Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh qua tiết đọc, hiểu văn bản và tiết luyện nói Ngữ văn 9

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

 Hiện nay, các nước trên thế giới rất coi trọng dạy học theo quan điểm giao tiếp. Đây là một trong những tư tưởng quan trọng của chiến lược dạy học các môn ngôn ngữ ở trường phổ thông, lấy hoạt động giao tiếp là một trong những căn cứ để hình thành và phát triển các hoạt động ngôn ngữ mà cụ thể là năng lực nghe, nói, đọc, viết.

 Nếu như nghe, đọc là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì nói và viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường.

 Nếu người thầy đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn học sinh chủ động khám phá chiếm lĩnh tác phẩm văn chương, thì người học (học sinh) phải tự mình bộc lộ sự hiểu biết, phải biết phát triển tư duy thành lời - ngôn bản. Muốn cho người nghe hiểu cho được thì người nói phải nói cho tốt, có nghĩa là nói phải mạch lạc, logic, phải bảo đảm các qui tắc hội thoại, phải chú ý đến các cử chỉ, nét mặt, âm lượng Vì thế, luyện nói là việc rất quan trọng trong quá trình dạy- học văn, là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy học Ngữ văn. Luyện nói tốt sẽ giúp người học sẽ có được một công cụ giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống xã hội.

 

doc12 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 1080 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh qua tiết đọc, hiểu văn bản và tiết luyện nói Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếp quan sát; Dồi dào trí tưởng tượng; Tấm lòng tha thiết với vẻ đẹp và sự giàu có của đất nước)
            Ở bài “Bếp lửa”, cho HS thảo luận Câu: “Khi viết lời thơ: Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở-Sáng mai này bà nhóm bếp lên chưa?” Người cháu muốn nhắc bà nhóm lửa? hay nhắc ai? Nhắc điều gì?” (Tự nhắc mình không được quên những lận đận đời bà, không được quên tấm lòng ấm áp của bà, không được quên sự tận tụy hy sinh và tình nghĩa của bà)
           Ở bài “Ánh trăng”, có thể cho thảo luận câu: Từ sự xa cách giữa người và trăng, nhà thơ muốn nhắc nhở điều gì? Vì sao có sự xa lạ, cách biệt giữa người và trăng? (Vì không gian khác biệt ; thời gian khác biệt; điều kiện sống nên có sự cách biệt. Từ đó nhà thơ muốn nhắc nhở không nên quên quá khứ, phải thủy chung). Hoặc câu : “Nếu  ánh trăng tượng trưng cho vẻ đẹp và những giá trị truyền thống, thì lời thơ nói về sự vô tình và giật mình của con người trước trăng có ý nhắc nhở ta điều gì trong cuộc sống ?” (Phải trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp và những giá trị truyền thống, lãng quên quá khứ tốt đẹp là phản bội lại chính bản thân mình.).
           Ở bài “ Lặng lẽ Sa Pa”, ở cuối bài cho HS thảo luận câu: “Vì sao tác giả không đặt tên cụ thể cho từng nhân vật của mình mà chỉ gọi theo giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp ?” (Để ca ngợi những con người có phẩm chất tốt đẹp ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, những con người âm thầm lặng lẽ cống hiến cho tổ quốc, làm tăng thêm sức khái quát của truyện..).
           Ở bài “ Chiếc lược ngà” khi phân tích nhân vật bé Thu, có thể cho HS thảo luận câu: “Bé Thu đã không nhận Ba vì vết sẹo trên mặt ông Sáu, nhưng cũng từ vết sẹo ấy, Thu đã nhận ra người cha yêu quí của mình. Theo em, có thể hiểu như thế được không? Vì sao? (Được, vì Thu sợ vết sẹo do chưa biết ông Sáu là cha mình. Khi biết ba mình là Ông Sáu, Thu đã hôn lên vết sẹo trên má ba nó. Đó là tình cảm ruột thịt.). Hay câu : “Đọc Chiếc lược ngà, em cảm nhận được vẻ đẹp nào trong tình cảm cha con Bé Thu? (Tình cha con sâu nặng, bền chặt dù trong hoàn cảnh éo le.).
