Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy Hóa học 10

Hóa học cũng như bất cứ môn học nào khác ở nhà trường đều cung cấp kiến thức khoa học, hình thành thế giới quan khoa học cho HS và đóng góp vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duy người học.

 Trong quá trình giảng dạy, người thầy luôn phải đặt ra cái đích, đó là giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kỹ năng, kỹ xảo, tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắn để HS có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế của thời đại và giải quyết phù hợp các vấn đề nảy sinh.

 Hóa học là môn khoa học tự nhiên, nghiên cứu tính chất, sự vật, hiện tượng có tính ứng dụng thực tiễn cao. Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Hóa học ở trường THPT Kim Bôi, chúng tôi nhận thấy rằng HS gặp khó khăn khi phải ghi nhớ các khái niệm, định nghĩa, tính chất của các chất việc ghi nhớ của các em gần như tái hiện lại nguyên văn trong SGK làm cho việc học tập trở nên nhàm chán, máy móc, thụ động, không sáng tạo.

 Để nâng cao chất lượng dạy học, cần phải đổi mới phương pháp dạy học các môn học ở trường phổ thông nói chung và môn Hoá học nói riêng. Công nghệ thông tin được ứng dụng vào môn hoá học đã góp phần cải thiện sự nhàm chán và gây hứng thú học tập bộ môn cho HS. Song điều kiện cơ sở vật chất của phần lớn các trường THPT ở miền núi chưa đáp ứng được yêu cầu (thiếu phòng bộ môn, thiếu đèn chiếu, hay bị mất điện, dụng cụ - hoá chất không đầy đủ .). Để đa dạng hóa các hình thức dạy học, để khắc phục sự thiếu thốn của cơ sở vật chất, để khắc sâu kiến thức trong bộ não một cách lôgic mà lại phát huy được khả năng tiềm ẩn trong bộ não của HS, trong quá trình giảng dạy của mình, chúng tôi thường hướng dẫn HS ghi nhớ bài học dưới dạng từ khóa và chuyển cách ghi bài truyền thống sang phương pháp ghi bài bằng BĐTD. Chúng tôi thấy phương pháp này là thực sự cần thiết nhằm giúp HS rút ngắn thời gian học, giúp các em dễ nhớ, nhớ lâu, dễ dàng hệ thống hoá kiến thức với lượng lớn, đồng thời phát triển tư duy cho các em. Vì vậy, chúng tôi đã đưa phương pháp dạy học bằng BĐTD vào áp dụng cho các tiết học lí thuyết và luyện tập trong chương trình Hoá học lớp 10.

 

doc26 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5981 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy Hóa học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trong việc tạo ra một BĐTD là vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang).
	Quy tắc vẽ chủ đề :
	+ Vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác.
	+ Có thể tự do sử dụng tất cả màu sắc mà bạn thích.
	+ Không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cần được làm nổi bật dễ nhớ.
	+ Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng.
	- Bước 2 : Vẽ thêm các tiêu đề phụ.
	Bước tiếp theo là vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm.
	Quy tắc vẽ tiêu đề phụ :
	+ Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật.
	+ Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm.
	+ Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.
	- Bước 3 : Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ.
	Quy tắc vẽ ý chính và chi tiết hỗ trợ :
	+ Chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh.
	+ Bất cứ lúc nào có thể, bạn hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian. Mọi người ai cũng có cách viết tắt riêng cho những từ thông dụng. Bạn hãy phát huy và sáng tạo thêm nhiều cách viết tắt cho riêng bạn. 
	Mỗi từ khóa - hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa. Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng (bằng cách vẽ nối ra từ một khúc). Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm. Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng một màu. Chúng ta thay đổi màu sắc khi đi từ một ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn. 
	Ví dụ : 
	- Bước 4 : Ở bước cuối cùng này, hãy để trí tưởng tượng của bạn bay bổng. Bạn có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của bạn tốt hơn.
