Sáng kiến kinh nghiệm Soạn giáo án trong bộ môn Lịch sử ở trường THPT
Trong lý luận cũng như trong thực tiễn, bộ môn Lịch sử giữ vai trò quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Xixerông đã từng nói"Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống" lịch sử là một quá trình diễn biến liên tục. Học lịch sử không phải chỉ để biết quá khứ mà còn để hiểu hiện tại, đấu tranh trong hiện tại và tiên đoán trong tương lai. Vì vậy từ những hiểu biết về lịch sử con người có thể vững vàng bước vào tương lai.
Đối với thế hệ học sinh từ những hiểu biết về lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới các em sẽ hiểu và tự hào về truyền thống dân tộc, có thái độ đúng đắn trong quá trình học tập và rèn luyện những tư duy phẩm chất tốt đẹp. Biết nắm các sự kiện để phân tích và thấy được mối liên hệ giữa các sự kiện với nhau, rút ra những bài học quy luật lịch sử.
Hiện nay trong toàn ngành giáo dục đang sôi nổi hưởng ứng phong trào "Đổi mới phương pháp dạy học". Với phương châm "Lấy học sinh làm trung tâm" , "Học phải đi đôi với hành" . Để làm được điều đó cần thiết phải nghiên cứu để có một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy hiện nay.
nắm chắc các chức năng của quá trình dạy học,đó là: - Tạo tiền đề xuất phát. - Hướng đích và gây động cơ. - Làm việc với nội dung mới. - Củng cố, luyện tập. - Kiểm tra, đánh giá. - Hướng dẫn học sinh và ra bài tập về nhà. Với một tiết dạy ở THPT thường thấy các bước sau đây: 1. Kiểm tra bài cũ. 2. Dạy bài mới. 3. Củng cố. 4. Hướng dẫn học ở nhà. Việc chia thành các bước trong tiết dạy không có nghĩa là chúng rời nhau, nối tiếp nhau về mặt thời gian mà chúng quan hệ mật thiết với nhau đan xen vào nhau và không nhất thiết phải theo một trình tự "Làm việc với nội dung mới" có thể xen lẫn với "Củng cố" việc kiểm tra bài cũ không cần thiết phải đặt trước mà có thể xen kẽ ngay trong dạy bài mới. Tuy nhiên trong mỗi bước, người giáo viên cần xác định rõ chức năng trọng tâm còn các chức năng khác là hỗ trợ. ở các bước cần quán triệt tinh thần thầy tổ chức hướng dẫn để học sinh tìm tòi, khám phá, xây dựng kiến thức mới một cách tích cực, tự giác. Có nhiều cách thể hịên nội dung cụ thể của mỗi bước trong bài soạn. Dưới đây là 1 cách thể hiện: Các bước(TG) Hoạt động của thầy trò Viết bảng - Bước1 (TG: 5') Kiểm tra bài cũ. - Giáo viên nêu câu hỏi. - Gọi học sinh lên bảng trả lời. - Bước 2(TG: 30') Giảng bài mới - Giáo viên đặt vấn đề để giới thiệu bài mới. Viết đầu bài trên bảng - Bước 3(củng có: 5') - Bước 4(TG:5') Ra bài tập về nhà Tóm lại, lên lớp là một khâu quan trọng trong hệ thống kỹ năng dạy học của người giáo viên. Việc lên lớp của giáo viên được đánh giá là thành công hay thất bại phụ thuộc nhiều vào cách soạn giáo án. II. Các biện pháp thực hiện Giáo án 1(Tiết 24 - Mục II) Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học A. Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức: - Chủ nghĩa XHKH ra đời giữa thế kỷ XIX đã đáp ứng yêu cầu lịch sử. - Lý luận cách mạng của giai cấp vô sản. - Bước tiến của phong trào công nhân. - Vai trò lớn lao của Mác - Enghen. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích đánh giá, quan sát. - Biết tiếp cận với văn kiện lịch sử Tuyên ngôn Đảng Cộng sản . 3. Giáo dục tư tưởng: - Lòng biết ơn các nhà sáng lập ra CNXHKH. - Tinh thần quốc tế chân chính, tinh thần đoàn kết đấu tranh của giai cấp công nhân. B. Phương pháp, phương tiện : - Phương pháp trực quan, phương pháp giảng giải minh hoạ, phương pháp thuyết trình phương pháp vấn đáp. - Phương tiện: + ảnh chân dung Các Mác- Enghen phóng to. + Văn kiện tuyên ngôn của Đảng cộng sản và các tài liệu phục vụ cho bài dạy. C. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức(kiểm tra sĩ số lớp) 2. Kiểm tra bài cũ. - Cho biết sự ra đời của CNXH không tưởng? Em hãy rút ra mặt tích cực và hạn chế của CNXH không tưởng? 3. Giảng bài mới: Đặt vấn đề: CNXH không tưởng không đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân. Phong trào công nhân phát triển đòi hỏi một lý luận khoa học cách mạng mới. Trong điều kiện ấy CNXHKH ra đời. Vậy CNXHKH ra đời do ai sáng lập và có nội dung như thế nào? Vì sao lại đáp ứng được với yêu cầu, đòi hỏi của giai cấp công nhân? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được vấn đề đó. ? Em biết gì về thân thế, sự nghiệp của Mác? Giáo viên giới thiệu chân dung của Mác. Giáo viên giới thiệu nội dung một số tác phẩm của Mác. ? Cùng trong thời gian này giai cấp vô sản còn có một nhà hoạt động vĩ đại và sau này trở thành bạn thân thiết của Mác đó là ai? ? Cho biết cuộc đời, sự nghiệp của Enghen? Giáo viên giới thiệu chân dung của Enghen. Giáo viên giới nội dung một số tác phẩm tiêu biểu của Enghen. ? Qua cuộc đời và sự nghiệp của Mác- Enghen em có suy nghĩ gì về tình bạn giữa Mác - Enghen? Giáo viên có thể phân tích câu thơ dưới đây: "Hãy chọn bạn như Enghen chọn Mác. Hãy học Mác như Mác chọn Gienni" - Enghen nói : "Khi Mác còn sống tôi vẫn là cây Viôlông thứ 2 bên Mác". Đến đây giáo viên chốt lại: Như vậy tình bạn đẹp đẽ cao cả và vĩ đại được xây dựng trên cơ sở tình bạn, tình yêu chân chính tinh thần vượt khó giúp đỡ lẫn nhau để phục vụ sự nghiệp cách mạng. ? Em hãy rút ra nhận xét về điểm giống nhau nổi bật trong tư tưởng của Mác - Enghen? ? Trong khi xây dựng nền tảng đầu tiên cho học thuyết, Mác-Enghen chú ý tới công tác tuyên truyền và xây dựng tổ chức trong phong trào công nhân. Vậy tổ chức mà Mác - Enghen xây dựng đầu tiên là tổ chức nào? ? Đồng minh những người Cộng sản được thành lập như thế nào? Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự thành lập tổ chức những người Cộng sản. ? Vì sao Mác - Enghen phải thành lập tổ chức mới của những người Cộng sản? (Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm và gọi đại diện nhóm trả lời) ? ý nghĩa của việc thành lập? Mục này là trọng tâm của bài vì vậy giáo viên nên giành nhiều thời gian để giảng. ? Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời trong hoàn cảnh nào? Giáo viên cho học sinh xem văn kiện tuyên ngôn Đảng cộng sản. (Giáo viên gọi học sinh lên đọc phần chữ in nhỏ trong SGK) ? Cho biết nội dung của tuyên ngôn Đảng cộng sản? Giáo viên giải thích bằng sơ đồ. XHNT CHNL CĐPK CNTB XHCH Sau đó giáo viên lần lượt giới thiệu và phân tích nội dung trong SGK. ? Câu kết của tuyên ngôn"Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại" có ý gì? ? Vậy Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời có ý nghĩa như thế nào? - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc SGK ? Tại sao phong trào công nhân phát triển mạnh trong thời kỳ này? ? Nét nổi bật của phong trào công nhân quốc tế từ năm 1848 - 1870 là gì ? ? Quốc tế thứ nhất được thành lập như thế nào? Giáo viên dùng đồ trực quan để tường thuật buổi lễ thành lập Quốc tế Thứ nhất. ? Hoạt động chủ yếu của QTTN là gì? ? Quốc tế thứ nhất có đóng góp gì cho phong trào công nhân vào những năm 60-70 của thế kỷ XIX? ? Sự ra đời và hoạt động của quốc tế thứ nhất có ý nghĩa gì? ? Đánh giá vai trò của Mác - Enghen trong việc sáng lập ra CNXHKH? 1. Các Mác - Enghen * Các Mác(1818 - 1883). - Sinh ra ở Tơriơ(Đức) - Năm 1835 đỗ tiến sĩ triết học. - Năm 1843 sang Pháp. - Năm 1883 mất tại Anh. - Một số tác phẩm tiêu biểu: + Tuyên ngôn Đảng cộng sản(1848). + Bộ tư bản(1867) được ví như: "Quả đại bác dữ dội nhất bắn vào đầu bọn tư sản" * Enghen(1820 - 1895): - Sinh ra ở thành phố Bécmen(Đức). - Năm 1842 sang Anh. - Năm 1844 sang Pháp. - Năm 1895 mất ở Luân đôn(Anh) - Một số tác phẩm tiêu biểu: + Tình cảnh giai cấp công nhân Anh(1845). + Tuyên ngôn Đảng cộng sản (1848). => Mác - Enghen có tư tưởng đấu tranh chống chế độ tư bản xây dựng 1 xã hội tiến bộ. 2. Đồng minh những người cộng sản và tuyên ngôn Đảng cộng sản. a. Đồng minh những người cộng sản. - Tháng 6/1847, Đồng Minh những người Cộng sản ra đời trên cơ sở đồng minh những người chính nghĩa. - Vì để phù hợp với mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân - ý nghĩa: Tổ chức đầu tiên của giai cấp quốc tế. b. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản. * Hoàn cảnh - Phong trào công nhân quốc tế phát triển đòi hỏi phải có lý luận cách mạng đúng đắn. - Sự ra đời của tổ chức Đồng minh những người Cộng sản. - Vai trò to lớn của Mác - Enghen. - Tháng 2 năm 1848, Tuyên ngôn Đảng cộng sản ra đời. * Nội dung: - Xã hội loài người phát riển từ thấp đến cao theo những quy luật nhất định, trong đó động lực quan trọng nhất là đấu tranh giai cấp. - CNTB ra đời là một bước tiến lớn nhưng có những mâu thuẫn không thể điều hoà được, tất yếu dẫn đến cách mạng XHCN. - Giai cấp công nhân có sứ mệnh là "Người đào mồ chôn CNTB". - Kết thúc tuyên ngôn bằng lời kêu gọi:"Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại" =>Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản * ý nghĩa: - Là học thuyết về CNXH đầu tiên đặt cơ sở cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác. - Cổ vũ phong trào công nhân phát triển. - Lí luận cách mạng soi đường cho GCCN. 3. Phong trào công nhân từ năm 1848 - 1870 Quốc tế thứ nhất(15'). a. Phong trào công nhân từ 1848-1870. - Giai cấp công nhân đã trưởng thành trong đấu tranh nhận thức đúng vai trò của giai cấp mình và tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết quốc tế. - Phong trào công nhân từ 1848 -1870 tiếp tục phát triển đòi hỏi phải thành lập một