Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý trong văn miêu tả

 Chương trình ngữ văn hiện nay đang có nhiều đổi mới, phạm vi kiến thức được nâng cao. Qua đó giúp các em phát triển năng lực tư duy và óc sáng tạo. Trong sách Ngữ Văn 6 phân môn tập làm văn cũng có nhiều đổi mới, đặc biệt đổi mới trong phương pháp giảng dạy. Trong phân môn tập làm văn có phần quan trọng đó là văn miêu tả . Để làm được một bài văn đúng và hay không phải là một điều đơn giản. Đòi hỏi người viết phải nắm vững các thao tác , kỹ năng làm văn miêu tả và lập dàn ý cho bài văn miêu tả.

 Tôi đến với bài tập lớn này một mặt vừa bổ sung lý luận kiến thức cho bản thân để phục vụ cho công việc giảng dạy vừa là tư liệu tham khảo về thể loại miêu tả và kỹ năng lập dàn ý trong văn miêu tả cho học sinh.

 Hiện nay chương trình Ngữ Văn trung học cơ sở đang đổi mới theo phương pháp tích hợp. Việc đi sâu nghiên cứu đề tài này còn giúp chúng ta liên hệ đến các văn bản một cách tốt hơn, hoàn chỉnh việc tiếp nhận chương trình Ngữ Văn một cách tốt nhất.

 

doc17 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5020 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý trong văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tương ứng với nhau và thei cùng một trình tự chặt chẽ. Các đề mục được kí hiệu có thể là chữ số La Mã(I, II, III), chữ cái?(A, B), chữ số thường(1, 2, 3). Khi đánh các đề mục ta phảI tuân theo nguyên tắc sau: Các đề mục cung cấp phảI được ghi bằng hệ thống số thứ tự liên tiếp nhau không được cách quãng. Có như vậy khi làm bài mới hình thành văn bản bao gồm những đoạn văn mạch lạc, rõ ràng theo một trình tự hợp lí. 
 3. Ngôn ngữ trong dàn ý
 Ngôn ngữ trong dàn ý không đòi hỏi phảI viết thành từng câu hoàn chỉnh như khi viết thành bài. Dù là dàn ý đại cương hay dàn ý chi tiết thì cách viết thông thường vẫn là ghi ý từ những đề mục lớn hơn những ý nhỏ, những chi tiết cụ thể đều viết theo lối thông báo vắn tắt. Trong dàn bài chúng ta thường gặp những câu không đầy đủ thành phần chủ-vị hoặc những câu rút gọn. Cách viết như vậy sẽ giúp chúng ta ghi được nhiều ý, tiết kiệm thời gian.
III. Kỹ năng lập dàn ý trong các bài văn miêu tả
 1. Tả cảnh
 a. Kỹ năng tìm hiểu đề 
 Đây là kỹ năng cần thiết trước tiên. Có tìm hiểu đề chúng ta mới biết đề yêu cầu tả cảnh gì? Từ đó hình thành các ý và định hướng cho việc lập dàn ý. 
 Chẳng hạn: Đề bài: '' Em hãy tả cánh đồng lúa chín quê em'' 
 Chúng ta phảI tìm hiểu đề yêu cầu tả cảnh gì
 - Cảnh phảI tả: Cánh đồng lúa chín quê em
 - Tả vào thời gian nào( sớm, chiều) người viết tự chọn
 - Tả cảnh đồng lúa ở đâu( miền núi, đồng bằng, trung du)
 Trong thao tác tìm hiểu đề chúng ta trước hết phảI đọc kỹ đề tìm ra những từ quan trọng trong đề và tìm hiểu xem đề yêu cầu những gì để xác định thể loại, cách làm đúng. 
 Đề tả cảnh nào cũng yêu cầu miêu tả. Nhưng có những đề cho phép tả một cách tự do, tự lựa chọn, lại có đề yêu cầu tả cảnh trong một phạm vi cụ thể( cảnh tả vào lúc nào, ở đâu) 
 b. Kỹ năng lập dàn ý 
 Sau khi tìm hiểu đề chúng ta biết đề yêu cầu tả cảnh gì? ở đâu? Vào lúc nào? đồng thời xác định được phạm vi giới hạn của đề bài yêu cầu giảI quyết mấy ý. Từ đó chúng ta phảI thảo dàn ý đại cương và dàn ý chi tiết. 
