Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng khai thác phương tiện trực quan trong dạy học môn Địa lý 6

Điều kiện nghiên cứu:

a. Thuận lợi:

- Kho tư liệu phục vụ cho việc viết đề tài đa dạng.

- Các bài học trong sách giáo khoa Địa lý 6 viết rõ ràng, hình ảnh sinh động.

- Vấn đề nâng cao chất lượng bộ môn Địa lý được nhà trường, thầy cô bộ môn

quan tâm. Giáo viên bộ môn tâm huyết với nghề, yêu thương và đánh giá đúng

năng lực của học sinh, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn.

- Đa số học sinh muốn học môn Địa lý, thích khám phá về tự nhiên, khám phá thế

giới. Hiện nay nhà trường có đầy đủ đồ dùng dạy học của bộ môn gồm sách giáo

khoa, sách tham khảo, sách nâng cao, các tranh ảnh, các bản đồ, mô hình, đèn

chiếu phục vụ cho việc dạy và học môn Địa lý, đặc biệt là công nghệ thông tin nó

giúp cho việc cung cấp kiến thức của học sinh, tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc

nghiên cứu, tìm hiểu tự nhiên và xã hội của học sinh mà việc giảng dạy và học tập

môn Địa lý ở trường Tôi trở nên thuận lợi hơn.

b. Khó khăn:

- Chương trình học thì càng ngày càng nặng về kiến thức nên đòi hỏi cả giáo viên

và học sinh luôn phải tập trung vào chương trình học ở trường nên không có nhiều

thời giờ dành cho thực hành.

- Trong thực tế, một số học sinh còn xem nhẹ môn Địa Lý, với ý nghĩ đó là bộ môn

phụ nên học sinh không hứng thú học tập. Thêm vào đó là phương pháp dạy cũ

thường là vấn đáp, cung cấp kiến thức còn rập khuôn nên học sinh chán học thờ ơ

nên chất lượng môn Địa lý thường không cao.

- Các em mới bước vào lớp 6 là lớp đầu cấp THCS, các em tiếp xúc với một

chương trình học có tính chuyên môn hoá cao. Nội dung kiến thức Địa Lý chủ yếu

là những vấn đề địa lý tự nhiên đại cương rất trừu tượng và khó hiểu nên khai thác

kiến thức từ sử dụng phương tiện trực quan của các em rất mơ hồ và không chắc

chắn. Các em chỉ học thuộc kiến thức ghi trên lớp “như một cái máy” mà không

hiểu gì về kiến thức và kỹ năng khai thác được từ phương tiện trực quan, như thế

các em không thể tìm hiểu, không thể tư duy kiến thức trên phương tiện trực quan

được.

pdf24 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng khai thác phương tiện trực quan trong dạy học môn Địa lý 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 viên quan sát và hướng dẫn cho các em vị trí đứng, cách xác 
định chính xác từng khu vựcgiúp rèn kĩ năng xác định bản đồ cho học sinh) 
 Để học sinh hiểu rõ về ý nghĩa của các khu vực giờ trên Trái Đất, giáo viên đặt 
câu hỏi: Sự phân chia bề mặt Trái Đất thành 24 khu vực giờ có ý nghĩa gì? Sau khi 
học sinh trả lời xong, giáo viên đặt câu hỏi: Nhưng ở những nước có diện tích rộng 
trải trên nhiều kinh tuyến (nhiều khu vực giờ) thì dùng giờ chung cho các quốc gia 
đó như thế nào? Sau khi học sinh trả lời xong giáo viên chuẩn xác lại kiến thức: 
Một số nước do lãnh thổ trải rộng qua nhiều khu vực giờ: Canađa: 5 khu vực giờ; 
Liên bang Nga: 11 khu vực giờ nên việc tính giờ của nước đó được tính theo giờ đi 
qua thủ đô nước đó gọi là giờ hành chính hay giờ Pháp lệnh). Sau đó gọi 1 em lên 
xác định Việt Nam, Niu Ioóc, Matxcơva... nằm trong khu vực giờ thứ mấy? 
 Giáo viên giới thiệu: Để tiện tính giờ trên toàn thế giới, năm 1884 Hội nghị 
Quốc tế thế giới lấy khu vực có kinh tuyến gốc (00) đi qua đài thiên văn Grinuyt 
12 
làm khu vực giờ gốc (giờ quốc tế) (viết tắt G.M.T: Greenwich Meridian Time). 
Giáo viên gọi 1 học sinh lên xác định khu vực giờ gốc. 
+ Bước 3: Để hiểu rõ hơn giáo viên cho học sinh thực hành về cách tính giờ trên 
thế giới. Giáo viên đặt câu hỏi: Khi ở khu vực giờ gốc là 12h thì lúc đó ở Việt Nam, 
Niu Ioóc, Matxcơva là mấy giờ ? Qua đó học sinh biết được cách tính giờ của các 
nước trên thế giới. Sau khi học sinh trả lời xong, giáo viên hỏi tiếp: Qua bài tập 
vừa làm, em có thấy trong cùng một lúc, các khu vực phía đông hay tây có giờ sớm 
hơn? Tại sao như vậy? Học sinh: Trả lời, bổ sung. Giáo viên chuẩn xác kiến thức: 
Khu vực phía Đông có giờ sớm hơn giờ khu vực phía Tây vì Trái Đất quay từ Tây 
sang Đông. Giáo viên giới thiệu: Trái Đất quay từ tây sang đông, đi về hướng tây 
qua 15
0
 chậm 1 giờ. Phía đông nhanh hơn 1 giờ, phía tây chậm hơn 1 giờ. Để tránh 
nhầm lẫn, người ta quy ước kinh tuyến 1800 là đường đổi ngày quốc tế. Giáo viên 
cho học sinh đường đổi ngày quốc tế trên bản đồ. 
 Giáo viên cho học sinh áp dụng cách tính giờ trong thực tế: Ví dụ: Một trận đá 
bóng ở Luân Đôn của nước Anh diễn ra vào lúc 18 giờ ngày 15 tháng 11 năm 
2017 thì ở Việt Nam xem truyền hình trực tiếp vào lúc mấy giờ, ngày, tháng năm 
nào ? 
+ Bước 4: Sau khi học sinh phân tích xong, giáo viên nhận xét, góp ý, bổ sung và 
rút ra nội dung kiến thức của bài học. Như vậy, đối với những tiết có bản đồ tôi 
thấy các em làm việc rất sôi nỗi, hứng thú, nắm bắt kiến thức rất nhanh làm cho tiết 
học đơn giản, nhẹ nhàng hơn. 
Ví dụ 3: Khai thác kiến thức qua quả Địa cầu. 
 Ở bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thƣớc của Trái Đất. 
Khi dạy mục 2 của bài 1: Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh, 
vĩ tuyến. Giáo viên chuẩn bị mô hình quả Địa cầu và hình 3/SGK địa lý 6 - Trang 
7: Các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu. 
13 
Kinh tuyến gốc
ĐôngTây
Kinh tuyến đôngKinh tuyến tây
Kinh tuyến
+ Bước 1: Giáo viên dán hình 3/SGK địa lý 6 - Trang 7 lên bảng đồng thời yêu cầu 
học sinh quan sát trên mô hình quả Địa cầu. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát 
các đối tượng biểu hiện ở trên quả địa cầu: Các đường vòng tròn, các đường nối 
cực bắc và cực nam... 
+ Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi: Theo trí tưởng tượng của người xưa Trái Đất có 
hình gì? Sau đó yêu cầu HS hãy quan sát ảnh trang 5/SGK và quả Địa cầu cho biết 
Trái Đất có hình gì? Kích thước của Trái Đất ra sao? Giáo viên yêu cầu học sinh 
dùng quả Địa cầu mô tả hình thu nhỏ của Trái Đất. Sau đó giáo viên đặt câu hỏi: 
Hình dạng, kích thước của Trái Đất có ý nghĩa như thế nào đối với sự sống? Học 
sinh trả lời, bổ sung. 
+ Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích các đối tượng biểu hiện ở hình 
3/SGK/trang 7 kết hợp với quả Địa cầu: Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và 
cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường gì? Những vòng tròn trên quả 
Địa Cầu vuông góc với các đường kinh tuyến là những đường gì? Học sinh trả lời, 
bổ sung. Qua đó giúp học sinh hiểu rõ về các đường kinh tuyến và vĩ tuyến. Giáo 
viên lại đặt câu hỏi: Nếu mỗi kinh tuyến cách nhau 10 thì trên quả Địa Cầu có tất 
cả bao nhiêu kinh tuyến? Nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 10 thì trên quả Địa Cầu có 
14 
tất cả bao nhiêu vĩ tuyến? Học sinh trả lời, bổ sung. Giáo viên yêu cầu 1 đến 2 học 
sinh xác định trên quả Địa Cầu đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. 
+ Bước 4: Sau khi học sinh phân tích xong, giáo viên nhận xét, góp ý, bổ sung và 
rút ra nội dung kiến thức của bài học: 
- Kinh tuyến: là những đường nối liền từ cực Bắc đến cực Nam. 
- Vĩ tuyến: là những vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến. 
- Kinh tuyến gốc: kinh tuyến số 0 đi qua đài thiên văn Grinuých (Anh). 
- Vĩ tuyến gốc: Vĩ tuyến số 0 (Xích đạo) 
Ví dụ 4: Khai thác kiến thức qua hệ thống tranh ảnh. 
Mục 2 bài 27: Các nhân tố tự nhiên có ảnh hƣởng đến sự phân bố thực, động 
vật. Giáo viên giới thiệu Hình 67 và 68/SGK địa lý 6 - Trang 80, 81: 
+ Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 67 và 68/ SGK địa lý 6- 
Trang 80, 81 mục 2 của bài 27: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát được nội 
dung của bức ảnh và trả lời được các câu hỏi: nh đó chụp cái gì? (Rừng mưa 
nhiệt đới và hoang mạc nhiệt đới) Có những đối tượng nào biểu hiện ở trong ảnh 
(thực, động vật). 
+ Bước 2: Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh lần lượt phân 
tích, so sánh các đối tượng biểu hiện trên các bức ảnh: các đối tượng này được 
biểu hiện như thế nào? Những đặc điểm nổi bật của đối tượng ? Đặc điểm ra sao? 
Ví dụ như: Rừng mưa nhiệt đới, hoang mạc nhiệt đới nằm trong đới khí hậu nào? 
Đặc điểm thực vật ra sao? 
15 
+ Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm cách giải thích được các sự vật hiện 
tượng địa lý trong ảnh. Đây là bước quan trọng nhất, nhưng không phải ảnh địa lý 
nào cũng có thể nhìn vào là giải thích được ngay một cách dễ dàng. Đối với những 
hình ảnh địa lý khó, giáo viên hướng dẫn học sinh đặt ra nhiều giả thuyết, rồi dùng 
các kiến thức đã học, kết hợp xem trên bản đồ, các loại biểu đồ, đọc các tư liệu địa 
lý để loại dần các giả thuyết sai, lựa chọn giả thuyết đúng. Ở bước này học sinh 
giải thích được vì sao lại có sự biểu hiện các đối tượng ở đó. Ví dụ: Em có nhận xét 
gì về sự phát triển của thực vật ở hai nơi này khác nhau như thế nào? Nguyên 
nhân của sự khác nhau đó ? 
+ Bước 4: Giáo viên nhận xét, góp ý bổ sung, đi đến kết luận nội dung bài học: 
lượng mưa và nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thực vật. 
Ví dụ 5: Khai thác kiến thức qua mô hình. 
Mục 2: Cao nguyên, bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất. 
Giáo viên giới thiệu hình 40/SGK địa lý 6 - Trang 47: Địa hình cao nguyên và bình 
nguyên. 
Đồn
+ Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng được biểu hiện trên 
mô hình bao gồm có những đối tượng nào? (Cao nguyên, bình nguyên) 
+ Bước 2: Hướng dẫn học sinh phân tích được đặc điểm của các đối tượng đựơc 
biểu hiện ở trên mô hình. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm cùng thảo luận câu hỏi 
(thời gian: 3 phút): Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa bình nguyên và 
cao nguyên? Sau đó đại diện một nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác nhận 
16 
xét, bổ sung. (Khi các nhóm lên trình bày, giáo viên yêu cầu học sinh chỉ trên mô 
hình để cả lớp hiểu rõ hơn về điểm giống nhau và khác nhau giữa bình nguyên và 
cao nguyên) 
 Từ đó giáo viên cho học sinh rút ra: Cao nguyên là dạng địa hình như thế nào? 
Tại sao người ta lại xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi? Giáo viên cho 
học sinh liên hệ kể một số cao nguyên ở Việt Nam và thế giới mà em biết? Ở Gia 
lai thuộc dạng địa hình nào? Em nhận thấy địa hình này có thuận lợi gì cho sự 
phát triển kinh tế? Sau khi học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung. giáo viên nhấn 
mạnh về Tây Nguyên nơi chúng ta đang sinh sống là dạng địa hình cao nguyên. 
+ Bước 3: Sau khi giải quyết xong bước thứ 2, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra 
các mối quan hệ giữa các đối tượng biểu hiện trên mô hình. Ví dụ: Mối quan hệ 
giữa sông chính, phụ lưu, chi lưu và lưu vực sông với lượng nước của sông: Quan 
hệ giữa hoạt động sản xuất, cư trú dân cư với địa hình đồng bằng. 
+ Bước 4: Sau khi học sinh đã giải quyết xong những vấn đề giáo viên đặt ra, giáo 
viên tiến hành nhận xét, góp ý, đi đến nội dung bài học. 
Ví dụ 6: Khai thác kiến thức qua biểu đồ: 
Bài 21: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lƣợng mƣa. 
 Ở bài 1 dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh đã biết được về biểu đồ 
nhiệt độ và lượng mưa của một địa điểm. Bài 2 và bài 3 giảm tải. Sang bài 4 giúp 
học sinh thực hành với biểu đồ nhiệt độ và lương mưa của một số địa điểm. Giáo 
viên cho học sinh quan sát Hình 56: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm 
A, Hình 57: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm B (SGK địa lý 6 /Trang 
66). 
17 
+ Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc được tiêu đề của biểu đồ, quan sát 
xem biểu đồ biểu hiện cái gì? Có những đại lượng nào được biểu hiện trên biểu 
đồ? (nhiệt độ, lượng mưa,.). 
+ Bước 2: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm thảo luận (thời gian: 4 phút): Nhóm 1 
và 2: Tìm hiểu biểu đồ hình 56 theo yêu cầu của khung trong sgk: Tháng có nhiệt 
độ cao nhất là tháng nào? Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng nào? Những tháng 
có mưa nhiều (mùa mưa) bắt đầu từ tháng mấy đến tháng mấy? 
 Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu biểu đồ hình 57 theo yêu cầu của khung trong sgk: Tháng 
có nhiệt độ cao nhất là tháng nào? Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng nào? 
Những tháng có mưa nhiều (mùa mưa) bắt đầu từ tháng mấy đến tháng mấy? 
+ Bước 3: Học sinh tiếp tục làm việc theo nhóm cùng thảo luận câu hỏi (thời gian 
2 phút): Từ bảng thống kê trên cho biết biểu đồ nào là biểu đồ nhiệt độ và lượng 
