Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng tư duy sáng tạo, tự học, tự tìm tòi nghiên cứu của học sinh qua việc hoàn thành bài tập về nhà phần Thực hành thí nghiệm
Sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế với nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá tạo ra những cơ hội nhưng đồng thời đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục đào tạo trong việc đào tạo đội ngũ lao động. Khoa học và công nghệ đang phát triễn như vũ bão trên quy mô toàn cầu, tri thức nhân loại không ngừng tăng lên. Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tải tri thức và đào tạo nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Để đáp ứng những đòi hỏi này của xã hội, giáo dục Việt Nam đã và đang tập trung đổi mới, hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh.
Trong các loại kĩ năng cần hình thành cho học sinh, thì kĩ năng thực tế, kĩ năng hợp tác rất quan trọng. Các môn khoa học tự nhiên như hóa học sẽ góp phần hình thành kĩ năng này qua hoạt động nhóm và thực hành thí nghiệm. Tầm quan trọng của giáo dục bậc phổ thông nói chung và thực hành thí nghiệm nói riêng cũng được hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành trung ương Khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) khẳng định “ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời ”
ược với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau: + Chất kết tủa + Chất điện li yếu + Chất khí Bước 6. Kiểm tra kết quả buổi học bằng hệ thống bài tập thực nghiệm. Câu 1. Trong thí nghiệm phản ứng giữa axit với bazơ, người ta thực hiện theo tuần tự các bước sau: Bước 1. Cho khoảng 2 ml dung dịch NaOH 1M vào ống nghiệm. Bước 2. Thêm tiếp vào ống nghiệm vài giọt dung dịch phenolphtalein. Bước 3. Nhỏ từ từ dung dịch HCl 1M vào ống nghiệm cho đến dư. Kết luận nào sau đây sai? A. Có thể thay HCl bằng H2SO4 B. Sau bước 2, dung dịch có màu xanh. C. Sau bước 2, dung dịch có màu hồng. D. Sau bước 3, dung dịch trong suốt không màu. Câu 2. Thực hiện thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1. Cho khoảng 2 ml dung dịch MgCl2 1M vào ống nghiệm. Bước 2. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH 1M vào ống nghiệm cho đến dư. Bước 3. Cho dung dịch HCl 1M vào ống nghiệm cho đến dư. Kết luận nào sau đây sai A. Sau bước 2, thu được kết tủa màu trắng. B. Ở bước 3, kết tủa tan dần, khi HCl dư dung dịch trở nên trong suốt. C. Có thể thay MgCl2 bằng AlCl3 hiện tượng hóa học vẫn không thay đổi. D. Có thể thay dung dịch HCl bằng dung dịch H2SO4. Câu 3. Thực hiện thí nghiệm theo các bước sau (chỉ áp dụng các lớp giỏi): Bước 1. Cho khoảng 2 ml dung dịch AlCl3 1M vào ống nghiệm. Bước 2. Thêm tiếp vào ống nghiệm NaOH 2M cho đến dư. Bước 3. Cho dung dịch HCl 1M từ từ vào ống nghiệm cho đến dư. Cho các kết luận sau: (a) Sau bước 2 thu được kết tủa keo màu trắng. (b) Ở bước 3 kết tủa xuất hiện sau đó tan dần, khi HCl dư dung dịch trở nên trong suốt. (c) Ở bước 3 không có hiện tượng gì xảy ra. (d) Có thể thay dung dịch HCl bằng dung dịch H2SO4. Số kết luận đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4. Trộn các cặp dung dịch sau có cùng nồng độ mol và cùng thể tích: (1) (NH4)2SO4 + BaCl2 → (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 → (3) Na2SO4 + BaCl2 → (4) H2SO4 + NaOH→ Các thí nghiệm thu được kết tủa là: A. (1), (2), (3). B. (1), (3). C. (2), (3), (4). D. (3), (4). Giáo án số 2: Bài 5. Glucozơ (Lớp 12) Bước 1. Giao nhiệm vụ về nhà sau khi học xong Bài 4. Luyện tập. TT Thí nghiệm Cách tiến hành (Kèm hình vẽ) Hiện tượng Giải thích- Phản ứng Link thí nghiệm 1 TN1. Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 Đun nóng sản phẩm ở TN1 2 TN2. Glucozơ tác dụng với dd AgNO3/NH3 Lưu ý: Đáp án ở phụ lục 3. Bước 5. Tổ chức hoạt động giảng dạy Bài 5: Glucozơ (Tiết 2) Phương pháp: Thí nghiệm nghiên cứu + hoạt động nhóm. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Thí nghiệm nghiên cứu ở các nhóm. - Gv chia lớp thành 4 nhóm và mỗi nhóm làm các thí nghiệm từ 1 đến 2. + Mỗi nhóm cử 1 học sinh đứng dậy làm thí nghiệm, 1 học sinh phụ tá + HS quan sát, nhận xét và viết pư vào cột 5 tờ phiếu chuẩn bị bài ở nhà. + GV bao quát lớp, kịp thời hướng dẫn và sửa các lỗi của HS khi làm TN - Các nhóm ghi kết quả vào phiếu học tập (phiếu này đã phát ở nhà) Hoạt động 2. Báo cáo kết quả TN Hoạt động 2.1. Báo cáo TN1 - Đại diện hóm 1 báo cáo kết quả TN1. + Một học sinh của nhóm 1 lên bảng viết phản ứng . - Nhóm trưởng nhóm 1 điều hành cho các nhóm còn lại phản biện. - GV sửa lỗi, kết luận bổ sung, nhận xét kết quả của nhóm 1 và phản biện của các nhóm. III. Tính chất hoá học 1. Tính chất của ancol đa chức a) Tác dụng với Cu(OH)2 b) Phản ứng tạo este. Hoạt động 2.2. Báo cáo kết quả TN2 - Nhóm 3 báo cáo kết quả TN2 - Một học sinh của nhóm 3 lên bảng viết phản ứng. - Nhóm trưởng nhóm 3 điều hành cho các nhóm còn lại phản biện. - GV nhận xét kết quả của nhóm 3 và phản biện của các nhóm. - GVsửa lỗi, kết luận bổ sung. 2. Tính chất của anđehit a) Phản ứng oxi hoá glucozơ b) Phản ứng khử glucozơ 3. Phản ứng lên men Hoạt động 3. GV kết luận và chiếu đáp án ở phụ lục 3 GV gọi đại diện nhóm 2 báo cáo thí nghiệm đun nóng sau TN1. Có thể mời HS lên viết phản ứng. Mở rộng với đối tượng khá giỏi: GV giới thiệu thêm về phản ứng OXH glucozơ bằng Br2 hoặc Cu(OH)2 khi đun nóng. Bước 6. Kiểm tra kết quả buổi học bằng hệ thống bài tập thực nghiệm (Làm việc cá nhân) Câu 1. Tiến hành thí nghiệm phản ứng giữa dung dịch glucozơ với Cu(OH)2 theo các bước sau đây: Bước 1. Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%. Bước 2. Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa. Bước 3. Thêm 2 ml dung dịch glucozơ 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng. B. Thí nghiệm trên chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm -OH. C. Sau bước 3, kết tủa bị hoà tan và trở thành dung dịch có màu tím đặc trưng. D. Ở bước 3, Cu(OH)2 bị hòa tan tạo thành dung dịch trong suốt màu xanh lam. Câu 2. Cho các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozơ: (a) Thêm 3-5 giọt dung dịch glucozơ vào ống nghiệm. (b) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa hoà tan hết. (c) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 70°C trong vài phút. (d) Cho l ml AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch. Thí nghiệm được tiến hành theo thứ tự nào sau đây (từ trái sang phải)? A. (a), (d), (b), (c). B. (d), (b), (c), (a). C. (a), (b), (c), (d). D. (d), (b), (a), (c). Giáo án số 3: Bài thực hành số 1. Phản ứng oxi hóa - khử (Lớp 10) Bước 1. Giao nhiệm vụ về nhà sau khi học xong Bài 19. Luyện tập phản ứng oxh- khử TT Thí nghiệm Cách tiến hành - Có hình vẽ Hiện tượng quan sát được Giải thích Phản ứng Link thí nghiệm 1 TN1. Phản ứng giữa Zn với dd H2SO4 loãng. - Có bọt khí sủi lên Khí thoát ra là H2 2 TN2. Phản ứng giữa Fe và dd CuSO4. 3 TN3. Phản ứng giữa FeSO4 và dung dịch KMnO4+ H2SO4 Lưu ý: Đáp án ở phụ lục 4 Bước 5. Tổ chức hoạt động giảng dạy Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Làm quen với PTH. 1. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, ngồi vào 4 khu vực trong PTH. 2. GV thông báo những chú ý khi đến phòng thực hành, những công việc lớp phải làm trong 1 giờ thực hành. 3. Lớp trưởng đọc nội quy phòng thực hành. 4. GV hướng dẫn các thao tác cơ bản như lấy hóa chất, đun nóng ống nghiệm, đong đếm lượng chất. 5. GV hướng dẫn học sinh cách viết tường trình thí nghiệm theo mẫu STT Tên thí ghiệm Cách tiến hành Hiện tượng PTPƯ Giải thích 1 2 3 Hoạt động 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh - Lớp trưởng kiểm tra phiếu chuẩn bị bài của các thành viên. - GV gọi các nhóm 1,2,3 lần lượt trình bày cách tiến hành thí nghiệm 1,2,3. - GV nhận xét. Hoạt động 2. Tổ chức hoạt động thực hành cho HS - Mỗi nhóm cử 1 HS làm các thí nghiệm, cả nhóm quan sát, ghi kết quả vào phiếu học tập. - GV bao quát lớp, kịp thời hướng dẫn sửa chữa các thao tác sai. Hoạt động 3. Các nhóm báo cáo kết quả thực hành Hoạt động 3.1. Báo cáo TN1 - Nhóm 1 báo cáo - Các nhóm còn lại phản biện - GV kết luận, nhận xét, cho điểm. 1.TN1: Phản ứng giữa kim loại và dd axit - Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch axit sunfuric loãng rồi cho tiếp và ống nghiệm một viên kẽm nhỏ. - Có khí thoát ra Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑ Hoạt động 3.2. Báo cáo TN2 - Nhóm 2 báo cáo - Các nhóm còn lại phản biện - GV kết luận, nhận xét, cho điểm 2. TN2. Phản ứng giữa dung dịch muối và kim loại - Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch CuSO4 loãng. Cho vào ống nghiệm một đinh sắt đã được làm sạch bề mặt. Để yên ống nghiệm khoảng 10 phút. - Có Cu màu đỏ bám vào đinh sắt Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓ Hoạt động 3.3. Báo cáo TN3 - Nhóm 3 báo cáo. - Các nhóm còn lại phản biện. - GV kết luận, nhận xét, cho điểm. 3. TN3. Phản ứng oxi hóa – khử trong môi trường axit - Rót vào ống nghiệm khoảng 1ml dung dịch KMnO4loãng + 2 ml dung dịch H2SO4. - Nhỏ tiếp dd FeSO4 vào ống nghiệm. Hiện tượng: màu tím nhạt dần sau đó biến mất, tạo dung dịch trong suốt không màu. Hoạt động 4: Tổng kết bài thực hành Giáo viên chiếu bảng tổng kết – Phụ lục 5. Bước 6. Kiểm tra kết quả buổi học bằng hệ thống bài tập thực nghiệm (Làm việc cá nhân) Câu 1. Trong thí nghiệm về phản ứng oxh-khử. Người ta đã thực hiện các bước như sau: Bước 1. Cho vào ống nghiệm 2 giọt dung dịch KMnO4 loãng; Bước 2. Nhỏ tiếp khoảng 2ml dung dịch H2SO4 2M vào ống nghiệm; Bước 3. Nhỏ từ từ dd FeSO4 vào ống nghiệm. Kết luận nào sau đây đúng? A. Ở bước 3, dung dịch từ không màu chuyển sang màu nâu đỏ. B. Ở bước 3, dung dịch từ màu tím chuyển sang không màu. C. Ở bước 2, dung dịch từ màu tím chuyển sang kết tủa màu nâu đỏ. D. Ở bước 2, dung dịch từ không màu chuyển sang màu tím. Câu 2. Trong thí nghiệm phản ứng giữa đinh Fe và dd CuSO4. Kết luận nào sau đây sai? A. Đinh sắt từ màu trắng xám chuyển sang màu đỏ do có đồng bám vào. B. Dung dịch CuSO4 ban đầu có màu xanh da trời, sau phản ứng màu nhạt dần. C. Phản ứng có tạo kết tủa màu trắng. D. Khối lượng thanh sắt sau phản ứng giảm so với trước phản ứng. Câu 3. Trong thí nghiệm phản ứng giữa viên Zn và dd H2SO4 loãng. Trong các kết luận nào sau đây: 1. Viên kẽm từ màu xám chuyển sang màu đỏ. 2. Có khí SO2 mùi xốc thoát ra. 3. Có khí H2 thoát ra. 4. Khối lượng thanh kẽm sau phản ứng giảm so với trước phản ứng. 5. Zn là chất khử, H2SO4 là chất oxi hóa. Số phát biểu đúng là A.2 B.3 C.4 D.5 Phần 3. Thực nghiệm sư phạm 1. Đối tượng thực nghiệm Tổ chức thực nghiệm đề tài tại hai lớp 12A1 và 12A2. Trong đó 12A1 là lớp đối chứng-dạy theo phương pháp truyền thống, 12A2 là lớp thực nghiệm phương pháp mới. 2. Nội dung thực nghiệm sư phạm Sau khi dạy xong bài glucozơ tôi cho học sinh làm hai câu hỏi thực nghiệm như sau: Câu 1. Tiến hành thí nghiệm phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2 theo các bước sau đây: Bước 1. Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%. Bước 2. Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa. Bước 3. Thêm 2 ml dung dịch glucozơ 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng. B. Thí nghiệm trên chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm -OH. C. Sau bước 3, kết tủa bị hoà tan và trở thành dung dịch có màu tím đặc trưng. D. Ở bước 3, Cu(OH)2 bị hòa tan tạo thành dung dịch trong suốt màu xanh lam. Câu 2. Cho các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozơ: (a) Thêm 3-5 giọt dung dịch glucozơ vào ống nghiệm. (b) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa hoà tan hết. (c) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 70°C trong vài phút. (d) Cho l ml AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch. Thí nghiệm được tiến hành theo thứ tự nào sau đây (từ trái sang phải)? A. (a), (d), (b), (c). B. (d), (b), (c), (a). C. (a), (b), (c), (d). D. (d), (b), (a), (c). 3. Kết quả thực nghiệm sư phạm: Mỗi lớp 36 học sinh LỚP Số HS làm đúng 1câu Số HS làm đúng 2 câu Số HS làm đúng 0 câu 12A 1 20 55,55% 15 41,67% 2 5,56% 12A 2 30 83,33% 25 69,44% 5 13,89% Như vậy lớp 12A2 được sử dụng phương pháp nghiên cứu của đề tài kết quả cao hơn hẳn lớp đối chứng. Qua nhiều năm giảng dạy tôi đã sử dụng ý tưởng của đề tài vào thực tế giảng dạy và thấy rằng học sinh rất hợp tác, kĩ năng thực hành được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt trong việc bồi dưỡng HSG thực hành 2 năm gần đây trường tôi được cán bộ chấm thi đánh giá rất cao và được điểm gần như tuyệt đối. C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã đi sâu tìm hiểu về vấn đề sử dụng thiết bị thí nghiệm trong dạy học bộ môn Hóa học ở một số trường THPT. Điều tra được thực trạng và sự cần thiết của việc sử dụng đề tài trong quá trình dạy học các bài có thí nghiệm. Xây dựng được một số giáo án mẫu vận dụng phương pháp dạy học theo hình thức thí nghiệm nghiên cứu và hoạt động nhóm. Kết quả TNSP cho thấy khi vận dụng phương pháp giao nhiệm vụ chuẩn bị bài thực hành thí nghiệm dưới dạng phiếu học tập có sử dụng internet đã tăng kĩ năng thực hành thí nghiệm của học sinh cũng như kĩ năng giải quyết các bài tập thực nghiệm trong thi cử. Và đặc biệt làm các em yêu thích bộ môn hóa học hơn trước. Tuy nhiên, mỗi kiểu bài lên lớp có một đặc thù riêng và phương pháp giảng dạy cũng vậy, rất đa dạng và phong phú; trong đó mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm riêng, vì vậy nó phù hợp với một số kiểu bài lên lớp cụ thể. Khi áp dụng vào giảng dạy giáo viên cần linh động trong việc lựa chọn phương pháp và phối hợp các phương pháp để phát huy tốt nhất ưu điểm; tránh áp dụng máy móc một phương pháp dễ gây nhàm chán cho người học. Việc áp dụng một phương pháp dạy học có thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kinh nghiệm, năng khiếu, năng lực chuyên môn, cách vận dụng sáng tạo của giáo viên nhằm phát huy những mặt tích cực của phương pháp phù hợp với đặc điểm tâm lý, vùng miền và điều kiện thực tế của nhà trường, các yếu tố chủ quan, khách quan II. KIẾN NGHỊ 1. Đối với ban giám hiệu nhà trường - Thường xuyên bổ sung thiết bị hóa chất đáp ứng yêu cầu dạy học. - Tăng số lượng phòng bộ môn hóa học lên ít nhất là 2 phòng. - Cán bộ phụ trách thiết bị cần nhiệt tình hơn trong công tác chuẩn bị hóa chất. 2. Đối với giáo viên - Để dạy học hóa học theo phương pháp mà đề tài đề cập, giáo viên cần mạnh dạn thử thách, chấp nhận một số giờ thất bại và điều chỉnh dần. Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm; đọc và tìm hiểu các nguồn tư liệu về đổi mới dạy học để trao dồi phương pháp của mình. - Thường xuyên cập nhật các kiến thức thực hành thí nghiệm trên internet, tăng cường đưa thực hành thí nghiệm vào các bài học. 3. Đối với học sinh - Phải nghiên cứu kĩ bài trước khi đến lớp, tham khảo các thí nghiệm trên internet để hoàn thành phần bài tập về nhà theo yêu cầu của giáo viên. - Phải có thái độ hợp tác khi được giao nhiệm vụ. - Có tinh thân chia sẽ và tương trợ lẫn nhau trong hoạt động nhóm. Trên đây là một số kinh nghiệm còn rất khiêm tốn của bản thân tôi trong quá trình dạy học thể nghiệm đổi mới phương pháp. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô giáo; Hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm của sở GD và ĐT để việc đổi mới phương pháp dạy học ngày càng hiệu quả hơn. Tôi xin chân thành cám ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PHỤ LỤC Phụ lục 1. Tìm hiểu phương pháp dạy học hợp tác nhóm 1.1. Khái niệm dạy học hợp tác nhóm Dạy học theo nhóm là một hoạt động học tập có sự phân chia học sinh theo từng nhóm nhỏ với đủ thành phần khác nhau về trình độ, cùng trao đổi ý tưởng, một nguồn kiến thức dựa trên cơ sở là hoạt động tích cực của từng cá nhân. Từng thành viên của nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của bạn bè trong nhóm để hoàn thành mục đích học tập chung của nhóm đặt ra. 1.2. Đặc điểm dạy học hợp tác theo nhóm - Hoạt động dạy học vẫn được tiến hành trên quy mô cả lớp, như mô hình giờ học truyền thống. - Việc phân chia nhóm học sinh vừa tuân theo đặc điểm tâm lý lứa tuổi. - Trong mỗi nhóm phải có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên, phải cùng hợp tác, trao đổi, giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm. Học sinh trực tiếp thảo luận với nhau, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Giáo viên là người thiết kế các nhiệm vụ học tập, tổ chức các hoạt động, dẫn dắt học sinh khám phá, lĩnh hội kiến thức qua từng bước. Giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn chứ không phải là người đưa ra kiến thức, tìm ra kiến thức. 1.3. Ưu điểm của học tập theo nhóm - Học tập theo nhóm tạo môi trường thuận lợi giúp cho học sinh có cơ hội phát biểu, trao đổi và học tập lẫn nhau, cùng nhau tìm hiểu, phát hiện kiến thức mới. Những học sinh yếu kém nay có cơ hội được học tập ở những bạn giỏi hơn và những học sinh khá, giỏi không chỉ hoàn thành nhiệm vụ của mình mà còn phải giúp đỡ các bạn yếu hơn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hình thành cho các em tinh thần tự chủ, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ nhau trong học tập và hoạt động. - Học tập theo nhóm giúp học sinh phát triển năng lực xã hội. Giúp học sinh phát triển kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thảo luận, kĩ năng bảo vệ ý kiến, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn. v..v... Học tập theo nhóm giúp những học sinh nhút nhát, thiếu tự tin có cơ hội phát biểu, trình bày ý kiến của mình và từ đó trở nên tự tin, năng động, mạnh dạn hơn trước tập thể. - Học tập theo nhóm giúp học sinh phát triển năng lực hoạt động. Học sinh có cơ hội phát huy kĩ năng sáng tạo, đánh giá, tổng hợp, phân tích, so sánh... Học sinh biết giải quyết các vấn để và tình huống, trong học tập một cách phù hợp, hiệu quả và sáng tạo và từ những vấn đề và tình huống đó học sinh sẽ rút ra được những kinh nghiệm, bài học quý giá cho bản thân. 1.4. Quy trình tổ chức hoạt động nhóm * Quy trình tổ chức giờ học theo nhóm bao gồm 4 bước cơ bản 1.5. Giao việc cho nhóm - Công việc được giao có thể là câu hỏi bằng lời, bằng phiếu học tập, bằng nội dung viết trên bảng - Nội dung công việc cần phải phù hợp trình độ vừa sức với học sinh. phù hợp giữa số lượng thành viên trong nhóm với khối lượng công việc. - Công việc được giao phải đa dạng để phát huy tính tích cực của các thành viên trong nhóm, tránh nội dung quá đơn giản không kích thích tư duy của học sinh. - Cần có đủ công việc để phân cho tất cả các thành viên trong nhóm, tránh chỉ có một vài thành viên làm việc còn các thành viên khác thì không. Phụ lục 2. Đán án phiếu học tập bài phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li TT Thí nghiệm Cách tiến hành (hình vẽ) Hiện tượng TN Giải thích Phản ứng 1 TN1. Phản ứng giữa dung dịch Na2SO4 với BaCl2. 2 ml dung dịch Na2SO4 + 2 ml dung dịch BaCl2 đặc. - Có kết tủa trắng xuất hiện. - Kết tủa là BaSO4 màu trắng. Ptr ion rút gọn: SO42- + Ba2+ → BaSO4 ↓ 2 TN2. Dung dịch HCl tác dụng với dd NaOH. 2 ml dd NaOH + vài giọt dung dịch PP Dung dịch chuyển sang màu hồng. Môi trường kiềm. Sau đó cho tiếp dung dịch HCl loãng từ từ vào ống nghiệm. - Màu hồng bị mất, dung dịch sau phản ứng trong suốt không màu. Ptr ion rút gọn: OH- + H+ → H2O - Ống nghiệm nóng lên. - Phản ứng trung hòa tỏa nhiệt. 3 TN3. Phản ứng giữa HCl và CH3COONa có pha vài giọt PP. - Cho vào ống nghiệm 2 ml dung dịch CH3COONa +vài giọt PP - Hỗn hợp ban đầu có màu hồng. - Môi trường kiềm. - Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào ống nghiệm - Màu hồng biến mất, dung dịch không màu, có mùi chua của giấm ăn. Ptr ion rút gọn: 4 TN4. Nhỏ dd HCl vào Na2CO3 - Cho vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch Na2CO3 - Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào ống nghiệm. - Sau một lúc có khí thoát ra. 2H++CO32-→ CO2#+ H2O. 5 TN5. Đá vôi tác dụng với dd HCl. Cho mẫu CaCO3 vào ống nghiệm, nhỏ tiếp vào dung dịch khoảng 2 ml dung dịch HCl 1M Có bọt khí sủi lên, mẫu đá vôi tan ra một ít. Ptr ion rút gọn: Phụ lục 3. Đán án phiếu học tập bài glucozơ TT Thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích - Phản ứng 1 TN1. Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 - Dung dịch CuSO4 + dd NaOH - Có kết tủa Cu(OH)2 xuất hiện. - Thêm 2 ml dd glucozơ 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ. - Kết tủa Cu(OH)2 tan ra, tạo dung dịch màu xanh lam Đun nóng sản phẩm ở TN1 - Dung dịch từ màu xanh lam tạo kết tủa đỏ gạch. HS về nhà viết phản ứng. 2 TN2. Glucozơ tác dụng với dd AgNO3/NH3 - Nhỏ từ từ dung dịch NH3 2M cho đến dư vào dung dịch chứa l ml AgNO3 1% - Có kết tủa xuất hiện, sau đó kết tủa tan khi tạo phức với NH3 - Thêm 3-5 giọt dung dịch glucozơ vào ống nghiệm. - Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 70°C trong vài phút. - Có lớp Ag sáng bóng bám lên thành ống nghiệm. Phụ lục 4. Đán án phiếu học tập bài thực hành số 1 TT Thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích - P.Ư 1 TN1. Phản ứng giữa Zn với dd H2SO4 loãng. Cho vào ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch H2SO4 loãng. Cho một mẫu Zn vào ống nghiệm. - Có bọt khí sủi lên. Khí thoát ra là H2 2 TN2. Phản ứng giữa Fe và dd CuSO4. Cho 2ml dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm . Nhúng một chiếc đinh sắt đã làm sạch bề mặt - Nhấc thanh sắt ra, thấy đồng màu đỏ bám vào đinh sắt. - Dung dịch nhạt màu. .. 3 TN3. Phản ứng giữa FeSO4 và dung dịch KMnO4+ H2SO4. Rót vào ống nghiệm khoảng 1ml dung dịch KMnO4 loãng + 2 ml dung dịch H2SO4. Màu tím của KMnO4 không đổi. - Nhỏ tiếp dd FeSO4 vào ống nghiệm. Màu tím nhạt dần, mất màu, tạo dung dịch trong suốt không màu.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_tu_duy_sang_tao_tu_h.docx