Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện và phát triển đạo đức cho học sinh lớp 10 thông qua bài: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10

I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nước ta đã và đang tiến hành CNH và HĐH trên mọi mặt của đời sống xã hội

từng bước hội nhập với các nước trên thế giới, đẩy lùi và từng bước xóa bỏ nền

kinh tế tập trung quan liêu bao cấp tiến tới xây dựng nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa. Như Bác đã nói “Xây dựng xã hội chủ nghĩa thì phải có

con người xã hội chủ nghĩa”.

Vậy con người xã hội chủ nghĩa đây là gì? Chính là con người “Vừa hồng vừa

chuyên” hay chính là vừa có đức vừa có tài.

Ngày khai giảng đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ viết thư cho

học sinh Bác khẳng định “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,

dân tộc Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới

đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính

là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu ”.(18)

Là người giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân tôi luôn tâm nguyện làm

sao giảng dạy cho những thế hệ học trò mình vừa ngoan vừa giỏi hay nói chính

xác là có đức mà học tập tốt khi bên cạnh sự phát triển kinh tế xã hội còn kéo

theo nhiều tệ nạn xã hội tác động đến một phần nhỏ đạo đức lối sống của của các

em: như game online lối sống thực dụng các trang wed đen đồi trụy, hút chích,

đua đòi, lãng phí Để học trò mình tránh xa được điều đó, rèn luyện cho mình

những đức tính tốt, trở thành những công dân tốt có ích cho xã hội. Tôi đã chọn

đề tài “Rèn luyện và phát triển đạo đức cho học sinh lớp 10 thông qua bài:

