Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến dạy kỹ năng nói trong lớp học giao tiếp

Cũng như các giáo trình tiếng Anh giao tiếp khác, KnowHow là giáo trình tiếng Anh giao tiếp bổ ích và phù hợp với các học viên có nhu cầu sử dụng tiếng Anh trong công việc. Giáo trình phù hợp với các đối tượng học viên từ cơ bản đến nâng cao và được biện soạn theo văn hóa xã hội Mỹ. Vì vậy giáo trình này giúp học viên giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp và giúp ích rất nhiều trong các kỳ thi chứng chỉ quốc gia và quốc tế.

Tuy nhiên, mỗi đơn vị bài học (Unit) bao gồm 10 (hoặc 11) đề mục nhỏ, vì thế việc phân chia các tiết học cho phù hợp với các đề mục là việc khó đối với giáo viên. Hơn nữa, các tiết dạy nói (Speaking) nội dung lại rất cô động và liên hệ với đề mục khác. Giáo viên và học viên đều bối rối với tiết nói (Speaking) này. Bản thân đã và đang dạy lớp giao tiếp theo giáo trình nhiều khóa, và rút ra được kinh nghiệm phân các tiết dạy (Lesson) trong một đơn vị bài học (Unit) cho phù hợp với tình hình học viên của lớp và thời gian của từng khóa. “Sáng kiến dạy kỹ năng nói trong lớp học giao tiếp” là bản thân đúc kết được trong quá trình dạy các lớp giao tiếp theo giáo trình này. Nó có thể giúp ích cho các đối tượng học tiếng Anh giao tiếp và giáo viên khi sử dụng giáo trình này dạy các lớp giao tiếp.

 

doc7 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 2293 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến dạy kỹ năng nói trong lớp học giao tiếp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Sáng kiến dạy kỹ năng nói trong lớp học giao tiếp”
***
I. Lĩnh vực: Giảng dạy bộ môn tiếng Anh
II. Mục đích, yêu cầu của sáng kiến
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
Cũng như các giáo trình tiếng Anh giao tiếp khác, KnowHow là giáo trình tiếng Anh giao tiếp bổ ích và phù hợp với các học viên có nhu cầu sử dụng tiếng Anh trong công việc. Giáo trình phù hợp với các đối tượng học viên từ cơ bản đến nâng cao và được biện soạn theo văn hóa xã hội Mỹ. Vì vậy giáo trình này giúp học viên giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp và giúp ích rất nhiều trong các kỳ thi chứng chỉ quốc gia và quốc tế. 
Tuy nhiên, mỗi đơn vị bài học (Unit) bao gồm 10 (hoặc 11) đề mục nhỏ, vì thế việc phân chia các tiết học cho phù hợp với các đề mục là việc khó đối với giáo viên. Hơn nữa, các tiết dạy nói (Speaking) nội dung lại rất cô động và liên hệ với đề mục khác. Giáo viên và học viên đều bối rối với tiết nói (Speaking) này. Bản thân đã và đang dạy lớp giao tiếp theo giáo trình nhiều khóa, và rút ra được kinh nghiệm phân các tiết dạy (Lesson) trong một đơn vị bài học (Unit) cho phù hợp với tình hình học viên của lớp và thời gian của từng khóa. “Sáng kiến dạy kỹ năng nói trong lớp học giao tiếp” là bản thân đúc kết được trong quá trình dạy các lớp giao tiếp theo giáo trình này. Nó có thể giúp ích cho các đối tượng học tiếng Anh giao tiếp và giáo viên khi sử dụng giáo trình này dạy các lớp giao tiếp.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
Tiếng Anh là một ngôn ngữ giao tiếp trên toàn thế giới hiện nay. Rất nhiều học viên là học sinh phổ thông, sinh viên các trường, người đi làm và thậm chí là người lớn tuổi. Tất cả học viên thích học để giao tiếp được bằng tiếng Anh. Học viên học tiếng Anh ở các trung tâm ngoại ngữ ngày càng đông, tuy nhiên không phải tất cả đều thành công sau khi tham gia các lớp tiếng Anh giao tiếp. Nguyên nhân là do học viên chỉ sử dụng tiếng Anh ở các lớp giao tiếp và không sử dụng lúc ở nhà cũng như lúc làm việc, địa phương thiếu môi trường ngôn ngữ giao tiếp tiếng Anh nên việc thực hành giao tiếp bằng tiếng Anh là không thể và học viên sẽ quên dần kiến thức đã học ở lớp  Vấn đề đặt ra là: làm thế nào để học viên có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh.
