Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy (mind map) để tổng hợp kiến thức ôn thi tốt nghiệp và đại học cho học sinh khối 12

+ Giải pháp cũ thường làm trong các tiết ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh lớp 12:

 Trước đây, trong các giờ ôn tập, củng cố kiến thức ôn thi tốt nghiệp và đại học cho học sinh khối 12 thường được tiến hành dưới hình thức “Thầy chủ động, trò học thụ động theo thầy” tức là thầy đọc, còn học sinh ngồi ghi chép lại hết dòng này đến dòng khác. Hình thức dạy học này làm cho giờ học ngoại ngữ rất tẻ nhạt, không đáp ứng được công nghệ dạy học mới là “Coi học sinh là nhân vật trung tâm của hoạt động dạy học”, tức là “Thầy tổ chức, trò hoạt động”chính vì thế không phát huy được tính sáng tạo của học sinh. Giải pháp cũ thường có một số hạn chế như sau:

1. Cách đọc chép làm cho nhiều học sinh không biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau.

2. Không phát huy được tính sáng tạo, tự học, khả năng làm việc theo nhóm và khả năng thuyết trình của học sinh.

3. Tốn kém thời gian, tiền bạc cho cả thầy và trò: Ví dụ trong phần ôn tập thì của động từ nếu thầy giảng lại, học sinh ngồi chép thì mất 1 tiết dạy và tốn khoảng 3 đến 4 trang giấy.