Một số phạm trù cơ bản của đạo đức của môn GDCD lớp 10” là để tài nghiên

cứu của mình

pdf25 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1804 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện và phát triển đạo đức cho học sinh lớp 10 thông qua bài: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu sai: 3, 4, 5, 9, 10 
 Lời vào bài (2 phút): Phạm trù đạo đức học bao hàm những khái niệm đạo đức cơ bản 
phản ánh những đặc tính căn bản, những phương tiện và những quan hệ phổ biến nhất của 
những hiện tượng đạo đức trong đời sống hiện thực. Đạo đức học bao gồm những phạm 
12 
trù cơ bản như nghĩa vụ, lương tâm, danh dự, nhân phẩm, hạnh phúc... Trong bài học này 
chúng ta nghiên cứu nội dung những phạm trù đạo đức trên. 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học 
Hoạt động 1: THUYÊT TRÌNH + VẤN ĐÁP ĐỂ TÌM HIỀU 
NGHĨA VỤ LÀ GÌ ? (10 phút) 
- Giải thích tựa bài: 
+ Phạm trù: Thực chất cũng là một 
khái niệm, nhưng là khái niệm 
chung nhất, khái quát nhất của một 
ngành khoa học. Còn khái niệm, 
đó là một hình thức tư duy của con 
người, phản ánh những thuộc tính 
chung, chủ yếu và bản chất nhất của 
các sự vật, hiện tượng (trong tự 
nhiên, xã hội và tư duy con người). 
+ Đạo đức học là nói đến một môn 
khoa học nghiên cứu về đạo đức, 
về những quy luật phát sinh, phát 
triển, tồn tại của đời sống đạo đức 
con người và xã hội. Nó xác lập 
nên hệ thống những khái niệm, 
phạm trù, những chuẩn mực đạo 
đức cơ bản, làm cơ sở cho ý thức 
đạo đức và hành vi đạo đức của 
con người. 
- GV nêu ví dụ: Cha mẹ có 
trách nhiệm yêu thương, chăm 
- HS chú ý lắng nghe. 
13 
sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con 
cái. Khi đất nước bị xâm lăng, 
mọi người có trách nhiệm chiến 
đấu, lên đường nhập ngũ bảo vệ 
Tổ quốc. 
 Đó là nghĩa vụ. 
Vậy, nghĩa vụ là gì? 
- GV: Nhận xét, chốt lại. 
- GV: Nghĩa vụ là biểu hiện 
riêng chỉ có ở con người, trong 
khi đó con vật chỉ quan hệ với 
nhau trên cơ sở bản năng. Nghĩa 
vụ bao hàm: nghĩa vụ pháp lý 
và nghĩa vụ đạo đức. Để đảm 
bảo hài hoà những nhu cầu, lợi 
ích của các thành viên, xã hội 
đặt ra yêu cầu chung là làm theo 
quy định của đạo lý và luật 
pháp. 
Một hành vi được xem là thực 
hiện nghĩa vụ đạo đức phải đặt 
trên cơ sở: tự giác, vì cái thiện, 
cái tốt đẹp; và được tự do. 
- GV: Gọi học sinh lấy thêm ví 
dụ. 
- GV: Trong thực tế, nhu cầu và 
lợi ích của cá nhân không phải 
lúc nào cũng phù hợp với nhu 
- HS trả lời: Nghĩa vụ là trách nhiệm 
của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích 
chung của cộng đồng, xã hội. 
- HS ghi ý chính 
- HS Ví dụ: Con cái có trách nhiệm 
yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu 
thảo, vâng lời, nuôi dưỡng cha mẹ 
Ví dụ: Cty kinh doanh thì có nghĩa vụ 
1. Nghĩa vụ 
a) Nghĩa vụ là gì? 
* Khái niệm: Nghĩa 
vụ là trách nhiệm 
của cá nhân đối với 
yêu cầu, lợi ích 
chung của cộng 
đồng, xã hội. 
* Các yêu cầu của 
nghĩa vụ đạo đức: 
+ Cá nhân phải biết 
đặt nhu cầu, lợi ích 
của xã hội lên trên; 
phải biết hy sinh 
quyền lợi của mình 
(những giá trị thấp) vì 
quyền lợi chung 
(những giá trị cao). 
+ Xã hội có trách 
nhiệm bảo đảm cho 
nhu cầu và lợi ích 
14 
cầu và lợi ích của xã hội, thậm 
chí có khi còn mâu thuẫn: 
Ví dụ: Phải chặt bỏ đi một cây 
lưu niệm của nhà mình để xây 
dựng cột điện, kéo dây về làng; 
phải dọn nhà đi nơi khác để 
thành phố mở rộng đường; Tổ 
quốc bị xâm lăng, trong khi đó 
bản thân phải nuôi mẹ già, con 
nhỏ, cầm súng lên đường hay ở 
nhà 
- Khi đó, sự kết hợp hài hoà đòi 
hỏi (như phần nội dung): 
phải đóng thuế cho nhà nước. 
- HS chú ý lắng nghe. 
- HS ghi ý chính. 
chính đáng của cá 
nhân. 
b) Nghĩa vụ của 
người thanh niên 
Việt Nam hiện 
nay(Giam tải) 
Hoạt động 2: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG + THẢO LUẬN NHÓM ĐỂ TÌM 
HIỂU LƯƠNG TÂM (17 phút) 
2- Lương tâm. 
a) Khái niệm lương 
tâm. 
Lương tâm là năng 
lực tự đánh giá và 
điều chỉnh hành vi 
đạo đức của bản 
thân trong mối quan 
hệ với người khác 
và xã hội. 
* Hai trạng thái 
biểu hiện 
- Lương tâm thanh 
thản -> giúp con 
- GV: Cho HS đọc tình huống 
sgk tr. 69. 
Câu hỏi: 
- GV : Em đánh giá như thế nào 
về hành vi của bà A ? 
 + Bà A hối hận→thể hiện 
năng lực gì ? 
- GV : Khi bản thân thực hiện 
một hành vi nào đó, mỗi cá 
nhân luôn tự đánh giá xem hành 
vi đó đúng hay sai. Năng lực đó 
gọi là lương tâm. Lương tâm là 
- HS trả lời: Hành vi của bà A đã sai 
khi nghi ngờ hàng xóm của mình và 
bà đã hối hận tự nhủ: “Nếu sau này có 
mất thứ gì thì mình cần xem xét bình 
tỉnh, không nên phản ứng vội vàng, 
làm tổn hại đến tình làng nghĩa xóm!” 
- HS : Bà A hối hận đã thể hiện năng 
lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi 
đạo đức. 
- HS trả lời : Lương tâm là năng lực 
tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo 
đức của bản thân trong mối quan hệ 
với người khác và xã hội. 
15 
gì ? 
- GV : Nhận xét, KL 
- GV : Lương tâm có mấy trạng 
thái ? 
- GV : Nhận xét 
- GV: chia lớp làm nhiều nhóm, 
mỗi nhóm 4 HS, phân công vị 
trí chỗ ngồi, cử nhóm trưởng, 
thư kí. 
- GV nêu câu hỏi trên bảng phụ. 
Nêu yêu cầu thời gian tháo luận 
(3 phút). 
- Hết giờ thảo luận, GV tổ chức 
cho các nhóm trình bày kết quả 
thảo luận. 
Câu 1 : Khi nào lương tâm 
thanh thản ? Ví dụ. Ý nghĩa của 
trạng thái này ? 
 Câu 2 : Khi nào lương tâm cắn 
rứt ? ví dụ ? ý nghĩa của trạng 
thái này ? 
- GV nhận xét, kết luận. 
- GV : Người như thế nào là 
người vô lương tâm ? 
- HS trả lời: 2 trạng thái: trạng thái 
thanh thản của lương tâm và trạng 
thái cắn rứt của lương tâm. 
- HS nhanh chóng hình thành nhóm 
học tập theo sự hướng dẫn của giáo 
viên. 
- Các nhóm quan sát câu hỏi trên bảng 
phụ và nhóm trưởng đều hành công 
việc thảo luận của nhóm dưới sự động 
viên, giúp đỡ của GV. 
- HS : 
 Câu 1 : Đưa 1 cụ già qua đường ; 
Trả lại một chiếc ví nhặt được. 
→ Tự tin vào bản thân, tiếp tục phát 
huy 
 Câu 2: Quay cóp trong giờ kiểm tra, 
Lấy trộm tiền của bố mẹ. 
→ hối hận, ăn năn, điều chỉnh hành vi 
của bản thân. 
- HS ghi ý chính. 
- HS : Thường làm điều ác nhưng 
không hối hận, ăn năn, xấu hổ, không 
người tự tin hơn, 
phát huy được tình 
tích cực trong hành 
vi của con người. 
- Sự cắn rứt của 
lương tâm -> giúp 
cá nhân điều chỉnh 
hành vi của mình 
cho phù hợp với yêu 
cầu của xã hội. 
* Một cá nhân làm 
điều vô đạo đức mà 
không biết ăn năn 
16 
- GV : Người vô lương tâm sẽ 
bị xã hội lên án và bị đào thải. 
Vì thế chúng ta cần phải cố 
gắng rèn luyện để trở thành một 
người có lương tâm trong sáng. 
- GV: Mỗi người phải rèn luyện 
NTN để trở thành người có 
lương tâm? 
- GV: Nhận xét, KL 
- GV : HS phải làm gì để trở 
thành người có lương tâm ? 
- GV : kết luận. 
cắn rứt. 
- HS trả lời: 
+ Phải thường xuyên làm việc thiện, 
giúp đỡ người khác. 
+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản 
thân, tự nguyện phấn đấu để trở thành 
công dân tốt 
- HS: phải thật thà, không làm những 
điều trái với đạo đức, giúp đỡ bạn bè 
và những người xung quanh khi có 
điều kiện. 
-HS ghi ý chính. 
hối cải, không cắn 
rứt lương tâm – kẻ 
vô lương tâm. 
b) Làm thế nào để 
trở thành người có 
lương tâm. 
- Thường xuyên rèn 
luyện TT đạo đức 
theo quan điểm tiến 
bộ, tự giác thực hiện 
hành vi đạo đức. 
- Thực hiện đầy đủ 
nghĩa vụ của bản 
thân, tự nguyện 
phấn đấu để trở 
thành công dân tốt. 
- Bồi dưỡng tư cách 
đẹp trong sáng trong 
quan hệ người với 
người 
* Đối với HS: 
 - Tự giác thực 
hiện nghĩa vụ của 
học sinh 
 - Ý thức đạo đức, 
tác phong, ý thức kỷ 
luật 
17 
 - Biết quan tâm, 
giúp đỡ người khác 
 - Có lối sống lành 
mạnh, tránh xa tệ 
nạn xã hội 
* Các giải pháp cơ bản nhằm rèn luyện và phát triển đạo đức cho các em thông qua bài 
giảng. 
2.1. Giải pháp 1 
Từ bố cục về giáo án bắt buộc như vậy mỗi nội dung tôi lấy thêm một tình huống 
và ví dụ nhằm tạo cho các em ý thức về nghĩa vụ và trách nhiệm. Khi nói đến nghĩa 
vụ giảng cho học sinh hiểu những tình huống và ví dụ trên tôi đặt thêm một câu hỏi 
cụ thể như sau yêu cầu học sinh trả lời: Nghĩa vụ của các em khi đến lớp là gì?. HS 
sẻ trả lời học bài và làm bài đầy đủ, câu trả lời đó là đúng. Nhưng thực chất là số 
học sinh thực hiện còn rất ít. Ví dụ: lớp 10a3 sĩ số 43 chỉ có 17 em học bài chiếm tỉ 
lệ 39,5%, còn lại chưa học và học hoặc làm bài qua loa. Tương tự như vậy lớp 10a4 
có 42 học sinh chỉ có 12 em học bài chiếm tỉ lệ 28,5%. Lớp 10a1 và 10a2 là những 
lớp chọn nhưng cũng không khả quan. Cũng là bài học đó 10a1 có tỉ lệ học bài là 
25/42 tỉ lệ 59,5%. 10a2 tỉ lệ 22/41 chiếm 53,7%. 
Đại đa số các em lười không thích học hoặc là đối phó qua loa. Chưa xác định 
được nghĩa vụ của mình bên cạnh đó không hứng thú học. Nắm được nhược điểm 
đó tôi đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy nhiều ví dụ, tình huống để các em thảo 
luận giải quyết. Ý kiến hay cho điểm xứng đáng, tạo sự hào hứng học tập cho các 
em. Tương tự như vậy liên hệ thực tiễn. Khi các em về với gia đình thì thái độ hành 
vi cử chỉ với người lớn đặc biệt là ông bà. Tạo cho các em thành một thói quen hay 
nói chính xác là hình thành nhân cách cho các em từng bước một. Tuổi các em bắt 
đầu chập chửng làm người lớn các em dễ bắt chước và học theo vì vậy cũng dễ sa 
ngã khi tiếp xúc nội dung không tốt. Vì vậy chúng ta là giáo viên những người thầy 
18 
cô phải là một tấm gương thật sự cho các em noi theo trong mọi cử chỉ hành động. 
Lời nói phải gắn với việc làm. Nghĩa vụ của người giáo viên, ngoài nghĩa vụ pháp 
lý còn có nghĩa vụ đạo đức và tình cảm. Nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các 
em. Người giáo viên nhiều lúc đóng vai trò là người thầy, người bạn và là người 
anh người chị với học trò. Chúng ta làm được điều đó chắc chắn chúng ta thành 
công trên con đường rèn luyện đạo đức không chỉ giúp học sinh hiểu về nghĩa vụ 
mà còn nắm được danh dự và nhân phẩm của một con người. Từ đó các em thực 
hiện tốt hơn qua khảo sát lần thứ 2 thực hiện rõ tính tự giác, thực hiện nghĩa vụ của 
mình. 
2.2. Giải pháp 2 
Đối với phần lương tâm và làm thế nào để trở thành người có lương tâm. Ngoài 
ví dụ và tình huống nêu trên tôi lấy ví dụ và một tình huống cụ thể. Tâm trạng của 
một bạn trong giờ kiểm tra vì không học bài nên chuẩn bị để quay bài, giằng xé 
giữa quay và không quay. Nếu quay thì điểm cao, khi cô giáo không bắt được, nếu 
không quay thì bì điểm khôngTâm trạng đó là lương tâm. Hoặc một tình huống 
khác một học sinh nhặt được một trăm ngàn đồng trong lớp học. Bạn đấu tranh tư 