3. Nội dung sáng kiến
3.1. Định hướng các tiết (Lesson) trong một đơn vị bài học (Unit):
Mỗi unit bao gồm từ 10 đến 11 đề mục nhỏ (Language in Action, Sentence Stress, Focus on Grammar, In Conversation, Reading, Writing, Vocabulary, Listening, Speaking). Đôi khi mỗi unit có cả 2 phần Focus on Grammar hoặc 2 phần Speaking hoặc 2 phần Reading. Vì thế, việc phân phối các lesson trong unit cho phù hợp là khó khăn cho giáo viên. Trong thực tế giáo viên khi dạy giao tiếp thường thiên về phần lý thuyết. Đó là một trong những nguyên nhân làm khó khăn hơn cho học viên khi tiếp thu cũng như vận dụng chúng trong thực tiễn. 
Kinh nghiệm bản thân cho thấy, chúng ta nên chia các đề mục ra thành 5 đến 7 tiết cho phù hợp (tùy nội dung của mỗi unit) để chúng ta dễ soạn giáo án và giảng dạy.
3.2. Thực hành nói theo tình huống thực tế:
Như đã đề cập ở trên, giáo trình KnowHow tuy đơn giản và bổ ích trong giao tiếp hằng ngày, hỗ trợ rất nhiều cho các học viên luyện thi chứng chỉ quốc tế (TOEFL, TOEIC, ), nhưng các unit đề mang văn phong và văn hóa của Mỹ. Vì vậy, giáo viên gặp khó khăn trong lúc dạy, đặc biệt là giao tiếp theo văn hóa xã hội Mỹ. 
Bản thân lồng vào các tình huống giao tiếp phù hợp với thực tế địa phương, nhằm giúp học viên cảm thấy nhẹ nhàng hơn và gần gũi hơn với phong cách giao tiếp hằng ngày của người Việt.
Ví dụ: 
- Ở tiết Listening của Unit 1, sau khi cho học viên nghe và làm các bài tập xong, tôi đưa ra câu hỏi thảo luận cho nhóm và gợi ý như sau:
“What do you do to attend a wedding party in Vietnam?”
+ buy / iron new (nice) clothes
+ save some money
+ buy a gift
+ sing a song
+ talk with friends / acquainted people
Với những gợi ý này học viên có thể thảo luận nhiều hơn nữa và sử dụng được càng nhiều từ vựng càng tốt.
- Ở tiết Reading của Unit 2, sau khi cho học viên đọc và làm các bài tập xong, tôi đưa ra câu hỏi gợi ý để các em tóm tắt nội dung bài đọc như sau:
* A summary:
“Helsinky has a free bicycle program. ”
- Suggested questions:
a. Who uses the City Bikes?
b. Where are the City Bike stands?
c. Does it cost much money to use a City Bike?
d. What do people do to use a bike?
e. Can people return the bikes?
f. What color are the bikes?
g. Are they comfortable?
h. What do people think about the City Bike?
i. Is this program a good idea?
j. Should cities in Vietnam have a program like this? Why or why not?
Học viên có thể nhìn vào gợi ý và nhớ lại nội dung bài đọc để nói tóm tắt theo cặp.
- Ở tiết Speaking của Unit 6, sau khi cho học viên nghe và thực hành đoạn hội thoại xong, tôi đưa ra gợi ý để học viên thảo luận theo cặp trước khi thực hành viết:
* Describe Long Xuyen city:
LONG XUYEN TOWN
(1968)
LONG XUYEN CITY
(NOW)
3.3. Tổ chức lớp hoạt động trong các tiết thực hành nói:
Bên cạnh lồng ghép văn hóa xã hội Việt Nam vào tiết dạy, bản thân tổ chức học viên tranh luận (argument), đóng kịch (rehearsal), phỏng vấn xoay vòng (interview), thuyết trình (speech), buổi nói chuyện (talkshow)  nhằm giúp học viên thực hành giao tiếp tiếng Anh nhiều hơn, tự tin hơn trong giao tiếp và đặc biệt là tạo bầu không khí vui vẻ và tích cực trong học tâp.
* Một số hình ảnh minh họa trong tiết dạy nói:
Đây là một số hình ảnh của các hoạt động trong tiết nói mà bản thân đã xây dựng trong lúc dạy kỹ năng nói.
a. Tìm bạn hợp ý (finding a mutual friend):
- Cách thực hiện: tổ chức cho học viên thực hành giao tiếp với nhau ở sân rộng (giáo viên có thể làm mẫu). Học viên tự do phỏng vấn, trao đổi về thông tin cá nhân, sở thích Sau buổi trò chuyện, mỗi học viên tìm ra cho mình một người bạn hợp ý, cùng sở thích để kết hợp thành cặp đôi thực hành sau này.
- Ưu điểm: học viên có cơ hội thực hành giao tiếp với nhiều bạn bè, bầu không khí học tập vui vẻ, học viên trao đổi ở nhiều lĩnh vực và đặc biệt thực hành theo cặp hiệu quả hơn vì hai người bạn hiểu ý lẫn nhau.
- Khuyết điểm: giáo viên khó quản lý lớp, khó ghi nhận và sửa lỗi cho học viên; một số học viên thụ động đặt câu hỏi rong giao tiếp.
b. Phỏng vấn xoay vòng (interview):
- Cách thực hiện: tổ chức cho học viên đứng đối diện theo hai hàng, giáo viên đưa ra chủ đề phỏng vấn và phân vai trong hai hàng (giáo viên có thể làm mẫu). Trong khoảng thời gian qui định, từng cặp đối diện thực hành cuộc phỏng vấn. Hết thời gian qui định và nghe hiệu lệnh di chuyển, các học viên di chuyển theo chiều kim đồng hồ và tiến hành phỏng vấn bạn mới. Tiếp tục di chuyển và phỏng vấn đến hết lượt.
- Ưu điểm: học viên có cơ hội thực hành giao tiếp với nhiều bạn bè, bầu không khí học tập vui vẻ, học viên rút ra nhiều kinh nghiệm về phát âm, từ vựng và đặc biệt là tự tin hơn trong giao tiếp.
- Khuyết điểm: tốn nhiều thời gian để hoàn thành hết lượt, tạo ra nhiều tiếng ồn, khó ghi nhận và sửa lỗi cho học viên.
c. Đóng kịch (rehearsal):
- Cách thực hiện: phân học viên thành các nhóm thích hợp, mỗi nhóm tự chọn chủ đề và xây dựng một vở kịch theo chủ đề đã chọn. Trong mỗi nhóm tự phân công thành viên đóng vai các nhân vật (phải có người kể và các nhân vật). Hết thời gian qui định, các nhóm trình bày vở kịch của nhóm, các nhóm khác theo dõi và đặt câu hỏi cho nhóm diễn trả lời.
- Ưu điểm: học viên có cơ hội vừa thực hành giao tiếp vừa vui chơi, bầu không khí học tập vui vẻ, tất cả học viên đều tham gia trong hoạt động, dễ sửa lỗi.
- Khuyết điểm: tốn nhiều thời gian để xây dựng vở kịch, tạo ra nhiều tiếng ồn, mức độ thực hành giao tiếp tùy thuộc vào câu chuyện mà nhóm xây dựng.
d. Tranh luận (argument):
- Cách thực hiện: phân học viên thành hai nhóm, giáo viên cho chủ đề và phân công từng nhóm. Các nhóm có thời gian thảo luận và tìm thông tin để bảo vệ quan điểm của nhóm. Giáo viên gợi ý thông tin và cung cấp từ vựng liên quan đến chủ đề. Hết thời gian qui định, các nhóm trình bày quan điểm của nhóm và tranh luận với quan điểm của nhóm còn lại theo lượt cho đến hết số lượng thành viên trong nhóm, nhóm chiến thắng là nhóm có nhiều ý kiến tranh luận (không trùng lặp).