	2.1.2. Quá trình hướng dẫn HS xây dựng bản đồ tư duy.
	- Bước 1: Trước hết GV phải cho HS làm quen với BĐTD. Bởi vì thực tế cho thấy rằng rất nhiều HS cũng chưa biết BĐTD là cái gì, cấu trúc ra sao và vẽ như thế nào, vì thế GV trước hết cần phải cho HS làm quen và giới thiệu về BĐTD cho HS. Giáo viên nên giới thiệu cho HS về nguồn gốc, ý nghĩa hay tác dụng của việc sử dụng BĐTD trong học tập môn Hoá học
	Giáo viên có thể đưa ra một số BĐTD sau đó yêu cầu HS diễn giải, thuyết trình về nội dung của BĐTD theo cách hiểu riêng của mình. Với việc thực hiện bước này sẽ giúp HS bước đầu làm quen và hiểu về BĐTD.
Ví dụ : Trong bài ôn tập đầu năm GV sẽ đưa ra hệ thống hoá các khái niệm về chất yêu cầu HS diễn giải sơ đồ
- Bước 2: Sau khi đã làm quen với BĐTD giáo viên có thể giao cho HS hoặc cùng HS xây dưng lên một BĐTD ngay tại lớp với các bài ôn tập, hệ thống hóa kiến thức 
	Ví dụ : Trong bài ôn tập đầu năm GV cùng HS phân loại các hợp chất vô cơ đã học trong chương trình lớp 9
	- Bước 3 : Sau khi HS vẽ xong bản đồ tư duy, giáo viên có thể để HS tự trình bày ý tưởng về bản đồ tư duy mà mình vừa thực hiện được.
	2.1.3. Những điều cần tránh khi ghi chép trên bản đồ tư duy
	- Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng.
	- Ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết.
	- Dành quá nhiều thời gian để ghi chép.
	2.2. Sử dụng bản đồ tư duy trong việc chuẩn bị bài của học sinh và dạy bài mới của giáo viên.
	2.2.1. Nhiệm vụ của học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
	Giáo viên định hướng cho HS chuẩn bị bài ở nhà bằng cách lập một BĐTD về bài học, những đề mục sẽ có trong bài học mới. Điều này sẽ bắt buộc HS phải đọc bài và nghiên cứu bài trước, giúp HS nắm được một cách khái quát những điều sẽ có trong bài học mới
	Ví dụ : Trước khi học bài “ Cấu tạo vỏ nguyên tử “ GV yêu cầu HS về vẽ một BĐTD về các đề mục có trong bài. 
	2.2.2. Sử dụng bản đồ tư duy khi vào tiết học mới.
	Giáo viên giới thiệu bài mới và vẽ chủ đề chính của bài học lên bảng bằng một hình vẽ bất kì trên bảng của lớp, cho HS ngồi theo nhóm thảo luận BĐTD của mỗi HS đã chuẩn bị trước ở nhà đối với BĐTD của các bạn trong nhóm.
	Giáo viên đặt câu hỏi chủ đề nội dung chính hôm nay có mấy nhánh lớn cấp số 1 (các đề mục có trong bài) và gọi HS lên bảng vẽ nối tiếp chủ đề, chia thành các nhánh lớn trên bảng có ghi chú thích tên từng nhánh lớn.
	Sau khi HS vẽ xong các nhánh lớn cấp số 1, GV đặt câu hỏi tiếp ở nhánh thứ nhất có mấy nhánh nhỏ cấp số 2... HS sẽ hoàn thành nội dung BĐTD của bài học mới ngay tại lớp. Học sinh tự chỉnh sửa điều chỉnh bổ sung những phần còn thiếu vào BĐTD của từng cá nhân.
	Ví dụ 1 : Khi học bài “ Cấu tạo vỏ nguyên tử “ ( tiết 7 theo phân phối chương trình ), sau khi HS vẽ xong nhánh cấp 1, GV sẽ sử dụng hệ thống câu hỏi để triển khai kiến thức và hoàn thiện BĐTD của bài học :
	+ Với mẫu hành tinh nguyên tử, các nhà khoa học Rơ-dơ-pho, Bo, Zom-mơ-phen đã xác định các electron chuyển động quanh hạt nhân như thế nào?
	+ Ngày nay, dưới ánh sáng của khoa học hiện đại sự chuyển động của các electron quanh hạt nhân đã được nhìn nhận như thế nào?