4. Hậu quả là học sinh không tập trung vào bài giảng, làm việc riêng hoặc nói chuyện trong lớp từ đó dẫn đến kết quả học tập bộ môn không cao.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy (mind map) để tổng hợp kiến thức ôn thi tốt nghiệp và đại học cho học sinh khối 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
	Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình
Tôi ghi tên dưới đây:
STT
Họ và tên
Ngày, tháng, năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
01
Nguyễn Thị Xuân Lan
10/4/1965
THPT
Đinh Tiên Hoàng - Ninh Bình
Giáo viên
Đại học sư phạm
100%
	Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Sử dụng bản đồ tư duy (mind map) để tổng hợp kiến thức ôn thi tốt nghiệp và đại học cho học sinh khối 12.
	- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Xuân Lan
	- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến có thể áp dụng được trong việc ôn thi kỳ thi cấp quốc gia THPT cho học sinh khối 12 trong toàn tỉnh và trong toàn quốc. Sáng kiến này cũng có thể áp dụng rộng rãi trong các giờ ôn tập kiến thức cho học sinh khối 10 và khối 11.
Mô tả bản chất của sáng kiến:
+ Giải pháp cũ thường làm trong các tiết ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh lớp 12:
	Trước đây, trong các giờ ôn tập, củng cố kiến thức ôn thi tốt nghiệp và đại học cho học sinh khối 12 thường được tiến hành dưới hình thức “Thầy chủ động, trò học thụ động theo thầy” tức là thầy đọc, còn học sinh ngồi ghi chép lại hết dòng này đến dòng khác. Hình thức dạy học này làm cho giờ học ngoại ngữ rất tẻ nhạt, không đáp ứng được công nghệ dạy học mới là “Coi học sinh là nhân vật trung tâm của hoạt động dạy học”, tức là “Thầy tổ chức, trò hoạt động”chính vì thế không phát huy được tính sáng tạo của học sinh. Giải pháp cũ thường có một số hạn chế như sau:
1. Cách đọc chép làm cho nhiều học sinh không biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau.
2. Không phát huy được tính sáng tạo, tự học, khả năng làm việc theo nhóm và khả năng thuyết trình của học sinh.
3. Tốn kém thời gian, tiền bạc cho cả thầy và trò: Ví dụ trong phần ôn tập thì của động từ nếu thầy giảng lại, học sinh ngồi chép thì mất 1 tiết dạy và tốn khoảng 3 đến 4 trang giấy.
4. Hậu quả là học sinh không tập trung vào bài giảng, làm việc riêng hoặc nói chuyện trong lớp từ đó dẫn đến kết quả học tập bộ môn không cao.
+ Giải pháp mới áp dụng trong các tiết ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh lớp 12:
	Để khắc phục những hạn chế của phương pháp dạy truyền thống và nhằm đổi mới phương pháp dạy học, giúp nâng cao chất lượng các giờ dạy, tôi đã có sáng kiến sử dụng bản đồ tư duy (mind map) để giúp học sinh lớp 12 ôn tập các kiến thức theo các chuyên đề thi trong kỳ thi quốc gia cấp THPT. Thực ra bản đồ tư duy đã được giáo viên nhiều môn học trong các trường học trên toàn quốc áp dụng vào công tác giảng dạy rất hiệu quả nhưng hiếm khi thấy được áp dụng trong môn tiếng Anh trong tỉnh và đây là lần đầu tiên nhóm tiếng Anh của trường tôi áp dụng. Trong năm học 2013 - 2014 Bộ Giáo dục và Đào có đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp nên giải pháp mới này đã giúp ích rất nhiều cho học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp. Từ năm học 2014 - 2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đổi mới lộ trình kiểm tra đánh giá học sinh nên sáng kiến này sẽ giúp giáo viên và học sinh đổi mới được cách dạy và học, nâng cao chất lượng học tập của bộ môn, đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn diện của ngành giáo dục nói chung cũng như của môn Tiếng Anh nói riêng.
* Tính mới của sáng kiến:
- Giải pháp mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới, mục tiêu của môn học, giúp giáo viên làm phong phú thêm kho tư liệu về phương pháp, thủ thuật dạy học, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo ra nhiều thử thách cho học sinh trong học tập, từng bước rèn luyện khả năng tư duy cho học sinh thông qua việc động viên khuyến khích học sinh tạo ra các sơ đồ tư duy, giúp học sinh bao quát được toàn bộ các kiến thức đã học.
- Gây hứng thú cho học sinh, phát huy được tính sáng tạo, tự học, khả năng làm việc theo nhóm và khả năng thuyết trình của học sinh.
- Học sinh tập trung vào làm việc do đó kết quả học tập của bộ môn được nâng lên.