- Ưu điểm: học viên thảo luận nhiều, các nhóm tự sửa lỗi trong lúc thảo luận, học viên yếu có cơ hội lắng nghe và trình bày ý kiến, bầu không khí học tập vui vẻ, tất cả học viên đều tham gia thảo luận.
- Khuyết điểm: học viên khá giỏi sẽ nói nhiều hơn, một số học viên trở nên thụ đông.
e. Phỏng vấn – Báo cáo – Giải trình trực tiếp (interview – report – live support):
- Cách thực hiện: học viên tự do phỏng vấn theo chủ đề mà giáo viên gợi ý sẵn. Sau cuộc phỏng vấn, học viên có khoảng thời gian qui định để hoàn thành bài báo cáo về nội dung của buổi phỏng vấn.Trong khi báo cáo trước lớp, học viên được các nhân chứng (người được phỏng vấn) minh họa, chứng minh, làm rõ các nội dung trong báo cáo.
- Ưu điểm: học viên phỏng vấn nhiều, nhiều học viên liên quan đến bài báo cáo nên có cơ hội thực hành ngôn ngữ nhiều, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, bầu không khí học tập vui vẻ.
- Khuyết điểm: tốn nhiều thời gian, thủ thuật này dành cho lớp giao tiếp nâng cao, học viên khá giỏi sẽ nói nhiều hơn, một số học viên yếu sẽ thụ động, ngại nói.
f. Buổi nói chuyện (talkshow):
- Cách thực hiện: phân học viên thành các nhóm thích hợp, mỗi nhóm tự chọn chủ đề mà giáo viên gợi ý sẵn. Mỗi nhóm tự phân công thành viên đóng vai các nhân vật giống các chương trình talkshow trên TV (phải có người dẫn chương trình và các nhân vật khách mời). Học viên trong mỗi nhóm phải xây dựng nội dung buổi nói chuyện trước một tuần. Trong khi nhóm bạn trình bày, các nhóm khác đóng vai khán giả và đặt câu hỏi giao lưu với các khách mời trong chương trình.
- Ưu điểm: học viên thảo luận nhiều, các nhóm phát huy nhiều hơn trong xây dựng kịch bản, học viện mạnh dạn hơn trong giao tiếp, bầu không khí học tập vui vẻ.
- Khuyết điểm: tốn nhiều thời gian, học viên khá giỏi sẽ nói nhiều hơn, một số học viên yếu thiếu vốn từ vựng.
III. Hiệu quả đạt được
	1. Đối với học viên:
Khi áp dụng vào thực tiễn, học viên có phần nhẹ nhàng hơn trong thực hành kỹ năng nói. Với các gợi ý và từ vựng cho sẵn, học viên cảm thấy dễ nói và gần gũi với cuộc sống cũng như văn hóa của Việt Nam. Từ đó học viên thực hành được nhiều và tự tin hơn trong giao tiếp bằng tiếng Anh.
Với các học viên tham gia các lớp học đàm thoại tại Cơ sở dạy ngoại ngữ của Trung tâm giáo dục thường xuyên An Giang, sau khi tham gia các lớp đàm thoại (1, 2, 3, 4), học viên tự tin và giao tiếp được nhiều hơn bằng tiếng Anh vì trong các lớp này, học viên được rèn luyện các kỹ năng giao tiếp hằng ngày (dialogues), trình bày ý kiến (monologues), tranh luận về một chủ đề nào (arguments), thuyết trình trước đám đông (speech). Nhờ vào đó, học viên đạt điểm khá tốt ở kỹ năng nói trong các lần kiểm tra chúng chỉ A&B tiếng Anh. 
2. Đối với bản thân:
Sau nhiều khóa dạy giao tiếp với giáo trình KnowHow, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm trên. Những kinh nghiệm này không những giúp tôi đơn giản được các đề mục nhỏ trong từng unit của giáo trình mà còn thành công trong các tiết dạy. Từ đó, bản thân tâm đắc và đầu tư nhiều hơn nữa trong soạn giảng để tìm ra cách tối ưu nhất nhằm giúp học viên sử dụng tối đa ngôn ngữ trong tiết học và không cảm thấy khó khăn về văn hóa xã hội nước ngoài. Hơn nữa, khi giáo tiếp với người nước ngoài, bản thân tự tin hơn và giới thiệu văn hóa, con người Việt Nam đến bạn bè nước ngoài. Để đạt được điều này, bản thân đã và đang rèn luyện, rút kinh nghiệm từ các tiết dạy thực tế trên lớp.
3. Đối với đơn vị:
Đạt hiệu quả trong các tiết dạy, học viên học tốt và giao tiếp được nhiều bằng tiếng Anh góp phần tạo uy tín cho đơn vị. Giáo viên dạy các lớp giao tiếp nhiệt trong giảng dạy, chịu khó tìm những điều mới lạ lồng ghép vào các tiết dạy để gợi mở, kích thích học viên mới bắt đầu học sử dụng ngôn ngữ trong giờ học, đồng thời khơi nguồn và giúp học viên có kiến thức tiếng Anh khá nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. 
Trong các năm học qua, số lượng học viên tham gia các lớp giao tiếp ở Cơ sở dạy ngoại ngữ của Trung tâm giao dục thường xuyên An Giang ngày càng tăng. Học viên là học sinh ở các trường phổ thông, sinh viên các trường Cao đẳng và Đại học, công chức và viên chức ở các cơ quan trên địa bàn. Cụ thể số lượng các lớp giao tiếp và số lượng học viên như sau: 07 lớp với 115 học viên. 
IV. Mức độ ảnh hưởng
	Đối tượng nào thì áp dụng được những kinh nghiệm này? Thực tế cho thấy tất cả các đối tượng học tiếng Anh, dù mới bắt đầu hay đã có vốn kiến thức khá về tiếng Anh đều cần đến kinh nghiệm này. Đối với các học viên mới bắt đầu, việc đơn giản hóa các đoạn hội thoại ngắn và tạo ra môi trường ngôn ngữ trong lớp học là cần thiết, đồng thời không tạo áp lực cho học viên trong lúc học. Đối với các học viên đã có vốn kiến thức khá về tiếng Anh, việc gợi ý bằng các câu hỏi (eliciting questions) nhằm giúp các học viên lấy ý tưởng nhanh hơn, nói được nhiều hơn và đặc biệt là được xây dựng bài nói theo cấu trúc Mở bài (Introduction) – Thân bài (Body) – Kết luận (Conclusion). Tóm lại, mọi đối tượng học tiếng Anh giao tiếp từ học sinh các cấp phổ thông đến học viên cần trang bị kiến thức tiếng Anh giao tiếp đều cần được dẫn dắt và thực hành trên nền tảng dễ hiểu và thực tế để đạt hiệu quả tốt hơn.
V. Kết luận
	Qua quá trình áp dụng các kinh nghiệm này vào tiết dạy trên lớp, tôi thấy các lồng ghép này phù hợp với đặc trưng bộ môn, văn hóa và các hoạt động của người Việt Nam, đặc biệt là phù hợp với các đối tượng học viên giao tiếp. Trong bối cảnh hiện nay, giao tiếp tốt tiếng Anh sẽ giúp được rất nhiều cho học sinh, sinh viên trong học tập, giao lưu quốc tế, du học, việc làm trong tương lai 
Đây là những sáng kiến rất nhỏ của bản thân. Tôi tin rằng còn rất nhiều những sáng kiến quí báu khác của các đồng nghiệp khác. Tôi hy vọng ngày càng có nhiều sáng kiến hay để giúp học viên giao tiếp và sử dụng tiếng Anh nhiều hơn nữa nhằm quảng bá và giới thiệu hình ảnh Việt Nam đến bạn bè quốc tế./.
XÁC NHẬN
của đơn vị áp dụng sángkiến
Người viết sáng kiến
Lê Quốc Mộng Bảo

File đính kèm:

  • docSANG_KIEN_DAY_KN_NOI.doc
Sáng Kiến Liên Quan