            Ở bài “ Bàn về đọc sách” sau khi tìm hiểu văn bản, cho HS thảo luận câu: “Những lời bàn trong văn bản “Bàn về đọc sách” cho ta những lời khuyên bổ ích nào về sách và việc đọc sách ?” (Sách là tài sản tinh thần quí giá của nhân loại. Muốn có học vấn phải đọc sách. Biết cách đọc sách thì mới tích lũy và nâng cao học vấn.). Hay là câu: “Cách viết văn nghị luận trong bài “Tiếng nói của văn nghệ có gì giống và khác so với bài “Bàn về đọc sách”? (đều là lập luận từ các luận cứ giàu lý lẽ, dẫn chứng xác thực. Khác: Tiếng nói văn nghệ là bài nghị luận văn học nên có sự tinh tế trong phân tích, sắc sảo trong tổng hợp, lời văn giàu hình ảnh và gợi cảm.).
             Ở bài “Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-Ten” thảo luận câu : “Trong hai cách nhìn của Buy-Phông và của La-Phông-Ten về loài vật, em thích cách nhìn nào hơn? Vì sao? (HS tự bộc lộ).
              Trong bài “ Con cò”,có câu thảo luận : “Hình tượng con cò xuyên suốt lời ru với những biểu tượng nào? (Con cò, đứa con nhỏ, người mẹ, cuộc đời) Hoặc câu: “Đọc bài thơ Con cò, em cảm nhận những điều cao đẹp nào của tình mẹ và những lời ru ? (Tình mẹ là tình cảm cao đẹp và bền bỉ vì nó được xây đắp bằng đức tính hy sinh quên mình của tình yêu thương che chở. Lời hát ru rất cần thiết vì nó nuôi dưỡng và bồi đắp lòng nhân ái trong cuộc đời mỗi con người.).
              Bài “ Nói với con” cho thảo luận câu: “Em cảm nhận như thế nào về lời thơ: “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương-Còn quê hương thì làm phong tục?” (Con người lao động sáng tạo để tồn tại, để giữ vững truyền thống dân tộc, có ý chí vươn lên không chùn bước trước khó khăn. Giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc. Ý chí sống can trường dũng cảm).
              Bài “Mây và sóng” cho thảo luận câu : “Bài Mây và sóng nói với ta những điều tốt đẹp nào trong cuộc sống tình cảm của con người? ” (Tình yêu mẹ là niềm vui thiêng liêng, bền chặt trong tâm hồn con người).
              Bài “ Những ngôi sao xa xôi”, thảo luận câu: “Qua truyện Những ngôi sao xa xôi em hiểu gì về phẩm chất của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước? ” (Sống trong sáng- không quản gian khổ, hy sinh)
           Với những câu hỏi có tính chất tình huống hoặc khái quát ,tổng hợp vấn đề cảm thụ văn học như trên đòi hỏi các em có tinh thần hợp tác .Và chính sự hợp tác đó sẽ giúp các em nói một cách tự tin hơn.
      4/ RÈN KĨ NĂNG NÓI QUA TIẾT LUYỆN NÓI Ở PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN :
a.Xác định mục đích yêu cầu của việc luyện nói :
             Để cho học sinh có thể thực hiện tốt tiết luyện nói, chúng tôi cho trước đề tài cho các em về nhà soạn, hướng dẫn các em:
         - Xác định đề tài (Nói cái gì ?)
         - Xác định đối tượng giao tiếp (Nói trong hoàn cảnh nào ?)
          - Xác định mục đích giao tiếp (Nói để làm gì ?)