	+ Vỏ nguyên tử được chia thành các đơn vị tổ chức nào ? 
Sơ đồ minh hoạ
	Ví dụ 2 : Khi học bài “ Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hoá học. Định luật tuần hoàn “ sau khi GV làm rõ một số khái niệm về tính kim loại - tính phi kim sẽ yêu cầu HS chia nhóm vẽ BĐTD bằng cách đặt câu hỏi gợi ý cho các em để các em có thể vẽ tiếp các nhánh con và bổ sung dần các ý nhỏ ( nhánh con cấp 2, cấp 3), sau đó cho các nhóm lên trình bày trước lớp để các HS khác bổ sung. Giáo viên kết luận qua đó giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng rất hiệu quả, đồng thời kích thích hứng thú học tập của HS.
Sơ đồ minh hoạ
	Ví dụ 3 : Khi học bài “ Clo “ GV có thể kết hợp với BĐTD đã vẽ trong bài “khái quát nhóm halogen “ và thông qua hệ thống câu hỏi để xây dựng BĐTD cho bài học mới, khi đó việc tiếp thu kiến thức mới của HS trở nên logic và khái quát hơn
Sơ đồ minh hoạ bài “ Khái quát nhóm halogen ”
Sơ đồ minh hoạ bài “ Clo ”
	Sau mỗi bài học, GV hướng dẫn, gợi ý để HS tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách vẽ BĐTD. Mỗi bài học có thể được vẽ trên một trang giấy rời rồi kẹp lại thành tập. Việc làm này sẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách nhanh chóng, dễ dàng.	
	2.3. Sử dụng bản đồ tư duy trong việc dạy bài luyện tập.
	Qua thực tế giảng dạy bộ môn chúng tôi thấy rằng loại bài luyện tập là rất quan trọng nhằm củng cố, hệ thống hóa và khắc sâu kiến thức đồng thời rèn luyện kỹ năng vận dụng giải bài tập hóa học. Cấu trúc bài luyện tập ở SGK có 2 phần :
	- Phần 1 : Kiến thức cần nhớ
	- Phần 2 : Bài tập
	Cách viết của SGK ở phần 1 thường là hệ thống lại các kiến thức theo kiểu hàng ngang nếu GV không biết vận dụng phương pháp tích cực thì dạy phần này tương đối tẻ nhạt, đơn thuần GV ra câu hỏi HS trả lời, hiệu quả cách dạy này không cao.
	Khi sử dụng BĐTD để hệ thống hóa các kiến thức của một chương lên trên một tờ giấy trong đó thể hiện đầy đủ các nội dung kiến thức và được đặt trong mối liên hệ của chúng nên HS dễ nhớ và có điều kiện nhớ lâu.
	Để dạy phần 1 GV có hai phương pháp để triển khai :
	+ Cho HS lập một BĐTD ở nhà về nội dung kiến thức cần nhớ, khi dạy phần này GV tổ chức cho HS nhận xét một vài bản đồ để chọn ra bản đồ hoàn chỉnh nhất sau đó GV có thể bổ sung ý kiến của mình vào để có một bản đồ chuẩn dùng cho HS nắm các kiến thức của bài học .
	+ Giáo viên đưa ra các từ khoá kiến thức để HS triển khai nội dung. 
	Sau đây là một số bản đồ tư duy chúng tôi đã cho học sinh xây dựng trong tiết luyện tập :
Bài 6 : Luyện tập cấu tạo vỏ nguyên tử
Bài 11 : Luyện tập bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hoá học 
Bài 34 : Luyện tập Oxi – Lưu huỳnh
3. Quá trình thực hiện và hiệu quả của giải pháp .
 	3.1. Quá trình thực hiện .
	Trong năm học 2011 - 2012, chúng chúng tôi đã thực hiện giải pháp trên với các lớp 10A3, 10A4, 10A6, phân công hai đồng chí giảng dạy hai bài để lấy kết quả thực tế : 
	- Đ/c Đặng Thị Nguyệt dạy “ Bài 6: luyện tập: cấu tạo vỏ electron của nguyên tử ” 
	- Đ/c Bùi Minh Thắng dạy “ Bài 22: clo ” 
	- Đ/c Trần Tuyết Nga đánh giá lấy kết quả
	Dưới đây là hai giáo án dạy.
