16)
Đáp án:
Câu
Đáp án
Thang điểm
Đề A
1
a) BaO + H2O → Ba(OH)2
b) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
c) BaO + CO2 → BaCO3
d) Cu + 2H2SO4đặc CuSO4 + SO2 + 2H2O
- Mỗi PTHH đúng được 0,5 điểm. 
- Thiếu cân bằng trừ 1/2 số điểm
2
 1. S + O2 SO2
 2. SO2 + O2 SO3
 3. SO3 + H2O → H2SO4
 4. SO2 + NaOH → Na2SO3
- Mỗi PTHH đúng được 0,5 điểm. 
- Thiếu cân bằng, điều kiện trừ 1/2 số điểm
3
- Đánh số thứ tự các ống nghiệm
- Trích các mẫu thử
- Cho quỳ tím vào: Các ống nghiệm chia ra 2 nhóm:
+ N1: Làm quỳ tím hoá đỏ: HCl, H2SO4
+ N2: Quỳ tím không có hiện tượng
- N1: Cho dd BaCl2 vào
+ống nào xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4, 
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl
+ Ống nào không có hiện tượng là HCl
- N2 cho Ba(OH)2 vào:
+ ống nào xuất hiện kết tủa trắng là Na2SO4, 
Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl
+ Ống nào không có hiện tượng là NaCl
- Nhận biết đúng 1 điểm
- Viết đúng PTHH 1 điểm
4
a)SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
22,4lit 1mol 197g 
6,72 lit xmol y gam 
- Số mol Ba(OH)2: 6,72.1: 22,4 = 0,3(mol)
b) Nồng độ mol Ba(OH)2 : 0,3: 0,2 = 1,5M
0,5
0,5 
1
5
Gọi x,y lần lượt là số mol của CuO,ZnO.
a) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
 x 2x 
b) ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O
 y 2y
Theo đề và PTHH:
80x + 81y = 16,15
 2x + 2y = 0,2.2 => x = 0,05, y = 0,15
m CuO = 80.0,05 = 4g
m ZnO = 81.0,15 = 12,15g
% CuO = 4.100: 16,15 = 24,76%
% ZnO = 100- 24,76 = 75,24%
0,5
0,5
1
Đề B
1
a) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
b) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
c) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
d) CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
- Mỗi PTHH đúng được 0,5 điểm. 
- Thiếu cân bằng trừ 1/2 số điểm
2
 1. H2SO4 + Cu CuSO4 + H2O + SO2
 2. SO2 + H2O → H2SO3
 3. H2SO3 + Na(OH) → Na2SO3 + 2H2O
 4. H2SO4+ Ba(OH)2 → BaSO4 + 2H2O
- Mỗi PTHH đúng được 0,5 điểm. 
- Thiếu cân bằng, điều kiện trừ 1/2 số điểm
3
- Đánh số thứ tự các ống nghiệm
- Trích các mẫu thử
- Cho quỳ tím vào: Các ống nghiệm chia ra 2 nhóm:
+ N1: Làm quỳ tím hoá đỏ: HNO3, H2SO4
+ N2: Quỳ tím không có hiện tượng
- N1: Cho dd BaCl2 vào
+ống nào xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4, 
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl
+ Ống nào không có hiện tượng là HNO3
- N2 cho Ba(OH)2 vào:
+ ống nào xuất hiện kết tủa trắng là K2SO4, 
K2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2KCl
+ Ống nào không có hiện tượng là MgBr2
- Nhận biết đúng 1 điểm
- Viết đúng PTHH 1 điểm
4
a)SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
22,4lit 1mol 120g 
3,36 lit xmol y gam 
- Số mol Ca(OH)2: 3,36.1: 22,4 = 0, 15(mol)
b) Nồng độ mol Ca(OH)2 : 0,15: 0,1 = 1,5M
0,5
0,5
1
5
Gọi x,y lần lượt là số mol của CuO,ZnO.
a) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
 x 2x 
b) ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O
 y 2y
Theo đề và PTHH:
80x + 81y = 24,2
 2x + 2y = 0,2.3 => x = 0,1; y = 0,2
m CuO = 80.0,1 = 8g
m ZnO = 81.0,2 = 16,2g
% CuO = 8.100: 24,2 = 33%
% ZnO = 100- 33 = 67%
0,5
0,5
1
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa hoá học lớp 9
2. Phân phối chương trình môn hoá học THCS.
3. Sách giáo viên hoá học lớp 9. (NXB GD)
4. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn hóa học trung học cơ sở ( NXB GD)
4. Tài liệu hướng dẫn thiết kế BĐTD.

File đính kèm:

  • docSKKN- v2012.doc
  • docbia SKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan