Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng nói và đọc cho học sinh THCS trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Trong quá trình dạy học ngoài kiến thức, phương pháp thì kĩ năng đọc nói là một khâu quan trọng trong kĩ năng “nói” và “đọc” sẽ ảnh hưởng rất lớn đến một tiết học. Đặc biệt là trong một tiết học văn (môn dạy của tôi); để dẫn dắt học sinh cảm thụ các tác phẩm văn học, dẫn dắt học sinh không ngừng lớn thêm về tâm hồn trí tuệ qua việc học tập môn văn. Khi học sinh đã thực sự rung động trước cái hay, cái đẹp của bài văn thì chính là lúc giáo viên đã bồi dưỡng được tâm hồn, phẩm chất cho học sinh, phát triển được các năng lực trí tuệ cho học sinh.

Bởi thế nên tôi thiết nghĩ tiến trình giảng văn là phải kết hợp nhuần nhuyễn từ văn đến ý. Nói một cách khác muốn giảng bài văn được tốt, có chất lượng phải nắm vững và thể hiện một cách đầy đủ cơ bản của bộ môn giảng văn.Việc bình giảng văn học vốn là một công việc rất nghệ thuật. Giờ giảng văn vốn là một giờ học rất hấp dẫn, lôi cuốn học sinh bằng cái đẹp của ngôn ngữ, nghệ thuật của thơ - văn, của trí tưởng tượng tình cảm. Muốn thể hiện được tiến trình giảng văn kết hợp từ văn đến ý, thì quá trình giảng dạy của giáo viên, của học trò cần đến kĩ năng “đọc” và “nói”. Để học một tiết giảng văn phải đi từ khâu đọc bài văn, đọc đoạn văn, đọc câu văn mà giáo viên và học sinh sẽ phân tích.

Để phân tích bài văn thì phải có quá trình trao đổi giữa giáo viên và học sinh là cần phải nói (khâu nói). Ở khâu này, giáo viên mà làm tốt được về ngôn từ, âm lượng học sinh trả lời lưu loát rõ ràng thì sẽ đem lại hiệu quả cho bài học.

 

doc13 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3944 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng nói và đọc cho học sinh THCS trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài.
Trong quá trình dạy học ngoài kiến thức, phương pháp thì kĩ năng đọc nói là một khâu quan trọng trong kĩ năng “nói” và “đọc” sẽ ảnh hưởng rất lớn đến một tiết học. Đặc biệt là trong một tiết học văn (môn dạy của tôi); để dẫn dắt học sinh cảm thụ các tác phẩm văn học, dẫn dắt học sinh không ngừng lớn thêm về tâm hồn trí tuệ qua việc học tập môn văn. Khi học sinh đã thực sự rung động trước cái hay, cái đẹp của bài văn thì chính là lúc giáo viên đã bồi dưỡng được tâm hồn, phẩm chất cho học sinh, phát triển được các năng lực trí tuệ cho học sinh.
Bởi thế nên tôi thiết nghĩ tiến trình giảng văn là phải kết hợp nhuần nhuyễn từ văn đến ý. Nói một cách khác muốn giảng bài văn được tốt, có chất lượng phải nắm vững và thể hiện một cách đầy đủ cơ bản của bộ môn giảng văn.Việc bình giảng văn học vốn là một công việc rất nghệ thuật. Giờ giảng văn vốn là một giờ học rất hấp dẫn, lôi cuốn học sinh bằng cái đẹp của ngôn ngữ, nghệ thuật của thơ - văn, của trí tưởng tượng tình cảm. Muốn thể hiện được tiến trình giảng văn kết hợp từ văn đến ý, thì quá trình giảng dạy của giáo viên, của học trò cần đến kĩ năng “đọc” và “nói”. Để học một tiết giảng văn phải đi từ khâu đọc bài văn, đọc đoạn văn, đọc câu văn mà giáo viên và học sinh sẽ phân tích.
Để phân tích bài văn thì phải có quá trình trao đổi giữa giáo viên và học sinh là cần phải nói (khâu nói). ở khâu này, giáo viên mà làm tốt được về ngôn từ, âm lượnghọc sinh trả lời lưu loát rõ ràng thì sẽ đem lại hiệu quả cho bài học.