CHƯƠNG I : NGUYÊN TỬ
BÀI 6: LUYỆN TẬP: CẤU TẠO VỎ ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ
 Tiết
 Người dạy
 Ngày soạn
 Ngày lên lớp
 Dạy lớp
10
Đặng Thị Nguyệt
18/9/2011
21/9/2011
10A3
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức
	Học sinh nắm vững
	- Vỏ nguyên tử gồm các lớp và phân lớp electron.
	- Các mức năng lượng của lớp, phân lớp. Số electron tối đa trong một lớp, một phân lớp. Cấu hình electron của nguyên tử.
	2. Kỹ năng
	Học sinh được rèn luyện về một số dạng bài tập liên quan đến cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử 20 nguyên tố đầu. Từ cấu hình electron của nguyên tử suy ra tính chất Hoá học tiêu biểu của nguyên tố.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học 
	- Giáo viên cho HS chuẩn bị trước bài luyện tập bằng bản đồ tư duy.
	- Sơ đồ phân bố mức năng lượng của các lớp và các phân lớp.
III. Phương pháp dạy học chủ yếu.
	- Vấn đáp, đàm thoại.
IV. Trọng tâm
	- Viết cấu hình electron
	- Xác định tính chất cơ bản của nguyên tố
V- Hoạt động dạy học: 
	1. Ổn định tổ chức
	2. Bài mới
Hoạt động 1 (12 phút)
I - Kiến thức cần nhớ 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
- GV chia lớp thành 4 nhóm, đưa ra các từ khoá
? GV yêu cầu nối các từ khoá sau thành BĐTD hoàn chỉnh
 + vỏ nguyên tử
 + lớp và phân lớp
 + số e tối đa trong lớp và phân lớp
- HS thảo luận sau đó các nhóm lên báo cáo
- GV yêu cầu HS viết thứ tự phân mức năng lượng trong nguyên tử.
 + HS lên bảng viết.
- GV nhận xét, bổ sung vào BĐTD tốt nhất 
- BĐTD hoàn chỉnh
- thứ tự phân mức năng lượng trong nguyên tử : 
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s ...
Hoạt động 2 (30 phút)
II - Luyện tập
- HS làm bài tập dưới sự hướng dẫn của GV
Ví dụ : khi viết nguyên tố có Z = 3 HS phải xác định và làm theo từng bước sau :
 + có bao nhiêu e 
 + 3 e được chia vào những lớp nào 
 + điền e tối đa vào các lớp từ trong ra ngoài cho đến hết số e có sẽ được cấu hình e
Bài 6 / 28
Viết cấu hình e của nguyên tố có sô proton là :
a) 1, 3 b) 8, 16 c) 7, 9
Nguyên tố nào là KL, PK ? Vì sao 
Bài 8 / 30
Viết cấu hình e đầy đủ. Nguyên tố nào là KL, PK
a) 2s1 b) 2s2 2p3 
c) 2s2 2p6 d) 3s2 3p3 
e) 3s2 3p5 g) 3s2 3p6
1. Tổng số các hạt electron (E), proton (Z) và nơtron (N) trong nguyên tử của một nguyên tố là 42. Biết rằng số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Vậy số khối và số hiệu của nguyên tử trên là:
A) 28 và 14 B) 24 và 12 C) 40 và 20 D) 39 và 19.