tưởng là trả hay không trả cho người mất tiền. Khi các em giải quyết được hai tình 
huống đó các em hiểu được thế nào là lương tâm con người. Trong trạng thái nào 
thì lương tâm cắn rứt, trong trạng thái nào lương tâm thanh thản. Bên cạnh đó tôi 
lấy một vài tấm gương tốt. Đó là 3 em học sinh THCS ở Lào cai nhặt được một ví 
tiền của du khách đi du lịch Sapa đánh rơi cho Công an với số tiền là 25 triệu tiền 
Việt và nhiêù USD khác. Sau này biết được ví tiền đó là của một vị khách nước 
ngoài người Ý. Đó là những tấm gương chúng ta cần học tập noi theo mặc dù tuổi 
đời các em còn rất nhỏ. Hay một tên tội phạm đã gây tai nạn chết người đang lẩn 
trốn pháp luật. Vì những lỗi lầm mình gây ra lương tâm cắn rứt nên anh đã ra đầu 
thú để sống thanh thản hơn. Từ những yếu tố thực tế đó tôi muốn rèn cho học trò 
của mình trở thành những người tốt và sống có lương tâm.Không vô cảm trước nỗi 
đau của người khác. 
19 
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
* Kết quả cụ thể: Việc đưa đạo đức vào trường học đã đóng vai trò quan 
trọng trong việc hình thành nhân cách của một con người, từ đó các em sẽ chủ 
động, tự tin thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, những người có đạo 
đức là người có lương tâm, trở thành con ngoan, trò giỏi của gia đình, nhà trường, 
sau này trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội. 
Bảng đánh giá quá trình rèn luyện học kỳ 2: (Năm học :2014-2015) 
Qua con số ban đầu và sau khi rèn luyện ý thức đạo đức cho các em chúng ta thấy 
rõ sự tiến bộ về ý thức đạo đức của các em trong quá trình học tập, những con số đáng 
mừng. Muốn duy trì được điều đó thường xuyên thì đòi hỏi sự nổ lực thường xuyên của 
cả thâỳ và trò. 
Nhưng bên cạnh những biểu hiện tích cực nêu trên vẫn còn không ít hạn chế 
trong nhận thức và thái độ của học sinh đối với đạo đức. Một số em vẫn còn thiếu 
ý thức không tự giác thực hiện các hành vi đạo đức, mặc dù đối với hành vi rất 
nhỏ nhặt như chào hỏi thiếu thái độ lễ phép, không tôn trọng người khác, gian lận 
trong thi cửThực tế đó cũng nói lên sự hạn chế trong rèn luyện và phát triển 
Lớp 
Học bài làm bài đầy đủ Học bài làm chưa đạt 
Vi phạm 
nội quy Sĩ số 
Đạt Chưa đạt 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
10A1 42 40 95.2 % 2 4.8% 0% 
10A2 41 38 92.6% 3 7.4% 0% 
10A3 43 35 81.4% 8 18.6% 0% 
10A4 42 34 81% 8 19% 0% 
20 
đạo đức cho học sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau.Vì vậy đòi hỏi chúng ta 
phải kiên trì và quyết tâm. 
Góp phần quan trọng nhằm rèn luyện và phát triển đạo đức của học sinh phải 
kể đến vai trò của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. Bên cạnh và song 
hành môn giáo dục công dân lớp 10. Tất cả các em được điều tra đều cho rằng 
môn giáo dục công dân giúp các em hiểu biết về đạo đức và giáo dục các em trở 
thành con người có đạo đức cũng như sự đóng góp của các bộ môn khác. 
Tuy nhiên để giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh đạt hiệu quả cao, đề tài đã 
đề ra một số giải pháp rèn luyện và phát triển đạo đức cho học sinh. Rèn luyện và 
phát triển đạo đức cho học sinh không chỉ thông qua môn giáo dục công dân lớp 
10, bởi bản thân môn học này vẫn còn hạn chế, bất cập trong một số khía cạnh. 
Vì vậy, việc giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông bậc học này phải phát huy 
được sức mạnh tổng hợp của xã hội, chính quyền, đoàn thể, cộng đồng và gia 
đình cho công tác quan trọng này. 
Thiết nghĩ, với sự chung tay góp sức của toàn xã hội trong công tác giáo dục ý 