Có thể tóm lược tổ chức hoạt động dạy học với bản đồ tư duy trong các giờ ôn tập theo các chuyên đề môn Tiếng Anh như sau:
Hoạt động 1: Học sinh lập bản đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với nội dung do giáo viên gợi ý.
Hoạt động 2: Học sinh hoặc đại diện các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về bản đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập. Phần này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh chiếu sản phẩm của nhóm lên màn hình thông qua webcam cắm trực tiếp vào máy tính.
Hoạt động 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện bản đồ tư duy về kiến thức của nội dung đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh bản đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một bản đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc một bản đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.
* Tính sáng tạo của sáng kiến:
- Giải pháp mới tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc cho cả thầy và trò. Ví dụ: Nếu trước đây để ôn lại kiến thức của 1 chuyên đề phải mất ít nhất 45 phút và học sinh phải ghi chép từ 2 đến 3 trang giấy, nhưng sử dụng bản đồ tư duy chỉ mất khoảng 10 – 15 phút và được trình bày trên 1 trang giấy.
- Phát huy được tính tính cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
+ Khả năng áp dụng sáng kiến: 
Phương tiện thiết kế bản đồ tư duy khá đơn giản, chỉ cần giấy, bìa, bảng phụ, phấn màu, bút chì màu, tẩy hoặc dùng hoặc dùng phần mềm Imindmap, vì vậy có thể vận dụng được ở tất cả điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường trong toàn tỉnh hiện nay. Điều quan trọng là giáo viên hướng cho học sinh có thói quen bản đồ tư duy trước và sau khi học 1 bài, 1 chủ để, 1 chương để giúp các em có cách sắp xếp kiến thức 1 cách khoa học, logic.
	Sáng kiến này có khả năng áp dụng được đối với tất cả các đối tượng học sinh ở tất cả các khối lớp trong các giờ ôn tập, củng cố kiến thức môn Tiếng Anh.
+ Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
- Để sử dụng tốt bản đồ tư duy trong giảng dạy, giáo viên cần phải có các thủ thuật khôn khéo, hướng học sinh tập trung phát biểu xây dựng bài theo chủ ý của mình, nếu không sẽ bị thiếu thời gian và sẽ chẳng đạt được kết quả gì. 
- Bản đồ tư duy là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm học sinh có chung một kiểu bản đồ tư duy, giáo viên chỉ nên chỉnh sửa cho học sinh về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức (nếu cần)
- Giáo viên phải hướng dẫn học sinh thiết kế và sử bản đồ tư duy một cách hiệu quả, tránh tình trạng học sinh sa đà vào việc thiết kế, trang trí quá nhiều mà sao nhãng đến phần nội dung.
Cách hướng dẫn học sinh dùng sơ đồ tư duy để tổng hợp kiến thức:
 	Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm quen với bản đồ tư duy bằng cách giới thiệu cho học sinh một số bản đồ tư duy cùng với sự dẫn dắt của giáo viên để các em làm quen. Tập đọc hiểu bản đồ tư duy sao cho chỉ cần nhìn vào bản đồ tư duy bất kỳ học sinh nào cũng có thể thuyết trình nội dung một bài học, một chủ đề hoặc một chương theo mạch logic của kiến thức. Giáo viên hướng cho học sinh có thói quen ghi tư duy logic theo hình thức sơ đồ hóa trên bản đồ tư duy. Giáo viên cho học sinh thực hành vẽ bản đồ tư duy trên giấy, chọn tên chủ đề hoặc hình vẽ của chủ đề chính cho vào trung tâm để học sinh có thể tự mình ghi tiếp các kiến thức vào tiếp các nhánh con theo cách hiểu của các em. Học sinh có thể vẽ bản đồ tư duy theo nhóm hoặc từng cá nhân:
1. Sử dụng vào kiến thức mới: Học sinh làm việc theo nhóm hoặc độc lập vẽ bản đồ tư duy , học sinh thuyết trình trước lớp, giáo viên và các học sinh khác bổ sung, điều chỉnh, hình thành kiến thức mới
2. Sử dụng ôn tập, hệ thống hóa kiến thức: Học sinh hoặc nhóm học sinh vẽ bản đồ tư duy , trình bày, chỉnh sửa nội dung, hoàn thiện.
+ Những lợi ích thu được sau khi áp dụng sáng kiến:
Việc vận dụng sáng kiến này bản thân tôi đã đạt được một số kết quả hết sức khả quan. Khi sử dụng bản đồ tư duy học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc phát triển ý tưởng, tìm tòi xây dựng kiến thức mới. Nhờ sự liên kết các nét vẽ cùng với màu sắc thích hợp và cách diễn đạt riêng của mỗi học sinh, bản đồ tư duy giúp bộ não liên tưởng, liên kết các kiến thức đã học trong sách vở, đã biết trong cuộc sống để phát triển, mở rộng ý tưởng. Sau khi học sinh tự thiết lập bản đồ tư duy kết hợp việc thảo luận nhóm dưới sự gợi ý, dẫn dắt của giáo viên dẫn đến kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.
Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được:
* Hiệu quả kinh tế: 
- Nếu áp dụng giải pháp mới này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, giảm thiểu tối đa số lượng học sinh bị điểm kém trong các kỳ thi quốc gia, đỡ tốn kém cho gia đình và xã hội.
- Tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí cho giáo viên và học sinh. 
* Hiệu quả xã hội:
- Bản đồ tư duy có thể giúp ích rất nhiều cho học sinh yếu, kém. Bản đồ tư duy như một giáo cụ trực quan, rất có ích trong việc giúp học sinh yếu, kém có được các kiến thức cơ bản của từng bài học qua việc nghe thầy giáo giảng bài, nghe các học sinh khá giỏi thảo luận trong giờ học và cuối cùng được thầy giáo hướng dẫn ghi lại hoặc phát cho bản tóm tắt bài học bằng một BĐTD đơn giản. Có được BĐTD đơn giản này, về nhà học sinh sẽ dễ học bài hơn, vì lượng bài phải học rất ít và các kiến thức chính yếu của từng bài học đã được ghi lại một cách cô đọng. Học sinh yếu kém chỉ cần nắm vững những nét chính yếu này, nếu ôn luyện kỹ có thể đạt điểm 5, 6 khi làm bài kiểm tra hoặc khi được thầy cô gọi kiểm tra đầu giờ.
- Giải pháp mới này đem lại hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em hình thành tính cách tự tin, sáng tạo, độc lập suy nghĩ, pháp huy khả năng tư duy, khả năng làm việc theo nhóm và thuyết trình, giúp các em vững bước vào đời, tạo lập cuộc sống cho chính mình sau này.
Kết quả đối chiếu cụ thể của từng lớp khi áp dụng sáng kiến qua bài kiểm tra cuối học kỳ II và kết quả thi thử TN trong năm học 2013 – 2014
Kết quả điều tra cụ thể chất lượng học tập của học sinh sau học kỳ I qua bài kiểm tra 45 phút:
Lớp
Sĩ số
Điểm trên trung bình
Điểm dưới trung bình
Giỏi (8-10)
Khá
(6.5 – 7.8)
TB (5-6.4)
Yếu
 (3.5 – 4.8)
Kém 
(Dưới 3.5)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A1
39
2
5,1
5
12,8
13
33,3
14
35,9
5
12,8
12A3
43
3
7,0
7
16,3
22
51,2
8
18,6
3
7,0
Kết quả cụ thể của từng lớp khi áp dụng sáng kiến qua bài kiểm tra cuối học kỳ II
Lớp
Sĩ số
Điểm trên trung bình
Điểm dưới trung bình
Giỏi (8-10)
Khá
(6.5 – 7.8)
TB (5-6.4)
Yếu
 (3.5 – 4.8)
Kém 
(Dưới 3.5)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A1
39
5
12,8
12
30,8
19
48,7
3
7,7
0
0
12A3
43
7
16,3
15
34,9
19
44,2
2
4,7
0
0
Lớp
Điểm dưới trung bình
Kết quả thi thử TN
12A1
Giảm 25% so với cuối HKI
 100% trên TB
12A3
Giảm 20.9% so với cuối HKI
100% trên TB
Kết quả cụ thể của từng lớp khi áp dụng sáng kiến qua kết quả thi Đại học năm 2014:
Điểm bình quân các lớp tôi tham gia luyện thi Đại học tại trường đã tăng hơn so với năm 2013. Cụ thể: Năm 2013 điểm bình quân môn tiếng Anh của học sinh thi vào Đại học lớp tôi ôn là 5,25 thì năm 2014 tăng lên 6,1. Lớp 12A1 có 11/11 học sinh thi đỗ Đại học khối A1 và D (trong đó có 10/11 em đỗ nguyện vọng 1). Lớp 12 A3 có 14/15 học sinh thi đỗ (trong đó có 12 em thi đỗ nguyện vọng 1). Các em có điểm thi môn tiếng Anh cao như các em Lê Minh Ngọc đỗ Kinh tế QD (9 điểm Tiếng Anh khối A1 và 8,5 khối D), em Hoàng Bảo Oanh đỗ Lao động XH (8,5 Tiếng Anh), em Phạm Thị Hồng Hà đỗ Kinh tế KTCN (8,0 Tiếng Anh), em Trần Thu Thùy đỗ ĐH Luật (7,5 Tiếng Anh), em Nguyễn Đặng Thùy Linh ((8,5 Tiếng Anh).
Những thành tích của cá nhân sau khi thực hiện sáng kiến:
- Trong giờ dạy thanh tra toàn diện của Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình ngày 9/1/2014 tại lớp 12A1 tôi đã áp dụng sáng kiến này vào giờ dạy và được các đồng chí thanh tra Sở đánh giá rất cao và giờ dạy được xếp loại giỏi.
- Trong cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học năm học 2013-2014” tôi đã đạt giải nhì cấp tỉnh và giải khuyến khích cấp Quốc gia.
- Năm học 2013 – 2014 tôi đã được sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở”.
	Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Ninh Bình, ngày 19 tháng 9 năm 2014
 Người nộp đơn
Nguyễn Thị Xuân Lan

File đính kèm:

  • docĐơn de nghi cong nhan SKKN.doc
  • docMột số ví dụ sử dụng bản đồ tư duy trong các tiết ôn tập chuyên đề cho học sinh khối 12.doc
Sáng Kiến Liên Quan