mưa của địa điểm của nửa cầu Bắc? Biểu đồ nào là của địa điểm của nửa cầu 
Nam? Vì sao? 
+ Bước 4: Đại diện nhóm học sinh lên trình bày kết quả làm được của nhóm mình 
trước lớp. Học sinh trong lớp tham gia nhận xét, góp ý, sau đó giáo viên treo bảng 
phụ chuẩn xác kiến thức, đồng thời chỉ rõ trên biểu đồ để cho học sinh hiểu rõ hơn 
nội dung của bài học. 
 Trên đây là một vài ví dụ minh họa tiêu biểu cho việc sử dụng các phương tiện 
trực quan để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trong quá trình giảng dạy. Tôi 
sử dụng theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động của người học, đồng thời lựa 
18 
chọn một số mục sử dụng theo phương pháp phát huy tính tích cực hóa hoạt động 
của người học. Tuy nhiên để giờ học đạt hiệu quả cao cần phải cùng một lúc phối 
hợp nhiều phương pháp, nhiều thao tác phù hợp. Từ cách treo bản đồ, tranh vẽ, chỉ 
bản đồ, tranh vẽ, mô hình, tư thế đứng khi sử dụng bản đồ, tranh vẽ, mô hình, tâm 
lý vui vẻ, sôi nổi của giáo viên tạo cho học sinh hăng say khám phá tri thức mới từ 
các phương tiện trực quan. Đồng thời có sự đánh giá động viên kịp thời của giáo 
viên nhất là cho điểm để khuyến khích học sinh biết khai thác kiến thức từ các 
phương tiện trực quan tốt. 
IV. K T QU Đ T ĐƢỢC. 
 Qua công tác dự giờ đồng nghiệp và thông qua kinh nghiệm giảng dạy tôi đã 
tìm ra phương pháp dạy có hiệu quả cao, các giờ học luôn gây hứng thú cho học 
sinh, các em hiểu bài, học tập chủ động, sáng tạo, không nặng nề. Học sinh biết 
ứng dụng kiến thức đã học vào giải thích những hiện tượng tự nhiên trong đời 
sống, đa số các em đã hình thành được kĩ năng khai thác phương tiện trực quan cho 
các em, làm cho các em hứng thú yêu thích môn học. Qua các bài học trên lớp, bài 
thực hành của học sinh lớp 6 cuối học kì II năm học 2018 - 2019 trong đó có sử 
dụng phương tiện trực quan thì kết quả đạt được rất cao so với đầu năm học, cụ thể 
như sau: 
Lớp Tổng số 
Giỏi Khá Trung bình Yếu 
SL % SL % SL % SL % 
6.1 49 12 24.5 21 42.8 12 24.5 4 8.2 
6.5 47 10 21.3 19 40.4 15 31.9 3 6.4 
6.6 43 16 37.2 21 48.8 6 14 0 
 Như vậy, việc sử dụng các phương tiện trực quan trong khai thác kiến thức 
Địa lý một cách đúng mục đích, yêu cầu sẽ đem đến cho chúng ta những kết quả 
rất tốt. Điều đáng hoan nghênh là với phương tiện trực quan trong dạy học không 
có học sinh yếu về kỹ năng thực hành, có chăng là phần lý thuyết có một vài nội 
dung các em còn bị hạn chế. Riêng các bước kỹ năng đọc bản đồ các em đều nắm 
vững. 
19 
C. K T LUẬN: 
I. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 
 Dạy học là một nghệ thuật. Sử dụng tốt phương pháp dạy học trực quan là 
con đường tốt nhất để đạt được mục đích yêu cầu tiết dạy trong đó phương tiện 
dùng công cụ trực quan đặc biệt có hiệu quả tốt giúp người học hiểu và nắm chắc 
thông tin cần thiết. Việc sử dụng dụng cụ trực quan vào quá trình dạy học là cần 
thiết đối với mỗi giáo viên vì nó mang lại hiệu suất, hiệu quả của giáo dục cao. 
 Muốn học sinh học tốt các môn học nói chung và môn Địa lý nói riêng thì 
điều đầu tiên người giáo viên phải tạo được ở học sinh niềm say mê, hứng thú học 
tập bộ môn. Giờ học phải thu hút sự chú ý ham học hỏi của học sinh, tạo cho các 
em lòng tin vào khả năng của mình, nhiệt tình ham mê học tập. 
II. Việc áp dụng và khả năng phát triển sáng kiến kinh nghiệm. 
 Qua một thời gian nghiên cứu đề tài bằng nhiều phương pháp khác nhau, qua 
dự giờ của các đồng nghiệp, qua dạy thể nghiệm, đối chứng, tôi đã tìm ra được một 
số kinh nghiệm áp dụng vào trong giảng dạy và thu được những kết quả nhất định, 
trong giờ học các em đã chú ý hơn, tích cực hơn, đã kích thích phát huy được khả 
năng tư duy, tính tích cực của các em, các em nắm bài một cách chủ động không 
máy móc. 
 Việc sử dụng phương pháp trực quan vừa giúp giáo viên dễ dàng tổ chức, 
hướng dẫn học sinh học tập, vừa giúp học sinh dễ dàng hiểu bài và khắc sâu kiến 
thức. Trong quá trình dạy học hiện nay, kênh hình được coi là một công cụ, một 
phương tiện cho việc dạy và học môn địa lý, phương pháp mà người giáo viên sử 
dụng trong quá trình dạy học cũng phải dựa trên cơ sở kênh hình, có như vậy mới 
phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Do vậy, kết quả học tập cuối 
năm số học sinh khá giỏi tăng lên, số học sinh yếu giảm rõ rệt. 
 Tóm lại, việc nghiên cứu đề tài này đã góp phần một cách tích cực nâng cao 
chất lượng học tập bộ môn Địa lý 6 của học sinh và tôi mong muốn sẽ tiếp tục áp 
dụng sáng kiến này trong giảng dạy Địa lý. 
III. Những bài học kinh nghiệm 
20 
 Để áp dụng thành công đề tài này vào thực tiễn môn Địa lý lớp 6, giáo viên 
phải thật sự hiểu rõ tầm quan trọng của phương pháp trực quan trong dạy học. 
 Kinh nghiệm thực tiễn dạy học và kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy 
để nâng cao chất lượng dạy học cần có các điều kiện sau: 
- Tạo không khí học tập tích cực, giáo viên phải tạo ra mỗi giờ học là một niềm vui 
niềm say mê trong học tập của học sinh. Giáo viên luôn tạo ra những thách thức vừa 
sức, tổ chức những họat động tự lực của học sinh trong từng tiết học. 
- Trong việc hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua các hệ thống kênh hình, 
tôi đã nghiên cứu đưa ra một quy trình chung đi từ những vấn đề đơn giản, đến 
phức tạp. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cho học sinh 
các bước khai thác kiến thức qua kênh hình và vận chúng một cách linh hoạt phù 
hợp với từng đối tượng học sinh cụ thể. Nếu giáo viên làm kỹ phần kỹ năng rèn 
luyện kỹ năng, khi học lên các lớp trên học sinh rất thuận lợi trong việc học tập, 
kết quả học tập của các học sinh chắc chắn sẽ đạt được tốt hơn và góp phần phát 
triển tư duy nhận thức của học sinh. 
 - Kết hợp nhiều phương pháp dạy học với phương pháp dạy học trực quan có nhằm 
gây hứng thú với học sinh và giúp học sinh chủ động nắm bắt kiến thức. 
 - Qua mỗi lần thử nghiệm nên có một thời gian nhìn nhận đánh giá kết quả và rút 
kinh nghiệm cho lần sau, biết cách khai thác trí lực của học sinh theo hướng tích 
cực, chủ động thì việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện lỹ năng của học sinh sẽ trở nên 
thuận lợi và có kết quả hơn. 
- Các thiết bị dạy học rất có ý nghĩa, giáo viên phải luôn phát huy hết tác dụng của 
các thiết bị dạy học, đặc biệt là dụng cụ trực quan có như vậy mới gây được hứng 
thú học tập của các em. Bên cạnh mỗi tiết dạy giáo viên luôn nỗ lực chuẩn bị các 
đồ dùng trực quan đầy đủ phù hợp với nội dung bài dạy từ đó vậy giáo viên mới 
tạo được sự hứng thú bộ môn cho các em. Bên cạnh đó giáo viên phải biết vận 
dụng các kiến thức trong bài dạy vào các họat động thực tế có liên quan và giải 
thích cụ thể từ đó các em có nhu cầu tìm hiểu về môn học. 
IV. Đề xuất- Kiến nghị. 
 Tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau: 
21 
+ Đối với giáo viên: Dành thời gian cho việc nghiên cứu nội dung bài học, nghiên 
cứu sách giáo viên, đọc tài liệu tham khảo. Sử dụng đồ dùng dạy học thường 