2. Tổng số các hạt electron, proton và nơtron trong nguyên tử của một nguyên tố là 46. Biết rằng trong đó số electron ít hơn số nơtron một hạt. Vậy đó là nguyên tử của nguyên tố có số hiệu và số khối là: 
A) 53 và 127 B) 35 và 80 C) 17 và 35,5 D) 15 và 31 
3. Tổng số các hạt electron, proton và nơtron trong nguyên tử của một nguyên tố là 42. Vậy đó là nguyên tử của nguyên tố có số hiệu và số khối là:
A) 8 và16 B) 14 và 28 C) 12 và 24 D) 26 và 56
→ có 3 e
→ chia vào lớp 1 và lớp 2
→ cấu hình e : 1s2 2s1
Bài 6 / 28
a) Z = 1 : 1s1 → PK. Vì là hidro
 Z = 3 : 1s2 2s1 → KL. Vì có 1 e ngoài cùng
b) Z = 8 : 1s2 2s2 2p4 → PK. Vì có 6 e ngoài cùng
Z = 16 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 → PK. Vì có 6 e ngoài cùng
c) 1s2 2s2 2p3 → PK. Vì có 5 e ngoài cùng
1s2 2s2 2p5 → PK. Vì có 7 e ngoài cùng
Bài 8 / 30
a) 1s2 2s1 → KL 
b) 1s2 2s2 2p3 → PK
c) 1s2 2s2 2p6 → KH 
d) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 → PK
e) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 → PK
g) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 → KH 
1. 
Vì 2Z + N = 42 
mà 2N + N = 42
3N =42 " N =14 do đó Z = N =14
A = Z + N = 14 + 14 = 28
Vậy: A =28 và Z = 14.
2.
 Vì 2Z + N = 46 
 mà e = p = Z = N – 1 do đó:
2( N- 1) + N = 46 tức là 3N -2 = 46
 N = 16
Nên Z = N - 1 = 16 - 1 = 15 
A = Z + N = 15 + 16 = 31.
Vậy: Z = 15 và A = 31
3. 
Vì ta có:
 cộng đều cho 2 Z được
 tức là
 suy ra : (Loại Z =12; N=18, A=30 và Z =13, N =16 , A =29 ) . 
Nhận Z =14 và A= 28
Hoạt động 3 (3 phút)
Củng cố
GV hưỡng dẫn cách học bài, hướng dẫn học sinh làm các bài tập, hướng dẫn cách chuẩn bị bài mới,nhắc lại mục tiêu cần đạt của bài học
CHƯƠNG 5: NHÓM HALOGEN
BÀI 22: CLO
 Tuần
 Tiết
 Người dạy
 Ngày soạn 
 Ngày lên lớp
Dạy lớp
21
38
Bùi Minh Thắng
3/1/2012
5/1/2012
10A6
I. Mục tiêu bài học
	1. Kiến thức	
	Học sinh biết:
	 - Các tính chất vật lí và hoá học của clo.
	 - Nguyên tắc điều chế clo trong phòng thí nghiệm và những ứng dụng chủ yếu của clo.
 Học sinh hiểu
	- Vì sao clo là chất oxi hoá mạnh, đặc biệt trong phản ứng với nước, clo vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá. 
	2. Kỹ năng
	- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học cơ bản của clo.
	- Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét.
	- Viết các phương trình hóa học minh hoạ tính chất hoá học và điều chế clo.
 - Tính thể tích khí clo ở đktc tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
 GV điều chế sẵn một bình khí clo.
 BĐTD đã làm tiết trước
III. Phương pháp dạy học chủ yếu.
	- Nêu vấn đề, vấn đáp, nghiên cứu tìm hiểu tài liệu mới.
IV. Trọng tâm 
Tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hoá mạnh
V. Hoạt động dạy học 
	1. Ổn định tổ chức
	2. Bài học
Hoạt động 1 (10 phút)
KIỂM TRA BÀI CŨ 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi
1. Nêu tên, kí hiệu và vị trí của các nguyên tố halogen?
2. Từ cấu hình electron ngoài cùng của các nguyên tố halogen, hãy cho biết tính chất hoá học chung của nguyên tố halogen. Giải thích.
3. Các nguyên tố halogen có các mức oxi hoá nào?
Bài 8: (tr 96):
Cho một lượng đơn chất halogen tác dụng hết với magie thu được 19 gam magiehalogenua. Cũng lượng đơn chất halogen đó tác dụng hết với nhôm tạo ra 17,8 gam nhôm halogenua. Xác định tên và khối lượng của đơn chất halogen trên.