          - Cách thức giao tiếp (Nói cho thuyết phục người nghe)
         - Nói cho có hiệu quả (Phải thu thập, lựa chọn điều cần nói)
         - Tạo tâm thế vững vàng khi nói : Tự tin, mạnh dạn
         - Tác phong tự nhiên, giọng rõ ràng quán xuyến người nghe.
         - Yêu cầu tập thể lớp chú ý lắng nghe, theo dõi ghi chép ,nhận xét
           b. Hướng dẫn học sinh soạn bài trước ở nhà :
         Mỗi em đều phải soạn bài vào vở bài tập của mình ở nhà. Tới lớp, trước khi tiến hành luyện nói, lớp trưởng kiểm tra việc soạn bài của lớp thông qua tổ trưởng, nhóm trưởng, sau đó báo cáo cho giáo viên. Để kiểm tra lại giáo viên kiểm tra lại khoảng từ 5-10 em
           d 3. Tiến hành luyện nói :
           Trước hết giáo viên cho học sinh nêu lại đề bài và ghi lên bảng. Tiếp theo cho các em phân tích đề và nêu nội dung yêu cầu cần đạt theo các bước tiến hành mà các em đã học. Sau đó, giáo viên treo bảng phụ có ghi dàn ý để các em theo dõi và cho các em thảo luận và nói theo nhóm lớn (7-8 em). Phần mở bài cho một nhóm thảo luận; phần thân bài có thể cho 2-3 nhóm thảo luận, tùy theo số luận điểm của đề tài; phần kết luận, một nhóm thảo luận.Thời gian thảo luận và nói trước nhóm là 10 phút. Trong quá trình thảo luận, mỗi em  trong nhóm phải nói lên được nội dung mà mình đã soạn ở nhà để cả nhóm bàn bạc góp ý đi đến thống nhất và hình thành một đoạn văn tương đối hoàn chỉnh. Em được phân công ghi sẽ ghi ý chính vào bảng phụ. Cả nhóm đều phải nắm vững ý kiến chung của tổ. Hết thời gian thảo luận, chúng tôi gọi một em đại diện trong nhóm trả lời. Khi có một em nói, cả lớp sẽ theo dõi, ghi nhận xét vào phiếu. Mỗi một em trình bày xong, chúng tôi sẽ chỉ định một em nhận xét đánh giá (có thể 2-3 em nhận xét). Sau khi các nhóm trình bày xong, chúng tôi cho một em khá hoặc giỏi nói lại toàn bài cho cả lớp nghe. Cuối cùng giáo viên góp ý bổ sung để lớp rút kinh nghiệm.   
          Các bước thực hiện trong tiết luyện nói chúng tôi tiến hành theo trình tự sau đây: 
              - Bước 1: Kiểm tra việc chuẩn bị bài luyện nói của học sinh (2phút)
              - Bước 2: Giáo viên cùng học sinh tìm hiểu đề và xây dựng dàn bài đại cương (3-5 phút)
              - Bước 3: Giáo viên nêu yêu cầu về hình thức nói và nội dung nói (2phút)
              - Bước 4: HS luyện nói trong nhóm ( 10 phút)
              - Bước 5: HS luyện nói trước lớp ( 20-25 phút)
              - Bước 5: Giáo viên tổng kết tiết luyện nói (3phút).
         Đối với lớp 9, có 2 tiết luyện nói. Đó là: Luyện nói về tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm; Luyện nói về văn nghị luận: Nghị luận về một đoạn thơ-bài thơ.
           Trong giờ luyện nói, chúng tôi chú ý nhắc nhở HS mấy điểm sau:
            - Phải soạn bài ở nhà trước, soạn một dàn ý chi tiết và tự tập nói trước ở nhà cho suôn sẻ, mạch lạc.
            - Khi nói trước tổ, trước nhóm phải nói rõ ràng, mắt tập trung hướng vào người nghe.