Nhờ vậy đọc và nói, có mối quan hệ mật thiết trong một tiết học văn. Đọc văn, đoạn văn là thể hiện yêu cầu bám sát bài văn trong quá trình giảng văn, tạo điều kiện cho học sinh căn cứ vào từ ngữ, hình ảnh trong bài văn mà nắm được nội sung hiện thực và nội dung tư tưởng của bài văn.
Mặt khác, muốn cho học sinh thưởng thức cảm thụ cái hay cái đẹp của bài văn hoặc bài thơ về các mặt ngữ âm, cú pháp, tiết tấu, nhịp điệu thì việc đọc bài văn, bài thơ lên với cách diễn cảm cần thiết là điều không thể thiếu được. Đọc tốt bài văn nhằm lôi cuốn học sinh, truyền cảm cho học sinh ở giai đoạn cảm tính là một việc hết sức quan trọng, có tác dụng kích thích hứng thú học tập của học sinh trong cả tiết học để đạt kết quả tốt hiệu suất cao. Với những lý do trên mà tôi chọn đề tài “ Rèn luyện kỹ năng nói và đọc cho học sinh THCS trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh”.
Việc thì khó, năng lực có hạn nhưng với lòng mong muốn giờ dạy của mình có hiệu quả hơn. Tôi đã thử nghiệm nghiên cứu của tôi từ thực tế ở trường trong thời gian qua, nay tôi mạnh dạn trình bày một số ý kiến của mình về việc rèn luyện một số kỹ năng “nói” và “đọc” cho học sinh THCS.
II. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thông qua quá trình dạy học, tôi nhận thấy thực trạng ở các tiết học để đưa ra một số biện pháp cụ thể, thiết thực có tính khả thi để rèn luyện kỹ năng đọc và nói cho học sinh THCS.
III. Mục đích của việc nghiên cứu.
Từ nghiên cứu thực tế ở các giờ dạy - học của thầy và trò trường tôi, tôi đã đưa ra một số giải pháp hữu hiệu có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng của giờ dạy văn trong trường THCS.
IV. Đối tượng nghiên cứu
- Tham khảo tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Thể nghiệm trong các giờ dạy
- Tìm hiểu ngôn ngữ địa phương ở
- Trao đổi với đồng nghiệp trong đơn vị trong địa bàn
- Tham khảo các bài viết ở các tạp chí
- So sánh từ ngữ địa phương với từ ngữ toàn dân
VI. Phạm vị nghiên cứu
Đề tài đưa ra một số biện pháp cụ thể để rèn luyện kỹ năng đọc - nói ở lớp 6, 7, 8,9 (THCS).
B. Nội dung chính
Đối với môn văn, muốn học tốt phải đọc tốt, muốn đọc tốt phải nói tốt. Vì vậy tôi đã rèn luyện cho học sinh thực hiện tốt phát âm đúng, ngắt hơi đúng, đọc đúng thanh điệu, đọc đúng từ. Để đạt hiệu quả tôi luyện cho học sinh phải nói đúng rồi đến phải đọc đúng.
I. Rèn luyện kỹ năng nói.
Trong khi nói học sinh thường biểu hiện nhiều nhược điểm. Tôi rút ra được một số nhược điểm của các em học sinh như: nói ngọng, nói nhỏ, nói sai ngữ pháp, nói ngập ngừng, ngượng ngựu
Từ những nhược điểm mà tôi đã nhận thấy từ thực tế các giờ giảng tôi băn khoăn, trăn trở tìm cách chữa cho các em như sau:
1. Chữa phát âm sai: (Có thể gọi là chữa nói ngọng).
ở tỉnh hà Tĩnh ta, ít có hiện tượng phổ biến nhầm lẫn giữa chữ “n” với “l” nhưng không phải là hoàn toàn không, mà ở một số lớp vẫn có (gọi là nói đớt). Nhưng tôi cho đây là một nhược điểm cần chữa nhất, cần chữa cho học sinh nói đúng để các em khỏi mặc cảm trong các tiết học, để mạnh dạn phát biểu xây dựng bài.
