Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng làm dàn bài văn nghị luận cho học sinh Lớp 9 theo hướng đổi mới

I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:

 Sáng kiến kinh nghiệm có 4 ý cơ bản:

 1/ Các điều kiện cần có để làm dàn bài văn nghị luận.

 2/ Các yêu cầu có liên quan đến việc rèn luyện kĩ năng làm dàn bài văn nghị luận.

 3/ Các thao tác cần rèn luyện để hình thành kĩ năng làm dàn bài văn nghị luận.

 4/ Biện pháp, cách tiến hành làm dàn bài văn nghị luận lớp 9.

II/ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:

 Thực trạng của vấn đề đang nghiên cứu tại trường và nhất là học sinh lớp 9:

 - Học sinh chưa có thói quen hay đúng hơn không có kĩ năng làm dàn bài trước khi viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh, cho nên dẫn đến điểm của những bài Tập làm văn thường rất thấp, dưới trung bình nhiều.

 -Viêc rèn cho học sinh có thói quen làm dàn bài trước khi viết bài văn hoàn chỉnh là một việc khó, đòi hỏi giáo viên phải kiên trì.

 - Rèn luyện kĩ năng làm dàn bài văn nghị luận cho học sinh lớp 9 là việc làm cần thiết, thể hiện tính khoa học, tư duy sáng tạo, tích cực của học sinh. Và cũng phù hợp với phương pháp dạy học mới hiện nay.

 