           Để tiết học có kết quả, chúng tôi cho HS đề về nhà soạn trước (Chỉ soạn đề cương).
       c . Định hướng dàn ý cho tiết luyện nói
           Ở tiết luyện nói thứ nhất  (Phần văn tự sự kết hợp với nghị luận). Có thể chọn 1 trong 3 đề có ở sách giáo khoa phần luyện tập. Tôi chọn đề 3: “Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” đến chỗ trót đã qua. Hãy đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.”
         Trước khi tiến hành luyện nói, Giáo viên kiểm tra vở soạn của HS và các em trình bày dàn ý vào bảng phụ, sau đó GV chốt lại và đưa ra bảng phụ mà GV đã chuẩn  bị sẵn lên bảng đen cho HS theo dõi để luyện nói và hướng dẫn HS :
                  - Phải xác định ngôi kể cho phù hợp (Tôi)
                  - Phải hóa thân vào Trương Sinh kể lại câu chuyện theo trình tự
                  - Các nhân vật và các sự việc còn lại chỉ có vai trò như một cái cớ để nhân vật Tôi giải bày tâm trạng của mình.
                                    Dàn ý:
1.     Mở bài : Tự giới thiệu về mình, nêu mối quan hệ với Vũ Nương trong câu chuyện.
2.     Thân bài: Kể lại nội dung đoạn truyện (ngôi kể là ngôi thứ nhất: tôi – Trương Sinh). Trong quá trình kể có thể hiện sự hối hận của người kể.
3.     Kết luận: Trương Sinh suy nghĩ về cái chết của Vũ Nương và ân hận về việc làm của mình
Ở tiết luyện nói thứ 2 trong chương trình (Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ). Có thể linh động chọn đề bài sau:
   Đề: Phân tích khổ thơ đầu trong bài “Sang thu “của Hữu Thỉnh.
          a. Yêu cầu : 
              - Nghị luận về một khổ thơ trong bài thơ
             - Vấn đề nghị luận: Phân tích, cảm nhận về cái hay cái đẹp về  nội dung và hình thức của khổ thơ đầu trong bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh
          b. Dàn ý :
               1. Mở bài : - Giới thiệu tác giả-Tác phẩm
                                     - Giới thiệu khổ thơ đầu-Nêu khái quát về giá trị nội dung của khổ thơ.
               2. Thân bài :
                    * Cảm nhận thu sang của tác giả (Phân tích vai trò của các giác quan)
            - Bức tranh vô hình của thời gian: Khúc giao mùa: hạ-thu
                     - Bức tranh được vẽ lên bởi giác quan đa dạng của người họa sĩ. (Bắt đầu là khứu giác"xúc giác -> Thị giác -> đến cảm nhận của nhà thơ)
            - “Mùi hương ổi phả vào trong gió se”- Câu thơ có cái ấm nồng của mùa hạ lại có cái lạnh se của mùa thu -> Sự giao mùa kỳ diệu. Dòng cảm xúc bất ngờ.
           - Hai câu thơ đầu thoáng chút bâng khuâng xao xuyến.
          - Mạch cảm xúc tiếp tục ở 2 câu cuối:  “Sương chùng chình qua ngõ-Hình như thu đã về”: Sương chùng chình đi qua như cố ý chậm lại. Một cảm giác mơ hồ, hư hư thực thực ấy đã gợi nên một thời điểm nhạy cảm rất khó xác định “ hình như thu đã về”
                    * Phân tích vẻ đẹp, hay của các từ ngữ “hương ổi, phả, gió se, chùng chình, hình như”
                     * Suy nghĩ về mùa thu thiên nhiên thời khắc giao mùa :
              - Từ cái bất ngờ nhận ra tín hiệu mùa thu, xen lẫn vào những cảm xúc có phần nào bâng khuâng luyến tiếc.
              - Cảm nhận bằng các giác quan một cách tinh tế nhạy cảm Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu làng quê , yêu  mùa thu.                       