Ngoài hiện tượng đã nói trên, thì còn có hiện tượng phát âm không phân biệt giữa “gi” – “r” – ‘d”; ‘s” – “x”; thanh hỏi (?), thanh ngã ( )Trong các lỗi kể trên thì lỗi phổ biến nhất là khi phát âm không phân biệt được giữa thanh hỏi (?) và thanh ngã ( ).
Ví dụ: Nguyễn Hữu Dũng, thì học sinh đọc: Nguyễn Hữu Dụng.
Tôi đã chữa cho học sinh, học sinh đã có tiến bộ hơn, nhưng kết quả chưa đạt được như mong muốn và hơn nữa tôi đã nghĩ ở trong lớp các em đều có điểm chung đó nên nó chưa gây tác hại bằng sự nhầm lẫn giữa “n” và “l”, “gi - d”, “s-x”vì lỗi này chỉ có một số ít nên khi em nào bị mắc lỗi này khi nói làm em đó ngượng ngập còn cả lớp thì quan tâm vào đó hơn là quan tâm bài học.
Để tránh phát âm nhầm lẫn giữa “n” và “l”, “n” thành “l” tôi đã thực hiện biện pháp sau:
Tôi ghi tên những em bị mắc lỗi này lại, trao đổi lại với các giáo viên bộ môn dạy ở lớp đó và nhờ họ khi học sinh nói ngọng, viết sai thì dành thời gian ít phút để chữa giúp. Liên tục bị nhắc nhở như vậy, học sinh đó phải cố gắng để sữa chữa.
Tôi vào lớp gây dư luận ở lớp, không tán thành người nói ngọng, là người nói ngọng không được tự ái mà phải hiểu là các bạn đang giúp đỡ mình.
Tôi tìm hình ảnh chỉ dẫn cách phát âm “l” và “n” treo ở các lớp có học sinh nói ngọng và ghi chú thích rõ ở dưới hình.
* Phụ âm “L”:
Là một phụ âm khi phát âm cần phải uốn lưỡi và đặt đầu lưỡi vào mặt bên trong của lợi thuộc hàm trên khi phát âm.
Khi phát âm, hơi cũng bị đẩy rất nhanh qua đầu lưỡi mà thoát ra khỏi miệng.
* Phụ âm “n”:
Là phụ âm tắc ở đầu lưỡi, khi phát âm hơi bật qua cả mũi và mồm.
Muốn phát âm cần phải đặt đầu lưỡi vào lợi thuộc hàm trên cho chân răng rồi mới phát âm.
Để chữa sai nhầm lẫn giữa dấu nặng và dấu ngã, tôi cũng hướng dẫn học sinh cách đọc cụ thể và bắt học sinh đọc.
Ví dụ: Nặng trĩu, ngày giỗ, lỗ mỏng, cổ lỗ, giục giã, dữ dội, nói mãi lỗi vẫn lỗi
2. Chữa nói nhỏ:
Lỗi này dễ chữa, nhưng nó cũng rất quan trọng nên cần phải chữa. Đối với những em nói nhỏ, tôi thường cho các em học sinh trong lớp phản ứng lại:
Ví dụ: Khi em nói nhỏ, nói xong tôi hỏi cả lớp?
- ở dưới, các em có nghe bạn nói không?
Cả lớp trả lời:
- Không ạ!
Tôi bảo em đó:
- Em nhắc lại cho các bạn nghe!
Tất nhiên lần này em đó phải nói to hơn trước, cũng có khi em nói nhỏ – vừa nói xong tôi hỏi luôn em khác:
- Em hãy nhận xét ý kiến của bạn.
Em mới được gọi lên nhận xét sẽ trả lời : 
Bạn đó nói nhỏ quá em không nghe thấy gì cả ạ!
Tôi gợi ý luôn:
- Em nói lại cho bạn nghe đi.
Ngoài thủ thuật đó, tôi dùng biện pháp giáo dục trực tiếp cho các em nói nhỏ. Nói là trình bày tư tưởng tình cảm, là báo cáo kết quả thu lượm được về kiến thức của mình trước thầy, trước bạn, trước mọi người. Nếu nói lý nhí thì người ta làm sao hiểu ích.
Vậy khi nói phải nói cho to, cho rõ, cho đúng mực thế mới là tôn trọng người nghe.