xuyên, có hiệu quả, chú trọng sử dụng, khai thác kênh hình trong sách giáo khoa 
một cách hiệu quả. 
+ Đối với học sinh: Phải học bài cũ, chuẩn bị đọc trước bài mới, chú ý nghe giảng, 
rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy. 
 Tóm lại, việc khai thác và sử dụng các phương tiện trực quan theo hướng phát 
triển tính tích cực học tập của học sinh là một khâu quan trọng nhằm nâng cao chất 
lượng dạy học bộ môn Địa lý 6, chính vì vậy tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài 
này. Tuy nhiên, đề tài không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong được sự đóng 
góp ý kiến của đồng nghiệp. 
 Pleiku, ngày 20 tháng 02 năm 2020 
 Ngƣời thực hiện 
 Đỗ Thị Hồng 
22 
TÀI LIỆU THAM KH O 
- Sách giáo khoa Địa lý lớp 6. 
- Sách giáo viên Địa lý lớp 6. 
- Lý luận dạy học Địa lý phần đại cương – Nguyễn Dược 
- Lý luận dạy học Địa lý phần cụ thể - Mai Phú Thanh. 
- Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng môn Địa lý THCS. 
- Giáo dục kĩ năng sống trong môn Địa lý ở trường THCS. 
- Một số vấn đề về đổi mối phương pháp dạy học Địa lý THCS - Nguyễn Đức Vũ – 
Phạm Thị Sen. 
- Hướng dẫn khai thác và sử dụng kênh hình trong SGK Địa lý THCS của tác giả 
PGS – Ts Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Vũ Kim Đức, Lê Huy Huấn, Phạm Anh 
Thái, Nguyễn Tú Linh. 
23 
MỤC LỤC 
A. Đặt vấn đề Trang 
I. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1 
II. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu......................................................................... 2 
III. Đối tượng, điều kiện và thời gian nghiên cứu đề tài....................................... 3 
 1. Đối tượng.................................................................................................... 3 
 2. Điều kiện nghiên cứu................................................................................. 3 
 3. Thời gian nghiên cứu................................................................................. 4 
IV. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 4 
B. Nội dung 
I. Vai trò của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học Địa lý..... 5 
II. Phân loại hệ thống kênh hình trong SGK Địa lý lớp 6......................................6 
III. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua hệ thống các phương 
tiện trực quan trong dạy học Địa lý 6................................................................... 8 
1. Các bước hướng dẫn khai thác................................................................... 8 
2. Một số ví dụ minh họa............................................................................... 8 
IV. Kết quả đạt được........................................................................................... 18 
C. Kết luận 
I. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm................................................................ 19 
II. Việc áp dụng và khả năng phát triển sáng kiến kinh nghiệm........................ 19 
III. Những bài học kinh nghiệm......................................................................... 19 
IV. Đề xuất, kiến nghị........................................................................................ 20 
 Tài liệu tham khảo............................................................................................ 22 
24 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_khai_thac_phuong_tie.pdf
Sáng Kiến Liên Quan