tổ chức cách mạng quốc tế của giai cấp vô sản. b. Quốc tế thứ nhất(1864-1876). - Ngày 28/9/1864 Quốc tế thứ nhất được thành lập - Hoạt động: + Tuyên truyền Chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân. + Đấu tranh chống khuynh hướng phi vô sản. + Thông qua nhiều nghị quyết quan trọng để bảo vệ GCCN(Đòi ngày làm 8 giờ, phụ nữ có quyền bình đẳng ....) - Vai trò: thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế tiếp tục phát triển mạnh. - ý nghĩa: tổ chức quốc tế có tính chất quần chúng đầu tiên trên thế giới => Kết luận: CNXH khoa học ra đời với Tuyên ngôn Đảng cộng sản đây là lý luận cách mạng đầu tiên của giai cấp vô sản, nêu nên sứ mệnh lịch sử và sự đoàn kết quốc tế để đánh đổ CNTB, xây dựng nên CNXH. D. Củng cố - hướng dẫn Em hãy đánh giá vai trò của Mác và Enghen trong việc soạn thảo ra Tuyên ngôn Đảng cộng sản? Quốc tế thứ nhất ra đời có vai trò như thế nào? Bài tập về nhà: Phân tích câu nói của Lênin" Mác là linh hồn của Quốc tế thứ nhất" Hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa CNXH không tưởng và CNXH khoa học? Giáo án 2 (Tiết 23- Bài 17) Văn Minh Đại Việt A. Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức: -Văn minh Đại Việt ra đời cùng với sự phát triển của Quốc gia. - Các thành tựu chủ yêu nổi bật là văn hoá tinh thần Đại Việt. - Văn minh Đại Việt mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống Việt Nam. 2. Kỹ năng: - Biết phân tích, so sánh các sự kiện, sử dụng tranh ảnh, đánh giá. - Biết liên hệ kiến thức đang học với thực tế cuộc sống. 3. Giáo dục: - Lòng tự hào, ý thức giữ gìn và bảo vệ di sản văn hoá. - Bằng khả năng lao động sáng tạo nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn. B. Phương pháp, phương tiện - Phương pháp: Sử dụng đồ trực quan, vấn đáp, thuyết minh, nêu vấn đề... - Phương tiện: + ảnh phóng to về Chùa Một Cột, Tháp Báo Thiên, Tháp Phổ Minh, Văn Miếu Quốc Tử Giám. + Một số tài liệu liên quan khác. C. Các bước lên lớp 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ Trình bày đời sống kinh tế vật chất của người Việt cổ trong xã hội Văn Lang - âu Lạc? Hãy rút ra nét đặc trưng của nền văn minh Văn Lang - âu Lạc? 3. Giảng bài mới - Đặt vấn đề: Bài trướccác em đã được học nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc đã định hình được truyền thống Việt Nam. Thì Văn Minh Đại Việt là bước phát triển kiện toàn những bản sắc truyền thống đó là nền tảng văn hoá góp phần tạo nên tính cách Việt, tâm hồn Việt. Vậy tính cách Việt, tâm hồn Việt được thể hiện như thế nào? Bài học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu nền văn minh Đại Việt ? Quốc gia Đại Việt được hình thành từ bao giờ? Đánh dấu bằng sự kiện gì nổi bật? ? Em hãy cho biết ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng? Sau đó giáo viên rút ra kết luận: "Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là cái mốc bản lề của lịch sử Việt Nam. nó chấm dứt vĩnh viễn nền thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kỳ độc lập thực sự và lâu dài của dân tộc ta". ? Vậy từ thế kỷ X-XVIII Quốc gia Đại Việt phát triển dưới các triều đại nào? ? Quốc