- GV nhận xét và cho điểm HS
1. Flo ( F ) , ở chu kì 2, nhóm VIIA 
 Clo ( Cl ), ở chu kì 3, nhóm VIIA
 Brom ( Br ), ở chu kì 4, nhóm VIIA
 Iot ( I ), ở chu kì 5, nhóm VIIA
2. Đều có 7 e ngoài cùng nên dễ nhận 1 e → tính oxi hoá mạnh
3. Độ âm điện F lớn nhất nên số oxi hoá F trong mọi hợp chất chỉ có -1. Các nguyên tố khác ngoài số oxi hoá -1 còn có số oxi hoá +1,+3,+5, +7.
Bài 8: (tr 96):
Bài giải:
Đặt đơn chất halogen chưa biết là X2.
Mg + X2 " MgX2 (1) 
 a (mol) (a mol)
2Al + 3X2 " 2 AlX3 (2)
 a (mol) 2a/3 (mol)
Theo bài : 
(24 + 2X).a = 19 (3) (27 + 3X). = 17,8 (4)	
 Vậy : 
Giải ra X = 35,5 . Đó là clo, thay giá trị X vào (3) hoặc (4) ta được 
a = 
= 71 . 0,2 = 14,2 (g)
Hoạt động 2 (3 phút)
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ.
- GV cho HS quan sát bình đựng khí clo. 
? GV yêu cầu HS cho nhận xét về tính chất vật lí của clo
 + HS trả lời
- GV lưu ý HS về tính độc, độ tan trong nước và trong các dung môi hữu cơ.
Hoạt động 3 (12 phút)
II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC.
- GV : tiết trước chúng ta đã biết các nguyên tố halogen đều có tính oxi hoá
? Dựa vào độ âm điện hãy so sánh tính oxi hoá của Cl2 với các nguyên tố còn lại.
 + HS : tính oxi hoá : F>Cl>Br>I
? Hãy cho biết các mức oxh của Cl2
+ HS : mức oxh : -1, +1, +3, +5, +7
- GV : do có tính oxi hoá mạnh nên Cl2 phản ứng được với KL, hidro
? GV yêu cầu HS viết các phản ứng: giữa clo với các kim loại ( Na, Al , Cu) và hiđro 
 + HS : Cl2 + 2Na = 2NaCl
 3Cl2 + 2Al = 2AlCl3
 Cl2 + Cu = CuCl2
 Cl2 + H2 = 2HCl
GV nhấn mạnh thêm: Clo oxi hoá được hầu hết các kim loại, phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường hoặc không cao lắm, tốc độ nhanh, toả nhiều nhiệt.
1. Tác dụng với kim loại và hiđro
Hoạt động 4 (5 phút)
GV thông báo phản ứng của clo với nước, sau đó:
? Yêu cầu HS xác định số oxi hoá của clo, xác định vai trò của clo trong phản ứng.
 + HS : Số oxi hoá từ 0 đến +1 và -1
- GV giải thích vì sao giấy màu khô không bị clo tẩy trắng, còn giấy màu ẩm thì tẩy trắng?
3. Tác dụng với nước.
Cl2: Vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá.
Dung dịch clo trong nước gọi là nước clo.
Hoạt động 5 (3 phút)
III. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN. ỨNG DỤNG
GV yêu cầu HS tìm hiểu trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo 
Hoạt động 6 (8 phút)
IV. Điều chế
- GV yêu cầu HS tìm hiẻu các phương pháp điều chế clo rồi ghi vào BĐTD
Hoạt động 8 (4 phút)
LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ. 
GV nhắc lại tính chất hoá học cơ bản của clo là tính oxi hóa, các phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
GV hướng dẫn HS làm một số bài trong SGK
	Sau khi dạy xong bài “ luyện tập : cấu tạo vỏ electron của nguyên tử “ tiến hành kiểm tra 1 tiết theo phân phối chương trình với kết quả như sau : 
Lớp
SL
học sinh
Điểm
dưới TB
Điểm TB
Điểm khá
Điểm giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10A3
43
4
9,3
17
39,5
21
48,8
1
2,3
	Sau khi dạy xong bài “ Clo “ chúng tôi đã đánh giá mức độ hứng thú học tập của các em và thu được kết quả như sau :