thức đạo đức cho học sinh, đó sẽ là nguồn sức mạnh to lớn có tác động tích cực 
và thực sự hiệu quả đến việc hình thành nhận thức, hiểu biết về đạo đức cũng như 
trở thành người có đạo đức. Đó không chỉ là hành trang quý báu cho bản thân, 
công việc, cuộc sống của các em trong hiện tại và tương lai, mà còn là yếu tố 
quan trọng trong việc xây dựng nguồn nhân lực vừa hồng vừa chuyên của đất nước 
ta. 
Rèn luyện và phát triển cho các em đã đạt được những thành quả nhất định, để 
kịp thời sửa đổi và phát huy theo hướng ngày càng tốt hơn, tạo điều kiện cho công 
tác giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất. 
1. Thống kê số liệu từng lớp qua rèn luyện và phát triển đạo đức ( kết quả học 
kì II năm học( 2014 – 2015) 
21 
Lớp 
Tổng 
số HS 
Yêu nước, hòa 
bình 
Khiêm tốn, 
thật thà, cần 
cù, sáng tạo 
Đoàn kết, ý 
thức, cộng 
đồng 
Nói đi đôi với 
làm 
10ª1 42 42 100% 39 92,3% 40 95% 21 50% 
10ª2 41 41 100% 37 90,1% 35 85 17 41,4% 
10ª3 43 43 100% 23 53,4% 32 74,4% 22 52,35 
10ª4 42 42 100% 19 45,4% 35 83,3% 20 48,5% 
Tóm lại: Để có được tiết dạy hay, bổ ích và thực tiễn còn phụ thuộc vào nhiều 
yếu tố, nội dung bài học là yếu tố cốt lõi để có được bài giảng thành công. Nhưng 
nếu chỉ chăm chú đến yếu tố của nội dung bài học thôi chưa đủ, học sinh của ngày 
hôn nay không chỉ muốn nghe và tiếp nhận kiến thức một chiều từ giáo viên, mà 
còn muốn được tham gia vào bài học, muốn được bày tỏ quan điểm, chia sẻ những 
vướng mắc cần tháo gỡ. Dù muốn hay không, nguyện vọng, mong muốn của học 
sinh phải được tính đến như một thước đo cho sự thành công của giáo viên bởi suy 
cho cùng bài giảng chỉ hay khi những kiến thức giáo viên truyền tải, gần gũi và có 
thể được áp dụng vào thực tiễn. 
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
 1. Kết luận 
 Hiện nay, với chủ trương đổi mới phương pháp dạy và học, “Lấy học sinh làm 
trung tâm” dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên nhằm phát huy tư duy độc lập, 
sáng tạo của học sinh đã trở thành một đòi hỏi, yêu cầu đối với mỗi giáo viên trong 
quá trình giảng dạy. Giáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp dạy học, có như thế 
mới phát huy được tính tích cực học, khả năng ham thích học tập và tìm hiểu ở học 
sinh. 
22 
Song việc xác định rèn luyện và phát triển đạo đức cho học sinh trong mỗi bài 
cần căn cứ vào năng lực của giáo viên, đặc điểm đối tượng học sinh, tình hình cụ 
thể của từng lớp, dung lượng kiến thức và thời lượng mỗi bài mà giáo viên có thể áp 
dụng các phương pháp dạy học tích cực thích hợp, tránh hiện tượng cứng nhắc, máy 
móc để giờ lên lớp có được những hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, để phát huy tính 
tích cực học tập của học sinh, giáo viên nên sử dụng các phương pháp dạy học tích 
cực phù hợp với bộ môn. 
2. Đề xuất, kiến nghị 
 - Đối với bản thân sẽ tự nhân rộng đề tài này cho các lớp mình dạy. 
 - Đối với tổ chuyên môn có thể phổ biến đề tài này cho các giáo viên trong tổ 
áp dụng. 
 - Đối với trường THPT: 
 + Đầu tư thêm về cơ sở vật chất, tạo điều kiện về phương tiện dạy học có liên 
quan đến giảng dạy theo phương pháp dạy học tích cực. 
 + Để rèn luyện và phát triển đạo đức cho học sinh được tiến hành một cách 
thuận lợi, nhà trường cần xem xét giảm sĩ số học sinh trong một lớp học (khoảng 30 
- 35 học sinh), bởi lớp học mà quá đông học sinh thì hiệu xuất học tập và giảng dạy 
sẽ giảm. 
- Đối với giáo viên: 