doc16 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng làm dàn bài văn nghị luận cho học sinh Lớp 9 theo hướng đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
   Thực trạng của vấn đề đang nghiên cứu tại trường và nhất là học sinh lớp 9:
      - Học sinh chưa có thói quen hay đúng hơn không có kĩ năng làm dàn bài trước khi viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh, cho nên dẫn đến điểm của những bài Tập làm văn thường rất thấp, dưới trung bình nhiều. 
     -Viêc rèn cho học sinh có thói quen làm dàn bài trước khi viết bài văn hoàn chỉnh là một việc khó, đòi hỏi giáo viên phải kiên trì.
   - Rèn luyện kĩ năng làm dàn bài văn nghị luận cho học sinh lớp 9 là việc làm cần thiết, thể hiện tính khoa học, tư duy sáng tạo, tích cực của học sinh. Và cũng phù hợp với phương pháp dạy học mới hiện nay.
 III/ NỘI DUNG:
   1/ Các điều kiện cần có để làm dàn bài văn nghị luận:
      - Học sinh phải có vốn kiến thức về vấn đề cần nghị luận (giải thích, chứng minh hay phân tích tác phẩm, phân tích nhân vật...).
     - Có kĩ năng làm dàn bài văn nghị luận.
  2/ Các yêu cầu có liên quan đến việc rèn luyện kĩ năng làm dàn bài văn nghị luận:
      - Toàn bộ bài văn (giải thích, bình luận, chứng minh hay phân tích tác phẩm truyện, thơ...) phải dựa trên một phương hướng nội dung nhất định, không có tình 
trạng đoạn đầu của bài văn theo hướng nội dung này còn đoạn cuối theo một phương
 hướng khác .
    - Các ý trong dàn bài phải được trình bày lôgic, bao hàm đầy đủ các khía cạnh của vấn đề.
   - Các ý của đoạn nào phải đặt đúng vào đoạn đó và giữa các đoạn phải có sự chuyển ý.
        Về mặt hình thức trình bày. Các ý trong dàn bài phải được sắp xếp theo hệ thống (thao tác này cũng không phức tạp và cũng không khó, chỉ cần học sinh hiểu rõ ý nghĩa , có ý thức, có thói quen thực hiện nó trong quá trình làm dàn bài).
3/ Các thao tác cần rèn luyện để hình thành kĩ năng làm dàn bài văn nghị luận:
   - Phân tích đề bài để nắm được vấn đề cần trình bày trong bài văn nghị luận.
   - Xác định phương hướng nội dung làm cơ sở cho việc giải quyết vấn đề nghị luận.
   - Lựa chọn trong vốn hiểu biết của bản thân các tư liệu cần thiết phục vụ cho bài văn nghị luận.
  - Hệ thống hoá để sắp xếp các ý đã có theo một trình tự chặt chẽ.
  -Trình bày từng phần nội dung của đề bài.
  - Kiểm tra lại toàn bộ dàn bài để sửa chữa và bổ sung các ý cần thiết.
 4/- Biện pháp và cách thức tiến hành làm dàn bài văn nghị luận:
   4.1/ Biện pháp:
     a/ Đối với giáo viên:
        * Giáo viên phải nhắc nhở thái độ nghiêm túc trong học tập của học sinh khi làm bài văn nghị luận:
    - Bắt buộc các em phải chuẩn bị giấy, tập nháp để lập dàn bài trước khi viết bài hoàn chỉnh.
   - Giáo viên kiểm tra việc thực hiện của các em, luyện tập lập dàn ý những đề bài ở SGK.
   - Lên lớp giáo viên có thể ra một đề hoặc hai đề cho học sinh chọn một. Yêu cầu học sinh đều lập dàn bài trên giấy có ghi tên, lớp trứơc khi làm bài viết hoàn chỉnh.
  - Yêu cầu học sinh nộp cùng với bài làm hoàn chỉnh (GV chấm điểm dàn bài để cộng vào bài hoàn chỉnh: dàn bài: 2 điểm - bài hoàn chỉnh 8 điểm.
    - Yêu cầu HS làm dàn ý trước, từ dàn ý triển khai thành bài hoàn chỉnh, đối với những bài không làm dàn ý sau khi đã viết bài hoàn chỉnh thì dàn bài có điểm 0.
     * Khi chấm bài, đòi hỏi GV phải đọc kĩ, chấm kĩ để xem HS có kĩ năng lập dàn bài hay không và từ dàn bài, HS có biết triển khai ý theo dàn bài để làm bài hoàn chỉnh hay không.
  b/ Đối với học sinh:
     - Trước tiên phải có thái độ học tập đúng đắn, khoa học, sáng tạo, có ý thức rèn luyện kĩ năng viết văn, mà muốn viết văn nghị luận tốt thì phải lập dàn ý trước.
     - HS phải có thói quen thường xuyên lập dàn ý cho bài văn nghị luận (trong luyện nói cũng như bài viết) trong quá trình làm bài văn nghị luận. 
    - Phải nắm chắc bố cục của bài văn nghị luận, nắm dàn ý chung cho bài văn nghị luận để vận dụng vào từng đề bài cụ thể.
 4.2/ Cách tiến hành làm bài văn nghị luận:
    - GV dặn dò HS xem, đọc kĩ các đề bài ở SGK. Về nhà tập lập dàn ý cho từng đề bài.
 - GV gợi ý cách lập dàn ý cho từng đề bài.
    - Đến lớp, trong tiết làm bài viết Tập làm văn, GV ghi đề lên bảng, đọc đề, cho HS ghi vào giấy làm bài; sau đó GV yêu cầu lấy giấy rồi ghi tên, lớp và lập dàn ý cho đề văn nghị luận (làm dàn ý trong 30 phút), thời gian còn lại HS triển khai viết bài hoàn chỉnh từ dàn ý đã lập.
   * Dàn ý chung đề văn nghị luận có bố cục như sau:
         Mở bài:
    - Nêu vấn đề cần nghị luận (giải thích, bình luận, chứng minh, phân tích tác phẩm ...).
 - Ghi lại lời nhận định của tác giả (trong đề bài) hoặc đoạn thơ (nếu ngắn) hoặc tên
tác phẩm (nêu tác phẩm).         
 Thân bài:
   Lần lượt giải thích (bình luận, chứng minh hoặc phân tích...) từng luận điểm mà đề bài yêu cầu. Trong mỗi luận điểm phải trình bày nhiều luận cứ, luận chứng.
       Kết bài:
  - Khẳng định lại vấn đề đã nghị luận.
  - Nêu suy nghĩ của bản thân về vấn đề đã nghị luận.
  - Liên hệ đưa ra ý tưởng. Rút ra bài học.
 * Từ dàn ý chung của bài văn nghị luận GV cung cấp HS dàn ý lí thuyết từng dạng bài cụ thể, yêu cầu học sinh phải học thuộc.
 Kiểu bài văn nghị luận trong chương trình ngữ văn lớp 9 gồm:
 - Nghị luận xã hội:
+ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
+Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
 - Nghị luận văn học:
+ Nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích).
+Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Nghị luận xã hội
* Dạng nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
 Gv đưa ra dàn ý lí thuyết
 a/ Mở bài: Gợi –Đưa – Báo
 Gợi: Là gợi ý ra vấn đề cần nghị luận.
 Đưa: Sau khi gợi là đưa vấn đề cần nghị luận ra.
 Báo: Báo là phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận ( có tính chuyển ý)
 b/ Thân bài: Thực – Nguyên –Hậu( kết) – Biện
 Thực: Nêu lên thực trạng của sự việc hiện tượng đưa ra nghị luận.
 Nguyên: là nguyên nhân nào xảy ra sự việc hiện tượng đời sống đó
( nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan)
 Hậu( kết): Là hậu quả của sự việc hiện tượng đời sống mang lại( hiện tượng xấu) hoặc kết quả ( hiện tượng tốt)
 Biện: là biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn( nếu hiện tượng xấu), hoặc phát triển ( nếu hiện tượng tốt)
c/ Kết bài: Tóm – Rút- phấn
 Tóm: Tóm tắt, khái quát vấn đề cần nghị luận.
 Rút: Rút ra ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống
 Phấn: Phấn đấu, bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đã nghị luận.
 *Dạng nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
 GVđưa ra dàn ý lí thuyết
 a/ Mở bài: Gợi –Đưa – Báo
 Gợi: Là gợi ý ra vấn đề cần nghị luận.
 Đưa: Sau khi gợi là đưa vấn đề cần nghị luận ra.
 Báo: Báo là phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận ( có tính chuyển ý)
 b/ Thân bài: Giải – Phân – Bác – Đánh
 Giải: giải thích các tư tưởng, đạo lí tác động đến hoàn cảnh xung quanh, giải thích từ, giải thích khái niệm.
 Phân: Phân tích các mặt đúng của nội dung tư tưởng đạo lí( dung luận cứ từ cuộc sống và xã hội để chứng minh).
 Bác: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch liên quan đến tư tưởng đạo lí, hay gọi là lật ngược vấn đề ( dùng dẫn chứng từ trong cuộc sống và trong văn học để chứng minh)
 Đánh: Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí đã nghị luận.
c/ Kết bài: Tóm – Rút- phấn
 Tóm: Tóm tắt, khái quát vấn đề cần nghị luận.
 Rút: Rút ra ý nghĩa, bài học từ tư tưởng đạo lí.
 Phấn: Phấn đấu, bày tỏ thái độ của bản thân về vấn đề đã nghị luận.
Nghị luận văn học
* Nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích).
 Dàn ý lí thuyết
 a/ Mở bài:
 Giới thiệu tác giả, tác phẩm( tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.
 b/ Thân bài:
 Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực trong tác phẩm.
 c/ Kết bài:
 Nêu nhận định đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện, hoặc đoạn trích.
 Rút ra bài học.
* Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 Dàn ý lí thuyết
 a/ Mở bài:
 Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ và khái quát nội dung ( nếu đoạn thơ nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm, trích dẫn đoạn thơ)
 b/ Thân bài:
 Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
 c/ Kết bài: 
 - Khái quát giá trị, ý nghĩa của bài thơ, đoạn thơ.
 - Rút ra bài học.
 4.3/ Các hoạt động dạy học:
          Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho đề văn nghị luận trong những tiết làm bài văn viết Tập làm văn theo hướng đổi mới:
Theo cách dạy và làm bài của HS khi chưa áp dụng SKKN:
* Hoạt động 1:
   GV ghi đề lên bảng, GV đọc đề, gọi HS đọc lại đề chép vào giấy làm bài.
 * Hoạt động 2: 
   - Yêu cầu HS lấy giấy nháp, làm bài trước trên giấy nháp
   - Sửa chữa, bổ sung, sau đó chép vào bài làm.
* Hoạt động 3:
   HS viết bài hoàn chỉnh
Cách dạy và làm bài của HS khi đã áp dụng SKKN:
* Hoạt động 1:
    GV ghi đề lên bảng, GV đọc đề, cho HS chép vào giấy làm bài, đọc lại đề.
* Hoạt động 2:
   - GV yêu cầu HS lấy một tờ giấy khác (có ghi tên, lớp) lập dàn ý (sau khi đã tìm hiểu đề bài) trong khoảng 30 phút 
   - Sửa chữa cho kĩ lưỡng đầy đủ các ý, các phần trong dàn ý.
   - Từ dàn ý triển khai thành bài viết hoàn chỉnh (GV kiểm tra, quan sát việc thực hiện lập dàn ý của HS trong lớp).
* Hoạt động 3:
   HS viết bài văn hoàn chỉnh vào giấy làm bài.
* Minh hoạ cụ thể về việc rèn luyện kĩ năng lập dàn bài văn nghị luận qua các tiết dạy trên lớp:
1/ Bài: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý.
 Trong phần III: Luyện tập, tôi hướng dẫn HS xây dựng dàn bài cho đề Tinh thần tự học (cho 4 nhóm). Các nhóm trình bày dàn ý trước lớp và trao đổi, đánh giá, nhận xét, bổ sung. Sau đó GV trình bày dàn ý khái quát cho đề bài.
 Dàn bài 
Mở bài: 
Giới thiệu dẫn dắt, nêu ý nghĩa của tinh thần tự học.
 b. Thân bài:
 - Giải thích: Học là gì? Thế nào là tinh thần tự học? ( giải thích)
 - Nêu lợi ích của tinh thần tự học, có dẫn chứng ( phân tích)
 - Cách rèn luyện tinh thần tự hoc.
 - Phê phán một số người không có ý thức tự giác học tập,có dẫn chứng ( bác bỏ)
 - Đánh giá vai trò của tinh thần tự học 
 c.Kết bài:
 - Khẳng định ý nghĩa của tinh thần tự học.
 - Rút ra bài học, hướng phấn đấu của bản thân 
2/ Viết bài tập làm văn số 5 – Nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống.
Lập dàn bài cho đề bài: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
 Hs dựa vào dàn ý lí thuyết GV hướng dẫn để lập dàn bài.
a/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận:
 -Tình hình tai nan giao thông trong nước trở thành quốc nạn.
 - Chúng ta phải làm gì để hạn chế?
b/ Thân bài
 -Thực trạng: Các hình thức tai nạn giao thông: đường bộ, đường thủynhiều vụ tai nạn xảy ra nghiêm trọng( dẫn chứng)
 - Nguyên nhân:
 + Do chưa nắm luật.
 + Thiếu ý thức: phóng nhanh giành đường, vượt ẩu
 + Uống rượu bia quá độ khi điều khiển phương tiện giao thông.
 + Do chưa đủ tuổi, sử dụng phương tiện giao thông không làm chủ tốc độ.
 + Phương tiện giao thông chưa tốt
 -Hậu quả:
 + Thiệt hại về người và của
 + Là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
 -Biện pháp khắc phục:
 +Tuyên truyền rộng rãi luật giao thông.
 + Người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện nghiêm túc luật giao thông.
 + Xử lí nghiêm, phạt nặng những người vi phạm luật.
 + Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng
 c. Kết bài:
 - Khẳng định tai nạn giao thông là quốc nạn.
 - Rút ra bài học, bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng .
3/ Bài: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
 Phần chuẩn bị ở nhà, tôi cho HS đọc nội dung và yêu cầu luyện tập theo đề giáo viên đưa ra, mỗi em đều phải tự lập dàn bài. Sau đó đến lớp GV cho HS thảo luận xây dựng dàn ý.
GV cho từng nhóm trình bày dàn ý. HS tự nhận xét, đánh giá, trao đổi ý kiến bổ sung cho từng dàn ý. GV đưa lên bảng phụ dàn ý khái quát cho đề bài trên để HS tham khảo.
 Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
 Lập dàn bài
a.Mở bài: 
 Giới thiệu về tác giả, đoạn trích Chiếc lược ngà, nêu ý kiến đánh giá khái quát về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
b.Thân bài: Trình bày cảm nhận:
 *Nhân vật bé Thu:
 -Thái độ và hành động của Thu trong những ngày đầu ba về thăm nhà:
 + Hoảng sợ, bỏ chạy
 + Không nhận ông Sáu là ba, quyết tâm không gọi tiếng ba. 
 +Tiếp tục xa lánh ông Sáu từ chối sự chăm sóc của ông Sáu, phản ứng quyết liệt
( hất cái trứng cá)
 -Thái độ và hành động trong buổi chia tay:
 + Cất tiếng gọi ba, ôm chầm ba, không cho ba đi 
 + Tình cảm cha con cảm động
 - Nhận xét khái quát về bé Thu.
 *Nhân vật ông Sáu:
 -Trong đợt nghỉ phép( về thăm nhà)
 + Đầu tiên là sự hụt hẫng. Anh kiên nhẫn vỗ về để con nhận mình.
 + Con không nhận anh tuyệt vọng, đau khổ
 + Đến phút chia tay khi nghe con gọi ba anh vô cùng hạnh phúc ...
 -Sau đợt nghỉ phép( ở chiến khu)
 + Anh ân hận vì đã đánh con.
 + Say sưa, tỉ mỉ làm chiếc lược ngà cho conmong gặp con.
 + Không may anh bị thươngTruớc khi trút hơi thở cuối cùng anh móc cây lược trong túi nhờ người bạn chiến đấu trao cho con gái.
 - Nhận xét khái quát về ông Sáu.
* Nhận xét đánh giá về:
 - Nội dung:
 + Phụ tử tình thâm là nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
 + Xây dựng được tình huống độc đáo, chỉ có trong chiến tranh...Tô đậm tình phụ tử. 
 - Nghệ thuật:
 + Cốt truyện chặt chẽ, nhiều tình huống bất ngờ.
 + Người kể ở ngôi thứ nhất vừa là nhân chứng vừa là người tham gia vào một số sự việc của câu chuyện.
 +Ngôn ngữ giản dị, mang đậm màu sắc Nam Bộ.
c. Kết bài
 -Khái quát giá trị của đoạn trích.
 -Rút ra bài học.
4/ Bài:  Cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
Ở tiết này cách dạy và rèn luyện kĩ năng cho HS làm dàn ý cũng tương tự như bài trên.
 VD1: Luyện tập lập dàn bài cho đề bài sau: phân tích khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
 Dàn bài
 Mở bài : 
Giới thiệu tác giả, bài thơ nói chung, khổ thơ nói riêng, trích dẫn khổ thơ.
 Thân bài : 
Cảm nhận về đoạn thơ:
 - Phân tích cảm nhận về mùa thu sang thông qua các biện pháp nghệ thuật:
 +Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bang khuâng của nhân vật trữ tình khi nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ hạ sang thu” hương ổi” “gió se”
 + Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về chuyển biến trong không gian: “sương chùng chình”
 + Đoạn thơ viết theo thể năm chữ, sử dụng từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái “bỗng”, “hình như” thủ pháp nhân hóa.
 - Nhận xét, đánh giá thành công của tác giả.
 Kết bài :
 - Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của khổ thơ.
 - Nêu nhận xét về tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước của tác giả
 - Cảm nghĩ của bản thân
 VD2: Viết bài tập làm văn số 7- Nghị luận văn học.
 Đề bài: Những đặc sắc trong bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. 
 Dàn bài
 a. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, bài thơ ( về nội dung – nghệ thuật) 
 b. Thân bài: Phân tích những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
 * Khổ 1: Cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác
 - Cách xưng hô con và Bác -> thể hiện sự gần gũi, kính yêu Bác.Sự xúc động của người con miền Nam ra thăm lăng Bác
 - Dấu hiệu “ hàng tre”hình ảnh quen thuộc của đất nước Việt Nam – biểu 
tượng cho dân tộc Việt Nam kiên cường bất khuất( hình ảnh ẩn dụ)
 *Khổ 2: Cảm xúc khi cùng dòng người xếp hàng vào lăng .
 - Phân tích hình ảnh “ Ngày ngày mặt trời ... rất đỏ “ -> hình ảnh thực, ẩn dụ( mặt trời trong lăng, tràng hoa, bảy mươi chín mùa xuân)
 - Ví Bác như mặt trời để nói lên sự vĩ đại ... Thể hiện sự tôn kính của Đảng của nhân dân đối với Bác: hình ảnh dòng nguời vào viếng ...
 *Khổ 3: Cảm xúc suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng.
 - Bác sống mãi cùng sông núi, một vẻ đẹp thanh cao đang tỏa sáng.
 - Sự rung động đến nhói trong tim là một tình cảm chân thành.
 Hình ảnh ẩn dụ : vầng trăng, trời xanh. 
 *Khổ 4. Cảm xúc của nhà thơ khi trở lại miền Nam 
 - Sự nghẹn ngào, lưu luyến như muốn hóa thân... để mãi bên Người
 - Nghệ thuật: điệp từ muốn làm (3 lần) thể hiện ước nguyện ... của nhà thơ.
 c. Kết bài : 
 - Khẳng định giá trị về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
 - Cảm nghĩ của bản thân.
 Trong quá trình áp dụng sáng kiến về việc rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị
luận ở lớp 9, theo dõi tôi thấy HS có tiến bộ và ý thức trong các tiết làm bài văn viết
Tập làm văn và có tiến bộ về kĩ năng lập dàn ý cho bài văn nghị luận.