Lớp
SL học sinh
hứng thú
không hứng thú
SL
%
SL
%
10A6
36
6
16,7
30
83,3
 	3.2. Hiệu quả của đề tài .
	Sau khi kết thúc chương trình Hóa học lớp 10, chúng chúng tôi tiến hành kiểm tra học kì và tổng kết môn học. Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng số liệu sau :
Lớp
SL
học sinh
Điểm
dưới TB
Điểm TB
Điểm khá
Điểm giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10A3
43
1
2,3
28
65,1
12
27,9
2
4,7
10A4
38
3
7,9
19
50
14
36,8
2
5,3
10A6
36
5
13,9
22
61,1
9
25
0
0
	So sánh giữa kết quả này với kết quả các năm trước ở các lớp 10 thì kết quả này đã cao hơn về số lượng học sinh đạt điểm trung bình và khá. Như vậy, khi sử dụng bản đồ tư duy khả năng tiếp thu và nhớ bài học của học sinh lâu hơn. Chất lượng một tiết dạy được nâng lên, HS hứng thú hơn, việc vận dụng kiến thức vào để giải các bài tập trở nên dễ dàng hơn.
PHẦN THỨ BA : KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT
1. Ý nghĩa của giải pháp
	Qua một năm thực hiện giải pháp “ Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học học lớp 10 ” , chúng tôi đã thực hiện một số bài dạy có dự giờ của các đồng chí trong tổ bộ môn, đồng nghiệp, có sự đóng góp ý kiến, nhận xét khách quan. Chúng tôi nhận thấy tiết học đạt hiệu quả cao hơn, việc tiếp thu bài học của học sinh không còn nhàm chán nữa mà phát huy được khả năng tư duy logic, liên hệ, liên tưởng, sáng tạo của các em. Các em đã làm chủ việc tiếp thu kiến thức của mình
	Khi sử dụng bản đồ tư duy trong giờ học sẽ bắt buộc tất cả 100% học sinh đều phải động não để tiếp thu nội dung của bài học. Học sinh sẽ tự khám phá và khi ý tưởng hoàn chỉnh được giáo viên và các bạn ngợi khen, các em sẽ phấn khởi rất nhiều và hứng thú hơn đối với môn học
	Các em khác cũng sẽ cố gắng tự hoàn thiện mình. Mỗi học sinh có một tính cách, một ý tưởng rất khác nhau khi trình bày bản đồ tư duy của mình nhưng điều quan trọng là các em ghi nhớ lâu kiến thức bài học, kĩ năng thuyết trình trước đám đông và làm việc nhóm hiệu quả.
2. Ý kiến đề xuất
	Do đặc điểm của học sinh miền núi đa phần các em đều nhút nhát, ngại giao tiếp, ngại đứng trước đám đông, ngại nói ra ý kiến của mình nên các em ngày càng thụ động, giáo viên buộc phải làm việc quá nhiều. Vì vậy trước hết giáo viên phải tạo được tâm lý thoải mái cho học sinh, làm cho các em bước vào mỗi tiết học cảm thấy nhẹ nhàng, các em cảm thấy việc tự mình làm chủ, lĩnh hội kiến thức là việc rất tự nhiên thì khi đó bài học mới có hiệu quả.
	Để giải pháp này gần hơn với thực tế giảng dạy, chúng tôi mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo trong và ngoài bộ môn để giải pháp được hoàn chỉnh hơn, sử dụng được rộng rãi đối với các khối lớp và đối với nhiều môn học khác nhau.
	Cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo triết lý lấy người học làm trung tâm, phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Để làm được điều đó người giáo viên phải vận dụng sáng tạo nhiều phương pháp khác nhau vào giảng dạy. Vì vậy, trong những năm học tới mong rằng Sở giáo dục và đào tạo sẽ tiếp tục tổ chức thêm các buổi sinh hoạt chuyên môn để chúng tôi tiếp thu được nhiều phương pháp dạy học hay và hiệu quả hơn phục vụ sự nghiệp ” trăm năm trồng người ”.
Xác nhận của nhà trường Ngày tháng 5 năm 2012 
	 Người viết
	 Đặng Thị Nguyệt
 Trần Tuyết Nga
 Bùi Minh Thắng

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_ban_do_tu_duy_trong_day_hoa_hoc_10.doc
Sáng Kiến Liên Quan