Sáng kiến kinh nghiệm Sáng tạo bài toán đồ thị trong chương trình Vật lí 12, bằng phần mềm Geogebra

Geogebra dùng để vẽ các hình học đơn giản như điểm, đoạn thẳng, đường

thẳng. Đặc điểm quan trọng nhất của phần mềm Geogebra là khả năng tạo ra sự

gắn kết giữa các đối tượng hình học. Đặc điểm này giúp cho phần mềm có thể vẽ

được hình rất chính xác và có khả năng tương tác như chuyển động nhưng vẫn giữ

được mối quan hệ giữa các đối tượng. Hơn nữa Geogebra cũng có thể nhập và thao

tác với phương trình và tọa độ, cũng như tạo các điểm, đường thẳng, véc-tơ, đường

cô-níc, đồ thị tất cả các loại hàm số. Geogebra cũng cho phép người dùng đưa vào

một số câu lệnh như Root hoặc Sequence giúp giải các phương trình phức tạp một

cách đơn giản và dễ dàng hơn.

Với tất cả những đặc điểm trên, Geogebra hiện đang là một trong những

phần mềm toán học được yêu thích nhất trên thế giới và đã nhận được nhiều giải

thưởng quý giá. Nó đã mang lại những cải tiến vượt bậc và hỗ trợ đắc lực trong

quá trình giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trên toàn thế giới.

pdf68 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2137 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sáng tạo bài toán đồ thị trong chương trình Vật lí 12, bằng phần mềm Geogebra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g như hình 
vẽ. Xác định L để URC đạt giá trị cực đại. 
Tìm giá trị cực đại đó. 
A. RCmax
0,7
L H,U 125V. 
 
B. RCmax
0,15
L H,U 125V. 

C. RCmax
0,15
L H,U 135V. 
 
D. RCmax
0,8
L H,U 145V. 

Bài 41: Đặt điện áp u = U0cosωt 
(U0, ω không đổi) vào đoạn mạch mắc 
nối tiếp gồm điện trở R, tụ điện có điện 
dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm 
L thay đổi. Hình vẽ bên là đồ thị biểu 
diễn sự phụ thuộc của điện áp hiệu dụng 
UL giữa hai đầu cuộn cảm và hệ số công 
suất cosφ của đoạn mạch theo giá trị của 
độ tự cảm L. Giá trị của U0 gần nhất với giá trị nào sau đây? 
A. 240 V. B. 165 V. C. 220 V. D. 185 V. 
Bài 42: Rô to của một máy phát 
điện xoay chiều một pha có 4 cực từ và 
quay với tốc độ n vòng/phút. Hai cực 
phần ứng của máy mắc với một tụ điện 
có điện dung C = 10 μF. Điện trở trong 
của máy không đáng kể. Đồ thị biểu 
diễn sự biến thiên của cường độ dòng 
điện hiệu dụng I qua tụ theo tốc độ quay 
của rô to khi tốc độ quay của rô to biến thiên liên tục từ n1 = 150 vòng/phút đến 
n2 = 1500 vòng/phút. Biết rằng với tốc độ quay 1500 vòng/phút thì suất điện động 
hiệu dụng giữa hai cực máy phát tương ứng là E. Giá trị E là 
A. 400 V. B. 100 V. C. 200 V. D. 300 V. 
 56 
Bài 43: Đoạn mạch xoay chiều AB 
gồm: Đoạn mạch AM chứa điện trở thuần 
R = 90 Ω và tụ điện có điện 
dung 
1
C mF
9


 mắc nối tiếp, đoạn mạch 
MB là hộp X chứa 2 trong 3 phần tử (điện 
trở thuần R0; cuộn cảm thuần có độ tự cảm 
L0, tụ điện có điện dung C0) mắc nối tiếp. Khi đặt vào hai đầu AB một điện áp 
xoay chiều có tần số 50 Hz thì ta được đồ thị sự phụ thuộc của uAM và uMB thời 
gian như hình vẽ. Giá trị của các phần tử chứa trong hộp X là 
A. R0 = 60 Ω, L0 = 165 mH. B. R0 = 30 Ω, L0 = 95,5 mH. 
C. R0 = 30 Ω, C0 = 106 μF. D. R0 = 60 Ω, C0 = 61,3 μF. 
Bài 44: Đặt điện áp 
 u U 2 cos t  (U và ω không đổi) vào 
hai đầu đoạn mạch gồm điện trở có giá trị 
a Ω, tụ điện có điện dung C và cuộn thuần 
cảm có hệ số tự cảm L mắc nối tiếp. Biết 
V, L thay đổi được. Hình vẽ bên mô tả đồ 
thị của điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ 
điện, điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm và công suất tiêu thụ điện năng của 
toàn mạch theo cảm kháng. M và N lần lượt là hai đỉnh của đồ thị (1) và (2). Giá trị 
của a bằng 
A. 30. B. 50. C. 40. D. 60. 
Bài 45: Nối hai cực của máy 
phát điện xoay chiều một pha vào hai 
đầu một cuộn dây không thuần cảm có 
điện trở r = 10π Ω và độ tự cảm L. Biết 
rôto của máy phát có một cặp cực, 
stato của máy phát có 20 vòng dây và 
điện trở thuần của cuộn dây là không 
đáng kể. Cường độ dòng điện trong 
mạch được đo bằng đồng hồ đo điện đa năng hiện số. Kết quả thực nghiệm thu 
được như đồ thị trên hình vẽ. Giá trị của L là 
A. 0,25 H. B. 0,30 H. C. 0,20 H. D. 0,35 H. 
 57 
Bài 46: Để đo 
suất điện động và điện 
trở trong của một cục 
pin, một nhóm học sinh 
đã mắc sơ đồ mạch điện 
như hình (H1). Số chỉ 
của vôn kế và ampe kế 
ứng với mỗi lần đo 
được được cho trên hình vẽ (H2). Nhóm học sinh này tính được giá trị suất điện 
động E và điện trở trong r của pin là 
A. E = 1,50 V; r = 0,8 Ω. B. E = 1,49 V; r = 1,0 Ω. 
C. E = 1,50 V; r = 1,0 Ω. D. E = 1,49 V; r = 1,2 Ω. 
Bài 47: Mạch điện gồm điện trở thuần R 
nối tiếp với hộp đen X và hộp đen Y. Biết X, Y 
là hai hộp có trở kháng phụ thuộc vào tần số như 
hình vẽ. Hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu đoạn 
mạch là không đổi và bằng 210V. Khi thay đổi 
tần số dòng điện thì công suất tiêu thụ điện năng 
lớn nhất của mạch điện là 200W và khi đó điện ? 
áp trên X là 60V. Khi đưa tần số mạch điện tới giá trị là 50Hz thì công suất của 
mạch gần giá trị nào nhất 
A. 164,3 W B. 173,3 W C. 143,6 W D. 179,4 W 
Bài 48: Đặt điện áp 
u = U0.cosωt vào hai đầu đoạn mạch 
như hình vẽ, trong đó điện trở R và 
cuộn cảm thuần L không đổi, tụ điện C 
có điện dung thay đổi được. Sự phụ 
thuộc của số chỉ vôn kế V1 và V2 theo 
điện dung C được biểu diễn như đồ thị 
hình bên. Biết U3 = 2U2. Tỉ số U4/U1 là 
A. 3/2 B. 
4 5
3
 C. 
4 3
3
 D. 5/2 
Bài 49: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị 
hiệu dụng không đổi nhưng tần số thay đổi 
được vào hai đầu đoạn mạch AB mắc nối tiếp 
gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, điện 
trở R và tụ điện có điện dung C. Hình vẽ bên là 
đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện áp hiệu 
dụng trên L và điện áp hiệu dụng trên đoạn RC 
theo giá trị tần số góc ω. Nếu tần số cộng 
hưởng của mạch là 180 Hz thì giá trị f1 gần nhất với giá trị nào sau đây? 
A. 335 Hz. B. 168 Hz. C. 212 Hz. D. 150 Hz. 
 58 
Bài 50: Đặt điện áp xoay chiều có giá 
trị hiệu dụng không đổi nhưng tần số thay 
đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm điện 
trở R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện mắc 
nối tiếp. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự 
phụ thuộc của điện áp hiệu dụng trên RL và 
điện áp hiệu dụng trên R theo giá trị tần số 
góc ω. Nếu x = 1,038y thì y gần nhất với giá 
trị nào sau đây? 
A. 140 V. B. 141 V. C. 145 V. D. 138 V. 
Bài 51: Đặt điện áp xoay chiều có giá 
trị hiệu dụng U không đổi nhưng tần số thay 
đổi được vào hai đầu đoạn mạch AB mắc 
nối tiếp gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự 
cảm L, điện trở R và tụ điện có điện dung C. 
Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc 
của điện áp hiệu dụng trên đoạn RL theo giá 
trị tần số góc ω. Giá trị R2C/L gần nhất với 
giá trị nào sau đây? 
A. 0,625. B. 1,312. C. 1,326. D. 0,615. 
Bài 52: Đặt điện áp xoay chiều có giá 
trị hiệu dụng U không đổi nhưng tần số thay 
đổi được vào hai đầu đoạn mạch AB mắc nối 
tiếp gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 
L, điện trở R và tụ điện có điện dung C. Hình 
vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của 
điện áp hiệu dụng trên đoạn RL và điện áp 
hiệu dụng trên L theo giá trị tần số góc ω. 
Khi ω = y hệ số công suất của đoạn mạch 
AB gần nhất với giá trị nào sau đây? 
A. 0,9625. B. 0,8312. C. 0,8265. D. 0,9025. 
Bài 53: Lần lượt đặt vào 2 đầu 
đoạn mạch xoay chiều RLC (R là biến 
trở, L thuần cảm) các điện áp xoay 
chiều: u1 = 3acos(ω1t + π) (V) và u2 = 
2a√3cos(ω2t - π/2) (V) thì đồ thị công 
suất toàn mạch theo biến trở R như 
hình vẽ (đường 1 là của u1 và đường 2 
là của u2). Giá trị của x là: 
A. 37,5√2 B. 80√2 C. 80. D. 55. 
 59 
Bài 54: Đặt điện áp xoay chiều 
có giá trị hiệu dụng và tần số không 
đổi vào hai đầu đoạn mạch AB mắc 
nối tiếp theo thứ tự gồm cuộn cảm 
thuần có cảm kháng ZL, điện trở R và 
tụ điện có dung kháng ZC thay đổi 
được. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn 
sự phụ thuộc của điện áp hiệu dụng 
trên đoạn RC theo ZC. Giá trị Ux gần 
nhất với giá trị nào sau đây? 
A. 245 V. B. 210 V. C. 200 V. D. 240 V. 
Bài 55: Đặt điện áp xoay chiều có 
giá trị hiệu dụng U không đổi nhưng tần số 
thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm 
điện trở R, cuộn dây thuần cảm có độ tự 
cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối 
tiếp. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ 
thuộc của điện áp hiệu dụng trên đoạn RL 
và điện áp hiệu dụng trên L theo giá trị tần 
số góc ω. Biết y2 - x2 = 99 (rad2/s2). Giá trị 
ω để điện áp hiệu dụng trên R cực đại gần nhất với giá trị nào sau đây? 
A. 30 rad. B. 21 rad. C. 25 rad. D. 19 rad. 
Bài 56: Đặt điện áp xoay chiều có 
giá trị hiệu dụng U không đổi nhưng tần 
số thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch 
gồm điện trở R = 1,5 Ω, cuộn dây thuần 
cảm L và tụ điện mắc nối tiếp. Hình vẽ 
bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của 
điện áp hiệu dụng trên L và bình phương 
hệ số công suất cos2φ của đoạn mạch theo 
giá trị tần số góc ω. Khi đặt điện áp 
u = 2U 2 cos100πt (V) mạch tiêu thụ công suất có giá trị gần nhất với giá trị nào 
sau đây? 
A. 1,2 W. B. 5,2 W. C. 1,3 W. D. 5,3 W. 
 60 
Bài 57: Đặt điện áp xoay chiều có 
giá trị hiệu dụng U không đổi nhưng tần số 
f thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch AB 
mắc nối tiếp gồm cuộn dây thuần cảm có 
độ tự cảm L, điện trở R và tụ điện có điện 
dung C. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự 
phụ thuộc của điện áp hiệu dụng trên L theo 
giá trị tần số góc ω. Lần lượt cho ω = x, ω 
= y và ω = z thì mạch AB tiêu thụ công suất 
lần lượt là P1, P2 và P3. Nếu (P1 + P3) = 195 
W thì P2 gần nhất với giá trị nào sau đây? 
A. 158 W. B. 163 W. C. 125 W. D. 135 W. 
Bài 58: Đặt điện áp xoay chiều có 
giá trị hiệu dụng U không đổi nhưng tần 
số thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch 
gồm điện trở R, cuộn dây thuần cảm L và 
tụ điện mắc nối tiếp. Hình vẽ bên là đồ 
thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện áp 
hiệu dụng trên L và bình phương hệ số 
công suất cos2φ của đoạn mạch theo giá 
trị tần số góc ω. Giá trị U gần nhất với 
giá trị nào sau đây? 
A. 1,5 V. B. 1,6 V. C. 1,3 V. D. 11,2 V. 
Bài 59: Đặt điện áp xoay chiều có 
giá trị hiệu dụng U không đổi nhưng tần 
số thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch 
gồm, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 
L, điện trở R và tụ điện có điện dung C 
mắc nối tiếp. Hình vẽ bên là đồ thị biểu 
diễn sự phụ thuộc của điện áp hiệu dụng 
trên đoạn RC và điện áp hiệu dụng trên L 
theo giá trị tần số góc ω. Tỉ số y/x gần 
nhất với giá trị nào sau đây? 
A. 1,34. B. 1,25. C. 1,44. D. 1,38. 
 61 
5. Bài tập phần vật lí hạt nhân 
Bài 60: Hạt nhân mẹ X phóng xạ tạo 
thành hạt nhân con Y. Sự phụ thuộc số hạt 
nhân X và Y theo thời gian được cho bởi đồ 
thị. Tỷ số hạt nhân Y
X
N
N
 tại thời điểm t0 gần 
giá trị nào nhất sau đây? 
A. 9,3. B. 7,5. 
C. 8,4. D. 6,8. 
Bài 61: Hạt nhân X phóng xạ α để tạo 
thành hạt nhân Y bền theo phương trình. 
Người ta nghiên cứu một mẫu chất, sự phụ 
thuộc của số hạt nhân X(NX) và số hạt nhân 
Y(NY) trong mẫu chất đó theo thời gian đo 
được như trên đồ thị.Hạt nhân X có chu kỳ 
bán rã bằng 
A. 16 ngày B. 12 ngày 
C. 10 ngày D. 8 ngày 
 Bài 62: Một nhà vật lý hạt nhân làm 
thí nghiệm xác định chu kì bán rã (T) của 
một chất phóng xạ bằng cách dùng máy đếm 
xung để đo tỉ lệ giữa số hạt bị phân rã (ΔN) 
và số hạt ban đầu (N0). Giá trị của T là 
A. 138 ngày. 
B. 5,6 ngày. 
C. 3,8 ngày. 
D. 8,9 
V. Thực nghiệm sư phạm 
1. Mục đích thực nghiệm sư phạm 
Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá giả thuyết khoa học của đề tài “Sáng tạo 
bài toán đồ thị trong chương trình Vật lí 12 bằng phần mềm Geogebra” giúp giáo 
viên dễ dàng biên soạn, nhân bản cũng như sáng tạo mới các bài toán đồ thị. Cụ thể: 
 + Có giúp giáo viên dễ dàng vẽ đồ thị vật lí chính xác trong thời gian ngắn 
hay không? 
 62 
+ Giáo viên có tự tạo được file đồ thị để sử dụng lâu dài cho quá trình biên 
tập đề hay không? 
+ Giáo viên có thể vận dụng thư viện đồ thị cơ bản để sáng tạo những bài 
toán mới hay không? 
+ Áp dụng đề tài có thúc đẩy qúa trình dạy và học bài toán đồ thị hiệu quả 
hơn không? 
2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm 
* Đối tượng: Giáo viên các trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, THPT Hà 
Huy Tập và trường THPT Đô Lương 1, tỉnh Nghệ An. 
* Thời gian thực nghiệm: Từ ngày 18/10/2018 đến ngày 8/1/2019 
3. Kết quả thực nghiệm sư phạm 
3.1. Mô tả diễn biến thực nghiệm 
- Tại mỗi đơn vị được lựa chọn tiến hành thực nghiệm sư phạm, lấy ngẫu 
nhiên một số giáo viên để hướng dẫn áp dụng đề tài và 02 giáo viên không áp dụng 
đề tài để đối chứng. 
- Hướng dẫn các giáo viên áp dụng đề tài một cách chi tiết, sau thời gian một 
buổi thì thấy 100% giáo viên được hướng dẫn đều có thể dùng thư viện có sẵn 
trong để tài để nhân bản bài tập. 
Sau thời gian 3 ngày thì các giáo viên có thể tự tạo file đồ thị của riêng mình 
để bổ sung vào thư viện đồ thị. 
Sau 5 ngày các giáo viên có thể vận dụng để sáng tạo bài toán mới theo ý 
tưởng của mình. 
- Sau khi áp dụng đề tài nhận thấy các giáo viên rất tự tin trong việc ra đề bài 
tập đồ thị cũng như giảng dạy phần đồ thị cho học sinh. Học sinh cũng được cải 
thiện rõ rệt về khả năng giải toán đồ thị nhờ có hệ thống bài tập đa dạng và mới mẻ 
của giáo viên. 
- Đối chứng với giáo viên không sử dụng đề tài thì thấy các giáo viên vẫn có 
thể vẽ đồ thị bằng một phần mềm khác, tuy nhiên mất rất nhiều thời gian và khó 
khăn khi vẽ. Còn việc sáng tạo bài mới cho học sinh giáo viên không thực hiện 
được dẫn đến tâm lý ngại dạy phần bài toán đồ thị. Và đương nhiên hệ quả là làm 
học sinh cũng yếu về khả năng giải bài toán đồ thị. 
 63 
3.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm 
Sau khi sử dụng đề tài vào thực nghiệm giảng dạy, thu được kết quả như 
sau: 
Phiếu khảo sát ý kiến của giáo viên sau khi áp dụng đề tài 
Họ và tên giáo viên:.................................................... Trường....................... 
Nội dung đánh giá 
Dễ thực 
hiện và 
có hiệu 
quả 
Khó thực 
hiện và 
hiệu quả 
không 
cao 
Tiếp tục 
thực 
hiện và 
nhân 
rộng 
Không 
tiếp tục 
sử 
dụng 
Tiếp 
tục sử 
dụng 
và có 
cải tiến 
Câu hỏi: Thầy/cô có nhận 
xét gì sau khi dùng phần 
mềm Geogebra để sáng tạo 
bài tập đồ thị vật lí theo 
cách của đề tài đưa ra? 
Kết quả khảo sát ý kiến của giáo viên sau khi áp dụng đề tài 
Trường 
Năm 
học 
Kết quả 
Dễ thực 
hiện và 
có hiệu 
quả 
Khó thực 
hiện và 
hiệu quả 
không cao 
Tiếp tục 
thực hiện 
và nhân 
rộng 
Không tiếp 
tục sử 
dụng 
Sử dụng 
có cải 
tiến 
THPT Lê 
Đô lương 
1 
2018-
2019 
7/7 
100% 
0/ 
0% 
6/7 
85% 
0/7 
0% 
1/7 
15% 
THPT 
Hà Huy 
Tập 
2018-
2019 
6/6 
100% 
0/6 
0 % 
6/6 
100% 
0/6 
0% 
0/6 
0% 
THPT 
Huỳnh 
Thúc 
2018-
2019 
8/8 
100% 
0/8 
0% 
6/8 
75% 
0/10 
0% 
2/8 
25% 
Sau khi triển khai đề tài cho giáo viên áp dụng trong thời gian 2 tháng thì 
quay lại khảo sát ý kiến của học sinh ở các lớp có giáo viên áp dụng đề tài dạy học 
và khảo sát với lớp đối chứng (Giáo viên dạy của lớp không áp dụng đề tài). 
 64 
Phiếu khảo sát học sinh 
Họ và tên học sinh:  
Lớp: Trường:  
 Nội dung đánh giá 
Không 
quan 
tâm 
Không 
tự tin 
Khá 
tự tin 
Tự tin 
Câu hỏi: Em có cảm nhận như 
thế nào khi giải các bài toán đồ 
thị trong khoảng thời gian gần 
đây ? 
Kết quả khảo sát học sinh. 
- Các lớp giáo viên dạy không áp dụng đề tài. 
Trườn THPT 
Không 
quan 
tâm 
Không 
tự tin 
Khá 
tự tin Tự tin 
Đô Lương 1 30% 50% 15,5% 4,5% 
Hà Huy Tập 37% 51% 10% 2% 
Huỳnh Thúc Kháng 25% 50% 21% 4% 
- Các lớp có giáo viên dạy áp dụng đề tài. 
Trườn THPT 
Không 
quan 
tâm 
Không 
tự tin 
Khá 
tự tin Tự tin 
Đô Lương 1 10% 20% 49% 11% 
Hà Huy Tập 20% 32% 40% 8% 
Huỳnh Thúc Kháng 8% 24% 55% 13% 
3.3. Phân tích kết quả khảo sát 
Về phía học sinh 
Qua số liệu thống kê ở các trường tại một số lớp cụ thể, với việc giáo viên 
áp dụng Geogebra để xây dựng hệ thống bài tập hỗ trợ giảng dạy thì đã tạo ra được 
hệ thống bài tập đồ hợp lý hơn, đa dạng hơn, tạo cơ hội cho học sinh được rèn 
luyện nhiều hơn dẫn đến làm chủ trong việc hình thành kiến thức - kĩ năng, phát 
triển khả năng sáng tạo, vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học vào các bài toán 
 65 
cụ thể. Với những lớp không áp dụng đề tài, thì mức độ tiếp cận bài tập ít hơn 
nhiều, hệ thống bài tập không đa dạng dẫn đến học sinh ít được rèn luyện nên khả 
năng xử lý bài toán đồ thị kém, dần dần nhiều học sinh mất tự tin và sợ phải giải 
bài toán đồ thị. 
Về phía giáo viên 
Phần lớn các giáo viên áp dụng phương pháp này đều thống nhất cao và 
đồng thuận ý kiến tiếp tục sử dụng và nhân rộng hơn. 
Như vậy, qua kết quả trên cho thấy hiện nay công nghệ hỗ trợ giảng dạy rất 
nhiều nhưng vấn đề là khả năng tiếp cận công nghệ của giáo viên còn hạn chế cũng 
như vận dụng công nghệ thế nào cho phù hợp với thực tế dạy học của bộ môn là 
điều chúng ta cần quan tâm. Khi giáo viên biết cách vận dụng công nghệ linh hoạt 
phù hợp để hỗ trợ dạy học thì hiệu quả mang lại là rất lớn hơn nữa còn giải phóng 
đáng kể về mặt thời gian và sức lao động. Với những kết quả đó, tôi có thể khẳng 
định rằng việc sử dụng Geogebra để hỗ trợ sáng tạo bài toán đồ thị vật lí đã thực sự 
góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí, nâng cao chất lượng 
dạy học cũng như tạo được hứng thú và niềm đam mê đối với học sinh trong việc 
giải bài toán đồ thị vật lí. Về phía giáo viên sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề vẽ 
đồ thị khó khăn và mất thời gian, hệ thống bài tập đồ thị sẽ đa dạng và mới hơn. 
 66 
PHẦN III: KẾT LUẬN 
I. Những đóng góp của đề tài 
Đề tài đã đưa ra được hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm Gegebra, 
tạo được một hệ thống file đồ thị vật lí cơ bản trong chương trình vật lí 12, 
hướng dẫn giáo viên cách tạo một file đồ thị để bổ sung vào thư viện đồ thị, 
hướng dẫn chi tiết và minh họa cụ thể cách dùng thư viện đồ thị để sáng tạo, 
thiết kế một bài toán đồ thị. 
Về mặt công nghệ, đề tài đã đơn giản hóa việc dùng phần mềm Geogebra 
phù hợp với bộ môn vật lí. 
Việc tạo ra thư viện file đồ thị cơ bản giúp giáo viên dễ dàng sử dụng, không 
cần mất thời gian nhập lệnh, không cần căn chỉnh mà lại nhanh chóng có đồ thị 
mong muốn cho bài toán. 
Giáo viên cũng có thể tự mình làm phong phú thêm thư viện đồ thị để sử 
dụng lâu dài trong quá trình dạy học. 
Đặc biệt hơn, việc thiết kế một bài toán đồ thị mới khá phức tạp thì giờ đây, 
khi sử dụng Gegebra đúng cách kết hợp kiến thức lí thuyết của giáo viên thì thiết 
kế và sáng tạo mới bài toán đồ thị vật lí không còn khó khăn nữa. 
Chính vì những lí do trên mà có thể kết luận đề tài đã mang lại tính hiệu 
quả, thời sự rõ rệt. Đề tài đã đáp ứng được những nhu cầu đổi mới trong dạy và 
học ở môn Vật lí nói riêng và trong giáo dục nói chung. Tháo gỡ khó khăn cho 
giáo viên trong dạy học, giải phóng đáng kể sức lao động tạo điều kiện tốt hơn 
cho dạy học. Và hơn nữa là sức sáng tạo của giáo viên và học sinh có cơ hội thể 
hiện trọn vẹn hơn. 
Như vậy, đề tài mà tôi trình bày đã đáp ứng được tính mới, tính sáng tạo, 
tính hiệu quả và tính khả thi của một sáng kiến kinh nghiệm. 
II. Một số kiến nghị, đề xuất 
1. Với các cấp quản lí giáo dục 
Việc ứng dụng công nghệ vào dạy học nói chung và phần mềm Geogebra 
nói riêng là thực sự cần thiết. Nhưng thực tế việc tiếp cận công nghệ và tự học hỏi 
để sử dụng thành thạo, sử dụng hợp lí và hiệu quả công nghệ vào dạy học của giáo 
viên còn hạn chế. Chính vì vậy các cấp quản lý cần quan tâm hơn đến việc áp dụng 
công nghệ cụ thể cho từng bộ môn như cung cấp phần mềm tập huấn sử dụng và 
khuyến khích sáng tạo. Geogebra là phần mềm nhiều giáo viên đã biết đến, nhưng 
sử dụng nó thế nào là phù hợp và hiệu quả thì rất ít người làm được. Do đó, rất 
mong các cấp quản lý phổ biến rộng rãi, tập huấn sử dụng để giáo viên vận dụng 
đề tài một cách hiệu quả nhất. 
 67 
2. Với nhà trường 
Để áp dụng đề tài “Sáng tạo bài toán đồ thị trong chương trình vật lí 12, 
bằng phần mềm Geogebra” đạt hiệu quả, kính mong nhà trường tạo điều kiện để 
tổ chuyên môn tổ chức các buổi chuyên đề học tập để nâng cao khả năng vận dụng 
công nghệ vào dạy học phù hợp và hiệu quả. Thúc đẩy phong trào tự học, tự sáng 
tạo và tự phát triển của giáo viên trong hội đồng sư phạm nhà trường. 
Trên đây là nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi. Những 
gì tôi trình bày trong đề tài là sự nghiên cứu tìm tòi và vận dụng vào thực tiễn 
trong một thời gian dài và thực sự đã mang lại những hiệu quả rất thiết thực góp 
phần vào việc ứng dụng công nghệ vào dạy học các bài toán đồ thị vật lí. Tuy 
nhiên, để tài sẽ còn những chỗ chưa thật sự phát huy hết sức mạnh của công nghệ 
cũng như sự tường minh chi tiết hơn của cách sử dụng. Việc hiểu và vận dụng tốt ý 
tưởng đề tài chỉ có thể đạt được tốt nhất khi giáo viên áp dụng được trực tiếp 
hướng dẫn và tập huấn. Tôi rất mong muốn nhận được những góp ý từ các bạn 
đồng nghiệp, Hội đồng khoa học các cấp và bạn bè chia sẻ, bổ sung để đề tài có thể 
hoàn thiện hơn. 
Xin chân thành cảm ơn! 
 Vinh, tháng 4 năm 2019 
 Người viết 
 Lê Hữu Hiếu 
 68 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Các đề thi Đại học - Cao Đẳng, THPT Quốc Gia môn Vật lí của Bộ GD - ĐT. 
2. Tạp chí Vật lí tuổi trẻ, NXB Giáo dục. 
3. Công phá vật lí 3 - Tăng Hải Tuân, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 
4. Đề thi thử THPT Quốc Gia các trường trong cả nước. 
5. Công phá đề thi THPT Quốc Gia 2019 - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfvideo_56.pdf
Sáng Kiến Liên Quan