IV/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ NÊU:  
 Khi chưa áp dụng SKKN: Năm học 2017-2018, bài viết số 5- NLXH
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
T bình
Yếu
kém
9
112
03
29
55
25
0
Khi áp dụng SKKN: Năm học 2018-2019, bài viết số 5- NLXH
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
T bình
Yếu
kém
9
108
07
42
46
13
0
V/ KẾT LUẬN:
 Với kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận cho hs lớp 9 sau khi vận dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy tôi thấy khả năng áp dụng đạt hiệu quả tương đối, đặc biệt là học sinh đã biết vận dụng các kĩ năng một cách hợp lý trong việc viết các bài văn nghị luận. 
 Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi về việc rèn luyện kĩ năng lập dàn bài văn nghị luận cho hs lớp 9. Với khả năng còn hạn chế và chắc chắn rằng đó vẫn chưa phải là khuôn mẫu hoàn chỉnh vì vậy rất mong quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến, cùng nhau tìm ra phương pháp tốt hơn nữa để việc tổ chức dạy học kiểu bài văn nghị luận trong trường THCS mang hiệu quả hơn, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn./.
 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT Tân Phong, ngày 11 tháng 5 năm 2019
 SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT
 Lê Thị Mỹ Lam
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP THỊ XÃ
 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Đơn vị: Trường THCS Tân Hiệp
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Tính mới: 	....................................................../30 điểm 
- Tính hiệu quả: 	.........................................../35 điểm
- Tính ứng dụng:	.........................................../20 điểm
- Tính phù hợp với nhiệm vụ được giao: ........../10 điểm
- Hình thức: 	....................................................../05 điểm
 Tổng điểm:	............................................................../100 điểm
Tân Phong, ngày tháng 5 năm 2019
CHỦ TỊCH HĐKH
Lâm Phi Long
 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Đơn vị: Phòng GD-ĐT thị xã Giá Rai
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Tính mới: 	.........................................................../30 điểm 
- Tính hiệu quả: 	................................................/35 điểm
- Tính ứng dụng:	................................................/20 điểm
- Tính phù hợp với nhiệm vụ được giao:.............../10 điểm
- Hình thức: 	........................................................../05 điểm
 Tổng điểm:	.........................................................../100 điểm
Giá Rai, ngày tháng năm 2019
CHỦ TỊCH HĐKH
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM SÁNG KIẾN
(Theo Quy định được ban hành Quyết định số 9447/QĐ-HĐTĐKT ngày 30/12/2016 của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng thị xã ban hành Quy định Xét công nhận sáng kiến, giải pháp trong công tác hoặc đề tài nghiên cứu)
Họ tên người chấm điểm: ..
Chức vụ trong Hội đồng: 
Tên giải pháp/đề tài nghiên cứu: 
Tác giả/nhóm tác giả: 
STT
Tiêu chuẩn
Tiêu chí
Điểm chuẩn
1
Tính mới
(30 điểm)
Những sáng kiến, giải pháp đưa ra chưa có người nào thực hiện trước đó; những cải tiến, đề xuất mới
Ứng dụng có hiệu quả những thành tựu mới về khoa học – công nghệ, luận điểm, quan điểm mới, những chủ trương, chính sách mới.
 /20 điểm
 /10 điểm
2
Tính hiệu quả
(35 điểm)
Đem lại hiệu quả trong công tác
Dễ thực hiện, không tốn kém nhiều chi phí
 /25 điểm
 /10 điểm
3
Tính ứng dụng
(20 điểm)
Có khả năng phổ biến ứng dụng vào thực tiển (tùy theo tỷ lệ đơn vị, cá nhân áp dụng để làm căn cứ tính điểm)
 /20 điểm
4
Phù hợp với nhiệm vụ được giao
(10 điểm)
- Nếu phù hợp với nhiệm vụ của cá nhân thì được 10 điểm.
- Nếu phù hợp với nhiệm vụ của đơn vị thì được 5 điểm.
- Nếu không phù hợp với nhiệm vụ được giao của cá nhân và đơn vị thì không được tính điểm.
 /10 điểm
5
Hình thức
(5 điểm)
Trình bày đúng bố cục; câu văn rõ ràng, dễ hiểu, mạch lạc; từ ngữ sử dụng chính xác.
 /5 điểm
Tổng cộng
 /100 điểm
NGƯỜI ĐÁNH GIÁ 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_lam_dan_bai_van_nghi.doc
Sáng Kiến Liên Quan