              3. Kết luận : 
              - Qua hình ảnh, hương vị quen thuộc, gần gũi đặc trưng của mùa thu và những cảm nhận tinh tế, tác giả đã thể hiện thành công vẻ đẹp thiên nhiên thời điểm giao mùa.
d .Những điểm cần chú ý trong tiết luyện nói :
 - Ở tiết luyện nói nào cũng chú ý khâu chuẩn bị của học sinh, các em chuẩn bị càng kĩ tiết luyện nói càng hiệu quả 
 - Ở tiết dạy trên lớp, giáo viên cần :
        + tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm và luyện nói trước nhóm, nói trước lớp 
        + chú ý hướng dẫn kĩ về hình thức và nội dung nói
        + theo dõi và cho học sinh ghi chép những điều cần nhận xét
    5/ RÈN KĨ NĂNG NÓI QUA MỘT GIÁO ÁN CỤ THỂ   
        Với  những lớp mà đối tượng học sinh đa số học tốt môn văn thì giáo viên có thể cho luyện nói theo yêu cầu của đề bài trong sách giáo khoa (tiết 140 -Luyện nói -Nghị luận về một đoạn thơ bài thơ).Việc rèn kĩ năng nói cho học sinh đã được chúng tôi chú ý thể hiện qua các hoạt động dạy- học ở giáo án sau đây.
      Tiết  140                                     LUYỆN NÓI :
                       NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I) Mục tiêu cần đạt :
      Giúp học sinh củng cố kiến thức về cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
     -Luyện tập kĩ năng nói và đặc biệt là nói trước tập thể đông người một cách tự tin rõ ràng, mạch lạc 
 2.Học sinh :     
                            - Hs âoüc laûi baìi thå Bếp lửa
                           - Lập dàn ý theo đề bài : Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ bếp lửa của Bằng Việt
                            - Chuẩn bị dàn ý đại cương, dàn ý chi tiết, bảng phụ 
                            - Đem sgk låïp 9/1, táûp trçnh baìy theo daìn yï træåïc åí nhaì     
 III/ Tiến trình tổ chức các họat động dạy học :
     1) Ổn định lớp :        
     2) Kiểm tra bài cũ : (5 phút) GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
     3) Giới thiệu bài mới : (2 phút ) 
      Việc rèn kỹ năng rất cần thiết đối với các em .Nói như thế nào cho rõ ràng mạch lạc, tự tin nhất là trình bày nói cho bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ như hôm nay. Cô tin rằng với sự chuẩn bị có nhiều cố gắng của các em, tiết luyện nói hôm nay sẽ đạt được những hiệu quả tốt.
      4) Các hoạt động dạy - học :
         Hoạt động của thầy
          Hoạt động của trò
 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh, phân tích đề, lập dàn ý 
GV: Nhắc lại qui trình của một bài tập làm văn? (hs trả lời, gv nhắc lại cho học sinh khắc sâu)
GV cho học sinh nhắc lại đề bài, gv ghi bảng.
GV: 
+ Đề bài thuộc kiểu bài gì? 
+ Dạng bài nghị luận cụ thể là gì ? 
+ Đề yêu cầu nghị luận về vấn đề nào trong bài thơ ?
GV chốt :Về kiểu bài, dạng bài nghi luận về Bài thơ, (ghi bảng Phần phân tích đề)
Hướng dẫn hs lập ý: 
+ Theo yêu cầu đề tài, phần mở bài ta phải làm gì? 
+ Phần thân bài, để nghị luận về vấn đề đó trong bài thơ, em cần xây dựng hệ thống luận điểm như thế nào? 
+Dùng những luận cứ, luận chứng nào?
+Kết bài ra sao? 
(cho hs trao đổi nhóm, thảo luận) sau đó ghi bảng phụ và trình bày ở bảng, các nhóm khác nhận xét, gv nhận xét về dàn ý và đưa ra dàn ý đại cương ở bảng phụ cho hs tham khảo và so sánh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tiến hành nói.
GV cho học sinh nói trong nhóm (10ph), nói trước lớp 20 ph.
GV hướng dẫn yêu cầu nói. 
+ Nói trước nhóm: Đứng lên, mỗi em nói một phần theo qui định của tổ, cả tổ chú ý lắng nghe và chọn bạn nói tốt nhất đề xuất nói trước lớp.
+ Nói trước lớp cần chú ý:
  - Về hình thức: Có lời mở đầu (lời chào, giới thiệu) lời kết thúc (lời cảm ơn); lời nói rõ ràng, gọn, có ngữ điệu; chú ý quán xuyến đối tượng nghe.
 - Về nội dung: Đảm bảo nội dung trong dàn ý, ý mạch lạc.
+ Đối tượng nghe: Tập trung theo dõi bạn nói, nhận xét bạn nói theo yêu cầu trên.
Tiến hành nói: Sau 10 phút nói trong nhóm, gv cho hs nói trước lớp: 
+ 2 em nói MB
+ 2 em nói TB
+ 2 em nói KB
+ 2 em nói cả bài
+ 2 em nói cho cả lớp nhận xét, so sánh, rút ra ưu điểm, hạn chế
+gv nháûn xeït, chè ra æu âiãøm, khuyãút âiãøm, bäø sung nhæîng yï coìn thiãúu soït 
Hoạt động 3: GV tổng kết tiết học.
  + Nhận xét về sự chuẩn bị của hs.
  + Về tiết luyện nói của hs: ưu điểm, tồn tại, cần khắc phục ở tiết sau...
Hoạt động 4: Hướng dẫn chuẩn bị tiết sau.
  Chuẩn bị bài: Văn bản Những ngôi sao xa xôi
Đề bài: 
      Bếp lửa sưởi ấm một đời –Bàn về bài thơ bếp lửa của Bằng Việt
I/ Phân tích đề:
1.     Kiểu bài: Nghị luận về bài thơ
2.     Nội dung: Bếp lửa sưởi ấm một đời. (Bếp lửa từ trong kỉ niệm của tuổi thơ luôn sưởi ấm tâm hồn, nâng đỡ con người trên chặng hành trình dài của cuộc đời ) 
II/ Dàn ý đại cương
1.     Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa
- Khái quát giá trị của bài thơ và hình ảnh Bếp lửa 
2.     Thân bài: Nghị luận về vấn đề trong bài thơ
a.     Hình ảnh Bếp lửa khơi nguồn cho những cảm xúc về bà :
-Sự liên tưởng từ hình ảnh thân thương,ấm áp : Bếp lửa
- Bếp lửa của tuổi thơ nhọc nhằn gian khổ sống bên bà
b.Bếp lửa sưởi ấm tâm hồn tuổi thơ thơ
-Bếp lửa hiện diện như tình bà ấm áp 
 -Bếp lửa gợi những liên tưởng trong kỉ niệm về  bà
c.Bếp lửa với những suy ngẫm về bà 
-  Bà là người nhóm lửa ,người giữ lửa .
- Ngọn lửa trở thành kỉ niệm thân thương ,thành niềm tin thiêng liêng kì diệu .
- Ngọn lửa của tình yêu thương ,niềm tin nâng bước cháu trong suốt chặng đường dài của cuộc đời
d.Bếp lửa-hình tượng thơ đặc sắc :
->Vừa mang ý nghĩa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng 
3.     Kết bài:
 - Khẳng định giá trị của hình tượng bếp lửa 
- Suy nghĩcủa bản thân về hình ảnh Bếp lửa
              VI /. KẾT LUẬN :
        Bài học kinh nghiệm mà chúng tôi rút ra được từ quá trình nghiên cứu và vận dụng như sau :
             1. Về giáo viên :
        Muốn  thực hiện đạt yêu cầu việc luyện nói cho học sinh giáo viên cần:
              - Đầu tư vào bài soạn, nghiên cứu kỹ để có câu hỏi thảo luận cho học sinh.
-        Câu hỏi phải khuyến khích được tất cả HS trong lớp suy nghĩ. Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, vừa sức để học sinh có thể trả lời
-        Ngay từ đầu, xây dựng cho học sinh phương pháp học tập, những qui định  đối với học sinh về việc học  nói chung, môn văn nói riêng.
-        Hướng dẫn cho học sinh cách học cũng như cách soạn bài  (Nhất là đối với tiết luyện nói)
-        Có kế hoạch kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS
-        Rèn cho học sinh biết tự tổ chức thảo luận nhóm
-        Cần tôn trọng ý kiến HS, tạo điều kiện, dẫn dắt HS thể hiện quan điểm cá nhân của mình.
-        Luôn luôn theo sát diễn biến của cuộc thảo luận và có thể tham gia như một thành viên.
-         Nắm vững qui trình tiết luyện nói và tiến hành các bước một cách linh hoạt, thuần thục. 
           2. Về học sinh :
            - Đầy đủ dụng cụ học tập, nhất là bảng phụ, chuẩn bị cả về ngôn ngữ để có được hành văn lưu loát, ý tứ phong phú.
               -  Mỗi cá nhân cần phải chuẩn bị bài kĩ trước ở nhà.
               -  Trước khi thảo luận, cần phải xác định vấn đề cần thảo luận.
               -  Mỗi cá nhân cần phải tự tin, thoải mái  khi tham gia thảo luận, nói trước nhóm, nói trước lớp.
               -  Mỗi cá nhân đều phải tích cực và ý thức hoạt động trong nhóm.
               -  Mỗi cá nhân đều phải ghi chép cụ thể và đầy đủ ý kiến sau khi tổ đã bàn bạc thống nhất                              
            Tóm lại ,dạy văn là một công việc đòi hỏi tính khoa học, nghệ thuật và sáng tạo. Do vậy người dạy văn phải có sự nghiên cứu, tìm tòi, vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy - học mới để việc tổ chức các hoạt động dạy - học văn bản trở nên phong phú, đa dạng và có chiều sâu. Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động nhóm trong tiết Đọc-hiểu văn bản và luyện nói ở môn ngữ văn 9 là một hoạt động mang tính chuyên môn của người giáo viên dạy văn trong quá trình thực thi giảng dạy chương trình thay sách. Điều đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy - học Văn bản nói riêng và cho bộ môn Ngữ văn nói chung. 
      Vấn đề được trình bày trên đây dưới dạng một sáng kiến kinh nghiệm, không có mong muốn gì hơn được bày tỏ những đóng góp nhỏ vào công việc giảng dạy văn và mong được quý thầy cô góp ý. Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa để làm tốt nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn.
     VI/ ĐỀ NGHỊ :
-        Đối với giáo viên:
+ Giáo viên dạy các cấp mầm non và tiểu học cần chú ý hơn đến việc rèn kĩ năng phát âm chuẩn cho học sinh . 
+ Giáo viên dạy Ngữ văn THCS cần có sự đầu tư giảng dạy trong việc rèn kĩ năng nói và phải thực hiện thường xuyên đồng bộ từ các lớp 6,7,8  đến lớp 9 .
-        Đối với phòng giáo dục : Tiếp tục phát huy việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn về việc rèn kĩ năng nói cho học sinh để giáo viên được giao lưu, trao đổi,học hỏi Đối với Bộ giáo dục: 
+Cung cấp tài liệu, băng hình về việc rèn kĩ năng nói cho học sinh trong dạy -học Ngữ văn.
+Tăng tiết luyện nói về văn học ở khối lớp 8, 9 để học sinh tập thuyết trình văn học một lần trên một năm học.            
. 
 Người thực hiện
 Nguyễn Đồng Lớn

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_noi_cho_hoc_sinh_qua.doc
Sáng Kiến Liên Quan