 + Cần trau dồi chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp và sách báo 
để tiết dạy đạt hiệu quả, giúp các em giải quyết được vấn đề trong cuộc sống rèn 
luyện được đạo đức nhân cách của một con người. 
Trên đây là một số kinh nghiệm và những ý kiến đóng góp nhỏ mà bản thân tôi 
đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy với mong muốn quý thầy cô có thể sử 
dụng các thức rèn luyện và phát triển đạo đức. 
23 
Để hoàn thành tốt một đề tài và mang tính hiệu quả cao không phải là một việc 
dễ dàng. Chính vì vậy, có thể sẽ còn những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những 
ý kiến trao đổi, góp ý, bổ sung của quý thầy cô để tôi có thêm những kinh nghiệm 
quý báu và hoàn thiện hơn về phương pháp giảng dạy của mình. 
Chúng ta nhắc lại lời của Bác: “Đạo đức không phải trên trời rơi xuống, nó do 
đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển, cũng cố. Cũng như ngọc càng 
mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.” 
“Không có việc gì khó 
Chỉ sợ lòng không bền 
Đào núi và lấp biển 
Quyết chí ắt làm nên./”. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
Người viết 
 Hồ Thị Dung 
24 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Cảnh Toàn (2001). Tuyển tập các tác phẩm bàn về giáo dục Việt Nam. 
NXB Giáo dục. 
2. Nguyễn Kỳ (1995). Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung 
tâm. NXB Quốc Gia Hà Nội. 
3. Nguyễn An (1996). Lý luận dạy học. NXB Giáo dục. 
4. Phan Long (2004). Giáo trình môn phương pháp giảng dạy. Trường Đại học Sư 
Phạm TPHCM. 
5. Trần Bá Hoành (2003). Dạy học lấy người học làm trung tâm - Nguồn gốc, bản 
chất, đặc điểm. Tạp chí Thông Tin Khoa Học Giáo dục, số 96, trang 1. 
6. Nguyễn Thùy Vân (2006). Phương pháp dạy học tình huống trong công tác đào 
tạo và bồi dưỡng giáo viên. Tạp chí Giáo dục, số 152, trang 18. 
7. Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD – 10,11 (2006). NXB Giáo dục. 
8. Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10, 11, 12. NXB Giáo 
dục. 
9. Các luận văn và giáo án của giáo án của các giáo viên. 
10. Hồ Chí Minh toàn tập tập 1,5 và tập 7 
11. Tạp chí cộng sản số 48 và 49 năm 2010;số85,96và99 năm 2015 
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn giáo dục 
công dân trường THPT (Theo chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật năm 
2009 và 2014), Hà Nội. 
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục công dân 10, Nxb Giáo dục Việt Nam. 
14. Mãi mãi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.NXB Chính trị 
quốc gia năm 2009. 
MỤC LỤC 
25 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI3 
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 
1. Cơ sở lý luận.  4 
1.1.1.Một số quan niệm cơ bản về đạo đức 4 
1.1.2.Các quan niệm rèn luyện và phát triển đạo đức.  ..5 
2. Cơ sở thục tiễn   .5 
III.THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP6 
1. Thực trạng .6 
1.1. Khái quát vài nét cơ bản về trường THPT Tam Hiệp 6 
1.2. Thực Trạng khó khăn và thuận lợi...7 
2. Giải pháp rèn luyện và phát triển đạo đức cho học sinh 7 
2.1. Giải pháp .16 
2.2. Giải pháp 2...17 
IV.HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI...19 
V.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...22 
1. Kết luận...22 
2. Đề xuất kiến nghị.23 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 

File đính kèm:

  • pdfskkn_ren_luyen_va_phat_trien_dao_duc_cho_hoc_sinh_lop_10_thong_qua_bai_mot_so_pham_tru_co_ban_cua_da.pdf
Sáng Kiến Liên Quan