Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng nghe nói môn Anh Văn
Nhận thức tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo lớp công dân Việt Nam trong xã hội hiện đại. Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy của ngành, trường THCS Thạnh Đông B đang thực hiện chủ trương cải tiến phương pháp dạy học ở tất cả các môn học.
Tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ và hiểu biết của mình về cách thức rèn luyện kỹ năng nghe- nói môn Anh văn đối với một ngôi trường còn nhiều khó khăn.
Trong thời đại ngày nay, thời đại bùng nổ khoa học kỹ thuật và thông tin thì việc học Ngoại Ngữ để giao tiếp với các nước khác trên thế giới là một điều hết sức cần thiết, Ngoại ngữ là một môn học tương đối khó đối với học sinh, đòi hỏi học sinh phải có lòng say mê học bộ, yêu thích Tiếng Anh, có hứng thú học Tiếng Anh.
Trước đây mục tiêu chủ yếu của việc dạy và học ngoại ngữ là đọc hiểu để phục vụ nghiên cứu văn học, khoa học kỹ thuật. Ngày nay nhằm phục vụ chính sách mở cửa, đổi mới, hòa nhập với khu vực và thế giới, mục tiêu của việc dạy học ngoại ngữ là giao tiếp. Mà vấn đề quan trọng nhất của giao tiếp là kỹ năng nghe nói. Với giờ nghe các em thường cảm thấy khó, buồn tẻ và rất sợ nên việc tạo hứng thú cho các em trong giờ nghe là điều rất cần thiết đối với mỗi giáo viên. Đòi hỏi phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp, các thủ thuật nghe để tạo hứng thú tăng hiệu quả của giờ nghe cũng như hiệu quả dạy học nói chung và nghe là một trong bốn kỹ năng quan trọng của việc học ngoại ngữ. Chúng ta không thể giao tiếp được nếu không nghe. Để thành công khi đối thoại, ta phải nghe hiểu được những gì người khác nói. Khi nói Tiếng Anh, ta có thời gian để nghĩ là sẽ nói gì, dùng từ như thế nào. Còn khi nghe, ta phải chú ý đến nghe hiểu. Thực tế học nghe là một kỹ năng yếu trong bốn kỹ năng. Việc dạy kỹ năng nghe đôi lúc còn bị coi nhẹ, không theo phương pháp do một số ly do như : cơ sở vật chất ở một số trường còn thiếu, không đồng đều như: không có băng đài hoặc băng đài kém chất lượng, thiếu ổ cắm ở lớp học, cuối kỳ, cuối năm không thi nghe.
ọc hiểu để phục vụ nghiên cứu văn học, khoa học kỹ thuật. Ngày nay nhằm phục vụ chính sách mở cửa, đổi mới, hòa nhập với khu vực và thế giới, mục tiêu của việc dạy học ngoại ngữ là giao tiếp. Mà vấn đề quan trọng nhất của giao tiếp là kỹ năng nghe nói. Với giờ nghe các em thường cảm thấy khó, buồn tẻ và rất sợ nên việc tạo hứng thú cho các em trong giờ nghe là điều rất cần thiết đối với mỗi giáo viên. Đòi hỏi phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp, các thủ thuật nghe để tạo hứng thú tăng hiệu quả của giờ nghe cũng như hiệu quả dạy học nói chung và nghe là một trong bốn kỹ năng quan trọng của việc học ngoại ngữ. Chúng ta không thể giao tiếp được nếu không nghe. Để thành công khi đối thoại, ta phải nghe hiểu được những gì người khác nói. Khi nói Tiếng Anh, ta có thời gian để nghĩ là sẽ nói gì, dùng từ như thế nào. Còn khi nghe, ta phải chú ý đến nghe hiểu. Thực tế học nghe là một kỹ năng yếu trong bốn kỹ năng. Việc dạy kỹ năng nghe đôi lúc còn bị coi nhẹ, không theo phương pháp do một số ly do như : cơ sở vật chất ở một số trường còn thiếu, không đồng đều như: không có băng đài hoặc băng đài kém chất lượng, thiếu ổ cắm ở lớp học, cuối kỳ, cuối năm không thi nghe. Vậy làm thế nào để giúp các em mở rộng phạm vi nghe - nói, để một tiết nghe- nói bớt căng thẳng và trở nên thú vị. Đó chính là vấn đề trăn trở của tôi. Qua quá trình thực tế giảng dạy, tôi đã cố gắng tìm tòi học hỏi nghiên cứu và đưa vào vận dụng giảng dạy các phương pháp mới để dạy các hoạt động nghe – nói cho học sinh. Tôi xin được trình các phương pháp bày trong đề tài : “ Rèn luyện kỹ năng nghe – nói môn Anh Văn”. Nghiên cứu và xây dựng đề tài này với mục đích nâng cao tay nghề cho bản thân và chia sẻ kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp, giúp cho chất lượng giáo dục nhà trường ngày một tốt hơn. 1.2. Lịch sử vấn đề : Qua nhiều năm công tác tôi nhận thấy khi học sinh nghe giáo viên đọc, các em đã quen với giọng điệu của thầy cô. Ngoài ra thầy cô có thể đọc chậm, dùng cử chỉ hoặc hành động để gợi ý những phần nghe khó. Do đó việc nghe trở nên dễ dàng hơn. Nhưng khi nghe băng, học sinh phải đối mặt với những khó khăn sau: Không kiểm soát được điều sẽ nghe Lời nói trong băng quá nhanh Bài nghe có nhiều từ mới Trọng âm bài nghe khác Học sinh không nghe thường xuyên sẽ không nhận ra những từ mà các em biết Tôi bắt đầu ghi nhận vấn đề này từ những năm đầu thay sách giáo khoa. Đến năm học 2007 – 2008 tôi bắt tay vào thu thập thông tin, nghiên cứu từ phía giáo viên, kiểm tra chất lượng từ phía học sinh để lấy cở sở xây dựng đề tài. Năm học 2008 – 2009 tôi bắt đầu triển khai thực hiện đề tài này. 1.3. Phạm vi đề tài : - Trong đề tài này chỉ áp dụng cho môn Anh Văn THCS đặt biệt trong tiết dạy có nội dung nghe - nói - Đề tài xin được phép trình bày các vấn đề sau: cơ sở lí luận – thực trạng vấn đề – kết hợp với các giải pháp – Bài học kinh nghiệm và đề xuất. - Đề tài này bắt đầu triển khai từ tháng 9 năm học 2008 – 2009. 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 2.1.Thực trạng vấn đề Trường Trung học cơ sở thạnh Đông B thuộc địa bàn xã Thạnh đông B gồm 4 ấp với tổng số 1800 hộ; 8174 nhân khẩu, phía Đông tiếp giáp huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ, phía Nam giáp huyện Giồng Riềng, phía Tây giáp thị trấn Tân Hiệp, là một xã thuộc vùng sâu của huyện Tân Hiệp, 100 % dân số sống bằng nông nghiệp sản xuất lúa 2 vụ, đời sống nhân dân còn nghèo, trình độ dân trí thấp. Ngay từ đầu năm học khi được phân công giảng dạy lớp 9, tôi đã gặp gỡ và trò chuyện với các em học sinh của lớp. Chất lượng chung các môn học cũng như môn Tiếng Anh năm học lớp 8 tương đối cao trên 90% đạt trên trung bình. Nhưng khi hỏi các em “ có thích học giờ nghe - nói hay không ? giờ nghe nói dễ hay khó ? “Đa số các em đều tỏ ý không thích vì nó khó nhất là nghe đài đó cũng chính là vấn đề chung của những người học ngoại ngữ chứ không chỉ của riêng các em. 2.2. Những hạn chế khó khăn trong thực tế: Qua tìm hiểu tôi thấy nguyên nhân là do Tiếng Anh là một môn học khó, còn có nhiều em lười học bị rỗng kiên thức, không chú ý trong giờ học, không tập trung nghe. Các em thường lợi dụng lúc nghe đài để nói chuyện riêng, làm việc riêng, không chú ý vào bài càng ngày càng sợ học môn Anh hơn. Các em chưa có biện pháp học khoa học, thiếu thốn về điều kiện học tập như băng, đài, sách tham khảo Trong giảng dạy và dự giờ thăm lớp của các đồng nghiệp bản thân tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh hiểu bài ở phần nghe và nói rất thấp chỉ đạt khoảng 25% (Năm học 2007-2008 tỷ lệ này thu thập ở khối lớp 9). Việc quan tâm chăm sóc con em của một bộ phận phụ huynh học sinh chưa đáp ứng với nhu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay Điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn Từ những thực trạng nêu trên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của trường theo hướng đi riêng của mình nhằm rèn luyện kỹ năng Nghe –Nói cho học sinh. 3. CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 3.1. Các giải pháp khắc phục khó khăn: 3.1.1- Tăng cường về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy và học : Trường lớp, thư viện thiết bị dạy học trong nhà trường rất quan trọng trong hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở nhiều mặt cho cả thầy và trò. Trong những năm trước do khó khăn về cơ sở vật chất Trường THCS Thạnh Đông B hoạt động trong một điều kiện môi trường chưa thuận lợi. Chẳng hạn như trường lớp không đúng qui cách, không có sân chơi, không có hệ thống điện trong lớp học, không có phòng thiết bị – thư viện.. Do đó một trong những yếu tố nâng cao chất lượng dạy và học là trang thiết bị CSVC để phục vụ công tác dạy học. Một thầy giáo giỏi phải biết tổ chức cho học sinh một môi trường hoạt động để trong đó có sự tương tác giữa các tri thức sẵn có và phương tiện học tập thì mới phát sinh tri thức cho người học. Nhận thức được vấn đề này, ngay từ đầu năm học tôi đã mạnh dạn đề nghị với tổ chuyên môn và Hiệu trưởng nhà trường tăng cường cơ sở vật chất nhằm phục vụ cho hoạt động dạy học được tốt hơn. Hiệu nay trường đã trang bị đĩa, đầu đọc đĩa, điện đầy đủ ở các phòng. 3.1.2- Tăng cường sinh hoạt chuyên môn, trao đổi học tập kinh nghiệm từ tập thể sư phạm: Chất lượng bộ môn phụ thuộc rất lớn vào tập thể sư phạm, yếu tố con người đóng vai trò quyết định. Các văn kiện của Đảng và nhà nước đã nêu rõ trong chỉ thị 40/ CT/ TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí Thư TW Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và đội ngũ quản lí giáo dục. Người thầy cần giỏi về chuyên môn đồng thời lại phải tốt về nhân cách mới thực hiện hoàn hảo nhiệm vụ của mình, thực sự là những “ kĩ sư tâm hồn” Mặt khác nhận thức của đội ngũ cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Mọi suy nghĩ đều dẫn dắt hành động của chúng ta, do đó nếu nhận thức đúng thì thì việc làm đúng là tất nhiên. 3.1.3. Xây dựng kế hoạch giảng dạy, kế hoạch triển khai thực hiện đề tài cho bản thân một cách cụ thể rõ ràng chi tiết. Với người giáo viên thì việc phải soạn kế hoạch lên lớp là tất yếu tuy nhiên để tiết dạy như thế nào cho có hiệu quả thì điều quan trọng là phải làm việc bằng tâm huyết, phải nghiên cứu thật kỉ, phải xác định rõ trọng tâm kiến thức, kĩ năng bài học và các hình thức tổ chức hoạt động trong tiết dạy. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi những nội dung khó, mục đích giải quyết ở lớp ,ở nhà chú ý phát triển kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi, khá, năng khiếu bộ môn. Chọn hình thức tổ chức tiết dạy phù hợp với điều kiện cơ sơ vật chất của nhà trường, phù hợp với nội dung bài dạy và môn học. Tóm lại giáo viên cần phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm làm việc hết mình thì tiết dạy mới thu được kết quả cao. 3.1.4. Giúp học sinh nhận biết và xác định rõ âm vị khi nghe, cần chú ý gì khi nghe. Để một tiết dạy nghe hiểu có chất lượng, người giáo viên cần phải: - Xác định rõ cho học sinh nghe như thế nào, cần lưu ý điều gì khi nghe và khi đọc lại học sinh phải có khả năng nhận biết sự khác nhau giữa các âm vị. Ví dụ: Chúng ta phải nhận thấy được sự khác nhau giữa / g/ và /k/ trong từ : ‘’ pig” và “ pick “ hai từ này chỉ có một âm khác giữa chúng. Nghe cũng liên quan đến việc lĩnh hội cấu trúc. Ví dụ khi nghe câu “ Would you pick up the phone up ? “ người nghe phải nhận ra rằng “pick “ là một động từ của câu và “ phone “ là một danh từ. Ngoài ra người nghe phải nhận biết được trật tự của từ và ngữ điệu của câu, phải xác định được đó là loại câu gì : câu trần thuật, câu hỏi, hay câu cảm thán Một kỹ năng khác của nghe là khả năng suy ra những thông tin không được chỉ ra trực tiếp. Ví dụ khi nghe câu : “Yesterday, after getting up and having breakfast, Petet went to school”, “Học sinh phải suy luận ra rằng “ Peter went to school in the morning” Khi nghe các em cũng không cần thiết phải hiểu hết mọi từ mà các em nghe được, nhưng các em phải hiểu được ý chính của các thông tin mà các em vừa nghe, đây là vấn đề cơ bản nhất. 3.1.5. Hình thành thói quen tư duy suy nghỉ lôgíc cho học sinh khi nghe-nói. Để khắc phục những khó khăn cho học sinh khi nghe- nói giáo viên cần : Giới thiệu chủ đề, và ngữ cảnh, tình huống, nội dung có liên quan đến bài nghe khai thác xem học sinh đã biết và chưa biết gì về nội dung sẽ nghe, gợi trí tò mò, tạo hứng thú về nội dung bài sắp nghe . Cho học sinh đoán, nghĩ trước những điều sắp nghe trong một ngữ cảnh nhất định. Điều này gây chú ý của học sinh vào bài nghe và gây hứng thú của học sinh đối với bài học. Giải thích một số từ và cấu trúc cần thiết Soạn ra các yêu cầu, nhiệm vụ và bài tập về nội dung nghe Khi tiến hành các hoạt động nghe, việc dùng trực quan, tranh, hình ảnh minh họa kèm theo sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc làm rõ ngữ cảnh, gợi ý nội dung sắp nghe. Tranh ảnh là phương tiện để kiểm tra mức độ nghe hiểu của học sinh. Nghe xác định tranh có liên quan, sắp xếp tranh theo thứ tự . Tiến hành nghe theo ba giai đoạn : trước khi, trong khi và sau khi nghe. Nghe ý chính, trả lời câu hỏi hướng dẫn, so sánh dự đoán ; nghe chi tiết, hoàn thành bài tập yêu cầu nghe; nghe, kiểm tra đáp án với tốc độ bình thường, không ngừng Khai thác sự khác nhau trong câu trả lời của các cặp, các nhóm và so sánh kết quả, thảo luận sau khi nghe Đảm bảo chất lượng mẫu nghe : băng đài có chất lượng tốt, giáo viên đọc với tốc độ trung bình, phát âm chuẩn xác. 3.1.6. Xây dựng các bước dạy trong một tiết học theo trình tự: Từ các vấn đề đưa ra như trên tôi có thể nêu ví dụ các giai đoạn của một tiết dạy nghe - nói : 1).Pre – listening a) Giới thiệu từ vựng mới như trên tôi đã trình bày, không nhất thiết phải giới thiệu tất cả các từ mới trước khi nghe. Các em có thể được phát triển kỹ năng nghe bằng cách thực hành đoán nghĩa của từ. Chỉ có những từ khó học sinh không hiểu được nội dung của bài nghe mới cần được dạy trước . b) Chuẩn bị cho học sinh nghe, nghĩ về điều sắp nghe, sắp xếp, dự đoán. Hoàn thành các dạng bài tập trước khi nghe. Các dạng bài tập đó là: + Giáo viên viết 3-5 câu lên bảng về ý chính của bài nghe. Học sinh dự đoán xem câu nào đúng hoặc sai với điều sắp nghe + Open – prediction : cho học sinh xem một số tranh, học sinh đoán và viết dự đoán về điều sẽ nghe hoặc giáo viên đặt câu hỏi, học sinh đoán câu trả lời. Khi nghe, học sinh sẽ đánh dấu vào đều mình đoán đúng. + Ordering : cho học sinh một số tình huống hoặc tranh có đánh số a, b.đảo lên bảng. Học sinh thảo luận nhóm đoán thứ tự tranh hoặc câu có sẵn xuất hiện trong bài nghe + Pre – question ; Giáo viên cho một vài câu hỏi có chứa ý chính của bài nghe để tập trung sự chú ý của học sinh trong khi nghe. Học sinh không phải đoán câu trả lời, sau khi nghe lần một, yêu cầu học sinh trả lời. 2). While – listening : Học sinh tập trung nghe chi tiết để hoàn thành yêu cầu nghe . Mở băng 2-3 lần, yêu cầu học sinh nghe, làm các dạng bài tập nghe hiểu theo yêu cầu sách giáo khoa hoặc do giáo viên thiết kế như : - Defining T- F - Matching - Check the correct answer - Filling in the gap, chart - Answer the comprehension question 3). Post- listening : Giáo viên chọn chủ đề liên quan đến bài nghe, thiết kế các hoạt động sau khi nghe như : thay đổi thông tin, nêu ý kiến cá nhân, nêu các vấn đề tương tự cho học sinh liên hệ bản thân. Hoạt động có thể là : a) Recall the story : Cho học sinh kể lai bằng ngôn ngữ của mình. Giáo viên có thể giúp học sinh bằng những gợi ý nhỏ như tranh, câu đơn giản. b) Write it up : Yêu cầu học sinh viết lại những thông tin nghe được bằng ngôn ngữ của mình, sử dụng thông tin ở trong khung, tranh vẽ c) Roll story : Học sinh đóng vai nhân vật trong bài nghe d) Disscussion : Thảo luận vấn đề trong bài theo cặp –nhóm . Trên đây là một số thủ thuật nghe hiểu để rèn luyện kỹ năng nghe cho học sinh . Ở lớp 6, 7 kỹ năng nghe được dạy phối hợp với các kỹ năng khác nên việc giáo viên phải thiết kế các bài tập nghe là cần thiết ở lớp 8, 9 kỹ năng nghe được dạy tách biệt, các bài tập nghe đều liên quan đến chủ đề bài học và sử dụng các dữ liệu đã học trong bài. Tuy nhiên việc thiết kế các hoạt động để làm nền tảng và củng cố cho học sinh nghe có hiệu quả. Nếu chúng ta thực hiện tốt các phương pháp, thủ thuật dạy nghe thì sẽ dần khắc phục việc dạy học kỹ năng khác của môn ngoại ngữ. Tiết dạy minh họa (các bước dạy của một bài nghe ) Unit 6 : The Environment Lesson 3 : Listen I.Aim : - Luyện kỹ năng nghe hiểu lấy thông tin chính - Học sinh nghe một đoạn băng về ô nhiễm của đại dương và hoàn thành các thông tin còn thiếu. II. Stage of teaching Pre – listening Giáo viên giới thiệu chủ đề bài nghe : Chúng ta sẽ nghe một bài nói chuyện về các nguyên nhân gây ô nhiễm đại dương. Trên cơ sở đó giáo viên cho học sinh đoán nghĩa một số từ quan trọng: + to pumb + raw sewage + oil spill -Giáo viên đưa ra câu hỏi đoán trước khi nghe: “ What causes the pollution ?” + GV yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, đoán câu trả lời + GV ghi câu trả lời của học sinh lên bảng While listening Cho học sinh nghe băng Lần 1: Học sinh nghe băng, kiểm tra lại phần dự đoán ( nghe liên tục ) Hỏi học sinh : “Can you find any causes of pollution ?” nếu học sinh tìm được ít hoặc không tìm được nguyên nhân giáo viên cho học sinh nghe lại, ở mỗi nguyên nhân GV cho băng tạm ngừng va cho HS nghe lần hai. + Gv yêu cầu HS so sánh kết quả với bạn + GV hỏi HS “ Can you find any causes of pollution ? “ + Gv yêu cầu các em cho biết kết quả sau khi nghe Đáp án ; Raw sewage, oil spills, garbage, waste materials from factories, oil washed from the land. Lần 2 : Gv yêu cầu học sinh đọc kỹ các thông tin cho trước trong bảng va sau đó nghe băng để điền các thông tin còn thiếu 9 nghe lần 2 Secondly Thirly Next.. Finally.. + GV yêu cầu HS so sánh đáp án với bạn + Yêu cầu học sinh trình bày kết quả Lần 3 : GV yêu cầu HS nghe kiểm tra đáp án Post – listening Cho HS chơi trò chơi “ Chain game “ Yêu cầu HS thực hành theo nhóm 4 để tóm tắt lại nội dung bài nghe S1 : Firstly,secondly S2 : Firstly,secondly,.Thirdly,.. S3 : Firstly,.secondly,Thirdly,Next,.. S4 : Firstly,.secondly,.Thirdly,Next,Finally,. 3.2. Kết quả đạt được: Qua thời gian giảng dạy các tiết nghe hiểu theo phương pháp đã trình bảy ở trên, tôi thấy có những ưu điểm sau : Học sinh có điều kiện thực hành “ pairwork “ và “ groupwork “ Với việc nghe băng một vài lần, học sinh có thể nắm được thông tin chính của bài đồng thời phát triển được các kĩ năng phụ khác như : nghe lướt, khả năng suy luận và đoán nghĩa của từ. Giờ học sinh động hơn, học sinh được tham dự vào nhiều hoạt động khác nhau. GV có thể dễ dàng giúp đỡ những học sinh yếu kém Học sinh được rèn luyện cả bốn kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nghe nói. Kỹ năng đọc được thể hiện qua việc làm bài tập. Kỹ năng viết được thể hiện qua việc viết kết quả các bài tập. Với việc dạy một tiết nghe hiểu phương pháp trên, kết quả kiểm tra nghe của học sinh cũng có tiến triển rõ rệt. * Kết quả điểm khảo sát học sinh 02 lớp 9 (tháng 04 năm 2009). Tổng số học sinh khối lớp 9 Điểm giỏi Tỷ lệ % Điểm Khá Tỷ lệ % Điểm T.b Tỷ lệ % Điểm yếu Tỷ lệ % Điểm kém Tỷ lệ % 74 20 27,0 30 40,5 23 31,15 1 1,35 4. KẾT LUẬN : 4.1. Tóm lược giải pháp: - Tham mưu với hiệu trưởng tăng cường về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, sử dụng các phương tiện hiện đại hỗ trợ cho công tác giảng dạy. Một thầy giáo giỏi phải biết tổ chức cho học sinh có một trường hoạt động tích cực trong đó có sự tương tác giữa các tri thức sẵn có và phương tiện học tập thì mới phát sinh tri thức cho người học. - Tăng cường sinh hoạt chuyên môn, trao đổi học tập kinh nghiệm từ tập thể sư phạm. Chất lượng bộ môn phụ thuộc rất lớn vào tập thể sư phạm, đội ngũ cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Mọi suy nghĩ của tập thể sư phạm đều dẫn dắt hành động của chúng ta, do đó nếu nhận thức đúng thì việc làm đúng là tất nhiên. - Xây dựng kế hoạch giảng dạy, kế hoạch triển khai thực hiện đề tài cho bản thân một cách cụ thể rõ ràng chi tiết. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi những nội dung khó, mục đích giải quyết ở lớp ,ở nhà chú ý phát triển kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi, khá, năng khiếu bộ môn. Chọn hình thức tổ chức tiết dạy phù hợp với điều kiện cơ sơ vật chất của nhà trường, phù hợp với nội dung bài dạy và môn học. - Giúp học sinh nhận biết và xác định rõ âm vị khi nghe, cần chú ý gì khi nghe. Xác định rõ cho học sinh nghe như thế nào, cần lưu ý điều gì khi nghe và khi đọc lại học sinh phải có khả năng nhận biết sự khác nhau giữa các âm vị. - Hình thành thói quen tư duy suy nghỉ lôgíc cho học sinh khi nghe-nói. Giáo viên hướng dấn học sinh nghe ý chính, trả lời câu hỏi hướng dẫn, so sánh dự đoán ; nghe chi tiết, hoàn thành bài tập yêu cầu nghe; nghe, kiểm tra - Xây dựng các bước dạy trong một tiết học theo trình tự khoa học gòm các bước : Pre – listening ; While – listening; Post- listening 4.2. Phạm vi áp dụng của đề tài: Đề tài này đã được bản thân tôi nghiên cứu và áp dụng vào dạy học môn Tiếng Anh lớp 9 tại trường THCS Thạnh Đông B, Đặc biệt hiệu quả trong tiết dạy nghe và nói. Học kỳ II năm học 2008 – 2009 nhà trường đánh giá cáo kết quả đạt được và cho triển khai thực hiện giảng dạy môn tiếng anh ở các khối lớp khác. Bản thân tôi nghĩ đề tài này có thể áp dụng cho việc giảng dạy phần nghe nói đối với môn tiếng anh ở trường THCS. 4.3. Bài học kinh nghiệm: - Muốn thành công một việc gì không phải chỉ trong một chốc, một lát hay ngày một ngày hai mà phải có sự kiên trì, nhẫn nại và lòng tự tin ở chính mình”. Cũng như tục ngữ có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Trong suốt thời gian thực hiện kế hoạch của mình cho đến nay, nhìn lại kết quả chung mà học sinh các lớp tôi dạy đạt được thật là khả quan. - Phải luôn trao dồi chuyên môn để nâng cao tay nghề mới thích nghi với phương pháp dạy học đổi mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo - Phải có nghiên cứu sáng tạo trong phương pháp giảng dạy mới giúp học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập của mình đề ra. - Phải có lòng nhiệt tình, quan tâm giáo dục, rèn luyện học sinh phát triển về: đức, trí, thể, mĩ, lao. - Liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh cùng kết hợp trong giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. - Phải làm tốt công tác tham mưu với tổ khối chuyên môn và Ban Giám hiệu nhà trường. - Phải thường xuyên kiểm tra những gì mình đã triển khai thực hiện, từ đó rút kinh nghiệm đề ra biện pháp phù hợp với thực tế hơn. - Phải giáo dục học sinh bằng tình thương yêu không được chế nhạo khi các em đọc sai, dùng từ sai, phải ân cần giúp các em khắc phục sai sót đó. Trên đây là một vài kinh nghiệm tôi rút ra từ các việc làm thực tế. Tuy nhiên vẫn còn thiết sót, mong được sự đóng góp chân thành của các cấp Lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để bài viết của tôi được hoàn chỉnh hơn. Thạnh Đông B, tháng 04 năm 2009 Người viết Nguyễn Thị Tuyết Anh Ý kiến đánh giá của Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường ----------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------- -----------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem.doc