 Đối với văn tả cảnh, dàn ý là một phác thảo về toàn cảnh, phân cảnh , cảnh trung tâm, những màu sắc, đường nét và ý nghĩ của banr thân đối với cảnh được thể hiện. Đối với một bài văn tả cảnh chúng ta thường có một bố cục chung như sau:
 I. Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả( ở đâu, lúc nào)
 II. Thân bài:
 1. Tả bao quát 
 2. Tả chi tiết cảnh
 3. Tả hoạt động của con người và cảnh vật xung quanh
 III. Kết luận: Nêu cảm nghĩ, nhận xét của người tả.
 Chúng ta hãy xét một ví dụ cụ thể: 
 Đề: Em hãy tả lại cánh đồng lúa chín quê em vào một buổi sáng đẹp trời.
Bước 1: Xác định yêu cầu của đề:
 - Cảnh được tả: Cánh đồng lúa chín 
 - Thời gian miêu tả: buổi sáng.
Bước 2: Lập dàn ý đại cương:
 I. Mở bài: Giới thiệu cánh đồng lúa chín vào buổi sáng đẹp trời.
 II. Thân bài: Tả bao quát cánh đồng, tả chi tiết một vài thửa ruộng, tả cảnh làm việc của các bác nông dân
 III. Kết bài: Nêu ấn tượng và cảm nghĩ của bản thân trước cảnh cánh đồng.
Bước 3: lập dàn ý chi tiết:
 I. mở bài:
 - Nêu lí do ra thăm cánh đồng( chủ nhật về quê, đI thăm đồng)
 - Thấy cánh đồng lúa chín dưới ánh nắng ban mai thật đẹp
 II. Thân bài:
 1. tả bao quát: Dưới ánh nắng ban mai, cánh đồng như một tấm thảm vàng trảI rộng.
 2. Tả chi tiết:
 - Những thửa ruộng lúa chín vàng rực 
 - Những thửa lúa đã chín, bông lúa nhiều hạt làm thân lúa uốn cong xuống giống cáI cần câu.
 - Từng cơn gió thổi làm cho tưngf khoảng lúa lay động khác nhau.
 - Mùi vị: mùi thơm của lúa, của rơm rạ.
 3. Hoạt động của con gười và cảnh xung quanh:
 - Một số người đang gặt lúa, tay liềm, tay cầm những bông lúa một vài chú bé đI chăn trâu thổi sáo vang
 - Bầu trời cao rộng, ánh nắng toả xuống cánh đồng, từng đám mây nhẹ nhàng trôI theo gió.
 - Chim chao mình bay lượn, thỉnh thoảng cất tiếng hót líu lo.
 - Hàng phi lao reo vui trong gió.
 III. Kết luận: nêu cảm nghĩ và ấn tượng:
 Vui vì thấy báo hiệu một vụ mùa bội thu, đI xa rồi mà âm thanh và mùi vị của cánh đồng lúa chín còn đọng mãi.
 2. Tả người.
 a. Kỹ năng tìm hiểu đề
 Sau khi đọc đề chúng ta phảI xác định rõ đối tượng miêu tả: Là người thân, bạn bè hay thầy cô giáo
 Tiếp theo chúng ta phảI xác định xem đề yêu cầu tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc. Từ đó llựa chọn cách quan sát và tìm ra những ý phù hợp. Chẳng hạn người phụ nữ làm nghề dạy học sẽ có trang phục, diện mạo, cử chỉ khác hẳn với người phụ nữ làm công nhân lao động. Đồng thời, làm rõ yêu cầu của đề còn giúp chúng ta biết lựa chọn chi tiết miêu tả, biết nhấn mạnh hoặc lướt qua chi tiết nào. Nếu tả người nối chung thì phảI làm nổi bật đặc điểm ngoại hình và tính cách. Nếu tả người đang trong trạng tháI hoạt động thì phảI tập trung vào cử chỉ động tác.
 Chẳng hạn đối với bài: Trong lớp em có hai bạn tên giống nhau và hình dáng, tính cách có nhiều nét khác nhau. Hãy miêu tả và so sánh hai bạn ấy.
 Đọc kỹ đề ta thấy:
 - Đối tượng miêu tả: Hai bạn cùng tên.
 - Nội dung miêu tả: tính cách và hình dáng 
 - Kiểu bài: Miêu tả kết hợp so sánh giữa hai người.
 b. Kỹ năng lập dàn ý:
 Sau khi tìm hiểu đề, chúng ta xác định được đối tượng miêu tả và nội dung miêu tả. Sau đó chúng ta phảI tháo ra những nét chính về hình dáng và hoạt động của con người theo những mức độ khác nhau tuỳ theo mục đích đề ra. 
 Khi xác lập một dàn ý cho bài văn tả người cụ thể chúng ta cần dựa vào dàn ý chung như sau:
 I. Mở bài: Giới thiệu về người được tả( ai, gặp ở đâu, vào lúc nào)
 II. Thân bài: 
 1. Tả hình dáng
 - Tả bao quát: Tầm vóc, dáng điệu, tuổi tác, cách ăn mặc
 - Tả những nét nổi bật: khuôn mặt, máI tóc, đôI mắt, làn da
 2. Tả tính cách: Chú ý đến lời nói, cử chỉ, tháI độ cư xử của người đó nhằm bộc lộ phẩm chất đạo đức, tình cảm, thói quen.
 3. Tả hoạt động: Tả kỹ và thứ tự các cử chỉ, động tác, lời nói để thấy rõ cách làm việc, tháI độ, tính nết của người đó.
 III. Kết luận: Nêu cảm nghĩ, tháI độ, nhận xét về người được tả.
Ví dụ: Em hãy tả một thầy giáo hoặc cô giáo đã dạy em mà em nhớ nhất.
Bước1: Tìm hiểu đề:
 - Đối tượng miêu tả: Thầy, cô giáo cũ.
 - Nội dung miêu tả: hình dáng, tính tình.
Bước 2: Lập dàn ý đại cương:
 I. Mở bài: Giới thiệu thầy( cô) giáo được tả
 II. Thân bài: 
 1. Tả hình dáng: Hình dáng, trang phục, giọng nói.
 2. Tả tính tình: Vui vẻ, gần đồng hay nghiêm nghị
 3. Tả hành động: Cô sắp chỗ ngồi, dạy chúng em học, dạy chúng em những trò chơI, yêu thương và chăm sóc từng bạn trong lớp.
 III. Phần kết luận: Nêu cảm nghĩ của mình về thầy( cô) giáo được tả.
 3. Tả cảnh sinh hoạt
 Các cảnh sinh hoạt thường gồm nhiều người, nhiều hoạt động cùng xảy ra trong một thời điểm: Cảnh nhộn nhịp của sân trường lúc ra chơI, cảnh chào cờ đầu tuần, cảnh nhà ga bến tàu lúc xe đến hoặc xe đI. Khi miêu tả chúng ta cần hướng vào làm nổi bật yêu cầu chung của cảnh, không nên miêu tả một cách rời rạc, riêng lẻ các hoạt động. 
 a. Tìm hiểu đề
 Khi tìm hiểu đề bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt, cần xác định rõ đối tượng miêu tả ở đây là hoạt động của nhiều người trong một thời gian ngắn và hoạt động này được khuôn lại trong một thời điểm cụ thể( đúng lúc ra chơI, đúng lúc tàu xe đI hoặc đến). Từ việc xác định được đối tượng và thời đỉêm cần miêu tả sẽ quan sát, lựa chọn các hoạt động tiêu biểu để làm nổi bật cảnh. 
 Ví dụ: em hãy tả lại quang cảnh nhộn nhịp trong giờ ra chơI của trường em.
 Đối tượng miêu tả: - Hoạt động của học sinh.
 - Quang cảnh trên sân trường
 Thời đỉêm miêu tả: Trong giờ ra chơi
 b. Lập dàn ý. 
 Trước khi lập dàn ý cụ thể cho một đề bài cụ thể chúng ta cần đưa ra một dàn ý chung cho bài văn tả cảnh sinh hoạt.
 I. Mở bài: Giới thiệu cảnh định tả( ở đâu, thời gian nào) 
 II. Thân bài: 
 1. tả bao quát:
 Cần chú ý phạm vi rộng hay hẹp của một nhóm người hay nhiều người đang hoạt động, không khí sinh hoạt sôI nổi hay trầm lặng.
 2. Tả chi tiết: Theo trình tự đã lựa chọn( không gian hay thời gian)
 3. Tả khung cảh thiên nhiên gắn với sinh hoạt.
 III. Kết luận: Nêu cảm nghĩ, nhận xét của người tả.
Ví dụ: Em hãy tả cảnh làng em vào một ngày giáp Tết
Bước 1: Tìm hiểu đề:
 - Xác định đối tượng miêu tả: Cảnh làng em
 - Thời điểm miêu tả: Một ngày giáp Tết.
Bước 2: Lập dàn ý đại cương:
 I. Mở bài: Giới thiệu cảnh làng em vào một ngày giáp tết.
 II. Thân bài:
 1. Tả bao quát: làng xóm trở nên nhộn nhịp, tấp nập.
 2. Tả cảnh chi tiết:
 - Cảnh chợ Tết đông vui
 - Cảnh mọi người sắm Tết.
 - Cảnh những người xa quê về ăn Tết.
 3. Tả cảnh thiên nhiên trong những ngày giáp Tết: hoa đào nở, trời se lạnh, có mưa phùn.
 III. Kết bài: Cảm nhận của người viết.
Bước 3: Lập dàn ý chi tiết:
 I. Mở bài: 
 - Hôm nay là 27 Tết
 - Mọi người tấp nập chuẩn bị cho ngày Tết.
 II. Thân bài
 1. Tả bao quát
 - làng xóm nhộn nhịp hẳn lên
 - mọi người tất bật mua sắm đồ Tết
 - cờ Tổ quốc bay phấp phới trước cửa mọi nhà
 2. Tả chi tiết 
 - người người lũ lượt, đông như trẩy hội
 - đủ mọi hàng hoá, đủ mọi âm thanh
 - người mua hoa, người mua thịt
 - các em nhỏ đang tổng dọn vệ sinh thôn xóm
 - cảnh những người xa quê về ăn Tết, họ mang theo những cành đào, quà bánh
 3. Tả cảnh thiên nhiên
 - hoa đua nhau nở, cây cối đâm chồi nảy lộc
 - tiết trời chuyển vào xuân: trời se lạnh và mưa phùn
 - vài con chim én chao lượn trên mặt ao
 III. Kết luận
 - cảm thấy vui khi tết đến
 - cảm nhận được hương xuân.
 Như vậy khi lập dàn ý cho bài văn tả cảnh sinh hoạt cần chú ý tả cannhr sinh hoạt của con người, xen kẽ với cảnh vật xung quanh và lòng lồng cảm xúc vào bài viết để bài viết trở nên có hồn.
 4. Tả đồ vật
 Như chúng ta biết mỗi đồ vật có nhiều bộ phận, nhiều đặc điểm. Vì vậy khi viết bài văn miêu tả đồ vật người viết không thể miêu tả tỉ mỉ các chi tiết, các bộ phận, các đặc điểm và công dụng. Bởi vậy người viết phảI biết gạt bỏ các chi tiết không cần thiết chỉ giữ lại những chi tiết chủ yếu. Đó là chi tiết giúp người đọc dễ nhận ra đồ vật được miêu tả chính là nó chứ không phảI là vật nào khác.
 Khi chúng ta miêu tả đồ vật cần tả theo một trình tự hợp lí: bên ngoài trước, bên trong sau, bên trên trước, bên dưới sau.
 a. Tìm hiểu đề
 Sau khi đọc kỹ đề, tìm hiểu đề yêu cầu gì? Đối tượng miêu tả là gì? Nội dung cần miêu tả là gì? Chúng ta sẽ định hướng được các ý cần khai thác của một bài văn miêu tả đồ vật.
 Ví dụ: Em hãy tả lại cáI bàn ngồi học của em.
 - Đối tượng: cái bàn ngồi học của em
 - Nội dung: cái bàn ngồi học chứ không phảI là cáI bàn giáo viên cũng không phảI là bàn ăn, bàn tiếp khách.
 - Từ việc xác định được yêu cầu của đề chúng ta sẽ tìm được những đặc điểm tiêu biểu của cáI bàn ngồi học như về kích thước, hình dáng, công dụng khác biệt với những chiếc bàn khác.
 b. Lập dàn ý
 Cũng như dàn ý thông thường dàn ý của bài văn miêu tả đồ vật có 3 phần:
 I. Mở bài: giới thiệu về đồ vật được tả.
 II. Thân bài:
 1. Tả bao quát
 2. Tả chi tiết
 3. Lợi ích và công dụng của đồ vật
 III. Kết bài: Nêu tình cảm, suy nghĩ của mình về đồ vật đó.
Ví dụ: em hãy tả cáI trống trường em
Bước 1: Tìm hiểu đề:
 - Đối tượng: cáI trống
 - Nội dung: trống trường 
Bước 2: Lập dàn ý đại cương
 I. Mở bài: giới thiệu về cáI trống trường em
 II. Thân bài: 
 1. Tả bao quát hình dáng cáI trống
 2. Tả từng chi tiết bộ phận cáI trống
 3. Nêu công dụng, lợi ích
 III. Kết bài: tình cảm, suy nghĩ của em về cáI trống.
Bước 3: Lập dàn ý chi tiết: 
 I. Mở bài
 - Bước đến cổng trường nhìn thẳng lên văn phòng có một cáI trống nằm sừng sững trước cửa.
 - CáI trống đã có từ rất lâu
 II. Thân bài
 1. tả bao quát cáI trống
 - màu đổ nhạt
 - to như cáI vại lớn
 2. tả chi tiết từng bộ phận của cáI trống
 - Thân trống: làm bằng gỗ mít, từng mảnh to kết lại thành vòng tròn khum khum.
 - Đai trống: làm bằng dây mây bện chéo, được buộc ngang thân trống.
 - mặt trống: làm bằng da trâu.
 - dùi trống: dài khoảng 50 cm làm bằng gỗ mít, đầu tròn và nhẵn.
 - âm thanh: to, vang xa như thúc giục các bạn học sinh đến trường.
 3. Lợi ích của trống trường
 - mời gọi mọi người đến trường 
 - báo hiệu giờ vào học, ra chơI.
 III. Kết bài
 - cảm thấy tiếng trống quen thuộc, thân thiết.
 - nhớ âm thanh tiếng trống mỗi khi hè về.
 5. Tả loài vật
 Nếu như miêu tả loài vật trong nghành sinh học cần chính xác, khách quan thì miêu tả loài vật trong văn chương lại mang tính chủ quan và chứa đựng nhiều cảm xúc. Qua văn miêu tả loài vật chúng ta có thể tìm thấy những sự tinh tế trong việc phát hiện những nét mới của loài vật. Muốn vậy phảI tiến hành quan sát loài vật thật tỉ mỉ trước hoặc trong khi miêu tả.
 Khi miêu tả ngoại hình cần chú ý miêu tả màu sắc, đường nét, dáng vẻ tuỳ theo đối tượng được tả. Hình dáng bên ngoài cần được nhấn mạnh qua vài khía cạnh tiêu biểu. Ngoài ra do tính chất sống và động của đối tượng thậm chí còn phảI tính tới tâm lí của chúng nữa. Trước khi làm bài một khâu không thể thiếu được đó là tìm hiểu đề bài và lập dàn ý.
 a. Tìm hiểu đề
 Chúng ta cần đọc kỹ đề để xác định đối tượng được miêu tả và nội dung miêu tả, tìm hiểu đề chúng ta cần tìm ra những từ quan trọng. Qua đó xác định nội dung chính cần miêu tả cần nhấn mạnh chi tiết nào và bỏ qua chi tiết nào? 
 Ví dụ 1: Em hãy tả lại con gà trống nhà em.
 - Đối tượng miêu tả: con gà trống nhà em
 - Nội dung miêu tả: hình dáng, hoạt động.
 Ví dụ 2: Tả lại con chim bồ câu đang kiếm mồi về tổ.
 - Đối tượng miêu tả: con gà trống.
 - Nội dung miêu tả: hoạt động kiếm mồi về tổ.
 Song bên cạnh đó chúng ta cũng có thể lướt qua một số hoạt động khác, lướt qua hình dáng, ngoại hình của chim bồ câu.
 b. Lập dàn ý:
 Bố cục của một bài văn miêu tả loài vật gồm 3 phần
 I. Mở bài
 1. tả ngoại hình, dáng vẻ của con vật
 - Tả hình dáng bao quát( to, nhỏ, thấp, béo)
 - Tả chi tiết( mắt, mũi, chân)
 2. tả hoạt động của con vật
 - miêu tả những hoạt động chung của loài vật
 - miêu tả một vài thói quen, tính nết riêng của con vật.
 3. lợi ích của con vật
 III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ, tình cảm của người viết đối với con vật được tả.
 Ví dụ: Hãy tả con vịt đang kiếm mồi.
 Bước 1: tìm hiểu đề
 - Đối tượng: con vịt
 - Nội dung: hình dáng con vịt, hoạt động kiếm mồi.
 Bước 2: Lập dàn ý đại cương
 I. Mở bài: giới thiệu về con vịt 
 II. Thân bài
 1. tả hình dáng con vịt
 - Tả bao quát: hình dáng, màu sắc, kích thước.
 - Tả chi tiết: đầu, mắt, mỏ, chân
 2. Tả hoạt động: kiếm mồi
 3. lợi ích của con vật
 III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của mình đối với con vịt.
Bước 3: lập dàn ý chi tiết
 I. mở bài
 - Đó là con vịt ông nội tặng em 
 - Hằng ngày nó kiếm mồi một mình dưới ao.
 II. Thân bài
 1. Tả ngoại hình, dáng vẻ con vịt
 - Tả bao quát: con vịt màu xám, hơn một năm tuổi, béo nục
 - tả chi tiết: đầu lốm đốm đen, mỏ vàng, cổ dài, mắt màu nâu long lanh, đôI chân màu hồng có màng
 2. Tả hoạt động kiếm mồi
 - lặn xuống nước, bơI ra xa
 - đưa mỏ xuống nước và bắt được một con tôm
 - cặp con tôm vào mỏ, lắc lắc rồi ăn
 - ăn xong thì kêu cạc cạc
 3. Lợi ích của con vịt: đẻ nhiều trứng.
 III. Kết bài: Vịt là một con vật nuôI mà em thích nhất
 6. Tả cây cối
 Khi miêu tả cây cối cần chú ý đến những đặc điểm về hình dạng, màu sắc, tác dụng khi miêu tảnhưng quan sát cây cối là một sự tri giác về đối tượng sống tự do, nó có sức sống, phảI vừa quan sát vừa tìm tòi mới lột tả được hết tính chất sống của nó.
 a. tìm hiểu đề
 Như chúng ta đã biết cây cỏ cũng có rất nhiều loại: cây cho bóng mát, cây ăn quả, cây cho hương thơmVì vậy khi tìm hiểu đề bài chúng ta cần xác định rõ là cây gì? để từ đó đưa ra những lời miêu tả phù hợp mang ính đặc trưng cho loài cây đó. 
 Ví dụ: tả cây hoa hồng đang lúc ra hoa.
 - Đối tượng: cây hoa hồng
 - thời điểm: lúc ra hoa
 Ngoài ra cần chú ý đây là loài cây cho hoa vì vậy khi miêu tả chúng ta cần chú ý tới màu sắc, mùi vị và các bộ phận của cây hoa.
 b. lập dàn ý:
 Bố cục của bài văn miêu tả cây cối gồm có 3 phần
 I. Mở bài: giới thiệu cây định tả: cây gì? trồng ở đâu? trồng từ bao giờ?
 II. Thân bài
 1. tả bao quát
 2. Tả chi tiết
 3. nêu lợi ích của laòi cây đó
 III. Kết bài: Cảm nghĩ của em về loài cây đó.
 Ví dụ: em hãy tả cây cho bóng mát ở gần nhà em.
 Bước 1: tìm hiểu đề:
 Đối tượng: - cây cho bóng mát
 - loại cây: tự chọn
 Nội dung: - tả hình dáng
 - các bộ phận
 Ngoài ra cần chú ý đây là loại cây cho bóng mát, vì vâỵ chúng ta cần chú ý miêu tả tán lá, cành câylàm nổi bật tác dụng của nó.
 Bước 2: Lập dàn ý đại cương
 I. Mở bài: giới thiệu cây đa đầu làng
 II. Thân bài
 1. Tả bao quát cây đa
 2. Tả bộ phận: rễ, thân, cành, lá
 3. Tác dụng: 
 - che bóng mát , 
 - nơI làm tổ cho các loài chim.
 III. Kết luận: Nêu tình cảm, cảm nghĩ của em về cây đa.
 Bước 3: lập dàn ý chi tiết
 I. Mở bài
 - Cây đa sừng sững ngay trước cổng làng
 - Nó đã chứng kiến sự lớn lên, trưởng thành của biết bao thế hệ trong làng.
 II. Thân bài
 1. tả bao quát
 - Cây cổ thụ đã hàng trăm năm tuổi.
 - Cây cao lớn, sừng sững như người khổng lồ, phảI mấy chục người ôm mới xuể.
 - Vươn cao toả bóng mát, che kín cả một vùng.