3. Chữa nói sai ngữ pháp:
Khi các em phát biểu, tôi theo dõi ý kiến của các em một cách chăm chú (tuyệt đối không tranh thủ lúc học sinh nói để xóa bảng hoặc ghi bảng). Nghe các em nói thiếu vị ngữ tôi hỏi nhỏ: Làm sao?, thế nào?, có khi tôi còn chêm vào câu nói của các em những liên từ, giới thiệu từ để các em chuyển ý, nối ý cho mạch lạc và cung cấp những từ các em còn lúng túng tìm tòi.
Tôi không bao giờ gắt giảng học sinh nói sai ngữ pháp mà dùng giọng nói nhỏ nhẹ, tác phong điềm đạm làm cho học sinh thấy mình được thật tình giúp đỡ nên có hứng khởi phát biểu.
Tôi đề ra một số yêu cầu để giúp các em nói đúng ngữ pháp. Chẳng hạn tôi yêu cầu là khi trả lời các em phải nhắc lại câu hỏi, không thể trả lời theo kiểu câu nghi vấn, nghĩa là các em không được dùng những từ “ rằng, thì, là, mà” chồng chất trong câu văn.
4. Chữa tư thế ngọng ngịu khi nói:
Lỗi này lớp nào cũng có, tôi tìm ra một số lý do cắt nghĩa tại sao các em lại hay ngượng ngựu khi nói. Đó là do các em không hiểu bài, không hiểu câu hỏi. Đó còn là do các em lớn quá phải đứng trên lớp mãi rất ngượng, hoặc vì các em không quen nói nên sinh ra nhút nhát và cuối cùng là do các em thiếu vốn từ để diễn đạt ý kiến của mình.
Đối với những em không hiểu bài, không thuộc bài tôi ghép vào nhóm những em giỏi văn. Yêu cầu những em giỏi này phải giúp đỡ bạn cho đúng mực về việc chuẩn bị bài, giảng lại những chỗ bạn chưa tiếp xúc được, nghe bạn đọc thuộc bài trước khi đến lớp. Học sinh giỏi không phải chỉ được đánh giá ở khả năng đọc, nói, viết của mình mà còn được đánh giá ở chỗ phát huy tác dụng trong lớp. Các em ít hiểu bài, ít thuộc bài được trả lời những câu hỏi thật hợp với trình độ, có gợi ý từng phần và đòi hỏi chỉ nhắc được bài đã học.
Đối với các em lớn tôi phải làm công tác tư tưởng, động viên là chính nên vài trò gương mẫu của học sinh trong lớp là rấtt quan trọng. Tôi nhờ giáo viên dạy ở lớp đó luôn luôn giữ uy tín cho các em. Những giáo viên thấp nhỏ, trẻ tuổi khi yêu cầu các em lên bảng trả lời thì càng phải giữ gìn tư thế đàng hoàng, đúng mực của người giáo viên (cách ngồi, cử chỉ, lời nói), nếu không sẽ dẫn đến một sự so sánh bất lợi giữa thầy và trò làm cho học sinh lớn đã ngượng lại ngượng thêm và ý thức của học sinh đối với thầy sẽ có chỗ lệch lạc.
Đối với các em nhút nhát, tôi xếp các em tham gia vào các tổ chức của lớp, của đoàn thể trong hoạt động nội khóa và ngoại khóa. Vì phải luôn luôn tiếp xúc với công việc, với các thầy các bạnủtên thực tế các em mạnh dạn dần. Tôi quy ước với các em khi nói không được quay lưng lại, không được cúi đầu, chớp mắt, ngoẹo cổ, thè lưỡi, gãi đầu, gãi tai, hoặc xoay mắc ngón chân xuống đấtvì đó là những động tác thừa làm giảm tác dụng của câu nói và thiếu lịch sự.
Còn những em còn thiếu vốn từ nên nói năng lúng túng, tư thế trở nên ngượng ngựu, tôi đòi hỏi các em phải chịu khó nghe nhiều, xem nhiều đi vào thực tế nhiều và phải tập nói nhiều. Phải nắm vững phương pháp tích lũy vốn từ lựa chọn vốn từ.
Mặt khác, tôi rất chủ động đến việc cho điểm khi học sinh phát biểu. Tiêu chuẩn cho điểm tôi ấn đinh như sau:
- Phát biểu nhiều lần trong một tiết, có nhiều ý đúng và gần đúng, cuối giờ cho điểm 7 – 8.
- Cả lớp không ai trả lời được, em nào phát biểu đúng được 9 – 10 điểm.
- Phát biểu đúng, to, rõ, phong thái bình tĩnh, đàng hoàng, lời lẽ lưu loát được 10 điểm.
- Nói lúng túng không cho điểm, nhưng phải đứng dậy nghe bạn khác phát biểu rồi nhắc lại.
Cách cho điểm này khuyến khích được các em thi đua phát biểu.
Như vậy để rèn luyện kỹ năng “nói” cho học sinh tôi phải giải quyết tốt “bốn chữa”, chữa phát âm sai, chữa nói nhỏ, chữa nói sai ngữ pháp và chữa tư thế nói.
II. Rèn luyện kỹ năng đọc.
	ở cấp THCS không có tiết tập đọc riêng như ở tiểu học nhưng muốn lôi cuốn học sinh, truyền cảm cho học sinh ở giai đoạn cảm tính là việc hết sức quan trọng. Có tác dụng kích thích có hứng thú học tập của học sinh trong cả tiết học (như tôi đã trình bày ở phần đầu), thì trong tiết giảng văn phải đảm bảo một thời gian đọc thích hợp, cho có chất lượng, tránh lối làm qua loa, đại khái, đọc để mà đọc vì sợ thiếu giờ giảng. Đọc không có mục đích đúng đắn, không thu được kết quả nào thì đọc làm gì?. Có lẽ tất cả mọi giáo viên dạy văn đều biết rằng đọc tốt có ảnh hưởng rõ rệt đến “nói” và “viết”, làm cho ‘nói” và “viết” dần dần trở nên tốt. Qua đọc học sinh có thể hiểu được phần nào ý nghĩa của bài văn hỗ trợ một phần công tác bình giảng của thầy cô giáo.
	Bởi thế tôi nghĩ không thể nào vô tình hay cố ý, chúng ta lại cắt bỏ khâu đọc trở nên có chất lượng. Giải quyết nỗi lo lắng vì thiếu giờ, chúng ta có thể cho các em đọc toàn bài nếu bài ngắn; còn bài dài thì đọc một vài đoạn ( đoạn cần nhất)
Thường thường thì học sinh đọc tôi lưu ý đến cách phát âm, cách ngắt hơi, đến thanh điệu và đặc biệt tôi đòi hỏi các em phải đọc đúng từ. Để đọc có hiệu quả tôi đề ra yêu cầu và cách đáp ứng yêu cầu đó như sau:
1. Phát âm đúng:
Trong việc này tôi tập trung chống nhầm lẫn giữa các từ có chứa dấu nặng (.) và dấu ngã ( ), vì ở tỉnh Hà Tĩnh ta thường nói nặng học sinh đọc khó phân biệt được. Ngoài ra tôi sửa chữa cho học sinh nói ngọng tránh nhầm lẫn giữa chữ “l” với “n”, “r” với “ s”. Quan điểm và phương pháp tôi đã trình bày ở phần rèn luyện nói. ở phần này tôi cũng làm như vậy nên tôi xin được miễn trình bày lại.
2. Ngắt hơi đúng:
Đối với các bài thơ trước khi đọc tôi hướng dẫn học sinh đọc theo nhịp thơ như:
- Bài thơ “Lượm” của tác giả Tố Hữu (ngữ văn 6) nhịp thơ 2/2.
- Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” – Tác giả Phan Chu Trinh (Ngữ văn 8), nhịp thơ 4/3 ở câu 1, 2, 3, 3, 4. Nhịp 2/2/3 ở câu 5,6,7,8.
- ở bài văn thì không thể hướng dẫn đọc theo nhịp như thơ nên khi học sinh đọc tôi phải điểm nhịp cho các em đọc bằng cách nhắc khẽ.
Ví dụ: ở bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”- Hồ Chí Minh (Ngữ văn7) học sinh đọc “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” – Tôi nhắc “nghỉ”, học sinh đọc từ xưa đến nay- Tôi nhắc “ngắt”, học sinh đọc: “Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng”- tôi nhắc “ngắt”; học sinh đọc: “ Thì tinh thần yêu nước ấy lại càng sôi nổi” tôi nhắc “nghỉ”
Tôi nhắc vài lần như thế học sinh phải chú ý đến việc ngắt nhịp trong cách đọc vì nếu bị thầy nhắc mãi cũng tội. Chính vì thế, lần sau thấy không cần nhắc các em cũng thực hiện được, nhất là những em đọc vòng thứ hai, thứ ba thì có ý thức lo lắng và chăm chú rõ rệt, tôi cho điểm tập đọc khuyến khích các em đọc đúng và hay.
3. Đọc đúng thanh điệu:
Thanh điệu gồm tốc độ, cao độ và cường độ. Đọc một bài văn diễn cảm là thể hiện được thanh điệu. Khi đọc mẫu, tôi cho học sinh đánh dấu bằng bút chì vào sách giáo khoa, làm như viết nốt nhạc:
- Chỗ nào đọc nhanh: Gạch dưới
- Chỗ nào đọc cao: Chỉ mũi tên bốc lên.
- Chỗ nào hạ giọng: Chỉ mũi tên chúc xuống.
- Chỗ nào đọc chậm: Gạch ngang dưới các từ.
- Chỗ nào đọc liền: Ngoặc một số từ với nhau.
Làm như vậy học sinh nhanh chóng bắt chước được cách đọc của thầy. Do đó cũng phần nào giúp các em luyện được cách đọc diễn cảm. tôi cho các em hiểu đặc điểm của từng loại thể và cách đọc thích hợp với từng loại thể, từng loại câu, kiểu câu
* Văn miêu tả:
Để làm nổi bật được hình tượng, cảnh sắc cần đọc nhấn vào hệ thống từ, hình ảnh gợi tả đặc biệt là từ và hình ảnh gợi tả màu sắc, âm thanh, hình khối, đường nét. Câu văn miêu tả nhìn chung cần đọc thong thả, thoải mái tránh hấp tấp vội vàng, hoặc dồn dập không cần thiết.
* Văn kể chuyện:
Đọc phải lột tả được tính cách nhân vật. Cần chú ý nhấn mạnh vào những câu diễn tả tâm lý hành vì nhân vật. Đặc điểm của truyện đòi hỏi phải chú ý phân biệt giọng đối với hai câu thuộc loại ngôn ngữ:
- Ngôn ngữ trực tiếp:
- Ngôn ngữ dẫn truyện.
* Văn nghị luận
Đọc mạnh mẽ, rành mạch, dứt khoát trong việc ngắt nghỉ phù hợp với các dấu câu.
* Thơ: 
Nhìn chung đọc sâu lắng, đậm đà, đặc biệt phải năm chắc nhịp điệu, tiết tấu của từng đoạn, từng bài.
Đối với tất cả các thể loại có trong chương trình, mọi học sinh đều phải nắm vững đặc trưng từng loại thể và được hướng dẫn đọc trong tất cả mọi khâu, theo một quy trình chặt chẽ: Giáo viên hướng dẫn đọc đến giáo viên đọc mẫu, rồi gọi học sinh đọc, gọi học sinh nhận xét, đến bạn đọc cuối cũng là giáo viên nhận xét.
Tôi còn chỉ dẫn cách đọc các dấu, giọng cho học sinh như sau:
- Dấu hỏi (?): Phải đọc cao giọng
- Dấu chấm than (!): Phải đọc mạnh, gọn và đanh trong câu mệnh lệnh, đọc kéo dài và trầm giọng trong câu cảm thán.
- Dấu chấm lửng (): Phải đọc chậm, âm thanh ở các từ không thay đổi.
- Dấu ngoặc đơn (): Đọc nhanh và khẽ hơn những từ viết bên ngoài.
- Dấu ngoặc kép “”: Phải đọc trang trọng những lời trích dẫn của lãnh tụ, đọc mỉa mai, châm biếm khi đọc lời trích dẫn giành cho kẻ thù hoặc những từ dùng với nghĩa đả kích, đọc nhấn mạnh những từ quan trọng, hay những từ đặc biệt.
- Các dấu phẩy (,), dấu chấm (.), dấu chấm phẩy (;), dấu hai chấm (:) thì để thời gian nghỉ như sau: 
Thời gian nghỉ hơi ở dấu chấm xuống dòng bằng hai dấu chấm.
Thời gian nghỉ ở hai dấu chấm bằng hai dấu chấm phẩy.
Thời gian nghỉ ở dấu chấm phẩy bằng hai dấu phẩy.
Thời gian nghỉ ở dấu hai chấm bằng dấu chấm phẩy.
4. Đọc đúng từ:
Để đọc đúng từ học sinh phải chuẩn bị bài kỹ. Trong quá trình chuẩn bị, các em phải đọc đi đọc lại bài văn nhiều lần. Một điều quan trọng để đọc đúng là, phải hiểu nghĩa của từ, xem chú thích
Tôi đã từng nghe học sinh đọc:
“ Ba năm được một chuyến sai
áo ngắm đi mượn quần dài đi thuê”
( Chính là : áo ngắn đi mượn quần dài đi thuê)
“ Ao sâu nước cả không chài lưới” – (chính làKhôn chài lưới).
“ ... Như trước mùa về của một thứ quà thanh nhà và tinh khiết” (Chính làMột thức quà thanh nhã).
Sở dĩ các em đọc như thế chính vì các em không hiểu gì về nghĩa của từ.
Trong lớp nếu có em đọc nhầm lẫn từ này với từ khác, đọc sót từ thêm từ tôi sửa ngay tại chỗ và yêu cầu các em đọc lại ngay. Tôi không ngại mất thì giờ, vì xét ra thì thời gian chữa không tốn bao nhiêu, trị bệnh nhẹ hơn không thì đến lúc nguy kịch mới dốc sức chữa chạy thì không kịp.
C. Phần kết luận.
Xã hội ngày càng phát triển, để đáp ứng yêu cầu của xã hội Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương thay sách giáo khoa và cải tiến phương pháp dạy học trên cơ sở kế thừa phương pháp cũ. Để đào tạo ra những chủ nhân tương lai của đất nước, việc đào tạo đó phải có đủ phẩm chất trí tuệ và đạo đức. Để hoàn thành nhiệm vụ lớn lao cao cả đó ngành GD - ĐT mới tin tưởng giao phó cho nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh.
Là một người được đứng trong đội ngũ của ngành giáo dục, tôi vô cùng tự hào, nhưng cũng luôn lo lắng trăn trở để làm thế nào xứng đáng với niềm tin và sự giao phó của Đảng và Nhà nước. Trong quá trình công tác tôi luôn có ý thức học hỏi và tìm tòi sáng tạo những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của mình. Để làm được điều đó bàn thân tôi phải khiêm tốn, yêu nghề, lo lắng trăn trở về những hạn chế của mình, mạnh dạn học hỏi những người đi trước, nhờ sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp. 
Cũng chính nhờ được sự giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu, của bạn bè đồng nghiệp nên tôi đã hoàn thành được nhiệm vụ của một người giáo viên và trong quá trình công tác tôi đã nghiên cứu, thể nghiệm đề tài trên của mình tại trường.
Những kết quả bước đầu cho thấy học sinh có tiến bộ đáng kể về khâu “đọc” và “nói” trong giờ học văn và giúp cho hoạt động day – học của tôi và trò ở trường bớt lúng túng hơn.
Do hạn chế về thời gian, tài liệu và kinh nghiệm còn ít nên đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện và có tính khả thi hơn.
Tháng 3 năm 2008
Mục lục
TT
Nội dung
Trang
1
A – Phần mở đầu
1
2
I. Lý do chọn đề tài
1
3
II. Nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu
2
4
III.Mục đích của việc nghiên cứu
2
5
IV. Đối tượng nghiên cứu
2
6
V. Phương pháp nghiên cứu
2
7
VI. Phạm vi nghiên cứu
2
8
B – Nội dung chính
3
9
I. Rèn luyện kỹ năng nói
3
10
II. Rèn luyện kỹ năng đọc
7
11
C – Kết luận
11

File đính kèm:

  • docskkn.doc
Sáng Kiến Liên Quan