gia Đại Việt phát triển mạnh nhất dưới thời kỳ nào? Giáo viên sử dụng băng thời gian: ? Vì sao được gọi là Văn Minh Đại Việt? ? Thời kỳ thịnh đạt nhất của văn minh Đại Việt dưới các triều đại nào ? ? Kinh đô gắn bó sâu sắc với văn minh Đại Việt là gì? ? Văn minh Đại Việt ra đời được kế thừa bởi những nhân tố nào? ? Vậy trên cơ sở thừa hưởng những nhân tố đó văn minh ĐạiViệt đã đạt được những thành tựu nào? ? Sau khi giành được chủ quyền Quốc gia Đại Việt hình thành một thiết chế Nhà nước như thế nào? ? Vậy em hiểu như thế nào là"Phong kiến quan liêu"? Sau đó giáo viên kết luận: "Vua có quyền tối cao, dưới vua là hệ thống quan văn, quan võ..." ? Đời sống vật chất của người Việt ? ? So sánh nền kinh tế văn minh Văn Lang - Âu Lạc và nền kinh tế Văn Minh Đại Việt? Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh về: công cụ, công tác thuỷ lợi kĩ thuật thâm canh tăng vụ Giáo viên mô tả một số nghề thủ công truyền thống ? Từ những thực tế về đời sống vật chất em hãy cho biết đời sống tinh thần của nền văn minh Đại Việt? ?Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nguồn gốc ra đời của đạo phật? Giáo viên đưa ra câu nói của Lê Quý Đôn: "Dân chúng quá nửa là sư sãi, trong nước không chỗ nào là không có chùa chiền" ? Tại sao Phật giáo lại phát triển mạnh nhất dưới thời Lý? (Giáo viên giải thích cho học sinh) Giáo viên sử dụng biểu tượng để cho học sinh thấy rõ sự ảnh hưởng của Phật giáo vào Việt Nam. ? ảnh hưởng từ Phật giáo văn minh Đại Việt đã đạt được những thành tựu gì nổi bật? Giáo viên lần lượt giới thiệu các kiến trúc qua các bức tranh. (Giáo viên có thể kể một số chuyện liên quan đến việc xây dựng trong cuốn: Lịch sử Việt Nam của Tôn Nữ Quỳnh Trân; Việt sử giai thoại - Nguyễn Khắc Thuần...) Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần chữ in nhỏ kết hợp một số câu chuyện kể và hỏi học sinh: ? Em hãy rút ra đặc điểm chung của các kiến trúc điêu khắc trên? ? Bên cạnh dòng văn hoá Phật giáo, Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của dòng văn hoá Nho giáo. Vậy Nho giáo có nguồn gốc từ đâu? Giáo viên phân tích cho học sinh thấy được sự ảnh hưởng của Nho giáo vào Việt Nam. ? ảnh hưởng từ Nho giáo có những thành tựu gì nổi bật? Giáo viên giới thiệu về Văn Miếu Quốc Tử Giám(Có tranh minh hoạ). ? Trên cơ sở chữ Hán, nhân dân ta đã sáng tạo ra loại chữ viết nào? Giáo viên giới thiệu chân dung của Nguyễn Trãi trong SGK. ? Việc sáng tạo ra chữ nôm có ý nghĩa như thế nào? ? Ngoài hai dòng văn hoá trên thì Văn Minh Đại Việt còn có dòng văn hoá nào? ? Kể tên một số trò chơi dân gian mà em biết? Giáo viên mô tả cho học sinh nghe về một số trò chơi: Đánh phết; múa rối nước.. Từ 3 dòng văn hoá trên em hãy rút ra nhận xét về mối liên hệ giữa chúng? ? Từ những thành tựu trên em hãy rút ra đặc điểm, vị trí của nền văn minh Đại Việt? ? Là người học sinh em phải có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ nền văn hoá truyền thống dân tộc? (Giáo viên gọi một số học sinh lên trình bày) 1. Khái quát tiến trình phát triển của lịch sử và văn minh Đại Việt. * Khái quát tiến trình phát triển. - Thế kỷ X-XI(Ngô, Đinh, Tiền, Lê) - Thế kỷ XI- XIV(Lý, Trần) - Thế kỷ XV - XVIII (Hậu Lê) Sơ kì Thịnh đạt Hậu kì X XI XV XVI - XVIII * Văn minh Đại Việt: - Văn minh Đại Việt ra đời và phát triển song song cùng với quốc gia Đại Việt - Thịnh đạt nhất dưới 2 triều Lý - Trần. - Kinh đô Thăng Long. - Văn minh Đại Việt ra đời là sự tổng hợp của 3 nhân tố: + Khôi phục nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc của người Việt cổ và phát triển một bước cao hơn. + ảnh hưởng của văn hoá Phương Bắc qua nghìn năm Bắc thuộc. + ảnh hưởng của văn hoá Chăm Pa phương Nam. 2. Thành tựu chủ yếu của văn minh Đại Việt: a. Thiết chế nhà nước - Hình thành một thiết chế nhà nước phong kiến quan liêu. - Bao trùm lên một hệ thống cộng đồng các làng xã. b. Đời sống vật chất: - Vẫn duy trì nền kinh tế nông nghiệp làng xã. Song phát triển quy mô lớn hơn, một trình độ kỹ thuật cao hơn. - Thủ công nghiệp phát triển nghề dệt, gốm. c. Đời sống tinh thần: Văn Minh Đại Việt đạt được nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ. Có 3 dòng văn hoá chính: *Văn hoá phật giáo - ảnh hưởng từ ấn Độ được truyền bá rộng rãi từ thế kỷ X trở thành quốc giáo dưới thời Lý. Bắc thuộc Lý XVI sau X XIV 1/2XIV XV - Thành tựu: Nổi bật với những kiểu kiến trúc điêu khắc chùa tháp như: chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh... => Thể hiện tính dân gian hoà nhập với thiên nhiên(Rồng, hoa sen, lá sen). * Văn hoá nho giáo: - Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc và Việt Nam từ thời Bắc thuộc Bắc thuộc XVI sau X XV - Thành tựu: + Kiến trúc: . Năm 1070, Nhà Lý xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử. . Năm 1075, Nhà Lý mở khoa thi. . Năm1076, lập Quốc Tử Giám + Chữ viết: gắn với đạo Nho, chữ Hán trở thành văn tự chính thức. + Nhân dân ta đã sáng tạo ra chữ Nôm(Tiêu biểu Lý Thường Kiệt, Chu Văn An, Nguyễn Trãi...) =>Mang tính tự tôn dân tộc. * Văn hoá dân gian - Trò chơi phổ biến trong các làng xã( Đánh phết, đua thuyền, múa rối nước, xăm mình...) => Nhận xét: Ba nền văn hoá có sự đan xen hoà quện tạo nên sự phát triển của văn minh Đại việt. 3. Đặc điểm và vị trí lịch sử của văn minh Đại Việt: - Đặc điểm: Nền văn hoá rực rỡ, phong phú, độc đáo của người Việt. - Vị trí: mang đậm bản sắc truyền thống, tính cách Việt, tâm hồn Việt và là nền tảng văn hoá Việt Nam. D. Củng cố - hướng dẫn - Quốc gia Đại Việt được hình thành từ bao giừo? - Văn Minh Đại Việt ra đời trên cơ sở thừa hưởng bởi những nhân tố nào? - Theo em thành tựu nổi bật nhất của Văn Minh Đại Việt là gì? Bài tập về nhà: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 - 15 dòng nói về suy nghĩ của em trong việc bảo vệ nền văn hoá truyền thống của dân tộc. III. Kết quả Qua trực tiếp giảng dạy tôi thấy việc xây dựng giáo án môn lịch sử theo phương pháp tích cực ở trường THPT đã mang lại hiệu quả thiết thực. Do có sự chuẩn bị chu đáo, sử dụng các phương pháp phù hợp nên giờ học đã tạo được sự tập trung chú ý, sự hứng thú học tập và bước đầu phát huy được tính tích cực và chủ động học tập của học sinh. Qua bài học các em không những nắm vững được kiến thức cơ bản mà còn hiểu được hoàn cảnh, nguyên nhân diễn biến và bài học lịch sử cần rút ra qua các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Từ đó giúp các em biết suy luận, tư duy giữa các sự kiện với nhau, hiểu được mối liên hệ giữa các sự kiện hiện tượng. Thời gian đầu của năm học 2004 - 2005. Do mới bước vào nghề nên tôi còn nhiều bỡ ngỡ, trong việc tìm hiểu thiết kế bài giảng. qua giảng dậy thấy học sinh khó nhớ sự kiện, kiểm tra nhiều trường hợp còn chưa nắm chắc kiến thức cơ bản. Các em chưa có kỹ năng nhận xét, suy luận, thậm chí một số em sợ họclịch sử vì nhiều sự kiện quá không nhớ nổi. Kiểm tra một tiết cả khối 10 chỉ chiếm 10% đạt giỏi,có 25% không đạt yêu cầu. Từ khi chú ý thiết kế và chuẩn bị kĩ giáo án, phối hợp chặt chẽ giữa các phương pháp bộ môn. Tôi thấy không khí học tập đã có sự chuyển biến rõ rệt. Các em học sinh đã hứng thú học tập. Kết quả học tập của các em nâng lên rõ rệt qua từng thời kỳ kiểm tra. Cuối kỳ học 100% đạt yêu cầu, đã có 25% đạt loại giỏi. Thậm chí sau một số giờ học các em học sinh còn hăng hái hỏi thêm giáo viên về những vấn đề có liên quan đến bài học mà sách giáo khoa chưa nêu hết. Với sự yêu thích bộ môn như vậy tôi nghĩ chất lượng dạy học được nâng cao cũng là một tất yếu. Phần 3: Kết luận Việc soạn giáo án trong dạy học lịch sử là một khâu quan trọng trong hệ thống kĩ năng dạy học của người giáo viên. Vậy soạn như thế nào để có hiệu quả. Qua thực tiễn giảng dạy tôi đã rút ra mấy vấn đề sau của bài lên lớp: 1. Biết bắt đầu bài học: Bắt đầu hợp lý một bài học có ý nghĩa quan trọng đốivới việc đảm bảo hiệu quả đối với giờ lên lớp. Cần bắt đầu bài học sao cho thu hút được sự chú ý, hứng thú của học sinh. Thông thường để bắt đầu bài học giáo viên nên chú ý tới: - Những kiến thức học sinh đã có. - Kiến thức nội dung bài sắp học. Từ đó giáo viên tìm cách khêu gợi động lực học tập của học sinh thông qua cách đặt vấn đề vào bài mới. 2. Biết thông báo một cách sáng sủa: Thông báo sáng sủa có quan hệ mật thiết với kết quả học tập của học sinh. Thông báo sáng sủa trong dạy học tức là giáo viên biết giảng giải một cách rõ ràng, mạch lạc nội dung học tập cho học sinh. Cụ thể: - Giảng những điều mà các em hiểu được. - Giảng những điều mà các em cần biết. - Dạy tốc độ thích hợp với chủ đề và sát với trình độ học sinh. - Biết nhấn mạnh vào trọng tâm và vấn đề khó đối với học sinh. - Biết sắp xếp thời gian và tạo cơ hội cho cả lớp cùng suy nghĩ làm việc. - Biết phân phối thời gian hợp lý trong tiết dạy. 3. Biết đặt câu hỏi và nhận xét câu trả lời của học sinh 4. Biết chọn phương pháp dạy học thích hợp. 5. Biết kết thúc vào bài học Kết thúc bài học đúng đắn có tác dụng củng cố khắc sâu điều vừa học. Do vậy giáo viên cần phải biết giành thời gian cần thiết để kết thúc bài học. Trên đây là những suy nghĩ và việc làm của tôi trong phong trào đúc rút kinh nghiệm. Do thời gian có hạn, đề tài nghiên cứu không tránh khỏi còn nhiều hạn chế. Rất mong được sự đóng góp xây dựng của các bạn đồng nghiệp để việc soạn giáo án bộ môn lịch sử THPT của tôi thật sự mang lại hiệu quả trong quá trình dạy - học.
File đính kèm:
- Sang_kien_kinh_nghiem.doc