 2. Tả chi tiết
 - Thân cây:
 + chia thành những múi, có chỗ tưởng như do nhiều người ghép lại.
 + những cáI rễ lớn bắt đầu từ thân cây làm cho cây bành ra nhiều góc cạnh.
 + trên thân cây có những hốc cây to, trẻ con có thể vào đó để choei trốn tìm
 - Cành cây
 + vươn dài rất dẻo dai
 + trên cành buông xuống những chùm rễ phụ 
 + thỉnh thoảng trên cành đa lại có một đám cây tầm gửi mọc um tùm.
 - Lá cây: to bằng bàn tay, rất dày
 - Hoa đa: nở vào tháng ba
 - Quả đa: to bằng đốt ngòn tay, đầu chúm chím như quả sim, ăn vào thấy chua chua, chát chát, ngọt ngọt.
 3. lợi ích của cây
 - che bóng mát cho làng: mỗi lúc đI làm đồng hay đI đâu về nếu nắng đều ngồi dưới gốc đa.
 - là ngôI nhà của chim chóc
 - quả đa còn là thức ăn lí tưởng cho bọn quạ đen.
 III. Kết luận
 - Cây đa là biểu tượng cho ý chí vươn lên của bgười dân làng em.
 - Dù đI đâu em vẫn nhớ mãI hình ảnh cây đa đầu làng.
 Tiểu kết: Để lập được một dàn ý đúng, đủ khoa học đòi hỏi chúng ta phảI thực hịên nhiều thao tác, nhiều bước khác nhau. Nhưng chung quy lại có ba bước chính sau đây:
 Bước 1: xác định yêu cầu của đề
 Bước 2: lập dàn ý đại cương 
 Bước 3: lập dàn ý chi tiết
 IV. kỹ năng viết đúng theo dàn ý
 Sau khi lập được một dàn ý cụ thể chi tiết, phác thảo được cáI khung củ bài văn, để viết đạt hiệu quả chúng ta cần viết đúng theo dàn ý. 
 Vậy viết đúng theo dàn ý thế nào và phảI viết ra sao?
 Trước hết là phảI viết các ý đã vạch tức là không thừa, không thiếu, không tự thêm bớt tuỳ tiện. Ta phảI tuân thủ theo nguyên tắc sau:
 Thứ nhất: viết bài văn miêu tả phảI theo trình tự hợp lí, không được viết lộn xộn. Ví dụ: nếu là bài văn tả người nên đI theo trình tự miêu tả và phảI có tính nhất quán theo một trình tự thời gian và không gian nhất định.
 Thứ hai: khi viết bài văn phảI phân bố thời gian hợp lí để tránh tình trạng ''đầu voi đuôI chuột'' không được tuỳ tiện bỏ ý, thay ý. Nếu trong quá trình làm bài phát hiện ra nhưnngx ý mới thì có thể đưa vào nhưng phảI hợp lí, đúng nơI, đúng chỗ. 
C. kết luận
 Trong chương trình đã và đang đổi mới hiện nay phương pháp đổi mới dạy học môn ngữ văn đang thu hút sự chú ý, quan tâm của nhiều người.
 Chương trình ngữ văn được chia làm ba phân môn: văn bản, tiếng việt và tập làm văn. văn bản giúp cho học sinh nhìn nhận vấn đề, tiếng việt rèn luyện dùng từ, đặt câu, cấu trúc câu còn tập làm van giúp học sinh thiết lập những kiểu văn bản.
 Đối với phân môn tập làm văn ở ngữ văn 6 tập hai đã đề cập đến phương pháp làm bài văn miêu tả. Muốn làm tốt một bài văn miêu tả chúng ta cần phảI rèn luyện các kỹ năng như: tìm hiểu đề, quan sát, tìm ý, lập dàn ý, viết bài. trong đó kỹ năng khá quan trọng là lập dàn ý nhằm tạo nên sơ đồ phác thảo cấu tạo của một bài văn để bài văn có bố cục hợp lí và đúng đề, hay về nội dung. 
 Với đề tài này tôI đã đưa ra một số kỹ năng lập dàn ý của các bài văn miêu tả nhằm giúp các em tham khảo đồng thời rèn luyện thói quen lập dàn ý trước khi làm bài - một kỹ năng mà các em ngại nhất trong phân môn tập làm văn hiện nay. Hi vọng rằng đề tài này sẽ góp một ý kiến giúp các em làm một bài văn miêu tả hay hơn, góp phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan